Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A
Ở đời, để thu phục người khác theo mình, người ta thường hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở đời nay như: tiền bạc, địa vị và danh vọng. Với Đức Giêsu thì khác, Ngài không hứa hẹn những điều tốt đẹp ở đời này, nhưng trái lại Ngài mời gọi những ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo (x. Mt 16, 24). Hơn thế nữa, Ngài còn cho biết, chính Ngài cũng phải đi con đường đau khổ: “Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16, 21). Trước lời mời gọi từ bỏ mình và vác thập giá, đặc biệt là lời tiên báo về sự đau khổ của Ngài, hầu hết các Tông đồ đều lo lắng, buồn phiền. Thậm chí, Thánh Phêrô còn can ngăn Đức Giêsu không nên dấn thân vào con đường đau khổ: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" (Mt 16, 22). Vì thế, Phêrô đã bị Đức Giêsu quở mắng một cách nặng nề: "Xatan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16, 23). Mặc dầu Đức Giêsu trách mắng Phêrô và không hài lòng về thái độ của các Tông đồ, nhưng trong thâm tâm, Ngài vẫn thông cảm cho “tư tưởng con người” nơi các ông. Ngài muốn tìm cách khác để thuyết phục các ông chấp nhận đau khổ, chấp nhận “tư tưởng của Thiên Chúa.” Chính vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, sáu ngày sau, Ngài đưa ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi và biến hình trước mặt các ông: “Mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người” (Mt 17,1-2). Chứng kiến cảnh tượng đó, các ông thích thú vô cùng. Các ông không muốn rời khỏi nơi đó. Thánh Phêrô đã thưa với Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia”(Mt 17,4).
Tuy Thánh Phêrô tha thiết xin Thầy ở lại đó, nhưng Đức Giêsu lại mời gọi các ông xuống núi. Nghĩa là Ngài mời gọi các ông trở về cuộc sống thực tế hằng ngày. Cuộc sống đó sẽ kết hợp cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Cuộc sống đó sẽ kết hợp cả hạnh phúc lẫn đau khổ. Cuộc biến hình trong chốc lát nhắc nhở các ông muốn tới vinh quang phải trải qua đau khổ. Đó là con đường Đức Giêsu đã đi. Đó cũng là con đường của các Tông đồ và các kitô hữu qua mọi thời đại phải đi qua. Vì “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
Qua Tin Mừng chúng ta thấy, chỉ có Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan được vinh dự chứng kiến cuộc biến hình của Đức Giêsu. Bởi vì, rồi đây, ba vị sẽ đóng những vai trò quan trọng trong Giáo Hội sơ khai: Thánh Phêrô là vị Giáo Hoàng đầu tiên, Ngài đã đổ máu mình ra làm chứng cho Đức Giêsu; Thánh Giacôbê là vị tử đạo tiên khởi trong số các Tông đồ; Thánh Gioan là vị chứng nhân cuối cùng của các Tông đồ. Như thế, cuộc biến hình của Đức Giêsu không những cũng cố đức tin cho ba vị, mà qua đó, ba vị có nhiệm vụ cũng cố đức tin cho các Tông đồ khác và cho các kitô hữu và toàn thể Giáo Hội. Bởi vì, khi có niềm tin vững mạnh vào sự Phục Sinh, ba vị, các Tông đồ cũng như các kitô hữu mới can đảm vượt qua được những thử thách, đau khổ trong cuộc sống, nhất là những đau khổ trong sứ vụ loan báo Tin mừng.
Bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi Timôthê rằng: “Hãy đồng lao cộng khổ với tôi vì Tin mừng” (2Tm 1,8b). Thật vậy, để cộng tác trong việc loan báo Tin mừng cần phải chấp nhận hy sinh, đau khổ. Chính Thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy kinh nghiệm đau khổ của bản thân Ngài qua thư Côrintô. Ngài kể lại rằng: “Năm lần tôi bị người Dothái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!” (2 Cor 11, 24-28).
Không phải chỉ trong thời Tân Ước, mà ngay chính thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng mời gọi con người chấp nhận sự hy sinh và từ bỏ. Bài đọc I, cho chúng ta thấy Thiên Chúa mời gọi ông Abraham từ bỏ quê hương xứ sở để lên đường đi tới nơi Ngài sẽ chỉ cho: “Hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, đến đất ta sẽ chỉ cho ngươi”(St 12,1). Từ bỏ nơi đang sống yên ổn để đi đến nơi chưa biết quả là một sự hy sinh to lớn. Nhưng ông Abraham đã vâng lời Thiên Chúa, ông đã chấp nhận từ bỏ quê hương xứ sở, phó thác tương lai cho Chúa, để lên đường đến nơi Thiên Chúa đã định.
Đối với chúng ta ngày hôm nay, mặc dầu mang danh là kitô hữu nhưng có lẽ nhiều lúc chúng ta cũng giống như Phêrô và các Tông đồ xưa, “thích sướng ngại khổ.” Nhiều khi chúng ta khăng khăng đòi hỏi quyền lợi cho mình nhưng lại không muốn chu toàn bổn phận. Chúng ta phấn khởi có mặt trong những ngày vui của Giáo xứ, của đoàn thể này khác, nhưng lại ít dấn thân trong các công việc được giao. Chúng ta mong muốn được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng nhưng lại không muốn đi con đường hẹp.
Ước gì mỗi người kitô hữu chúng ta hiểu được ý nghĩa của đau khổ. Để từ đó luôn chấp nhận dấn thân trong việc đi theo Chúa, chu toàn bổn phận người kitô hữu, đặc biệt nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Ngõ hầu, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vinh quang của Đức Giêsu trong chốc lát mà còn được hưởng trọn vẹn vinh quang của Đức Giêsu trên thiên quốc muôn đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Ở đời, để thu phục người khác theo mình, người ta thường hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp ở đời nay như: tiền bạc, địa vị và danh vọng. Với Đức Giêsu thì khác, Ngài không hứa hẹn những điều tốt đẹp ở đời này, nhưng trái lại Ngài mời gọi những ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo (x. Mt 16, 24). Hơn thế nữa, Ngài còn cho biết, chính Ngài cũng phải đi con đường đau khổ: “Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.” (Mt 16, 21). Trước lời mời gọi từ bỏ mình và vác thập giá, đặc biệt là lời tiên báo về sự đau khổ của Ngài, hầu hết các Tông đồ đều lo lắng, buồn phiền. Thậm chí, Thánh Phêrô còn can ngăn Đức Giêsu không nên dấn thân vào con đường đau khổ: "Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" (Mt 16, 22). Vì thế, Phêrô đã bị Đức Giêsu quở mắng một cách nặng nề: "Xatan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16, 23). Mặc dầu Đức Giêsu trách mắng Phêrô và không hài lòng về thái độ của các Tông đồ, nhưng trong thâm tâm, Ngài vẫn thông cảm cho “tư tưởng con người” nơi các ông. Ngài muốn tìm cách khác để thuyết phục các ông chấp nhận đau khổ, chấp nhận “tư tưởng của Thiên Chúa.” Chính vì thế, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, sáu ngày sau, Ngài đưa ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi và biến hình trước mặt các ông: “Mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người” (Mt 17,1-2). Chứng kiến cảnh tượng đó, các ông thích thú vô cùng. Các ông không muốn rời khỏi nơi đó. Thánh Phêrô đã thưa với Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia”(Mt 17,4).
Tuy Thánh Phêrô tha thiết xin Thầy ở lại đó, nhưng Đức Giêsu lại mời gọi các ông xuống núi. Nghĩa là Ngài mời gọi các ông trở về cuộc sống thực tế hằng ngày. Cuộc sống đó sẽ kết hợp cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Cuộc sống đó sẽ kết hợp cả hạnh phúc lẫn đau khổ. Cuộc biến hình trong chốc lát nhắc nhở các ông muốn tới vinh quang phải trải qua đau khổ. Đó là con đường Đức Giêsu đã đi. Đó cũng là con đường của các Tông đồ và các kitô hữu qua mọi thời đại phải đi qua. Vì “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).
Qua Tin Mừng chúng ta thấy, chỉ có Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan được vinh dự chứng kiến cuộc biến hình của Đức Giêsu. Bởi vì, rồi đây, ba vị sẽ đóng những vai trò quan trọng trong Giáo Hội sơ khai: Thánh Phêrô là vị Giáo Hoàng đầu tiên, Ngài đã đổ máu mình ra làm chứng cho Đức Giêsu; Thánh Giacôbê là vị tử đạo tiên khởi trong số các Tông đồ; Thánh Gioan là vị chứng nhân cuối cùng của các Tông đồ. Như thế, cuộc biến hình của Đức Giêsu không những cũng cố đức tin cho ba vị, mà qua đó, ba vị có nhiệm vụ cũng cố đức tin cho các Tông đồ khác và cho các kitô hữu và toàn thể Giáo Hội. Bởi vì, khi có niềm tin vững mạnh vào sự Phục Sinh, ba vị, các Tông đồ cũng như các kitô hữu mới can đảm vượt qua được những thử thách, đau khổ trong cuộc sống, nhất là những đau khổ trong sứ vụ loan báo Tin mừng.
Bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi Timôthê rằng: “Hãy đồng lao cộng khổ với tôi vì Tin mừng” (2Tm 1,8b). Thật vậy, để cộng tác trong việc loan báo Tin mừng cần phải chấp nhận hy sinh, đau khổ. Chính Thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy kinh nghiệm đau khổ của bản thân Ngài qua thư Côrintô. Ngài kể lại rằng: “Năm lần tôi bị người Dothái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi! Tôi còn hơn họ, vì phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em. Tôi còn phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng. Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh!” (2 Cor 11, 24-28).
Không phải chỉ trong thời Tân Ước, mà ngay chính thời Cựu Ước, Thiên Chúa cũng mời gọi con người chấp nhận sự hy sinh và từ bỏ. Bài đọc I, cho chúng ta thấy Thiên Chúa mời gọi ông Abraham từ bỏ quê hương xứ sở để lên đường đi tới nơi Ngài sẽ chỉ cho: “Hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, đến đất ta sẽ chỉ cho ngươi”(St 12,1). Từ bỏ nơi đang sống yên ổn để đi đến nơi chưa biết quả là một sự hy sinh to lớn. Nhưng ông Abraham đã vâng lời Thiên Chúa, ông đã chấp nhận từ bỏ quê hương xứ sở, phó thác tương lai cho Chúa, để lên đường đến nơi Thiên Chúa đã định.
Đối với chúng ta ngày hôm nay, mặc dầu mang danh là kitô hữu nhưng có lẽ nhiều lúc chúng ta cũng giống như Phêrô và các Tông đồ xưa, “thích sướng ngại khổ.” Nhiều khi chúng ta khăng khăng đòi hỏi quyền lợi cho mình nhưng lại không muốn chu toàn bổn phận. Chúng ta phấn khởi có mặt trong những ngày vui của Giáo xứ, của đoàn thể này khác, nhưng lại ít dấn thân trong các công việc được giao. Chúng ta mong muốn được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng nhưng lại không muốn đi con đường hẹp.
Ước gì mỗi người kitô hữu chúng ta hiểu được ý nghĩa của đau khổ. Để từ đó luôn chấp nhận dấn thân trong việc đi theo Chúa, chu toàn bổn phận người kitô hữu, đặc biệt nhiệm vụ loan báo Tin mừng. Ngõ hầu, chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vinh quang của Đức Giêsu trong chốc lát mà còn được hưởng trọn vẹn vinh quang của Đức Giêsu trên thiên quốc muôn đời. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành