Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm B
Đoạn Tin mừng hôm nay kể lại câu chuyện Đức Giêsu đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi sân đền thờ Giê-ru-sa-lem. Lý do Ngài làm như vậy là vì: Đền thờ là nơi tôn nghiêm, Đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự trự, Đền thờ là nơi dành để dân thập phương qui tụ lại để cầu nguyện và dâng tiến lễ vật cho Thiên Chúa nhưng người Do thái đã biến thành nơi buôn bán.
Thật vậy, từ thời Cựu ước, dân Thiên Chúa đã đặt niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đền Thờ. Niềm tin đó dựa vào những sự kiện sau đây:
Sự kiện thứ nhất là giấc mơ của tổ phụ Gia-cóp tại Bết Ên: Sau khi ra khỏi Bơ-e Se-va và đi về Kha-ran, Gia-cóp đến một nơi kia và nghỉ đêm tại đó vì mặt trời đã lặn. Gia-cóp lấy một hòn đá để gối đầu và nằm ngủ ở đó. Gia-cóp chiêm bao thấy một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Thiên Chúa đứng bên trên thang và hứa với ông nhiều điều: ban đất cho ông, dòng dõi ông đông đúc như sao trên trời, sẽ ở với ông, gìn giữ ông…(x. St 28, 10-22). Sau giấc mơ, tổ phụ Gia-cóp đã thốt lên rằng: “Quả thật, có ĐỨC CHÚA ở nơi này mà tôi không biết!”; “Nơi này đáng sợ thay! Đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa trời, chứ không phải là gì khác.”;
Sự kiện thứ hai là Nhà xếp: Sau khi giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ Ai-cập, ông Mô-sê được lệnh bởi trời dựng Nhà xếp tức là thánh đường di động để dành riêng cho Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong Nhà xếp để đồng hành với dân Người. Cho nên, ông Mô-sê mới khẳng định rằng: “Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4,7);
Sự kiện thứ ba diễn ra tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem: Khi Sa-lo-mon vừa cung hiến thánh đường Giê-ru-sa-lem mà ông đã xây xong, ông truyền đem Hòm bia giao ước vào Đền thờ thì có áng mây sà xuống bao phủ nơi cực thánh, hình ảnh đó là dấu chỉ Thiên Chúa ngự xuống giữa dân Người (x. 1V 8,10-11).
Tuy nhiên, Bết Ên, Nhà xếp hay Đền thờ Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng của Nhà thờ (Thánh đường) Công Giáo ngày nay. Người Công Giáo tin tưởng có Chúa ngự thật trong Nhà thờ. Vì nơi Nhà thờ đã được làm phép hay cung hiến luôn có cất giữ Thánh Thể, tức là có Đức Giêsu hiện diện cả nhân tính lẫn thần tính.
Vì sự hiện diện của Chúa nơi Nhà thờ nên người giáo giáo luôn gắn bó với Nhờ thờ. Hầu hết các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời của người Công Giáo đều diễn ra tại Nhà thờ: Khi mới sinh ra, chúng ta được cha mẹ đem đến Nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa tội, trở thành con cái Thiên Chúa. Khi đến tuổi khôn, chúng ta được học giáo lý và lãnh nhận Bí tích Giao hòa cũng tại Nhà thờ. Sau khi lãnh nhận Bí tích Giao hòa lần đầu chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Từ đó, chúng ta có thể đến Nhà thờ hằng ngày để tham dự thánh lễ Misa và lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thêm sức với đầy đủ bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần cũng tại nhà thờ. Các anh chị đến tuổi lập gia đình cũng đem nhau đến nhà thờ để thề nguyền chu toàn các bổn phận vợ chồng, cha mẹ trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Những người sống đời dâng hiến được cam kết với Chúa và Giáo hội bằng một nghi thức truyền chức hay khấn dòng cũng được diễn ra tại Nhà thờ. Khi kết thúc cuộc đời trần thế, mỗi người Công Giáo cũng được đem đến Nhà thờ để được linh mục dâng thánh lễ và cử hành các nghi thức sau hết.
Ngoài ra, Nhà thờ là nơi người Công Giáo có thể đến để thi hành những nhiệm vụ khác liên quan đến phần rỗi đời đời, đó là việc thờ phượng Thiên Chúa. Thờ phượng Thiên Chúa không chỉ mang tính riêng tư mà còn mang tính tập thể, cộng đoàn. Vì Nhà thờ là nơi thích hợp nhất để cầu kinh, ca hát, xin ơn, cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được bồi dưỡng bởi ơn trên bằng việc cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được nghe Lời Chúa, được nghe giảng dạy để mọi người hiểu đúng giáo lý và sống tốt bổn phận của mình. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được sống hiệp thông với Thiên Chúa và liên kết với mọi thành viên trong cộng đoàn xứ đạo và trong Giáo hội.
Chính vì Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi Chúa ngự và là nơi diễn ra các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời người kitô hữu nên Nhà thờ rất cần thiết. Thông thường, mỗi giáo xứ, giáo họ đều có một Nhà thờ hay nhà nguyện. Nhà thờ hay nhà nguyện thường được xây dựng nên bởi công sức của mọi thành phần trong giáo xứ. Người Công Giáo thường rất quảng đại trong việc đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ. Không những nhiệt tình khi xây dựng mà họ còn ra sức bảo vệ Nhà thờ có khi bất chấp cả tính mạng. Đúng như thánh vịnh : “Lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa làm hao tổn thân tôi” (Tv 68.10).
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có tinh thần đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ hay nhiệt thành trong việc bảo vệ Nhà thờ. Đó là điều mà mỗi người Công Giáo chúng ta phải xét mình lại. Nếu ngày hôm nay, Đức Giêsu đến một số các Nhà thờ Công Giáo chắc chắn Ngài cũng sẽ nỗi nóng và xua đuổi nhiều người ra khỏi Nhà thờ hay khuôn viên Nhà thờ. Đó là thái độ của những người xả rác bừa bãi trong khuôn viên hay thậm chí trong Nhà thờ. Đó là thái độ của những người cố tình ngồi ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ trong khi bên trong nhà thờ vẫn còn nhiều chỗ. Đó là thái độ thiếu tôn kính của nhiều người khi vào Nhà thờ: đứng ngồi không ngay ngắn, nói chuyện riêng, nghe điện thoại, quay fim chụp hình và làm những việc riêng khác đang khi tham dự thánh lễ. Đó là chưa nói tới hiện tượng phá nhà thờ bởi các nhà chức trách tại một số nước thiếu tự do tôn giáo đây đó trên thế giới như tại Trung quốc.
Trên đây, chúng ta đề cập đến ngôi Nhà thờ vật chất. Nhưng có một Đền thờ quan trọng hơn Nhà thờ vật chất rất nhiều đó là tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tất cả các Nhà thờ vật chất được xây dựng nên đều nhằm mục đích giúp ích cho đền thờ tâm hồn. Thật vậy, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”(1Cr 3,16). Tuy nhiên, cũng như nhiều Nhà thờ bị tàn phá bởi con người, nhiều Đền thờ tâm hồn cũng đang bị tục hóa trở thành nơi tôn thờ Ma quỷ. Đó là những người ham mê tiền của nên tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác. Đó là những người tham quyền, nên bất chấp mọi thủ đoạn kể cả giết người để đạt được mục đích. Đó là những người ham mê sắc dục nên đã bán rẻ thân xác của mình cũng như làm hại thân xác của tha nhân. Và nhiều hình thức khác tương tự đang làm tục hóa Đền thờ của rất nhiều tâm hồn.
Chính vì thế, mỗi người chúng ta hãy tự xét mình để quyết tâm gìn giữ Đền thờ tâm hồn bằng cách giữ gìn thân xác sạch sẽ và tâm hồn sạch tội, nhất là tội trọng. Vì khi phạm tội trọng tức là chúng ta đuổi Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn mà rước Ma quỷ vào. Để bảo vệ đền thờ tâm hồn cần phải tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, đó là Mười điều răn, Cựu ước gọi là “Thập Giới”. Đó là điều mà Thiên Chúa đã ban bố cho Môi-sê và ông đã truyền lại cho dân chúng rằng: “Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác; chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu.” (x. Xh 20, 1-3. 7-8. 12-17).
Xin cho tất cả mỗi người chúng ta luôn biết đóng góp công của xây dựng, tu sửa và bảo vệ Nhà thờ vật chất. Đồng thời, xin cho mỗi người chúng ta luôn biết tôn trọng tâm hồn của mình là Đền thờ của Thiên Chúa bằng cách năng đến Nhà thờ cầu nguyện, tham dự thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đoạn Tin mừng hôm nay kể lại câu chuyện Đức Giêsu đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi sân đền thờ Giê-ru-sa-lem. Lý do Ngài làm như vậy là vì: Đền thờ là nơi tôn nghiêm, Đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự trự, Đền thờ là nơi dành để dân thập phương qui tụ lại để cầu nguyện và dâng tiến lễ vật cho Thiên Chúa nhưng người Do thái đã biến thành nơi buôn bán.
Thật vậy, từ thời Cựu ước, dân Thiên Chúa đã đặt niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đền Thờ. Niềm tin đó dựa vào những sự kiện sau đây:
Sự kiện thứ nhất là giấc mơ của tổ phụ Gia-cóp tại Bết Ên: Sau khi ra khỏi Bơ-e Se-va và đi về Kha-ran, Gia-cóp đến một nơi kia và nghỉ đêm tại đó vì mặt trời đã lặn. Gia-cóp lấy một hòn đá để gối đầu và nằm ngủ ở đó. Gia-cóp chiêm bao thấy một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Thiên Chúa đứng bên trên thang và hứa với ông nhiều điều: ban đất cho ông, dòng dõi ông đông đúc như sao trên trời, sẽ ở với ông, gìn giữ ông…(x. St 28, 10-22). Sau giấc mơ, tổ phụ Gia-cóp đã thốt lên rằng: “Quả thật, có ĐỨC CHÚA ở nơi này mà tôi không biết!”; “Nơi này đáng sợ thay! Đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa trời, chứ không phải là gì khác.”;
Sự kiện thứ hai là Nhà xếp: Sau khi giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ Ai-cập, ông Mô-sê được lệnh bởi trời dựng Nhà xếp tức là thánh đường di động để dành riêng cho Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong Nhà xếp để đồng hành với dân Người. Cho nên, ông Mô-sê mới khẳng định rằng: “Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4,7);
Sự kiện thứ ba diễn ra tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem: Khi Sa-lo-mon vừa cung hiến thánh đường Giê-ru-sa-lem mà ông đã xây xong, ông truyền đem Hòm bia giao ước vào Đền thờ thì có áng mây sà xuống bao phủ nơi cực thánh, hình ảnh đó là dấu chỉ Thiên Chúa ngự xuống giữa dân Người (x. 1V 8,10-11).
Tuy nhiên, Bết Ên, Nhà xếp hay Đền thờ Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng của Nhà thờ (Thánh đường) Công Giáo ngày nay. Người Công Giáo tin tưởng có Chúa ngự thật trong Nhà thờ. Vì nơi Nhà thờ đã được làm phép hay cung hiến luôn có cất giữ Thánh Thể, tức là có Đức Giêsu hiện diện cả nhân tính lẫn thần tính.
Vì sự hiện diện của Chúa nơi Nhà thờ nên người giáo giáo luôn gắn bó với Nhờ thờ. Hầu hết các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời của người Công Giáo đều diễn ra tại Nhà thờ: Khi mới sinh ra, chúng ta được cha mẹ đem đến Nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa tội, trở thành con cái Thiên Chúa. Khi đến tuổi khôn, chúng ta được học giáo lý và lãnh nhận Bí tích Giao hòa cũng tại Nhà thờ. Sau khi lãnh nhận Bí tích Giao hòa lần đầu chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Từ đó, chúng ta có thể đến Nhà thờ hằng ngày để tham dự thánh lễ Misa và lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thêm sức với đầy đủ bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần cũng tại nhà thờ. Các anh chị đến tuổi lập gia đình cũng đem nhau đến nhà thờ để thề nguyền chu toàn các bổn phận vợ chồng, cha mẹ trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Những người sống đời dâng hiến được cam kết với Chúa và Giáo hội bằng một nghi thức truyền chức hay khấn dòng cũng được diễn ra tại Nhà thờ. Khi kết thúc cuộc đời trần thế, mỗi người Công Giáo cũng được đem đến Nhà thờ để được linh mục dâng thánh lễ và cử hành các nghi thức sau hết.
Ngoài ra, Nhà thờ là nơi người Công Giáo có thể đến để thi hành những nhiệm vụ khác liên quan đến phần rỗi đời đời, đó là việc thờ phượng Thiên Chúa. Thờ phượng Thiên Chúa không chỉ mang tính riêng tư mà còn mang tính tập thể, cộng đoàn. Vì Nhà thờ là nơi thích hợp nhất để cầu kinh, ca hát, xin ơn, cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được bồi dưỡng bởi ơn trên bằng việc cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được nghe Lời Chúa, được nghe giảng dạy để mọi người hiểu đúng giáo lý và sống tốt bổn phận của mình. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được sống hiệp thông với Thiên Chúa và liên kết với mọi thành viên trong cộng đoàn xứ đạo và trong Giáo hội.
Chính vì Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi Chúa ngự và là nơi diễn ra các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời người kitô hữu nên Nhà thờ rất cần thiết. Thông thường, mỗi giáo xứ, giáo họ đều có một Nhà thờ hay nhà nguyện. Nhà thờ hay nhà nguyện thường được xây dựng nên bởi công sức của mọi thành phần trong giáo xứ. Người Công Giáo thường rất quảng đại trong việc đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ. Không những nhiệt tình khi xây dựng mà họ còn ra sức bảo vệ Nhà thờ có khi bất chấp cả tính mạng. Đúng như thánh vịnh : “Lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa làm hao tổn thân tôi” (Tv 68.10).
Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có tinh thần đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ hay nhiệt thành trong việc bảo vệ Nhà thờ. Đó là điều mà mỗi người Công Giáo chúng ta phải xét mình lại. Nếu ngày hôm nay, Đức Giêsu đến một số các Nhà thờ Công Giáo chắc chắn Ngài cũng sẽ nỗi nóng và xua đuổi nhiều người ra khỏi Nhà thờ hay khuôn viên Nhà thờ. Đó là thái độ của những người xả rác bừa bãi trong khuôn viên hay thậm chí trong Nhà thờ. Đó là thái độ của những người cố tình ngồi ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ trong khi bên trong nhà thờ vẫn còn nhiều chỗ. Đó là thái độ thiếu tôn kính của nhiều người khi vào Nhà thờ: đứng ngồi không ngay ngắn, nói chuyện riêng, nghe điện thoại, quay fim chụp hình và làm những việc riêng khác đang khi tham dự thánh lễ. Đó là chưa nói tới hiện tượng phá nhà thờ bởi các nhà chức trách tại một số nước thiếu tự do tôn giáo đây đó trên thế giới như tại Trung quốc.
Trên đây, chúng ta đề cập đến ngôi Nhà thờ vật chất. Nhưng có một Đền thờ quan trọng hơn Nhà thờ vật chất rất nhiều đó là tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tất cả các Nhà thờ vật chất được xây dựng nên đều nhằm mục đích giúp ích cho đền thờ tâm hồn. Thật vậy, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”(1Cr 3,16). Tuy nhiên, cũng như nhiều Nhà thờ bị tàn phá bởi con người, nhiều Đền thờ tâm hồn cũng đang bị tục hóa trở thành nơi tôn thờ Ma quỷ. Đó là những người ham mê tiền của nên tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác. Đó là những người tham quyền, nên bất chấp mọi thủ đoạn kể cả giết người để đạt được mục đích. Đó là những người ham mê sắc dục nên đã bán rẻ thân xác của mình cũng như làm hại thân xác của tha nhân. Và nhiều hình thức khác tương tự đang làm tục hóa Đền thờ của rất nhiều tâm hồn.
Chính vì thế, mỗi người chúng ta hãy tự xét mình để quyết tâm gìn giữ Đền thờ tâm hồn bằng cách giữ gìn thân xác sạch sẽ và tâm hồn sạch tội, nhất là tội trọng. Vì khi phạm tội trọng tức là chúng ta đuổi Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn mà rước Ma quỷ vào. Để bảo vệ đền thờ tâm hồn cần phải tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, đó là Mười điều răn, Cựu ước gọi là “Thập Giới”. Đó là điều mà Thiên Chúa đã ban bố cho Môi-sê và ông đã truyền lại cho dân chúng rằng: “Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác; chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu.” (x. Xh 20, 1-3. 7-8. 12-17).
Xin cho tất cả mỗi người chúng ta luôn biết đóng góp công của xây dựng, tu sửa và bảo vệ Nhà thờ vật chất. Đồng thời, xin cho mỗi người chúng ta luôn biết tôn trọng tâm hồn của mình là Đền thờ của Thiên Chúa bằng cách năng đến Nhà thờ cầu nguyện, tham dự thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành