Theo thông lệ trong quá khứ, năm nào Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tổ chức một công nghị tấn phong (22/2/2014, 14/2/2015, 19/11/2016, 28/6/2017).
Ngày 6 tháng Ba tới đây, Đức Hồng Y Paolo Romeo, Tổng giám mục hiệu tòa của Palermo, Sicily, đã 80 tuổi, nghĩa là ngài không còn là một “Hồng Y cử tri” nữa, không thể tham gia bỏ phiếu bầu một vị tân giáo hoàng.
Cho đến tháng Sáu tới đây nhiều vị Hồng Y khác cũng lần lượt quá tuổi bầu Giáo Hoàng. Đó là Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, Ý (ngày 6/2), Đức Hồng Y Keith O'Brien của Scotland (ngày 17/3), Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, Bồ Đào Nha (ngày 29/3), Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Việt Nam (ngày 1/4), Đức Hồng Y Angelo Amato, Ý (ngày 8/6).
Như thế, một cách hợp lý, người ta có thể trông đợi Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y cho ít nhất là 6 vị vào ngày 29 tháng Sáu, lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Cũng có khả năng là ngài sẽ tổ chức một công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng Mười khi một số Hồng Y trên thế giới tập trung về Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh thiếu niên.
Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô bỏ không tổ chức công nghị tấn phong Hồng Y trong năm 2018, thì lần lượt sẽ có thêm 9 Hồng Y nữa sẽ quá tuổi bầu Giáo Hoàng là các Đức Hồng Y Orlando Beltran Quevedo, Phi Luật Tân; Edwin O'Brien, Hoa Kỳ; Stanislaw DZiwisz, Ba Lan; Gioan Thang Hán, Hương Cảng; Sean Baptist Brady, Ái Nhĩ Lan; Laurent Monsengwo Pasiyna, Cộng hòa Dân chủ Congo; Zenon Grocholewski, Ba Lan; Edoardo Manichelli, Ý; và Telephore Placidus Toppo, Ấn Độ.
Trong Hồng Y đoàn hiện nay, 49 vị Hồng Y (41%) được Đức Phanxicô tấn phong; 52 vị (43%) được Đức Bênêđictô XVI tấn phong; và 19 vị (16%) được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y.
Việc đoán xem những vị nào có khả năng được tấn phong Hồng Y đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với trong quá khứ, khi người ta chỉ đơn giản là lập một danh sách các vị trí chính trong giáo triều Rôma và các tổng giáo phận có tòa Hồng Y trên khắp thế giới nhưng hiện đang được cai quản bởi những vị không phải là Hồng Y.
Với Đức Phanxicô, điều đó không dễ dàng chút nào, bởi vì ngài có khuynh hướng gây ngạc nhiên - bỏ qua các trung tâm quyền lực Giáo hội và vươn tới các vùng “ngoại vi.” Cho đến nay, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 15 quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y như Miến Điện, Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh và Tonga.
Tuy nhiên, cũng có một vài vị xem ra có nhiều triển vọng. Người được xem là ứng cử viên sáng giá nhất là Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria của Tây Ban Nha được bổ nhiệm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2017. Ngài cũng là một tu sĩ dòng Tên, như Đức Giáo Hoàng.
Người thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào cuối năm 2017. Paris là một trong những giáo phận lớn trên thế giới và vị Tổng Giám Mục thủ đô nước Pháp có vai trò lãnh đạo trong toàn thể Giáo hội nói tiếng Pháp.
Người thứ ba là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine. Việc bổ nhiệm này có vẻ gần như hiển nhiên, vì Đức Hồng Y Lubomyr Husar, người giữ chức vụ này, đã qua đời vào năm 2017. Hơn nữa, việc lựa chọn Đức Tổng Giám Mục Shevchuck xem ra có thể giúp xoa dịu những chỉ trích về thái độ của Vatican đối với quốc gia này. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đến nay vẫn còn là một nghi ngại đối với người Ukraine là quốc gia đang bị Nga xâm lược.
Source: Crux - As cardinals age, looking ahead to Pope Francis’s next consistory
Ngày 6 tháng Ba tới đây, Đức Hồng Y Paolo Romeo, Tổng giám mục hiệu tòa của Palermo, Sicily, đã 80 tuổi, nghĩa là ngài không còn là một “Hồng Y cử tri” nữa, không thể tham gia bỏ phiếu bầu một vị tân giáo hoàng.
Cho đến tháng Sáu tới đây nhiều vị Hồng Y khác cũng lần lượt quá tuổi bầu Giáo Hoàng. Đó là Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio, Ý (ngày 6/2), Đức Hồng Y Keith O'Brien của Scotland (ngày 17/3), Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, Bồ Đào Nha (ngày 29/3), Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Việt Nam (ngày 1/4), Đức Hồng Y Angelo Amato, Ý (ngày 8/6).
Như thế, một cách hợp lý, người ta có thể trông đợi Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập một công nghị tấn phong Hồng Y cho ít nhất là 6 vị vào ngày 29 tháng Sáu, lễ Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Cũng có khả năng là ngài sẽ tổ chức một công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng Mười khi một số Hồng Y trên thế giới tập trung về Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về thanh thiếu niên.
Nếu Đức Thánh Cha Phanxicô bỏ không tổ chức công nghị tấn phong Hồng Y trong năm 2018, thì lần lượt sẽ có thêm 9 Hồng Y nữa sẽ quá tuổi bầu Giáo Hoàng là các Đức Hồng Y Orlando Beltran Quevedo, Phi Luật Tân; Edwin O'Brien, Hoa Kỳ; Stanislaw DZiwisz, Ba Lan; Gioan Thang Hán, Hương Cảng; Sean Baptist Brady, Ái Nhĩ Lan; Laurent Monsengwo Pasiyna, Cộng hòa Dân chủ Congo; Zenon Grocholewski, Ba Lan; Edoardo Manichelli, Ý; và Telephore Placidus Toppo, Ấn Độ.
Trong Hồng Y đoàn hiện nay, 49 vị Hồng Y (41%) được Đức Phanxicô tấn phong; 52 vị (43%) được Đức Bênêđictô XVI tấn phong; và 19 vị (16%) được Đức Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y.
Việc đoán xem những vị nào có khả năng được tấn phong Hồng Y đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với trong quá khứ, khi người ta chỉ đơn giản là lập một danh sách các vị trí chính trong giáo triều Rôma và các tổng giáo phận có tòa Hồng Y trên khắp thế giới nhưng hiện đang được cai quản bởi những vị không phải là Hồng Y.
Với Đức Phanxicô, điều đó không dễ dàng chút nào, bởi vì ngài có khuynh hướng gây ngạc nhiên - bỏ qua các trung tâm quyền lực Giáo hội và vươn tới các vùng “ngoại vi.” Cho đến nay, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 15 quốc gia chưa bao giờ có Hồng Y như Miến Điện, Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh và Tonga.
Tuy nhiên, cũng có một vài vị xem ra có nhiều triển vọng. Người được xem là ứng cử viên sáng giá nhất là Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria của Tây Ban Nha được bổ nhiệm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 2017. Ngài cũng là một tu sĩ dòng Tên, như Đức Giáo Hoàng.
Người thứ hai là Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào cuối năm 2017. Paris là một trong những giáo phận lớn trên thế giới và vị Tổng Giám Mục thủ đô nước Pháp có vai trò lãnh đạo trong toàn thể Giáo hội nói tiếng Pháp.
Người thứ ba là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine. Việc bổ nhiệm này có vẻ gần như hiển nhiên, vì Đức Hồng Y Lubomyr Husar, người giữ chức vụ này, đã qua đời vào năm 2017. Hơn nữa, việc lựa chọn Đức Tổng Giám Mục Shevchuck xem ra có thể giúp xoa dịu những chỉ trích về thái độ của Vatican đối với quốc gia này. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đến nay vẫn còn là một nghi ngại đối với người Ukraine là quốc gia đang bị Nga xâm lược.
Source: Crux - As cardinals age, looking ahead to Pope Francis’s next consistory