(Vatican News) Hội nghị quốc tế có tên là Santa Marta, quy tụ các lãnh đạo Kitô giáo và các nhân viên công lực tại Vatican vào ngày 8 và 9 tháng Hai này để cùng hợp tác trong các nỗ lực chống lại hình thức nô lệ mới.
Các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền, cảnh sát và doanh nghiệp phải tích cực hơn nữa để phá vỡ hiện tượng ngày càng tăng về tệ buôn người. Đó là quan điểm của ĐHY người Anh là Vincent Nichols của Westminster, ngài cũng có mặt tại Vatican trong tuần này để tham dự một cuộc họp của nhóm “Santa Marta” nhằm chống lại hình thức nô lệ mới và tệ buôn người.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các vị đứng đầu ngành cảnh sát của trên 30 quốc gia đang tham dự cuộc họp và sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu bằng cuộc hội kiến với ĐGH. Cuộc họp kéo dài hai ngày được bắt đầu từ hôm Thứ Năm, mồng 8 tháng Hai, lễ kính thánh Josephine Bakhita, một cô gái người Sudan bị bắt làm nô lệ, được chọn làm quan thày của phong trào chống nô lệ của Giáo Hội.
ĐHY Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, mới đây đã triệu tập các nhóm chuyên gia như là một bước để điều tra về nạn buôn người ở Anh. Bản tường trình cho biết trong khi Anh Quốc là nước đứng đầu thế giới về luật chống buôn người, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm trong việc giúp đỡ những nạn nhân sống sót và truy tố những kẻ buôn người.
ĐHY Nichols đã cho chúng ta biết những quan tâm của ngài và những thành quả của nhóm Santa Marta quốc tế trong những năm vừa qua.
Ngài nói rằng có sự nhận thức ngày càng tăng về hiện tượng này, do đó cuộc họp chuyển hướng từ xác định vấn đề và xây dựng niềm tin tiến tới bàn thảo nhiều hơn về hành động hữu hiệu và quan hệ đối tác.
Phản ảnh về thái độ của những người tin rằng tệ buôn người không phải là một vấn đề mà họ quan tâm, ĐHY nói rằng chúng ta có rất nhiều thông tin, nhưng cần tập trung vào lãnh vực nạn nhân và những người sống sót của nạn buôn người. Ngài nói rằng “Nếu bạn thuê rửa xe với giá 5 Euro và có tới 3 hay 4 người làm công việc đó, thì bạn cứ tin chắc rằng những người này đang làm việc dưới áp lực của hình thức nô lệ mới ngày nay.”
Tập trung vào lãnh vực của những nạn nhân.
Ngài kể rằng ngài đã gặp một phụ nữ trung niên người Afghanistan ở London, bà ấy đã trải qua 30 năm làm nô lệ trong nhà và buộc phải ngủ dưới gầm chiếc bàn bếp. Ngài nói, “Đó là sự riêng tư duy nhất mà bà ấy có và đó là hôm nay, đó là ở London và đó là ở giữ chúng ta.” và “khi bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra, rồi những tác động của nó bắt đầu rung động trái tim bạn.”
Theo dõi những kẻ buôn người
ĐHY nói rằng khởi đầu những nỗ lực xóa bỏ tệ buôn người ở Anh “có một vài thất vọng vì hoạt động của cảnh sát không nhất quán cũng như không triệt để.” Cuộc điều tra mới đây mà ngài tham gia bằng cách kêu gọi cảnh sát địa phương hãy đẩy mạnh những nỗ lực thực tế, chứ không phải làm cho nạn nhân thành tội phạm, nhưng phải dùng thông tin họ cung cấp để “theo dõi những kẻ tội phạm thực sự”
Tiêu diệt lợi nhuận của tệ buôn người
ĐHY nói tiếp rằng tệ buôn người “là một tội phạm có mối lợi rất lớn và để bẻ gãy nó, chúng ta phải làm cho nó không có lợi nhuận nữa” ở cả cấp địa phương và qua các cơ quan tài chánh và doanh nghiệp. Lợi nhuận là một động lực tốt nhưng nó phải “là lợi nhuận có đạo đức và không thể là cái giá của nhân phẩm.” Những người trẻ đã bắt đầu tẩy chay những tiệm buôn bán những sản phẩm được tạo ra do lao động nô lệ.
Sự lãnh đạo của ĐGH Phanxicô
ĐHY Nichols nói rằng ngài cám ơn sự lãnh đạo của ĐGH và xin ĐGH tiếp tục cố gắng “nhắc nhớ các chính quyền về trách nhiệm của họ, các lãnh đạo doanh nghiệp về nhiệm vụ của họ và khuyến khích các cộng đồng địa phương trở nên ý thức hơn về vết thương sâu xa này trong thân thể loài người.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền, cảnh sát và doanh nghiệp phải tích cực hơn nữa để phá vỡ hiện tượng ngày càng tăng về tệ buôn người. Đó là quan điểm của ĐHY người Anh là Vincent Nichols của Westminster, ngài cũng có mặt tại Vatican trong tuần này để tham dự một cuộc họp của nhóm “Santa Marta” nhằm chống lại hình thức nô lệ mới và tệ buôn người.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các vị đứng đầu ngành cảnh sát của trên 30 quốc gia đang tham dự cuộc họp và sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu bằng cuộc hội kiến với ĐGH. Cuộc họp kéo dài hai ngày được bắt đầu từ hôm Thứ Năm, mồng 8 tháng Hai, lễ kính thánh Josephine Bakhita, một cô gái người Sudan bị bắt làm nô lệ, được chọn làm quan thày của phong trào chống nô lệ của Giáo Hội.
ĐHY Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, mới đây đã triệu tập các nhóm chuyên gia như là một bước để điều tra về nạn buôn người ở Anh. Bản tường trình cho biết trong khi Anh Quốc là nước đứng đầu thế giới về luật chống buôn người, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm trong việc giúp đỡ những nạn nhân sống sót và truy tố những kẻ buôn người.
ĐHY Nichols đã cho chúng ta biết những quan tâm của ngài và những thành quả của nhóm Santa Marta quốc tế trong những năm vừa qua.
Ngài nói rằng có sự nhận thức ngày càng tăng về hiện tượng này, do đó cuộc họp chuyển hướng từ xác định vấn đề và xây dựng niềm tin tiến tới bàn thảo nhiều hơn về hành động hữu hiệu và quan hệ đối tác.
Phản ảnh về thái độ của những người tin rằng tệ buôn người không phải là một vấn đề mà họ quan tâm, ĐHY nói rằng chúng ta có rất nhiều thông tin, nhưng cần tập trung vào lãnh vực nạn nhân và những người sống sót của nạn buôn người. Ngài nói rằng “Nếu bạn thuê rửa xe với giá 5 Euro và có tới 3 hay 4 người làm công việc đó, thì bạn cứ tin chắc rằng những người này đang làm việc dưới áp lực của hình thức nô lệ mới ngày nay.”
Tập trung vào lãnh vực của những nạn nhân.
Ngài kể rằng ngài đã gặp một phụ nữ trung niên người Afghanistan ở London, bà ấy đã trải qua 30 năm làm nô lệ trong nhà và buộc phải ngủ dưới gầm chiếc bàn bếp. Ngài nói, “Đó là sự riêng tư duy nhất mà bà ấy có và đó là hôm nay, đó là ở London và đó là ở giữ chúng ta.” và “khi bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra, rồi những tác động của nó bắt đầu rung động trái tim bạn.”
Theo dõi những kẻ buôn người
ĐHY nói rằng khởi đầu những nỗ lực xóa bỏ tệ buôn người ở Anh “có một vài thất vọng vì hoạt động của cảnh sát không nhất quán cũng như không triệt để.” Cuộc điều tra mới đây mà ngài tham gia bằng cách kêu gọi cảnh sát địa phương hãy đẩy mạnh những nỗ lực thực tế, chứ không phải làm cho nạn nhân thành tội phạm, nhưng phải dùng thông tin họ cung cấp để “theo dõi những kẻ tội phạm thực sự”
Tiêu diệt lợi nhuận của tệ buôn người
ĐHY nói tiếp rằng tệ buôn người “là một tội phạm có mối lợi rất lớn và để bẻ gãy nó, chúng ta phải làm cho nó không có lợi nhuận nữa” ở cả cấp địa phương và qua các cơ quan tài chánh và doanh nghiệp. Lợi nhuận là một động lực tốt nhưng nó phải “là lợi nhuận có đạo đức và không thể là cái giá của nhân phẩm.” Những người trẻ đã bắt đầu tẩy chay những tiệm buôn bán những sản phẩm được tạo ra do lao động nô lệ.
Sự lãnh đạo của ĐGH Phanxicô
ĐHY Nichols nói rằng ngài cám ơn sự lãnh đạo của ĐGH và xin ĐGH tiếp tục cố gắng “nhắc nhớ các chính quyền về trách nhiệm của họ, các lãnh đạo doanh nghiệp về nhiệm vụ của họ và khuyến khích các cộng đồng địa phương trở nên ý thức hơn về vết thương sâu xa này trong thân thể loài người.”
Giuse Thẩm Nguyễn