8-2, lễ kính thánh nữ Giuseppina Bakhita, là Ngày cầu nguyện và suy tư chống nạn buôn người.
Thánh nữ người Sudan đã bị bắt làm nô lệ, bán đi bán lại qua tay nhiều người chủ, trước khi được đưa tới Italia, được giải phóng, được rửa tội Công Giáo và gia nhập dòng các nữ tu bác ái thánh Canossa.
Các cộng đoàn dòng tu và tại nhiều trường học có tổ chức các buổi cầu nguyện, suy tư và trình bày chứng từ về tệ nạn này.
Chiều thứ bẩy 6-2-2016 đã có buổi canh thức cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường Thánh Tâm ở Roma, tiếp đó là một cuộc hành hương ngắn tới Cửa Năm Thánh ở trung tâm bác ái của Caritas Roma, gần nhà ga trung ương Termini. Đoàn người đã mang Thánh Giá, ảnh thánh Bakhita và một sợi giây xích, tượng trưng sự nô lệ mà Chúa đã hứa phá vỡ, đồng thời nhắc nhớ thảm trạng của bao nhiêu người nam nữ và trẻ vị thành niên nạn nhân của nạn buôn người.
Đức Cha Guerino di Tora, GM phụ tá giáo phận Roma, kiêm chủ tịch tổ chức Migrantes (di dân), giải thích rằng ”Cuộc tuần hành này muốn nói lên cuộc lữ hành của toàn thể nhân loại đang chịu đau khổ, nạn nhân của mọi hình thức buôn người”.
Người ta ước lượng trên thế giới có khoảng 21 triệu người bị coi như ”nô lệ”, nạn nhân của sự cưỡng bách lao động, mại dâm và những hình thức bóc lột khác, một thứ doanh vụ mang lại cho các thủ phạm bất lương lợi nhuận hơn 32 tỷ mỹ kim mỗi năm. Số lợi nhuận này đứng hàng thứ ba sau nạn buôn bán ma túy và buôn bán võ khí.
Riêng tại Italia, số phụ nữ bị khai thác bóc lột về tình dục vào khoảng từ 50 đến 70 ngàn người, phần lớn là người nước ngoài. Con số này tăng gấp 4 trong vòng 2 năm vừa qua.
Cũng nên nhắc lại rằng trong buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa Nhật 7-2-2016 với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nhắc nhở rằng:
”Ngày mai (8-2), là Ngày cầu nguyện và suy tư chống lại nạn buôn người, mang lại cơ hội cho mọi người giúp đỡ những người nô lệ mới ngày nay phá vỡ xiềng xích nặng nề của nạn bóc lột để phục hồi tự do và phẩm giá. Tôi đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ, và bao nhiêu trẻ em! Cần phải thực hiện mọi cố gắng để bài trừ tội ác và sự ô nhục không thể dung thứ này.” (RG, SD 7-2-2016)
Thánh nữ người Sudan đã bị bắt làm nô lệ, bán đi bán lại qua tay nhiều người chủ, trước khi được đưa tới Italia, được giải phóng, được rửa tội Công Giáo và gia nhập dòng các nữ tu bác ái thánh Canossa.
Các cộng đoàn dòng tu và tại nhiều trường học có tổ chức các buổi cầu nguyện, suy tư và trình bày chứng từ về tệ nạn này.
Chiều thứ bẩy 6-2-2016 đã có buổi canh thức cầu nguyện tại Vương cung Thánh đường Thánh Tâm ở Roma, tiếp đó là một cuộc hành hương ngắn tới Cửa Năm Thánh ở trung tâm bác ái của Caritas Roma, gần nhà ga trung ương Termini. Đoàn người đã mang Thánh Giá, ảnh thánh Bakhita và một sợi giây xích, tượng trưng sự nô lệ mà Chúa đã hứa phá vỡ, đồng thời nhắc nhớ thảm trạng của bao nhiêu người nam nữ và trẻ vị thành niên nạn nhân của nạn buôn người.
Đức Cha Guerino di Tora, GM phụ tá giáo phận Roma, kiêm chủ tịch tổ chức Migrantes (di dân), giải thích rằng ”Cuộc tuần hành này muốn nói lên cuộc lữ hành của toàn thể nhân loại đang chịu đau khổ, nạn nhân của mọi hình thức buôn người”.
Người ta ước lượng trên thế giới có khoảng 21 triệu người bị coi như ”nô lệ”, nạn nhân của sự cưỡng bách lao động, mại dâm và những hình thức bóc lột khác, một thứ doanh vụ mang lại cho các thủ phạm bất lương lợi nhuận hơn 32 tỷ mỹ kim mỗi năm. Số lợi nhuận này đứng hàng thứ ba sau nạn buôn bán ma túy và buôn bán võ khí.
Riêng tại Italia, số phụ nữ bị khai thác bóc lột về tình dục vào khoảng từ 50 đến 70 ngàn người, phần lớn là người nước ngoài. Con số này tăng gấp 4 trong vòng 2 năm vừa qua.
Cũng nên nhắc lại rằng trong buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa Nhật 7-2-2016 với 40 ngàn tín hữu tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nhắc nhở rằng:
”Ngày mai (8-2), là Ngày cầu nguyện và suy tư chống lại nạn buôn người, mang lại cơ hội cho mọi người giúp đỡ những người nô lệ mới ngày nay phá vỡ xiềng xích nặng nề của nạn bóc lột để phục hồi tự do và phẩm giá. Tôi đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu người nam nữ, và bao nhiêu trẻ em! Cần phải thực hiện mọi cố gắng để bài trừ tội ác và sự ô nhục không thể dung thứ này.” (RG, SD 7-2-2016)