Hoa Kỳ: Đức Giám Mục khen ngợi dự luật chống buôn người.
(EWTN News/CNA) Một dự luật chống tệ nạn buôn người vừa được thông qua tại Hạ Viện vào hôm thứ Tư, 12 tháng Bẩy năm 2017, và đã được một giám mục Hoa Kỳ khen ngợi như là “một bước quan trọng” trong cuộc chiến nhằm chấm dứt việc nô lệ kiểu mới hiện nay.
Đức Giám Mục Joe Vasques của giáo phận Austin, Chủ tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi dự luật H.R.2200 “là một bước quan trọng mà Quốc Hội tiến hành nhằm ngăn ngừa tệ nạn buôn người và bảo vệ các nạn nhân với các ngân khoản lớn dành cho họ.”
Luật Ngăn Ngừa và Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Nạn Buôn Người năm 2017 (The Frederick Douglass Trafficking Victims Prevention, Protection and Reauthorization Act of 2017) bổ túc cho luật hiện có là Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Nạn Buôn Người năm 2000. Luật mới được đặt tên là Frederick Douglass để tưởng nhớ đến một người đã sinh ra trong kiếp nô lệ vào năm 1818 và đã trốn thoát để tìm tự do và rồi đã cống hiến quãng đời còn lại để đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ.
Dân Biểu Cộng Hòa Christ Smith của tiểu bang New Jersey, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền toàn cầu Hạ Viện, là tác giả của dự luật cùng với dân biểu Dân Chủ Karen Bass của tiểu bang California, cũng là thành viên của ủy ban đưa ra dự luật này.
Luật này đề nghị sẽ tăng ngân quỹ cho các chương trình chống tệ nạn buôn người hiện nay ở Hoa Kỳ và các nước khác lên tới trên $500 tỉ đồng.
Học bổng sẽ được phát cho các học sinh và giáo viên trong các chương trình giáo dục để giúp họ khám phá và ngăn ngừa tệ nạn buôn người nơi các thanh thiếu niên bị cưỡng bức lao động hay phục vụ tình dục. Chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ khuyến khích, tặng thưởng cho các nhân viên làm việc tại khách sạn, nhà nghỉ có những bước tích cực trong việc ngăn ngừa tệ buôn người tại nơi làm việc của mình.
Thêm vào đó, ngân quỹ cũng sẽ dùng để giúp các nạn nhân nơi nghỉ ngơi tạm thời, hỗ trợ pháp lý và điều trị do thần kinh bị hoảng loạn.
Dân biểu Bass nhấn mạnh rằng việc giúp các nạn nhân là cần thiết vì họ thường rất trẻ và vô vọng. “Hầu hết nạn nhân của bọn buôn người là những em gái được nhận nuôi, tuổi trung bình khoảng 12 tuổi. Lý do mà các em gái này không thể trốn ra ngoài được là vì trốn ra rồi sẽ ở đâu.”
Tệ nạn buôn người là một tệ nạn mang tính toàn cầu và theo Tổ Chức Lao Động Quốc tế thì con số nạn nhân đã lên tới 21 triệu người. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Tệ nạn buôn người có thể bao gồm cưỡng bức lao động hay nô lệ tình dục.
Theo Bộ Ngoại Giao thì có vào khoảng 10,000 vụ buôn người bị truy tố và kết án hàng năm. Buôn người len lỏi trong nhiều lãnh vực như trường hợp các người Nam Dương bị cưỡng bức làm việc như là những người nô lệ trên các tàu đánh cá, những người Afghanistan bị bắt ép lao động để trả nợ và những người bị cưỡng bức làm nghề mại dâm ở Hoa Kỳ.
Cũng theo Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thì chỉ riêng ở Hoa Kỳ, bọn buôn người đã kiếm được khoảng $150 tỉ đồng mỗi năm trong việc cưỡng bức lao động.
Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan (dân biểu Cộng Hòa, bang Wisconsin) tuyên bố trong cuộc họp báo vào hôm thứ Tư tại Thủ Đô Washington rằng “Tệ Nạn Buôn Người là một loại tội phạm tăng nhanh nhất trên thế giới. Nó là vấn đề của thế giới và mọi nỗ lực để giải quyết cũng phải mang tấm vóc thế giới.”
Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Buôn Người năm 2000 mà tác giả là Dân Biểu Smith có mục đích chính là đưa ra bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại Giao để đánh giá mức độ hệ thống luật pháp của các nước theo tiêu chuẩn tối thiểu trong việc chiến đấu và ngăn ngừa tệ nạn buôn người. Sau đó Bộ Ngoại Giao đã dùng phương tiện pháp lý để trừng phạt hay thúc đẩy những nước có hồ sơ tồi tệ nhất về tệ buôn người cần cải tiến.
Báo cáo hằng năm trong trận chiến chống tệ nạn buôn người cũng được cải tiến theo luật mới. Những nước trong danh sách theo dõi cấp 2, tức là có mức độ khá hơn cấp vi phạm trầm trọng nhất là cấp 3, có thể vẫn được giữ trong danh sách theo dõi trong một thời hạn nhất định trước khi bị đưa xuống cấp 3 nếu những nước này không cải tiến hồ sơ chống tệ buôn người của họ.
Cũng theo luật mới này nếu nước nào bắt trẻ vị thành niên đi lính sẽ không thể là đồng minh của quân đội Hoa Kỳ cho đến khi họ chấm dứt việc vi phạm này.
ĐGM Vasquez ngỏ lời ủng hộ bản dự luật này vào hôm thứ Ba và yêu cầu mọi người cũng liên lạc với dân biểu của mình để bày tỏ sự ủng hộ dự luật.
Trong thư gởi cho Quốc Hội, ĐGM viết rằng “Giáo Hội Công Giáo giữ một vai trò bền bỉ trong việc ngăn ngừa tệ buôn người và giúp đỡ các nạn nhân.”
Luật chống tệ nạn buôn người là một giúp đỡ quan trọng cho các nạn nhân cũng như giúp cắt đứt những đường dây cung cấp kinh tế cho tệ nạn này.
Khi đề cập đến tệ buôn người, ĐGH Phanxicô nói rằng “Nạn nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, nhưng thường hầu hết là những người nghèo nhất và những người dễ bị tổn thương nhất trong số anh chị em của chúng ta. Tôi tin rằng những anh chị em bị bóc lột này đáng được sự chăm lo và giúp đỡ của cộng đồng và của các chính phủ. Sự nâng đỡ như thế sẽ giúp họ sớm được chữa lành và hòa nhập với xã hội.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Một dự luật chống tệ nạn buôn người vừa được thông qua tại Hạ Viện vào hôm thứ Tư, 12 tháng Bẩy năm 2017, và đã được một giám mục Hoa Kỳ khen ngợi như là “một bước quan trọng” trong cuộc chiến nhằm chấm dứt việc nô lệ kiểu mới hiện nay.
Đức Giám Mục Joe Vasques của giáo phận Austin, Chủ tịch Ủy Ban Di Dân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi dự luật H.R.2200 “là một bước quan trọng mà Quốc Hội tiến hành nhằm ngăn ngừa tệ nạn buôn người và bảo vệ các nạn nhân với các ngân khoản lớn dành cho họ.”
Luật Ngăn Ngừa và Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Nạn Buôn Người năm 2017 (The Frederick Douglass Trafficking Victims Prevention, Protection and Reauthorization Act of 2017) bổ túc cho luật hiện có là Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Nạn Buôn Người năm 2000. Luật mới được đặt tên là Frederick Douglass để tưởng nhớ đến một người đã sinh ra trong kiếp nô lệ vào năm 1818 và đã trốn thoát để tìm tự do và rồi đã cống hiến quãng đời còn lại để đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ.
Dân Biểu Cộng Hòa Christ Smith của tiểu bang New Jersey, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền toàn cầu Hạ Viện, là tác giả của dự luật cùng với dân biểu Dân Chủ Karen Bass của tiểu bang California, cũng là thành viên của ủy ban đưa ra dự luật này.
Luật này đề nghị sẽ tăng ngân quỹ cho các chương trình chống tệ nạn buôn người hiện nay ở Hoa Kỳ và các nước khác lên tới trên $500 tỉ đồng.
Học bổng sẽ được phát cho các học sinh và giáo viên trong các chương trình giáo dục để giúp họ khám phá và ngăn ngừa tệ nạn buôn người nơi các thanh thiếu niên bị cưỡng bức lao động hay phục vụ tình dục. Chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ khuyến khích, tặng thưởng cho các nhân viên làm việc tại khách sạn, nhà nghỉ có những bước tích cực trong việc ngăn ngừa tệ buôn người tại nơi làm việc của mình.
Thêm vào đó, ngân quỹ cũng sẽ dùng để giúp các nạn nhân nơi nghỉ ngơi tạm thời, hỗ trợ pháp lý và điều trị do thần kinh bị hoảng loạn.
Dân biểu Bass nhấn mạnh rằng việc giúp các nạn nhân là cần thiết vì họ thường rất trẻ và vô vọng. “Hầu hết nạn nhân của bọn buôn người là những em gái được nhận nuôi, tuổi trung bình khoảng 12 tuổi. Lý do mà các em gái này không thể trốn ra ngoài được là vì trốn ra rồi sẽ ở đâu.”
Tệ nạn buôn người là một tệ nạn mang tính toàn cầu và theo Tổ Chức Lao Động Quốc tế thì con số nạn nhân đã lên tới 21 triệu người. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Tệ nạn buôn người có thể bao gồm cưỡng bức lao động hay nô lệ tình dục.
Theo Bộ Ngoại Giao thì có vào khoảng 10,000 vụ buôn người bị truy tố và kết án hàng năm. Buôn người len lỏi trong nhiều lãnh vực như trường hợp các người Nam Dương bị cưỡng bức làm việc như là những người nô lệ trên các tàu đánh cá, những người Afghanistan bị bắt ép lao động để trả nợ và những người bị cưỡng bức làm nghề mại dâm ở Hoa Kỳ.
Cũng theo Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thì chỉ riêng ở Hoa Kỳ, bọn buôn người đã kiếm được khoảng $150 tỉ đồng mỗi năm trong việc cưỡng bức lao động.
Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan (dân biểu Cộng Hòa, bang Wisconsin) tuyên bố trong cuộc họp báo vào hôm thứ Tư tại Thủ Đô Washington rằng “Tệ Nạn Buôn Người là một loại tội phạm tăng nhanh nhất trên thế giới. Nó là vấn đề của thế giới và mọi nỗ lực để giải quyết cũng phải mang tấm vóc thế giới.”
Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tệ Buôn Người năm 2000 mà tác giả là Dân Biểu Smith có mục đích chính là đưa ra bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại Giao để đánh giá mức độ hệ thống luật pháp của các nước theo tiêu chuẩn tối thiểu trong việc chiến đấu và ngăn ngừa tệ nạn buôn người. Sau đó Bộ Ngoại Giao đã dùng phương tiện pháp lý để trừng phạt hay thúc đẩy những nước có hồ sơ tồi tệ nhất về tệ buôn người cần cải tiến.
Báo cáo hằng năm trong trận chiến chống tệ nạn buôn người cũng được cải tiến theo luật mới. Những nước trong danh sách theo dõi cấp 2, tức là có mức độ khá hơn cấp vi phạm trầm trọng nhất là cấp 3, có thể vẫn được giữ trong danh sách theo dõi trong một thời hạn nhất định trước khi bị đưa xuống cấp 3 nếu những nước này không cải tiến hồ sơ chống tệ buôn người của họ.
Cũng theo luật mới này nếu nước nào bắt trẻ vị thành niên đi lính sẽ không thể là đồng minh của quân đội Hoa Kỳ cho đến khi họ chấm dứt việc vi phạm này.
ĐGM Vasquez ngỏ lời ủng hộ bản dự luật này vào hôm thứ Ba và yêu cầu mọi người cũng liên lạc với dân biểu của mình để bày tỏ sự ủng hộ dự luật.
Trong thư gởi cho Quốc Hội, ĐGM viết rằng “Giáo Hội Công Giáo giữ một vai trò bền bỉ trong việc ngăn ngừa tệ buôn người và giúp đỡ các nạn nhân.”
Luật chống tệ nạn buôn người là một giúp đỡ quan trọng cho các nạn nhân cũng như giúp cắt đứt những đường dây cung cấp kinh tế cho tệ nạn này.
Khi đề cập đến tệ buôn người, ĐGH Phanxicô nói rằng “Nạn nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội, nhưng thường hầu hết là những người nghèo nhất và những người dễ bị tổn thương nhất trong số anh chị em của chúng ta. Tôi tin rằng những anh chị em bị bóc lột này đáng được sự chăm lo và giúp đỡ của cộng đồng và của các chính phủ. Sự nâng đỡ như thế sẽ giúp họ sớm được chữa lành và hòa nhập với xã hội.”
Giuse Thẩm Nguyễn