Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẻ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẻ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột