Chúa Nhật VI Phục sinh năm C
Hôm nay, khi suy niệm Tin Mừng của Chúa Kitô: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong Người ấy…. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con… Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy”, tôi muốn nói tới sự cao quý của ơn bình an.
Nhưng để có được bình an trong cuộc đời, đòi ta phải tha thứ cho nhau. Nhưng tha thứ sẽ không thực hiện được nếu không có lòng yêu mến..
Người ta kể rằng, tại Ấn Độ, trong thời chiến giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, một lần nọ, một người đàn ông Ấn giáo đến gặp Mohandas Gandhi và kể rằng: Một người Hồi giáo đã giết chết con trai của ông. Trong cơn tức giận, ông đã giết chết người đàn ông Hồi giáo để trả thù cho con mình. Người đàn ông Ấn giáo cho biết tiếp: “Từ khi chuyện xảy ra, tôi không thể nào tìm thấy bình an”.
Gandhi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu đúng là sự bình an mà anh muốn, thì đây là điều cần thiết, anh phải làm. Người đàn ông đã bị giết cũng có một người con trai. Anh đã làm cho nó không có cha. Anh phải là cha của nó, nó phải là con trai của anh. Anh phải nuôi dạy nó như con riêng của mình, và phải là cha như cha thật của nó, dạy dỗ nó như một người Hồi giáo dạy con mình. Nếu làm được như thế, mới mong tìm được một chút bình an”.
Chúng ta không đề cập xem người đàn ông Ấn giáo có làm được điều mà Gandhi đã dạy hay không, hay lỗi lầm là của ai, bởi ai đã gây ra trước, cùng một hành động giết người, nhưng ai trong người Hồi và Ấn giáo mang tội nặng hơn.
Điều tôi muốn rút ra trong câu chuyện kể, đó là khi muốn có bình an, người ta phải tha thứ cho nhau. Biết bao cảnh huynh đệ tương tàng, biết bao nỗi oan khuất, căm thù, đổ máu… chỉ vì lòng người không thể tha thứ.
Nhân loại rất cần bình an. Mọi người đều hiểu bình an là vốn liếng quý giá trên mọi thứ của cải. Nhưng thực tế lại quá trớ trêu, vì chính nhân loại cũng lại là thủ phạm giết chết bình an một cách tàn nhẫn.
Nếu đã lỡ giết chết bình an, dù là tìm cách lấy lại bằng sự hối hận ăn năn thật lòng, may ra cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Hóa ra người ta giết chết bình an thì dễ nhưng tìm lại bình an thì khó vô cùng.
Cả người Palestine lẫn người Israel, lòng khoan dung, tha thứ thiếu vắng, nên sự xung đột và bạo động diễn ra trong suốt nhiều năm. Bình an chưa có một ngày nào tại Trung đông, từ khi Palestine đòi đất của mình.
Không thể tha thứ mà chỉ muốn thi hành triệt để quyền lực của mình, nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm khổ chính những đồng bào Công Giáo của mình, khi họ ra sức đe dọa và tấn công liên tục các nhà thờ, các giáo dân chân yếy tay mềm, không một tấc sắt.
Như vậy sự chiến bại, bây giờ không chỉ dừng lại ở chỗ quốc gia này hay quốc gia kia thất trận. Sự chiến bại ấy còn khủng khiếp hơn, vì đó chính là sự chiến bại của lương tâm và đạo đức con người.
Bao nhiêu quyền lực, bao nhiêu hệ thống chính trị, bao nhiều tỷ người trên thế giới, lại không thể bảo vệ một số ít anh chị em của mình, dù biết rõ, những anh chị em này không hề có tội. Họ phải sống trong đau khổ dằn vặt từng ngày vì họ là thiểu số, vì họ không thuộc dạng ưu tiên của hệ thống chánh trị.
Đó là chưa kể, biết bao nhiêu người khác, trên nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia lấy Hồi giáo, lấy Ấn giáo làm quốc giáo, vì niềm tin vào Thượng Đế, Tin nơi Thiên Chúa, đã đành chấp nhận để người ta tước mất tự do của mình.
Đâu chỉ có thế, bình an còn trở nên hiếm hoi trong đời sống cộng đồng hoặc của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày khi những cá nhân ấy thiếu lòng yêu thương tha thứ.
Biết bao nhiêu cảnh trả thù, chém giết, ít là oán hận nhau, nhớ mãi lỗi lầm của nhau vẫn cứ diễn ra. Những kiểu nói “sống để bụng, chết đem theo” hay “không đội trời chung”… là những kiểu nói chất chứa sự thù oán mà không phải ít, nhưng nhiều lần chúng ta phải nghe...
Nó sẽ vô cùng tệ, nếu những lời ấy lại chính là lời diễn tả tâm hồn của bạn và tôi. Vì chúng ta là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi phải yêu thương, phải tha thứ, phải đón nhận, phải bắt chước Chúa Kitô mà không bao giờ chất chứa bất cứ sự hiềm khích nào trong lòng.
Suy nghĩ cho tới cùng, ta sẽ nhận ra rằng, hình như lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa, chưa có một ngày bình an. Từ nguyên khởi, lúc mà con người còn chan chứa thứ hạnh phúc của trời cao, của thiên đàng, con người đã sát hại nhau. Lúc Cain giết chết Abel, đứa em trai của mình, chính là lúc Cain khai mạc lòng hận thù, bạo động tàn nhẫn của con người trên thế giới.
Đọc lại câu chuyện về những lần tha thứ của vua Đavít, chúng ta cảm thấy thèm khát lòng yêu thương quá. Đọc truyện vua Đavít, ta cũng cảm nhận lòng yêu thương sao mà đẹp tuyệt vời.
Chỉ cần một chút yêu thương, như một hạt muối bỏ vào cả một chén đầy hận thù, thế là nở ra cả một biển trời bình an. Vua Đavít đã làm được điều đó khi ông tha thứ cho người cha vợ của mình là vua Saul và đứa con trai ngỗ nghịch là Apsalon. Không phải tha một lần, nhưng Đavit đã tha rất nhiều lần, vì thế biển trời bình an xung quanh ông vốn đã rộng, lại cứ nở thêm, nở thêm…
Trở lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa không nói: “Thầy chúc bình an cho các con”, nhưng lại nói: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy Ban bình an của Thầy cho các con”, “Thầy Ban…”, “Thầy để lại…” nghĩa là gì, nếu không là những kiểu nói của quà tặng, của ân huệ. Bình an chính là ơn Chúa ban nhưng không cho trần gian.
Nhưng có thật là Chúa đã ban bình an cho trần gian hay chẳng có Chúa, chẳng có bình an nào? Bình an đã được ban, vì sao thế giới cứ mãi ngụp lặn trong bất an, trong bóng tối tăm của thù hận, trong máu và sự chết của chiến tranh?
Đúng là một thử thách quá lớn cho đức tin chúng ta, vì có một khoảng cách quá xa giữa Lời Chúa với thực tế của thế giới và của bản thân từng người.
Thật ra Lời Chúa không hề mâu thuẫn. Vì chỉ trong một bản văn ngắn, có đến hai lần Chúa Giêsu đòi hỏi con người phải có lòng yêu mến. Trước khi ban bình an, Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi Người ấy”. Cũng vậy, sau khi trao ban bình an, Chúa lại đòi: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha”.
Như vậy có hai điều kiện trên hết mọi điều kiện để thế giới và để lòng người có sự bình an, đó là: “YÊU MẾN THẦY”; “GIỮ LỜI THẦY”.
Nhờ yêu mến và giữ lời Chúa Giêsu, ta được Chúa Cha và Chúa Con ngự trong lòng mình. Vì: “Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Nơi nào có Chúa Cha, Chúa Con, thì cũng có Chúa Thánh Thần. Làm sao tâm hồn ta có thể hiềm thù, nổi loạn, chiến tranh, khủng bố khi lòng mình có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn Bình An tuyệt đối, nguồn Bình An có sức cứu độ và đưa ta vào thế giới vô biên!
Lòng yêu mến mà con người cần phải có đối với Thiên Chúa, sẽ như một dòng chảy tất yếu: yêu Thiên Chúa đưa đến yêu con người. Khi có tình yêu, con người sẽ dễ tha thứ cho anh chị em của mình. Có tình yêu, có lòng tha thứ, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu vắng bình an. Đó là chưa kể, khi một tâm hồn bình an có Thiên Chúa ngự trị, tâm hồn ấy sẽ tràn đầy tình yêu, bất bạo động và rất khoan dung.
Bởi vậy, nếu ngày nào thế giới và mỗi con người trong thế giới chối từ Chúa, còn xua đẩy Lời của Người ra khỏi lòng mình, ngày ấy nhân loại vẫn còn đó nỗi chết chóc vì chiến tranh; lòng người vẫn còn đó thù hận vì mất bình an. Cá nhân này với cá nhân kia, tập thể này với tập thể kia, đảng phái này với đảng phái kia, quốc gia này với quốc gia kia… vẫn còn đó sự đối kháng, sự trả thù vì thiếu tha thứ.
Chính vì lý do thiếu vắng tình yêu và tha thứ này, ta hiểu được vì sao ơn bình an đã được Chúa ban, vẫn cứ xa vời. Ta cũng hiểu được vì sao từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, nhân loại không có được một ngày bình an. Thế giới mãi sống trong đe dọa, lòng người cứ mãi sống trong sợ hãi, long đong.
Bạn và tôi là Kitô hữu, tức đã thuộc về Chúa Kitô. Bởi vậy, dù cho thế giới quanh mình có thế nào đi nữa, ta vẫn phải ưu tiên sống Lời Chúa và đặt lòng yêu mến Thiên Chúa của mình lên trên hết mọi sự.
Vì nếu, ngay cả người Kitô hữu mà còn không yêu mến và giữ Lời Chúa, thì làm sao có thể mong ước thế giới hết chiến tranh, loài người sống bình an, người với người tha thứ cho nhau?
Bạn và tôi cũng hãy ghi nhớ: khi bình an đã bị đánh, dẫu có tìm lại, cũng chỉ có thể “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Tấm gương tha thứ đến mức tuyệt vời của vua Đavit là bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Vì nếu một Đavit, nhờ lòng tha thứ, mở ra cả một biển trời bình an, mỗi chúng ta biết tha thứ cho nhau, biển trời bình an ấy được nhân lên vô cùng nhiều.
Ngoài ra, ta còn phải cầu nguyện cho ơn bình an. Trước hết, xin Chúa ban cho chính lòng mình tràn ngập bình an, để sống với anh chị em xung quanh.
Sau nữa là xin Chúa tiếp tục tuôn đổ bình an cho thế giới, để nhân loại biết yêu thương và tha thứ cho nhau.
Xin Chúa hãy làm cho mọi người hiểu rằng, giết chết bình an thì dễ, nhưng để có bình an, khó lắm! Vì thế, nếu đã không nỗ lực để kiến tạo bình an, thì cũng đừng tìm cách chà đạp bình an của thế giới, của lòng người, nhất là đối với những người vô tội.
Hôm nay, khi suy niệm Tin Mừng của Chúa Kitô: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong Người ấy…. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con… Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy”, tôi muốn nói tới sự cao quý của ơn bình an.
Nhưng để có được bình an trong cuộc đời, đòi ta phải tha thứ cho nhau. Nhưng tha thứ sẽ không thực hiện được nếu không có lòng yêu mến..
Người ta kể rằng, tại Ấn Độ, trong thời chiến giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, một lần nọ, một người đàn ông Ấn giáo đến gặp Mohandas Gandhi và kể rằng: Một người Hồi giáo đã giết chết con trai của ông. Trong cơn tức giận, ông đã giết chết người đàn ông Hồi giáo để trả thù cho con mình. Người đàn ông Ấn giáo cho biết tiếp: “Từ khi chuyện xảy ra, tôi không thể nào tìm thấy bình an”.
Gandhi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu đúng là sự bình an mà anh muốn, thì đây là điều cần thiết, anh phải làm. Người đàn ông đã bị giết cũng có một người con trai. Anh đã làm cho nó không có cha. Anh phải là cha của nó, nó phải là con trai của anh. Anh phải nuôi dạy nó như con riêng của mình, và phải là cha như cha thật của nó, dạy dỗ nó như một người Hồi giáo dạy con mình. Nếu làm được như thế, mới mong tìm được một chút bình an”.
Chúng ta không đề cập xem người đàn ông Ấn giáo có làm được điều mà Gandhi đã dạy hay không, hay lỗi lầm là của ai, bởi ai đã gây ra trước, cùng một hành động giết người, nhưng ai trong người Hồi và Ấn giáo mang tội nặng hơn.
Điều tôi muốn rút ra trong câu chuyện kể, đó là khi muốn có bình an, người ta phải tha thứ cho nhau. Biết bao cảnh huynh đệ tương tàng, biết bao nỗi oan khuất, căm thù, đổ máu… chỉ vì lòng người không thể tha thứ.
Nhân loại rất cần bình an. Mọi người đều hiểu bình an là vốn liếng quý giá trên mọi thứ của cải. Nhưng thực tế lại quá trớ trêu, vì chính nhân loại cũng lại là thủ phạm giết chết bình an một cách tàn nhẫn.
Nếu đã lỡ giết chết bình an, dù là tìm cách lấy lại bằng sự hối hận ăn năn thật lòng, may ra cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Hóa ra người ta giết chết bình an thì dễ nhưng tìm lại bình an thì khó vô cùng.
Cả người Palestine lẫn người Israel, lòng khoan dung, tha thứ thiếu vắng, nên sự xung đột và bạo động diễn ra trong suốt nhiều năm. Bình an chưa có một ngày nào tại Trung đông, từ khi Palestine đòi đất của mình.
Không thể tha thứ mà chỉ muốn thi hành triệt để quyền lực của mình, nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm khổ chính những đồng bào Công Giáo của mình, khi họ ra sức đe dọa và tấn công liên tục các nhà thờ, các giáo dân chân yếy tay mềm, không một tấc sắt.
Như vậy sự chiến bại, bây giờ không chỉ dừng lại ở chỗ quốc gia này hay quốc gia kia thất trận. Sự chiến bại ấy còn khủng khiếp hơn, vì đó chính là sự chiến bại của lương tâm và đạo đức con người.
Bao nhiêu quyền lực, bao nhiêu hệ thống chính trị, bao nhiều tỷ người trên thế giới, lại không thể bảo vệ một số ít anh chị em của mình, dù biết rõ, những anh chị em này không hề có tội. Họ phải sống trong đau khổ dằn vặt từng ngày vì họ là thiểu số, vì họ không thuộc dạng ưu tiên của hệ thống chánh trị.
Đó là chưa kể, biết bao nhiêu người khác, trên nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia lấy Hồi giáo, lấy Ấn giáo làm quốc giáo, vì niềm tin vào Thượng Đế, Tin nơi Thiên Chúa, đã đành chấp nhận để người ta tước mất tự do của mình.
Đâu chỉ có thế, bình an còn trở nên hiếm hoi trong đời sống cộng đồng hoặc của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày khi những cá nhân ấy thiếu lòng yêu thương tha thứ.
Biết bao nhiêu cảnh trả thù, chém giết, ít là oán hận nhau, nhớ mãi lỗi lầm của nhau vẫn cứ diễn ra. Những kiểu nói “sống để bụng, chết đem theo” hay “không đội trời chung”… là những kiểu nói chất chứa sự thù oán mà không phải ít, nhưng nhiều lần chúng ta phải nghe...
Nó sẽ vô cùng tệ, nếu những lời ấy lại chính là lời diễn tả tâm hồn của bạn và tôi. Vì chúng ta là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi phải yêu thương, phải tha thứ, phải đón nhận, phải bắt chước Chúa Kitô mà không bao giờ chất chứa bất cứ sự hiềm khích nào trong lòng.
Suy nghĩ cho tới cùng, ta sẽ nhận ra rằng, hình như lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa, chưa có một ngày bình an. Từ nguyên khởi, lúc mà con người còn chan chứa thứ hạnh phúc của trời cao, của thiên đàng, con người đã sát hại nhau. Lúc Cain giết chết Abel, đứa em trai của mình, chính là lúc Cain khai mạc lòng hận thù, bạo động tàn nhẫn của con người trên thế giới.
Đọc lại câu chuyện về những lần tha thứ của vua Đavít, chúng ta cảm thấy thèm khát lòng yêu thương quá. Đọc truyện vua Đavít, ta cũng cảm nhận lòng yêu thương sao mà đẹp tuyệt vời.
Chỉ cần một chút yêu thương, như một hạt muối bỏ vào cả một chén đầy hận thù, thế là nở ra cả một biển trời bình an. Vua Đavít đã làm được điều đó khi ông tha thứ cho người cha vợ của mình là vua Saul và đứa con trai ngỗ nghịch là Apsalon. Không phải tha một lần, nhưng Đavit đã tha rất nhiều lần, vì thế biển trời bình an xung quanh ông vốn đã rộng, lại cứ nở thêm, nở thêm…
Trở lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa không nói: “Thầy chúc bình an cho các con”, nhưng lại nói: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy Ban bình an của Thầy cho các con”, “Thầy Ban…”, “Thầy để lại…” nghĩa là gì, nếu không là những kiểu nói của quà tặng, của ân huệ. Bình an chính là ơn Chúa ban nhưng không cho trần gian.
Nhưng có thật là Chúa đã ban bình an cho trần gian hay chẳng có Chúa, chẳng có bình an nào? Bình an đã được ban, vì sao thế giới cứ mãi ngụp lặn trong bất an, trong bóng tối tăm của thù hận, trong máu và sự chết của chiến tranh?
Đúng là một thử thách quá lớn cho đức tin chúng ta, vì có một khoảng cách quá xa giữa Lời Chúa với thực tế của thế giới và của bản thân từng người.
Thật ra Lời Chúa không hề mâu thuẫn. Vì chỉ trong một bản văn ngắn, có đến hai lần Chúa Giêsu đòi hỏi con người phải có lòng yêu mến. Trước khi ban bình an, Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi Người ấy”. Cũng vậy, sau khi trao ban bình an, Chúa lại đòi: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha”.
Như vậy có hai điều kiện trên hết mọi điều kiện để thế giới và để lòng người có sự bình an, đó là: “YÊU MẾN THẦY”; “GIỮ LỜI THẦY”.
Nhờ yêu mến và giữ lời Chúa Giêsu, ta được Chúa Cha và Chúa Con ngự trong lòng mình. Vì: “Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Nơi nào có Chúa Cha, Chúa Con, thì cũng có Chúa Thánh Thần. Làm sao tâm hồn ta có thể hiềm thù, nổi loạn, chiến tranh, khủng bố khi lòng mình có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn Bình An tuyệt đối, nguồn Bình An có sức cứu độ và đưa ta vào thế giới vô biên!
Lòng yêu mến mà con người cần phải có đối với Thiên Chúa, sẽ như một dòng chảy tất yếu: yêu Thiên Chúa đưa đến yêu con người. Khi có tình yêu, con người sẽ dễ tha thứ cho anh chị em của mình. Có tình yêu, có lòng tha thứ, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu vắng bình an. Đó là chưa kể, khi một tâm hồn bình an có Thiên Chúa ngự trị, tâm hồn ấy sẽ tràn đầy tình yêu, bất bạo động và rất khoan dung.
Bởi vậy, nếu ngày nào thế giới và mỗi con người trong thế giới chối từ Chúa, còn xua đẩy Lời của Người ra khỏi lòng mình, ngày ấy nhân loại vẫn còn đó nỗi chết chóc vì chiến tranh; lòng người vẫn còn đó thù hận vì mất bình an. Cá nhân này với cá nhân kia, tập thể này với tập thể kia, đảng phái này với đảng phái kia, quốc gia này với quốc gia kia… vẫn còn đó sự đối kháng, sự trả thù vì thiếu tha thứ.
Chính vì lý do thiếu vắng tình yêu và tha thứ này, ta hiểu được vì sao ơn bình an đã được Chúa ban, vẫn cứ xa vời. Ta cũng hiểu được vì sao từ thuở tạo thiên lập địa đến nay, nhân loại không có được một ngày bình an. Thế giới mãi sống trong đe dọa, lòng người cứ mãi sống trong sợ hãi, long đong.
Bạn và tôi là Kitô hữu, tức đã thuộc về Chúa Kitô. Bởi vậy, dù cho thế giới quanh mình có thế nào đi nữa, ta vẫn phải ưu tiên sống Lời Chúa và đặt lòng yêu mến Thiên Chúa của mình lên trên hết mọi sự.
Vì nếu, ngay cả người Kitô hữu mà còn không yêu mến và giữ Lời Chúa, thì làm sao có thể mong ước thế giới hết chiến tranh, loài người sống bình an, người với người tha thứ cho nhau?
Bạn và tôi cũng hãy ghi nhớ: khi bình an đã bị đánh, dẫu có tìm lại, cũng chỉ có thể “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Tấm gương tha thứ đến mức tuyệt vời của vua Đavit là bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Vì nếu một Đavit, nhờ lòng tha thứ, mở ra cả một biển trời bình an, mỗi chúng ta biết tha thứ cho nhau, biển trời bình an ấy được nhân lên vô cùng nhiều.
Ngoài ra, ta còn phải cầu nguyện cho ơn bình an. Trước hết, xin Chúa ban cho chính lòng mình tràn ngập bình an, để sống với anh chị em xung quanh.
Sau nữa là xin Chúa tiếp tục tuôn đổ bình an cho thế giới, để nhân loại biết yêu thương và tha thứ cho nhau.
Xin Chúa hãy làm cho mọi người hiểu rằng, giết chết bình an thì dễ, nhưng để có bình an, khó lắm! Vì thế, nếu đã không nỗ lực để kiến tạo bình an, thì cũng đừng tìm cách chà đạp bình an của thế giới, của lòng người, nhất là đối với những người vô tội.