Vào chuyện :
Đời lắm cái ngồ ngộ. Thời còn ở trong nước (lúc chưa thấy nhóm ‘dép râu’ trấn ngự), nghe hoài bài hát có câu “Sao anh bỏ phố lên rừng…”. Lúc đầu cứ tưởng anh chàng chán đời nào đó, dị ứng với cuộc sống bon chen chốn thành thị, quyết định dọn lên miền quê hẻo lánh nào đó, tìm an vui cõi yên tĩnh thảnh thơi…Nhưng sau mới vỡ lẽ ra : bài hát nói bóng gió về mấy thành phần ‘tiến bộ’ đã bỏ trốn vào ‘bưng’, học làm ‘cắt’ mạng, chống Mỹ cứu nước…
Qua tới miền ‘tạm cư’ Mã Lai, cái ngồ ngộ khác đập vào mắt là quý vị liền ông bản xứ, cứ sáng sớm là vội ra khỏi nhà, mình trần, dưới thì quấn cái sà rông rất lỏng lẻo, tụm năm túm ba đấu láo liên hồi cả tiếng đồng hồ. Thì ra họ cần bạn bè gần ngõ ngay từ những giây phút đầu tiên của một ngày mới. Bà con tỵ nạn Việt Nam ta lúc đó thấy dị thường và…công xúc tu sỉ quá chừng !
Tới lúc toát mồ hôi len chân được đến xứ Cờ Hoa này, thì trăm ngàn cái lạ khác nối tiếp nhau hiện ra trước mắt, ngày cũng như đêm tại chốn ‘hải ngoại thương ca’ này. Nào là hàng xóm láng giềng chẳng ai biết ai, vay nợ ai, làm phiền ai…Có chi cứ gọi cảnh sát. Cần tiền thì ra nhà băng. Chết thì gọi nhà quàn. Đau nhất là lỡ mất nhà thì …ra đường mà ở !
Cơ sự là vi đâu, thưa bà con ? Là vì cái văn hóa ‘duy cá nhân’ nặng ngàn cân của dân Mỹ. Họ hãnh diện vì món báu vật ‘tự do’ dành cho từng người, không muốn bị phiền phức bởi truyền thống hay luật lệ làng xóm nào cả. Thích thì ở góc trời này, chán thì dọn tới phương trời khác. Thân nhân, bạn bè cũng có, nhưng chỉ là những yếu tố vòng ngoài.
Thế là, co cụm trong lối sống tự do độc lập, một số khá đông người Mỹ tìm ‘tình bạn’ nơi chó hay mèo. Cái văn hóa…chó mèo này xâm nhập vào tâm trí bao cá nhân và gia đình. Chi bao nhiêu tiền cho các thú cưng cũng vui lòng. Ai đụng tới chúng thì chỉ còn nước…vác chiếu ra tòa.
Dân Mỹ đi làm cực như đi…cày. So với Âu Châu thì Mỹ khổ hơn nhiều. Sáng trưa đa số quân ta ăn vội vàng, qua chế độ ‘fast food’. Dân Tây làm ít mà đi chơi nhiều, và tuổi về hưu lại rất sớm. Mấy bà con từ Việt Nam qua đây xem chừng rất ‘hãi’ lối sống Mỹ. Đã đành xứ này thường có ‘long weekend’, nhưng lại phải đầu tắt mặt tối lo đi chợ, cắt cỏ sân vườn, làm vệ sinh nhà cửa, đi tới các phòng mạch nha sĩ bác sĩ. Cực nhất là đưa đón con cái đi học và tham dự các sinh hoạt nhà trường…
Dân Mỹ giầu hơn dân Mễ kế cận, nhưng tỷ số người bị bệnh tim và tâm thần cũng cao hơn nhiều. Lắm nhu cầu quá. Lắm hóa đơn phải trả hàng tháng quá. Lo âu làm mất ngủ dài dài. Càng sống càng thấy chuyện đời man mác lắm nỗi đắng cay. Mà càng bực thì lại càng mắc chứng mập phì oái oăm ! Tốn bao nhiêu đô la để ‘diet’ mà chả thấy kết quả gì !
Thế là, họ phải tìm cách vượt ra khỏi cái thực tế xót xa hàng ngày, để lâu lâu lao mình vào cõi…mộng : Phim ảnh giả tưởng. Tìm mua cần sa ma túy mà dùng cho đầu óc sảng khoái, thoát ra tình trạng ‘hiện thực’ quá phũ phàng.
Cái thực tế của xã hội tư bản là như thế : Anh chị được tự do để tha hồ trổ tài, vươn lên chỗ thành công, danh vọng, giàu có. Nhưng rồi đó cũng là cái bẫy để anh chị không thể dừng lại được : ngày đêm bị xoáy theo cơn lốc xã hội chung quanh. Khi mệt nhoài cả thân xác lẫn tinh thần, anh chị mong tìm những giây phút ‘phê’ cao độ. Cũng vì thế mà con số tự tìm cái chết cũng làm ta giật mình.
Tìm về cõi ma ?
Thật ra lễ hội ‘Ma’ vào ngày cuối tháng 11 hàng năm nói đây chỉ là một lễ hội dân gian, tuy cũng là một cách tạm tìm sống trong…mộng tưởng. Cứ đến ngày này, bà con Mỹ tưng bừng đón mừng lễ Halloween một cách say mê. Mà lũ trẻ thì khỏi nói. Chúng háo hức đòi bố mẹ mua sắm y phục ma, càng dữ dằn càng hay, bạn bè cáng ‘lé mắt’. Các học đường cũng hăng hái khích lệ những buổi biểu diễn thời trang ‘ma quái’ này.
Ngồi tính sổ cho bà con nghe nhé : lễ hội này phát xuất từ châu Âu, gần nhất với sắc dân Celtes cổ của xứ Ái nhĩ Lan, Anh và Tô Cách Lan (gốc văn hóa cũ còn ăn vào lục địa Âu châu). Sắc dân này thờ nhiều ngẫu thần riêng, được các pháp sư chỉ đạo. Nhưng họ tin bị tà thần ‘bóng đêm’ Samhain phá hàng năm (xua lũ ma quái về lại dương thế đòi đồ ăn), thành ra dân chúng phải cung cấp đầy đủ cho bọn ma này. Đây cũng là dịp mừng năm mới của toàn dân, và là khởi đầu mùa lạnh, bắt đầu thu hoạch mùa màng : đầu tháng 11.
Rồi Giáo Hội Công Giáo hiện diện, có ngày lễ ‘Các Thánh’ đúng 1 tháng 11, nên cũng vẫn tổ chức ‘Tối vọng mừng các Thánh’ [ WEEN là Eve=Vọng / HALLOW là Thánh. Viết trọn vẹn là ‘Al-Hallows’Evening’]. Dân chúng cứ thích giữ lệ cũ cho vui vẻ xóm làng, tiếp tục dâng cúng đồ ăn cho ma quỷ, tưởng tượng mình sẽ tránh cảnh bị phá phách vào tối 31 tháng 10.
Tục lệ này về sau được đem qua Mỹ. Trẻ con vui thích. Cả nước vui theo. Thiên hạ mang y phục kỳ quái, tượng trưng hồn ma về dương thế, đi các nhà xin bánh kẹo. Có vị giáo sư phán rằng : Từ nguyên thủy, những ai đóng vai ’ma’ lên đường tối nay phải giữ phong thái ‘bí mật’, y như các cán binh Việt Cộng xưa lên đường ‘đi B’ vào Nam, theo đường mòn HCM, phải tuân lệnh ‘Đi không để dấu, Nấu không lộ khói, Nói không thành tiếng’. Nghĩa là phải ẩn hiện như…ma. Nhà nào nghe tiếng bấm chuông cũng phải tự biết điều mà tiếp đãi (treat), nếu không sẽ bị phá (trick). Thế là có thành ngữ ‘Trick-or-Treat’ phổ thông toàn quốc.
Thật ra cũng vui vui khi thấy trẻ con ùa ra phố, cầm đèn mò mẫm vào từng nhà từng xóm đòi quà. Biểu tượng chính mang theo khi đi chơi đêm ‘ma’ là chiếc lồng đèn của chàng Jack (Jack-o’-lantern) . Đèn này là trái bí ngô, ruột rỗng. Truyền thuyết nói đây là quà tặng quỷ sứ ban cho chàng Jack quảng đại, làm ơn nên cuối đời được quỷ đáp đền : thay vì phải vào địa ngục, thì chàng cứ thoải mái cầm đèn bay đi chu du khắp nơi trong vũ trụ (sau khi ăn hết ruột trái bí, thì quỷ giúp lấp đầy bằng than hồng, để tạo ánh lửa sáng soi đường).
Giáo Hội Công Giáo cũng lấy ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các linh hồn đã chết. Với tín điều ‘Các Thánh cùng thông công’ (nối kết Thiên đàng, Trần gian và Luyện ngục), ngày lễ vui chơi Halloween, nếu được hướng dẫn rành rọt, cũng có thể gợi lên được chút ý nghĩa tinh thần : Không nên lãng quên những người đã ra đi về bên kia thế giới. Mà ta còn có bổn phận cầu nguyện và hỗ trợ họ bằng những hy sinh và các việc lành.
Chính vì thế, các vị lãnh đạo Ky tô giáo cũng vẫn nhắc các tín hữu cần giới hạn việc mừng lễ Ma, rồi giúp các thiếu nhi hiểu rõ ranh giới giữa vui chơi và tín lý. Nên dạy các em hiểu về mầu nhiệm sự sống và sự chết, theo đường Thánh kinh hướng dẫn. Quan trọng nhất là học sống đời yêu thương bác ái, mong rồi sẽ được hưởng phần thưởng xứng đáng, sau khi đã chấm dứt những năm tháng tạm bợ nơi thế gian này.
Xứ Mỹ lắm chước quỷ ma.
Đức thánh Giáo Hoàng Gio-An Phao-lô II đã hơn một lần lên tiếng cảnh giác về nền ‘Văn Hóa Sự Chết’ đang đe dọa toàn thế giới ngày hôm nay. Mà cái xứ tự do hàng đầu là Hoa Kỳ lúc này (cùng đồng lõa với một số quốc gia ‘cấp tiến’ khác) sẽ khó tránh được các mầm mống phát sinh những loài ‘ma quái’ tân thời :
Loại ma đáng nói nhất là MA TÚY. Bạn thử ghé thăm thành phố Chicago, rồi dò hỏi cách mua ít bạch phiến hay cần sa hút chơi. Có ngay. Khá rẻ. Giới trẻ tại đây tìm thưởng thức ‘nàng tiên nâu’ thoải mái. Cảnh sát chào thua dài dài. Xì ke ma túy thường được tuồn vào Mỹ từ biên giới phía nam. Nhà giàu cần dùng để hưởng thụ. Nhà nghèo buôn bán để kiếm thêm tiền. Hình phạt khi bị bắt thì quá nhẹ. Thế là bà con bá tánh đành…ngậm tăm. Còn nhiều trung tâm ‘cấp tiến’ như Chicago nữa. Tương lai đen tối vô cùng. Sài ma túy thì đầu óc khủng hoảng, làm việc thiếu minh mẫn. Mà con số chết vì dùng quá liều cũng đáng kinh hãi ! Chi phí lo cho việc cai nghiện cũng cao ghê gớm.
· Ghi chú : Tệ nạn ma túy này có quan hệ rất gần với 2 tệ nạn khác : Bạo lực trong gia đình và chuyện vợ chồng ly dị nhau.
Thứ đến là chuyện PHÁ THAI. Từ ngày Tối Cao Pháp viện Mỹ chính thức hợp thức hóa chuyện phá thai, 22 tháng 1 năm 1973, các bác sĩ sản khoa thấy thu nhập hằng năm tăng vọt. Dù bang Texas có luật khắt khe, nhưng mỗi năm có cả chục ngàn phụ nữ tự phá thai, thay vì nhờ bác sĩ. Trên toàn quốc Hoa Kỳ đã có hơn 60 triệu thai nhi đã bị giết. Dĩ nhiên Chúa đau lòng. Giáo hội buồn phiền. Lương tâm con người bị xúc phạm. Đây là một đại họa cho nhân loại. Người ta tỏ ra thương hại những xúc vật như chó mèo gà vịt khi sinh mạng chúng bị đe dọa và tìm cách cứu sống, thế mà mạng sống thai nhi thì bị coi thường rẻ mạt !
Nạn Tình dục và Hôn nhân ĐỒNG PHÁI. Kinh thánh Cựu Ước công khai kết án chuyện tình dục giữa 2 người đồng phái tính. Chẳng hạn sách Sáng thế đoạn 19, câu 5, hoặc sách Lê vi, đoạn 18 câu 22 và đoạn 20 câu 13. Thế nhưng bây giờ thế giới cũng như Hoa Kỳ còn hợp thức hóa chuyện hôn nhân giữa 2 ông hay 2 bà. Tiến bộ vượt bực hay sao ? Các vị dân cử chỉ vì cần lá phiếu của nhóm thiểu số này, mà bênh vực họ vô lối, dẫu biết rõ chuyện này sẽ gây tác hại tâm lý cho xã hội và việc nuôi dưỡng trẻ em (bình thường cần sự có mặt của cả cha lẫn mẹ). Giáo hội Rô ma tôn trọng quyền ‘thân thiện và đánh bạn với kẻ đồng giới tính’, nhưng giáo lý không cho phép đi quá xa (đến chỗ trao đổi thân xác và thành lập gia đình). Dĩ nhiên bí tích hôn phối sẽ không thể được áp dụng cho họ.
Rồi là cái mục KỲ THỊ GHÉT GHEN. Cứ hiểu đây là thứ tâm trạng ích kỷ kiêu căng : Khinh thường kẻ khác vì nghĩ họ thua kém mình, và tìm cách ép họ sống kiếp thấp dưới mình. Cụ thể là có nhóm ‘da trắng thượng tôn’, cho rằng các sắc dân da màu thuộc hàng hạ đẳng. Ta cũng gọi là nhóm Tân quốc xã (kiểu độc tài Hitler) nhóm kỳ thị KKK và các nhóm ‘Hate’ khác. Câu chuyện kỳ thị da đen bắt nguồn từ vụ buôn bán nô lệ Phi Châu qua Mỹ, ép lao động nặng, được các bang miền Nam ủng hộ. Các bang miền Bắc chống lại, xảy ra cuộc nội chiến thời Tổng thống A. Lincoln. Tuy thua trận, nhưng miền Nam và nhiều người da trắng vẫn ngấm ngầm kỳ thị da đen. Giáo Hội Công Giáo lên án mọi hình thức kỳ thị ghét ghen : tất cả là sai với giáo lý Chúa Ky tô.
Cái bóng Ma lớn nhất ngày nay là KHỦNG BỐ. Như một hình thức dọa nạt tha nhân vì khác chính kiến với mình. Cũng như một cách trả thù thấp hèn, lén lút, khi chưa ‘thắng’ được đối phương. Khủng bố vì khác biệt tư tưởng về tôn giáo hay văn hóa lúc này cũng đang làm thế giới lo âu không ít. Rõ ràng nhất là vụ 9/11 xảy ra tại thành phố New York năm 2001 mà nhóm Al Qaeda thực hiện trả thù Mỹ. Khủng bố sẽ kéo theo ‘trả thù khủng bố’, đưa thế giới vào hỗn loạn bất an. Giáo hội Chúa dạy gieo rắc tình thương, đồng cảm và tha thứ. Các Đức Giáo Hoàng cũng liên tục kêu gọi sự hợp tác giữa các tôn giáo bạn, để xây dựng hòa bình cho nhân lọai. Làm ngược lại, chỉ là xây dựng nền ‘văn hóa chết chóc’ mà thôi.
Vài lời kết thúc :
Năm nay, thế giới kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, dạy chúng ta trở về cùng Chúa, mong tránh tai họa khôn lường. Quỷ ma là kẻ thù nhân loại. mình nên bảo nhau theo gương Chúa Giê Su để chiến đấu và chiến thắng chúng. Vui chơi với lễ hội Ma : OK. Nhưng nhớ đừng để cho ‘ma dẫn lối, quỷ đưa đường’ mà …sa xuống hố !
Nhiều người vẫn nghĩ nước Mỹ là thiên đường hạ giới. Lâu lâu cần phải ngồi nghĩ lại : Lỡ là ‘thiên đường giả’ thì sao ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
Qua tới miền ‘tạm cư’ Mã Lai, cái ngồ ngộ khác đập vào mắt là quý vị liền ông bản xứ, cứ sáng sớm là vội ra khỏi nhà, mình trần, dưới thì quấn cái sà rông rất lỏng lẻo, tụm năm túm ba đấu láo liên hồi cả tiếng đồng hồ. Thì ra họ cần bạn bè gần ngõ ngay từ những giây phút đầu tiên của một ngày mới. Bà con tỵ nạn Việt Nam ta lúc đó thấy dị thường và…công xúc tu sỉ quá chừng !
Tới lúc toát mồ hôi len chân được đến xứ Cờ Hoa này, thì trăm ngàn cái lạ khác nối tiếp nhau hiện ra trước mắt, ngày cũng như đêm tại chốn ‘hải ngoại thương ca’ này. Nào là hàng xóm láng giềng chẳng ai biết ai, vay nợ ai, làm phiền ai…Có chi cứ gọi cảnh sát. Cần tiền thì ra nhà băng. Chết thì gọi nhà quàn. Đau nhất là lỡ mất nhà thì …ra đường mà ở !
Cơ sự là vi đâu, thưa bà con ? Là vì cái văn hóa ‘duy cá nhân’ nặng ngàn cân của dân Mỹ. Họ hãnh diện vì món báu vật ‘tự do’ dành cho từng người, không muốn bị phiền phức bởi truyền thống hay luật lệ làng xóm nào cả. Thích thì ở góc trời này, chán thì dọn tới phương trời khác. Thân nhân, bạn bè cũng có, nhưng chỉ là những yếu tố vòng ngoài.
Thế là, co cụm trong lối sống tự do độc lập, một số khá đông người Mỹ tìm ‘tình bạn’ nơi chó hay mèo. Cái văn hóa…chó mèo này xâm nhập vào tâm trí bao cá nhân và gia đình. Chi bao nhiêu tiền cho các thú cưng cũng vui lòng. Ai đụng tới chúng thì chỉ còn nước…vác chiếu ra tòa.
Dân Mỹ đi làm cực như đi…cày. So với Âu Châu thì Mỹ khổ hơn nhiều. Sáng trưa đa số quân ta ăn vội vàng, qua chế độ ‘fast food’. Dân Tây làm ít mà đi chơi nhiều, và tuổi về hưu lại rất sớm. Mấy bà con từ Việt Nam qua đây xem chừng rất ‘hãi’ lối sống Mỹ. Đã đành xứ này thường có ‘long weekend’, nhưng lại phải đầu tắt mặt tối lo đi chợ, cắt cỏ sân vườn, làm vệ sinh nhà cửa, đi tới các phòng mạch nha sĩ bác sĩ. Cực nhất là đưa đón con cái đi học và tham dự các sinh hoạt nhà trường…
Dân Mỹ giầu hơn dân Mễ kế cận, nhưng tỷ số người bị bệnh tim và tâm thần cũng cao hơn nhiều. Lắm nhu cầu quá. Lắm hóa đơn phải trả hàng tháng quá. Lo âu làm mất ngủ dài dài. Càng sống càng thấy chuyện đời man mác lắm nỗi đắng cay. Mà càng bực thì lại càng mắc chứng mập phì oái oăm ! Tốn bao nhiêu đô la để ‘diet’ mà chả thấy kết quả gì !
Thế là, họ phải tìm cách vượt ra khỏi cái thực tế xót xa hàng ngày, để lâu lâu lao mình vào cõi…mộng : Phim ảnh giả tưởng. Tìm mua cần sa ma túy mà dùng cho đầu óc sảng khoái, thoát ra tình trạng ‘hiện thực’ quá phũ phàng.
Cái thực tế của xã hội tư bản là như thế : Anh chị được tự do để tha hồ trổ tài, vươn lên chỗ thành công, danh vọng, giàu có. Nhưng rồi đó cũng là cái bẫy để anh chị không thể dừng lại được : ngày đêm bị xoáy theo cơn lốc xã hội chung quanh. Khi mệt nhoài cả thân xác lẫn tinh thần, anh chị mong tìm những giây phút ‘phê’ cao độ. Cũng vì thế mà con số tự tìm cái chết cũng làm ta giật mình.
Tìm về cõi ma ?
Ngồi tính sổ cho bà con nghe nhé : lễ hội này phát xuất từ châu Âu, gần nhất với sắc dân Celtes cổ của xứ Ái nhĩ Lan, Anh và Tô Cách Lan (gốc văn hóa cũ còn ăn vào lục địa Âu châu). Sắc dân này thờ nhiều ngẫu thần riêng, được các pháp sư chỉ đạo. Nhưng họ tin bị tà thần ‘bóng đêm’ Samhain phá hàng năm (xua lũ ma quái về lại dương thế đòi đồ ăn), thành ra dân chúng phải cung cấp đầy đủ cho bọn ma này. Đây cũng là dịp mừng năm mới của toàn dân, và là khởi đầu mùa lạnh, bắt đầu thu hoạch mùa màng : đầu tháng 11.
Rồi Giáo Hội Công Giáo hiện diện, có ngày lễ ‘Các Thánh’ đúng 1 tháng 11, nên cũng vẫn tổ chức ‘Tối vọng mừng các Thánh’ [ WEEN là Eve=Vọng / HALLOW là Thánh. Viết trọn vẹn là ‘Al-Hallows’Evening’]. Dân chúng cứ thích giữ lệ cũ cho vui vẻ xóm làng, tiếp tục dâng cúng đồ ăn cho ma quỷ, tưởng tượng mình sẽ tránh cảnh bị phá phách vào tối 31 tháng 10.
Tục lệ này về sau được đem qua Mỹ. Trẻ con vui thích. Cả nước vui theo. Thiên hạ mang y phục kỳ quái, tượng trưng hồn ma về dương thế, đi các nhà xin bánh kẹo. Có vị giáo sư phán rằng : Từ nguyên thủy, những ai đóng vai ’ma’ lên đường tối nay phải giữ phong thái ‘bí mật’, y như các cán binh Việt Cộng xưa lên đường ‘đi B’ vào Nam, theo đường mòn HCM, phải tuân lệnh ‘Đi không để dấu, Nấu không lộ khói, Nói không thành tiếng’. Nghĩa là phải ẩn hiện như…ma. Nhà nào nghe tiếng bấm chuông cũng phải tự biết điều mà tiếp đãi (treat), nếu không sẽ bị phá (trick). Thế là có thành ngữ ‘Trick-or-Treat’ phổ thông toàn quốc.
Thật ra cũng vui vui khi thấy trẻ con ùa ra phố, cầm đèn mò mẫm vào từng nhà từng xóm đòi quà. Biểu tượng chính mang theo khi đi chơi đêm ‘ma’ là chiếc lồng đèn của chàng Jack (Jack-o’-lantern) . Đèn này là trái bí ngô, ruột rỗng. Truyền thuyết nói đây là quà tặng quỷ sứ ban cho chàng Jack quảng đại, làm ơn nên cuối đời được quỷ đáp đền : thay vì phải vào địa ngục, thì chàng cứ thoải mái cầm đèn bay đi chu du khắp nơi trong vũ trụ (sau khi ăn hết ruột trái bí, thì quỷ giúp lấp đầy bằng than hồng, để tạo ánh lửa sáng soi đường).
Giáo Hội Công Giáo cũng lấy ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các linh hồn đã chết. Với tín điều ‘Các Thánh cùng thông công’ (nối kết Thiên đàng, Trần gian và Luyện ngục), ngày lễ vui chơi Halloween, nếu được hướng dẫn rành rọt, cũng có thể gợi lên được chút ý nghĩa tinh thần : Không nên lãng quên những người đã ra đi về bên kia thế giới. Mà ta còn có bổn phận cầu nguyện và hỗ trợ họ bằng những hy sinh và các việc lành.
Chính vì thế, các vị lãnh đạo Ky tô giáo cũng vẫn nhắc các tín hữu cần giới hạn việc mừng lễ Ma, rồi giúp các thiếu nhi hiểu rõ ranh giới giữa vui chơi và tín lý. Nên dạy các em hiểu về mầu nhiệm sự sống và sự chết, theo đường Thánh kinh hướng dẫn. Quan trọng nhất là học sống đời yêu thương bác ái, mong rồi sẽ được hưởng phần thưởng xứng đáng, sau khi đã chấm dứt những năm tháng tạm bợ nơi thế gian này.
Xứ Mỹ lắm chước quỷ ma.
Loại ma đáng nói nhất là MA TÚY. Bạn thử ghé thăm thành phố Chicago, rồi dò hỏi cách mua ít bạch phiến hay cần sa hút chơi. Có ngay. Khá rẻ. Giới trẻ tại đây tìm thưởng thức ‘nàng tiên nâu’ thoải mái. Cảnh sát chào thua dài dài. Xì ke ma túy thường được tuồn vào Mỹ từ biên giới phía nam. Nhà giàu cần dùng để hưởng thụ. Nhà nghèo buôn bán để kiếm thêm tiền. Hình phạt khi bị bắt thì quá nhẹ. Thế là bà con bá tánh đành…ngậm tăm. Còn nhiều trung tâm ‘cấp tiến’ như Chicago nữa. Tương lai đen tối vô cùng. Sài ma túy thì đầu óc khủng hoảng, làm việc thiếu minh mẫn. Mà con số chết vì dùng quá liều cũng đáng kinh hãi ! Chi phí lo cho việc cai nghiện cũng cao ghê gớm.
· Ghi chú : Tệ nạn ma túy này có quan hệ rất gần với 2 tệ nạn khác : Bạo lực trong gia đình và chuyện vợ chồng ly dị nhau.
Thứ đến là chuyện PHÁ THAI. Từ ngày Tối Cao Pháp viện Mỹ chính thức hợp thức hóa chuyện phá thai, 22 tháng 1 năm 1973, các bác sĩ sản khoa thấy thu nhập hằng năm tăng vọt. Dù bang Texas có luật khắt khe, nhưng mỗi năm có cả chục ngàn phụ nữ tự phá thai, thay vì nhờ bác sĩ. Trên toàn quốc Hoa Kỳ đã có hơn 60 triệu thai nhi đã bị giết. Dĩ nhiên Chúa đau lòng. Giáo hội buồn phiền. Lương tâm con người bị xúc phạm. Đây là một đại họa cho nhân loại. Người ta tỏ ra thương hại những xúc vật như chó mèo gà vịt khi sinh mạng chúng bị đe dọa và tìm cách cứu sống, thế mà mạng sống thai nhi thì bị coi thường rẻ mạt !
Rồi là cái mục KỲ THỊ GHÉT GHEN. Cứ hiểu đây là thứ tâm trạng ích kỷ kiêu căng : Khinh thường kẻ khác vì nghĩ họ thua kém mình, và tìm cách ép họ sống kiếp thấp dưới mình. Cụ thể là có nhóm ‘da trắng thượng tôn’, cho rằng các sắc dân da màu thuộc hàng hạ đẳng. Ta cũng gọi là nhóm Tân quốc xã (kiểu độc tài Hitler) nhóm kỳ thị KKK và các nhóm ‘Hate’ khác. Câu chuyện kỳ thị da đen bắt nguồn từ vụ buôn bán nô lệ Phi Châu qua Mỹ, ép lao động nặng, được các bang miền Nam ủng hộ. Các bang miền Bắc chống lại, xảy ra cuộc nội chiến thời Tổng thống A. Lincoln. Tuy thua trận, nhưng miền Nam và nhiều người da trắng vẫn ngấm ngầm kỳ thị da đen. Giáo Hội Công Giáo lên án mọi hình thức kỳ thị ghét ghen : tất cả là sai với giáo lý Chúa Ky tô.
Cái bóng Ma lớn nhất ngày nay là KHỦNG BỐ. Như một hình thức dọa nạt tha nhân vì khác chính kiến với mình. Cũng như một cách trả thù thấp hèn, lén lút, khi chưa ‘thắng’ được đối phương. Khủng bố vì khác biệt tư tưởng về tôn giáo hay văn hóa lúc này cũng đang làm thế giới lo âu không ít. Rõ ràng nhất là vụ 9/11 xảy ra tại thành phố New York năm 2001 mà nhóm Al Qaeda thực hiện trả thù Mỹ. Khủng bố sẽ kéo theo ‘trả thù khủng bố’, đưa thế giới vào hỗn loạn bất an. Giáo hội Chúa dạy gieo rắc tình thương, đồng cảm và tha thứ. Các Đức Giáo Hoàng cũng liên tục kêu gọi sự hợp tác giữa các tôn giáo bạn, để xây dựng hòa bình cho nhân lọai. Làm ngược lại, chỉ là xây dựng nền ‘văn hóa chết chóc’ mà thôi.
Vài lời kết thúc :
Năm nay, thế giới kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, dạy chúng ta trở về cùng Chúa, mong tránh tai họa khôn lường. Quỷ ma là kẻ thù nhân loại. mình nên bảo nhau theo gương Chúa Giê Su để chiến đấu và chiến thắng chúng. Vui chơi với lễ hội Ma : OK. Nhưng nhớ đừng để cho ‘ma dẫn lối, quỷ đưa đường’ mà …sa xuống hố !
Nhiều người vẫn nghĩ nước Mỹ là thiên đường hạ giới. Lâu lâu cần phải ngồi nghĩ lại : Lỡ là ‘thiên đường giả’ thì sao ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư