Tạp chí The Tablet của Công Giáo Anh ngày 9 tháng 10, 2017 tường thuật rằng nhân chuyến hội kiến với các giới chức Vatican, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Birsbane nhận định rằng Giáo Hội ở Úc “rúng động tận cốt lõi” bởi tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên. Và đại diện Hội Đồng Giám Mục Úc tới Vatican là để thảo luận các hệ quả của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục này và Giáo Hội tại đây sẽ đưa ra biện pháp gì để giải quyết các thách đố của nó.
Trọng điểm của cuộc thảo luận là các đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia điều tra cung cách các định chế Úc xử lý việc lạm dụng tình dục trẻ em. Tháng 12 này, Ủy Ban sẽ cho công bố Phúc Trình Cuối Cùng của nó, trong đó, rất nhiều đề nghị sẽ được đưa ra. Nhưng ai cũng biết, đối với Giáo Hội Công Giáo Úc, một trong các đề nghị này vượt quá thẩm quyền các giám mục Úc Châu vì đụng đến ấn tòa giải tội, một điều bị Ủy Ban cho là trở ngại đối với cung cách thích đáng để xử lý các vụ lạm dụng tình dục vị thành niên, do đó, cần hủy bỏ. Ai cũng biết ấn tòa giải tội là cốt lõi của bí tích thống hối, một điều mà các vị giải tội thà hy sinh mạng sống chứ không bao giờ vi phạm. Tuy nhiên có những trường hợp tin tức các vị giải tội nghe được không phải là một cuộc xưng tội mà là lời tố cáo tội người khác. Trường hợp này, theo Đức Tổng Giám Mục Wilson của Adelaide, các cha giải tội được phép phúc trình cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tòa giải tội, vì người xưng không “xưng tội”. Khả thể này dường như không được đa số các vị giám mục Úc đồng thuận, nên có đề nghị sẽ qua Rôma thỉnh ý. Cuộc thỉnh ý này đáng lẽ đã diễn ra hồi tháng Năm, nhưng sau đó, được hoãn lại. Nay có thể vì tính nóng bỏng thời sự của vụ kiện cáo Đức Hồng Y Pell, nên Hội Đồng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết phải qua Rôma.
Khi Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói đến việc “rúng động tận cốt lõi” phải chăng ngài nói đến cốt lõi của bí tích thống hối hay cốt lõi của cơ cấu Giáo Hội tại đây? Có thể là cả hai nên ngài đã nhận định hơi quá rằng: “trong việc này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần”.
Nói thế rồi, Đức Cha Coleridge thừa nhận tính cơ may của biến cố, nghĩa là thừa nhận Chúa Thánh Thần vẫn làm việc trong Giáo Hội Úc khi soi sáng cho Giáo Hội này đưa ra sáng kiến triệu tập một công đồng chung vào năm 2020 để duyệt lại toàn bộ sứ vụ của mình, trong đó có việc dành nhiều trách nhiệm hơn cho hàng ngũ giáo dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của tạp chí The Tablet:
Một tuyên bố của Vatican nói rằng hội đồng Giám Mục Úc thực hiện nhiều cuộc hội kiến với các văn phòng khác nhau của Toà Thánh vào tuần rồi. Đức Cha có thể giải thích bối cảnh phía sau các cuộc hội kiến này và lý do tại sao các cuộc hội kiến này đã diễn ra?
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tương đối vắn vỏi của nó. Điều này không phải chỉ do Ủy Ban Hoàng Gia, nhưng Ủy Ban Hoàng Gia là chất xúc tác mạnh mẽ trong diễn trình dẫn tới cuộc khủng hoảng. Điều này đã được thừa nhận bởi nhiều vị ở Rôma, trong đó, có Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, hiện là Bộ Trưởng Liên Hệ với Các Quốc Gia và nguyên là Xứ Thần Tòa Thánh tại Úc. Đầu năm nay, Phủ Quốc Vụ Khanh có mời Đức Tổng Giám Mục [Denis] Hart [Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc] và tôi tới Rôma để thảo luận và mang theo bất cứ ai do chúng tôi chọn lựa. Chúng tôi đã quyết định mời Chánh Án Neville Owen, Chủ Tịch Hội Đồng Chân Lý, Công Lý và Hoà Giải, tức Hội Đồng phối trí việc Giáo Hội hợp tác với Ủy Ban Hoàng Gia. Trọng điểm các cuộc hội kiến là trao đổi tín liệu và xem xét các cách thế cùng làm việc với nhau một cách hữu hiệu hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng vốn được coi gồm cả đe dọa lẫn cơ may.
Một trong các chủ đề được thảo luận là Ủy Ban Hoàng Gia về việc lạm dụng tình dục vị thành niên. Đức Cha hy vọng khi nào nó sẽ phúc trình, và Đức Cha mong đợi loại tác dụng nào của nó đối với Đạo Công Giáo tại Úc Châu?
Ủy Ban Hoàng Gia sẽ trình bầy Phúc Trình Cuối Cùng của nó vào ngày 15 tháng 12, năm 2017. Đây sẽ là một phúc trình gồm nhiều cuốn, nên cần có thời gian để đọc và hấp thu. Nó sẽ trình bầy nhiều khuyến cáo để các chính phủ của Úc sẽ quyết định phải làm gì với chúng. Ủy Ban Hoàng Gia đã gây một tác động lớn lao lên Giáo Hội ở Úc, và Bản Phúc Trình Cuối Cùng sẽ còn làm cho tác động này lớn hơn nữa. Giáo Hội đã bị rúng động tận cốt lõi, và như một tiếng nói rất hiểu biết từng nói “nó đã làm tan nát trái tim Giáo Hội trên lãnh thổ này”. Tuy nhiên, vẫn có một ơn thánh ấm lòng trong biến cố này, mời gọi toàn thể Giáo Hội hướng tới một tính chân thực lớn lao hơn. Trong vấn đề này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần.
Đã có khá nhiều tựa đề tiêu cực nói về Giáo Hội ở Úc, nhưng trong công luận nói chung, Giáo Hội này vẫn giữ được một sự hiện diện quan trọng qua các giáo xứ, trường học và bệnh viện. Các đợt di dân cũng đã nâng cao con số. Đâu là tình thế thực sự của Giáo Hội Úc?
Quả đúng là Giáo Hội Công Giáo vẫn còn hiện diện một cách quan trọng tại Úc nhờ nền giáo dục, các cơ quan chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của chúng tôi. Nhưng ảnh hưởng xã hội và chính trị của chúng tôi đã giảm đi nhiều lắm, cả thế giá tinh thần của chúng tôi cũng thế; và điều này xẩy ra giữa lúc Úc đang tranh luận với nhau về các vấn đề có tầm quan trọng lớn về xã hội. Các giám mục ít có ảnh hưởng hơn trước đây và hiện bị coi một cách ít nhiều rộng lượng như những người dự cuộc (stake-holders) để được xử lý hơn là các nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe. Như thế, rõ ràng Giáo Hội ở đây đang trải qua một thay đổi sâu xa, đau đớn và thường hằng, đây là lý do khiến các giám mục đã quyết định tổ chức một Công Đồng Toàn Thể. Việc này cũng đã được thảo luận trong cuộc hội kiến của chúng tôi tại Rôma. Công Đồng Toàn Thể này sẽ đưa ra các quyết định mạnh bạo cho tương lai, có xem xét tới các dữ kiện đã thay đổi và còn đang thay đổi trong thực tế. Một trong các dữ kiện mới nổi bật nhất là tầm quan trọng càng ngày càng gia tăng của các cộng đồng sắc tộc, trong đó, phần lớn năng lực thiêng liêng thực sự của Giáo Hội được tìm thấy hiện nay. Họ không còn là các vệ tinh xa lạ nữa.
Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gần đây nói rằng mẫu mực “linh mục được đề cao, sống phân cách và vụ ưu tú đang thở các hơi thở cuối cùng của nó”, trong khi trong các cuộc hội kiến của qúy Đức Cha với các giới chức Tòa Thánh, vấn đề “tham gia lớn hơn của hàng ngũ giáo dân vào các vai trò đưa ra quyết định trong Giáo Hội” đã được thảo luận. Điều này sẽ có hình dáng ra sao?
Tôi không biết chắc loại linh mục mà Đức Cha Long [của Parramatta] nói tới có hiển hiện ở Úc và các nơi khác hay không. Nhưng quả người ta (nhất là tại Ủy Ban Hoàng Gia) đang nói nhiều tới chủ nghĩa giáo sĩ trị, và phần lớn những lời này thích đáng. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng tôi sẽ bãi bỏ việc phong chức, mà chỉ có nghĩa chúng tôi cần phải xem xét lại việc tuyển dụng và đào tạo các ứng viên để phong chức và liên tục đào tạo các vị đã được phong chức. Cũng có nghĩa chúng tôi cần phải hỏi làm cách nào bao gồm được các giáo dân, nhất là phụ nữ, không phải chỉ trong việc quản lý Giáo Hội (như chúng tôi đã đang làm một cách đại qui mô), mà cả trong việc cai trị Giáo Hội nữa. Đấy sẽ là một vấn đề nữa của Công Đồng Tòan Thể.
Úc hiện đang bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Một số giọng nói trong Giáo Hội đã lên tiếng ủng hộ một động thái như thế. Trong khi có nhiều người không ủng hộ hôn nhân đồng tính, Đức Cha có cảm thấy một sự thay đổi nào trong Giáo Hội Úc đối với một phương thức có tính mục vụ và thông cảm hơn với các người Công Giáo đồng tính hay không?
Không phải chỉ là vấn đề phải đồng hành với người đồng tính ra sao mà thôi. Chắc chắn phải đồng hành với những người này rồi, nhưng cả những người khác đang lao đao tìm ra chỗ đứng của mình trong cộng đồng Giáo Hội và nhìn nhận sự thật của đời họ trong giáo huấn của Giáo Hội. Câu hỏi lớn là làm thế nào chúng tôi trở thành một Giáo Hội có tính bao gồm nhiều hơn mà không phải từ bỏ các sự thật của đức tin mà chúng tôi đã nhận được thay vì bị pha chế . Câu hỏi này đã là trọng tâm của hai Thượng Hội Đồng về hôn nhân và gia đình, và nó cũng là trọng tâm của Amoris Laetitia (tông huấn Niềm Vui Yêu Thương). Nó phần lớn còn đang diễn tiến, và điều này được nhìn thấy trong hàng loạt các câu trả lời của người Công Giáo đối với cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc. Nhưng vấn đề này không nằm trong thành phần các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Rôma.
Nếu đúng như tuyên bố của Đức Cha Coleridge, thì tương lai của các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc sẽ có phần cải thiện. Chứ như hiện nay, một số cộng đồng, như Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney chẳng hạn, tuy là cộng đồng gồm nhiều người Công Giáo nhất, nhưng đang càng ngày càng ít có khả năng hữu hiệu hơn do con số tuyên úy mỗi ngày một giảm đáng ngại. Trước đây, cộng đồng này có lúc có đến 8, 9 tuyên úy vừa toàn thời gian vừa bán thời gian. Ít nhất cũng có một tuyên úy trưởng toàn thời gian. Nay, vỏn vẹn chỉ còn 2 tuyên úy rưỡi: 2 tuyên úy, với một tuyên úy trưởng vốn là cha xứ một giáo xứ Úc vào hàng lớn của Tổng Giáo Phận. Sự kiện một cha xứ toàn thời kiêm nhiệm tuyên úy trưởng một cộng đồng, chứng tỏ cộng đồng này không đáng kể chút nào, làm sao cổ vũ họ duy trì được “năng lực thiêng liêng thực sự” cho Giáo Hội Úc!
Trọng điểm của cuộc thảo luận là các đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia điều tra cung cách các định chế Úc xử lý việc lạm dụng tình dục trẻ em. Tháng 12 này, Ủy Ban sẽ cho công bố Phúc Trình Cuối Cùng của nó, trong đó, rất nhiều đề nghị sẽ được đưa ra. Nhưng ai cũng biết, đối với Giáo Hội Công Giáo Úc, một trong các đề nghị này vượt quá thẩm quyền các giám mục Úc Châu vì đụng đến ấn tòa giải tội, một điều bị Ủy Ban cho là trở ngại đối với cung cách thích đáng để xử lý các vụ lạm dụng tình dục vị thành niên, do đó, cần hủy bỏ. Ai cũng biết ấn tòa giải tội là cốt lõi của bí tích thống hối, một điều mà các vị giải tội thà hy sinh mạng sống chứ không bao giờ vi phạm. Tuy nhiên có những trường hợp tin tức các vị giải tội nghe được không phải là một cuộc xưng tội mà là lời tố cáo tội người khác. Trường hợp này, theo Đức Tổng Giám Mục Wilson của Adelaide, các cha giải tội được phép phúc trình cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tòa giải tội, vì người xưng không “xưng tội”. Khả thể này dường như không được đa số các vị giám mục Úc đồng thuận, nên có đề nghị sẽ qua Rôma thỉnh ý. Cuộc thỉnh ý này đáng lẽ đã diễn ra hồi tháng Năm, nhưng sau đó, được hoãn lại. Nay có thể vì tính nóng bỏng thời sự của vụ kiện cáo Đức Hồng Y Pell, nên Hội Đồng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết phải qua Rôma.
Khi Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói đến việc “rúng động tận cốt lõi” phải chăng ngài nói đến cốt lõi của bí tích thống hối hay cốt lõi của cơ cấu Giáo Hội tại đây? Có thể là cả hai nên ngài đã nhận định hơi quá rằng: “trong việc này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần”.
Nói thế rồi, Đức Cha Coleridge thừa nhận tính cơ may của biến cố, nghĩa là thừa nhận Chúa Thánh Thần vẫn làm việc trong Giáo Hội Úc khi soi sáng cho Giáo Hội này đưa ra sáng kiến triệu tập một công đồng chung vào năm 2020 để duyệt lại toàn bộ sứ vụ của mình, trong đó có việc dành nhiều trách nhiệm hơn cho hàng ngũ giáo dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của tạp chí The Tablet:
Một tuyên bố của Vatican nói rằng hội đồng Giám Mục Úc thực hiện nhiều cuộc hội kiến với các văn phòng khác nhau của Toà Thánh vào tuần rồi. Đức Cha có thể giải thích bối cảnh phía sau các cuộc hội kiến này và lý do tại sao các cuộc hội kiến này đã diễn ra?
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tương đối vắn vỏi của nó. Điều này không phải chỉ do Ủy Ban Hoàng Gia, nhưng Ủy Ban Hoàng Gia là chất xúc tác mạnh mẽ trong diễn trình dẫn tới cuộc khủng hoảng. Điều này đã được thừa nhận bởi nhiều vị ở Rôma, trong đó, có Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, hiện là Bộ Trưởng Liên Hệ với Các Quốc Gia và nguyên là Xứ Thần Tòa Thánh tại Úc. Đầu năm nay, Phủ Quốc Vụ Khanh có mời Đức Tổng Giám Mục [Denis] Hart [Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc] và tôi tới Rôma để thảo luận và mang theo bất cứ ai do chúng tôi chọn lựa. Chúng tôi đã quyết định mời Chánh Án Neville Owen, Chủ Tịch Hội Đồng Chân Lý, Công Lý và Hoà Giải, tức Hội Đồng phối trí việc Giáo Hội hợp tác với Ủy Ban Hoàng Gia. Trọng điểm các cuộc hội kiến là trao đổi tín liệu và xem xét các cách thế cùng làm việc với nhau một cách hữu hiệu hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng vốn được coi gồm cả đe dọa lẫn cơ may.
Một trong các chủ đề được thảo luận là Ủy Ban Hoàng Gia về việc lạm dụng tình dục vị thành niên. Đức Cha hy vọng khi nào nó sẽ phúc trình, và Đức Cha mong đợi loại tác dụng nào của nó đối với Đạo Công Giáo tại Úc Châu?
Ủy Ban Hoàng Gia sẽ trình bầy Phúc Trình Cuối Cùng của nó vào ngày 15 tháng 12, năm 2017. Đây sẽ là một phúc trình gồm nhiều cuốn, nên cần có thời gian để đọc và hấp thu. Nó sẽ trình bầy nhiều khuyến cáo để các chính phủ của Úc sẽ quyết định phải làm gì với chúng. Ủy Ban Hoàng Gia đã gây một tác động lớn lao lên Giáo Hội ở Úc, và Bản Phúc Trình Cuối Cùng sẽ còn làm cho tác động này lớn hơn nữa. Giáo Hội đã bị rúng động tận cốt lõi, và như một tiếng nói rất hiểu biết từng nói “nó đã làm tan nát trái tim Giáo Hội trên lãnh thổ này”. Tuy nhiên, vẫn có một ơn thánh ấm lòng trong biến cố này, mời gọi toàn thể Giáo Hội hướng tới một tính chân thực lớn lao hơn. Trong vấn đề này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần.
Đã có khá nhiều tựa đề tiêu cực nói về Giáo Hội ở Úc, nhưng trong công luận nói chung, Giáo Hội này vẫn giữ được một sự hiện diện quan trọng qua các giáo xứ, trường học và bệnh viện. Các đợt di dân cũng đã nâng cao con số. Đâu là tình thế thực sự của Giáo Hội Úc?
Quả đúng là Giáo Hội Công Giáo vẫn còn hiện diện một cách quan trọng tại Úc nhờ nền giáo dục, các cơ quan chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của chúng tôi. Nhưng ảnh hưởng xã hội và chính trị của chúng tôi đã giảm đi nhiều lắm, cả thế giá tinh thần của chúng tôi cũng thế; và điều này xẩy ra giữa lúc Úc đang tranh luận với nhau về các vấn đề có tầm quan trọng lớn về xã hội. Các giám mục ít có ảnh hưởng hơn trước đây và hiện bị coi một cách ít nhiều rộng lượng như những người dự cuộc (stake-holders) để được xử lý hơn là các nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe. Như thế, rõ ràng Giáo Hội ở đây đang trải qua một thay đổi sâu xa, đau đớn và thường hằng, đây là lý do khiến các giám mục đã quyết định tổ chức một Công Đồng Toàn Thể. Việc này cũng đã được thảo luận trong cuộc hội kiến của chúng tôi tại Rôma. Công Đồng Toàn Thể này sẽ đưa ra các quyết định mạnh bạo cho tương lai, có xem xét tới các dữ kiện đã thay đổi và còn đang thay đổi trong thực tế. Một trong các dữ kiện mới nổi bật nhất là tầm quan trọng càng ngày càng gia tăng của các cộng đồng sắc tộc, trong đó, phần lớn năng lực thiêng liêng thực sự của Giáo Hội được tìm thấy hiện nay. Họ không còn là các vệ tinh xa lạ nữa.
Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gần đây nói rằng mẫu mực “linh mục được đề cao, sống phân cách và vụ ưu tú đang thở các hơi thở cuối cùng của nó”, trong khi trong các cuộc hội kiến của qúy Đức Cha với các giới chức Tòa Thánh, vấn đề “tham gia lớn hơn của hàng ngũ giáo dân vào các vai trò đưa ra quyết định trong Giáo Hội” đã được thảo luận. Điều này sẽ có hình dáng ra sao?
Tôi không biết chắc loại linh mục mà Đức Cha Long [của Parramatta] nói tới có hiển hiện ở Úc và các nơi khác hay không. Nhưng quả người ta (nhất là tại Ủy Ban Hoàng Gia) đang nói nhiều tới chủ nghĩa giáo sĩ trị, và phần lớn những lời này thích đáng. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng tôi sẽ bãi bỏ việc phong chức, mà chỉ có nghĩa chúng tôi cần phải xem xét lại việc tuyển dụng và đào tạo các ứng viên để phong chức và liên tục đào tạo các vị đã được phong chức. Cũng có nghĩa chúng tôi cần phải hỏi làm cách nào bao gồm được các giáo dân, nhất là phụ nữ, không phải chỉ trong việc quản lý Giáo Hội (như chúng tôi đã đang làm một cách đại qui mô), mà cả trong việc cai trị Giáo Hội nữa. Đấy sẽ là một vấn đề nữa của Công Đồng Tòan Thể.
Úc hiện đang bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Một số giọng nói trong Giáo Hội đã lên tiếng ủng hộ một động thái như thế. Trong khi có nhiều người không ủng hộ hôn nhân đồng tính, Đức Cha có cảm thấy một sự thay đổi nào trong Giáo Hội Úc đối với một phương thức có tính mục vụ và thông cảm hơn với các người Công Giáo đồng tính hay không?
Không phải chỉ là vấn đề phải đồng hành với người đồng tính ra sao mà thôi. Chắc chắn phải đồng hành với những người này rồi, nhưng cả những người khác đang lao đao tìm ra chỗ đứng của mình trong cộng đồng Giáo Hội và nhìn nhận sự thật của đời họ trong giáo huấn của Giáo Hội. Câu hỏi lớn là làm thế nào chúng tôi trở thành một Giáo Hội có tính bao gồm nhiều hơn mà không phải từ bỏ các sự thật của đức tin mà chúng tôi đã nhận được thay vì bị pha chế . Câu hỏi này đã là trọng tâm của hai Thượng Hội Đồng về hôn nhân và gia đình, và nó cũng là trọng tâm của Amoris Laetitia (tông huấn Niềm Vui Yêu Thương). Nó phần lớn còn đang diễn tiến, và điều này được nhìn thấy trong hàng loạt các câu trả lời của người Công Giáo đối với cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc. Nhưng vấn đề này không nằm trong thành phần các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Rôma.
Nếu đúng như tuyên bố của Đức Cha Coleridge, thì tương lai của các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc sẽ có phần cải thiện. Chứ như hiện nay, một số cộng đồng, như Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney chẳng hạn, tuy là cộng đồng gồm nhiều người Công Giáo nhất, nhưng đang càng ngày càng ít có khả năng hữu hiệu hơn do con số tuyên úy mỗi ngày một giảm đáng ngại. Trước đây, cộng đồng này có lúc có đến 8, 9 tuyên úy vừa toàn thời gian vừa bán thời gian. Ít nhất cũng có một tuyên úy trưởng toàn thời gian. Nay, vỏn vẹn chỉ còn 2 tuyên úy rưỡi: 2 tuyên úy, với một tuyên úy trưởng vốn là cha xứ một giáo xứ Úc vào hàng lớn của Tổng Giáo Phận. Sự kiện một cha xứ toàn thời kiêm nhiệm tuyên úy trưởng một cộng đồng, chứng tỏ cộng đồng này không đáng kể chút nào, làm sao cổ vũ họ duy trì được “năng lực thiêng liêng thực sự” cho Giáo Hội Úc!