A-Vào đề :
Trước hết, trong tiết mục ra mắt bà con với tên ‘đời Tha Hương’ hiện tại, ai cũng hiểu ngầm đây cũng là thời buổi A còng (@) : khắp nơi rộn ràng, nào là với Internet, Cell phôn, Facebook, Email, Texting...Văn minh đã lên mức cao điểm. Nhưng rồi kéo theo bao thứ phức tạp đến chóng mặt. Mọi sự đều phải đi vào cái trật tự ‘toàn cầu’, từ xã hội tới kinh tế, tài chính cũng như văn hóa. Chẳng cá nhân hay quốc gia nào dám đứng lẻ loi một mình. Bằng không sẽ bị đè bẹp và đánh bật ra ngoài lề cuộc sống.
Bên quê nhà đang xui xẻo dính phải chế độ ‘Xã hội chủ nghĩa’ độc tài độc đảng, thời ‘A còng’ cũng đi liền với cái còng số 8 của công an, lúc nào cũng rình rập khóa tay người dân và cho vào nhà tù ngồi nghỉ mát.
Còn giữa cái thế giới tự do văn minh Âu Mỹ tân tiến này, đôi tay người dân cũng liên tục bị đeo những thứ còng, thoạt đầu tưởng rằng nhẹ nhõm, nhưng rồi ra mới thấy ngày đêm chúng tạo đủ thứ áp lực nặng nề, cả tinh thần lẫn vật chất, trong đời thường : liên tục những áp lực qua bổn phận và trách nhiệm lớn nhỏ, tinh thần cũng như vật chất, từ trong nhà ra tời ngoài ngõ. Nhiều bậc cha mẹ tưởng chừng như ngộp thở từng phút giây.
Bà con Việt mình tỵ nạn Cộng Sản, sau khi ba chân bốn cẳng chạy ra hải ngoại với biến cố 1975 cay nghiệt, hôm nay đã tạm ổn định cuộc sống, nhất là về mặt vật chất. Lắm gia đình đã quả thật đã sắm được nhà cao cửa rộng, có bát ăn bát để. Người ta kháo láo rằng có nhiều bác chỉ nhờ lanh tay lanh chân sớm mở tiệm ‘hair and nail’, mà nay đã bước tới ngưỡng cửa triệu phú…
Thế nhưng, cái từ ngữ ‘nhưng’ quái ác, cũng có quá nhiều nếp gia đã và đang quay quắt với nỗi buồn gia đình vợ chồng con cái gặp cảnh phân hóa rã rời. Bao vị luật sư thông thái đang bận rộn với hàng đống hồ sơ xin ly dị hoặc ly thân, sau khi rao quảng cáo văn phòng mình hiện có chương trình ‘giảm giá’ cho đồng hương yêu quý ! Lũ thanh thiếu niên thì cứ tiếp tục học thói văn minh thời đại, coi những lời khuyên nhủ của các đấng sinh thành như ‘pha’, mải lăn xả vào con đường thênh thang tự do hút sách cho…đời thêm vui, thậm chí còn hùng dũng dấn thân làm thành viên của các băng đảng.
Ấy thế là cuộc sống luân lý suy đồi, gia cang bị hủy hoại trầm trọng. Riêng về mặt tinh thần và sinh hoạt tôn giáo thì xem chừng xuống dốc thê thảm. Bao trai gái vừa bước lên đại học (thoát sự chi phối của bố mẹ) đã thấy ái ngại khi phải bước chân vào thánh đường. Chúng chả mấy khi tìm ra được thời giờ cho việc cầu nguyện, kinh hạt. Vì vậy mà vừa bước vào tuổi dậy thì, chúng cứ bắt chước nhau ‘yêu’ một cách tự nhiên…như người Hà Nội : chả cần xét chi tới luật lệ đạo đời, tới đâu thì tới, tính chuyện hôn nhân làm chi cho phiền phức, nhất là khi bố mẹ đòi xin làm lễ cưới trong nhà thờ, thì một số đông cứ lắc đầu nguây nguẩy !
Bởi đó, có vị đã mượn lời cụ Nguyễn Du để ta thán :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thành ra giới phụ huynh ‘đạo gốc’ cảm thấy buồn bực, nhất là ái ngại với lời phê phán gần xa của họ hàng bà con gần xa, rằng thì là bố mẹ không biết dạy bảo con cái, để chúng làm ‘ố danh’ gia tộc…Ấy là chưa kể luôn thấy bối rối mỗi khi nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của mình trước mặt Chúa : không biết rồi sau này trước tòa phán xét, Chúa sẽ ra hình phạt ra sao ! Có vị còn dọa sẽ ‘từ’ con, nhất là khi chúng công khai bỏ đạo và ăn ở với người lạ mà không chịu ‘làm phép cưới’. Có vị chỉ biết buông xuôi, quyết định lấy rược làm...tảo sầu tri kỷ, mong sớm làm đệ tử ngài Lưu Linh thuở nào cho đỡ phần nghĩ ngợi phiền toái.
Nhiều đấng ‘làm thày’ cũng thấy lòng bức xúc, nhìn cảnh đời đạo đang đi vào chỗ tang thương ngẫu lục, thời thế xoay vần đổi thay chóng mặt, nên không đủ kiên nhẫn để khuyên răn dạy dỗ, cứ lên tòa giảng là trách móc rầy la con chiên bổn đạo. Có vị còn dõng dạc ngôn rằng, sau nhiều đêm nằm ‘vắt chân lên trán’, mình buộc lòng phải áp dụng biện pháp mạnh : “Ai không nghe thì coi chừng xuống hỏa ngục cả nút!”
Ôi chu choa, chả lẽ kéo nhau qua đất tự do này sinh sống, luôn hô hoán rằng mình mang theo đầy đủ tinh thần dân tộc, tinh hoa đất nước, kèm với truyền thống oai hùng của 4 ngàn năm văn hiến, con rồng cháu tiên, nhuộm thêm máu của bao đấng anh hùng tử đạo, để rồi một sớm một chiều để cho cuốn theo chiều gió hết trọi sao ? Đâu còn chút hy vọng nay mai lũ con cháu tìm ra...lối về đất mẹ ? Xa gần chỉ vang vẳng lời hát ‘hải ngoại thương ca’ !
Thế thì nhé, bà con mình thử rủ nhau ngồi xuống, cùng vắt tay lên trán suy nghĩ cho lung, để chung sức tìm ra một lối thoát khả dĩ cứu vãn tình thế hiện nay. Đúng rồi, đã mấy chục mùa lá rụng trôi qua trên cõi ‘lưu vong’ xa lạ này, chúng ta tất cả vẫn là con dân nước Việt, nhất định không để cho đức tin cha ông truyền lại phải mai một, không để cho truyền thống cao đẹp đã được tổ tiên trân quý phải lụi tàn.
Nhớ bài học dân Do Thái, đa số thuộc chi tộc Giu-đa của Chúa Giê su xưa, trong hơn nửa thế kỷ lưu đầy bên xứ Ba by lon xa vời vợi, họ vẫn nhủ tai nhau đừng quên hình ảnh Si On yêu dấu, đừng quên những tháng ngày ròn rã câu kinh lời hát trong đền thánh, những kỷ niệm tuyệt vời khi cùng nhau tế lễ Chúa tại quê nhà. Tác giả thánh vịnh còn nhắc tới chuyện các nghệ sĩ nhất quyết treo đàn trên cây dương liễu, chờ mong mòn mỏi ngày hồi hương, để lại cùng nhau cất tiếng hát ca ngợi Chúa Gia Vê của dân mình.
Sao chúng ta không bảo nhau cư xử như vậy chứ ? Sao anh, sao chị nỡ đành quên những tháng ngày ngọc ngà trên quê nhà yêu dấu ? Lúc đó gia đình đoàn kết và quấn quýt bên nhau, cùng chia sẻ một niềm tin yêu bên bàn thờ Chúa tại nhà cũng như nơi giáo đường. Các bạn trẻ tuy chỉ còn những hình ảnh mờ nhạt nơi quê cũ, nhưng mùi vị quê hương nhất định vẫn đậm đà. Các bạn tuy có phải quay quắt với công ăn việc làm, vất vả chuyện nhà chuyện cửa, nhưng chả lẽ đến độ đành lòng xuay lưng lại với Chúa, với mẹ Việt Nam sao ?
Nào mình cùng nhau thử kiếm ra một giải pháp gỡ lại tình trạng bi quan nói trên nhé. Kẻ cầm bút bỗng lóe lên trong trí 2 chữ VỀ NGUỒN. Thật ra đây chỉ là một ý nghĩ nhỏ bé, mong vạch ra một lối đi để tạo một cố gắng ‘U turn’ trong tinh thần, để kéo những bạn trẻ đang quá đà trong việc Tây hóa hay Mỹ hóa đời sống hiện nay. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vị nhắc tới giáo sư triết học Kim Định, với cái thuyết VIỆT LINH cao quý để kéo lôi chúng ta trở về với linh hồn Việt Nam thương mến. May ra nó sẽ tạo chút ảnh hưởng nào đó, giúp cầm cương lại cái đà ngựa phi quá trớn, để tránh cho hồn Việt của mình khỏi bị bụi văn minh Âu Mỹ làm mờ nhạt phai phôi.
Chúng ta cùng trao đổi nhé .
B-Kế hoạch VỀ NGUỒN :
Tiên vàn, ta cần vạch cho bá tánh nhìn ra thật rõ : Về Nguồn chẳng những hữu ích lúc này, mà còn khá cần thiết nữa. Nghĩa là phải phân tích đầu đuôi, cho ra môn ra khoai, hầu tứ phương khỏi thắc mắc ngập ngừng, nhất cho thế hệ trẻ vui vẻ chấp nhận mà cố gắng tham gia.
Thực ra, già trẻ cùng đồng ý rằng nên duy trì cái gia sản văn hóa tổ tiên cha ông mình để lại ( ai chả tự hào ?!). Ấy vậy mà cái vỏ ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ ngày xưa có lẽ khó hơi khó để thực hiện trong cái thời đại nguyên tử hôm nay, dẫu rằng cái ruột cao quý thì ai cũng khen ngợi : bao mẫu gương tiền nhân để lại luôn được tất cả đề cao và học hỏi nối gót. Ai cũng muốn đề cao, không chỉ như những nhân vật giả tưởng của phim ảnh hoặc nghệ thuật sân khấu, nhưng qua trọn niềm ngưỡng mộ, xuyên qua một lịch sử sống thật của cah ông chúng ta.
Về nguồn thế nào nữa ? Bằng cách nêu lên những giá trị và lợi ích nhãn tiền của truyền thống gia đình tốt đẹp của xã hội Việt Nam bấy lâu nay : tương quan cha mẹ anh em họ hàng đã vậy, còn những mối thân tình của bè bạn láng giềng nữa. Để rồi, nhìn vào đó bọn trẻ mới bớt cái thói chỉ biết cá nhân mình, mà rồi giúp chúng học kính trên nhường dưới, quý trọng cái tôn ti trật tự căn bản, từ trong nhà ra tới cộng đồng bên ngoài.
Rồi nữa, ta cần đưa ra những danh nhân anh hùng trong lịch sử nước nhà, với những gương sáng ngời về lòng dũng cảm bất khuất trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Mong cho lũ trẻ nhìn vào đó mà học cách sống hùng dũng, không chịu khuất phục trước khó khăn trở ngại. Nhất là luôn biết tự tin ở bản thân, không ỷ lại ( qua lời thánh nhân dạy : quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân ). Nó cũng giúp chúng luôn hãnh diện là con cháu Lạc Hồng, qua bao thời đại oanh liệt Đinh, Lê, Lý Trần…
Cũng vậy, ta có thể kể cho lớp trẻ nghe về những tiền nhân sống với khí phách lạ thường : những Nguyễn bỉnh Khiêm, những Chu văn An, những Nguyễn Tiếp (La sơn phu tử)…Con cháu chúng ta sẽ cảm kích để quý mến nền đức dục, tôn trọng nhân phẩm và vun đắp tinh thần thay vì chỉ lo lắng phần vật chất. Đúng với lời khuyên cao đẹp của cụ Khổng : Quân tử ưu đạo, bất ưu bần.
C- Tiêu chuẩn thực hiện :
Đã đành các bậc sinh thành lúc này lo ra mặt, khi thấy đàn con lũ cháu đang ‘mất gốc’ rõ ràng : lề thói cũ đã bị đổi lộn tùng phèo. Đã đành thật là khó để lật ngược lại thế cờ, mong lấy lại chút bóng dáng ‘tam cương ngũ thường’ ngày cũ. ( còn đâu lý tưởng của một nền ‘văn hóa đông phương’ cao đẹp !) Tuy nhiên, còn nước còn tát. Chả cần theo mấy chú Ba Tàu ở New York hay San Francisco mà xin mở trường học Việt Nam trên đất Mỹ, nhưng bố mẹ tiên vàn phải trở thành những ‘giáo sư tại gia’. Nghĩa là qua mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, cha mẹ phải làm gương sống ‘đàng hoàng’ hẳn hoi. Như mẫu mực mô phạm kiên vững. Như tiếng kêu mời ngày đêm nhắc nhở. Dù có những lúc bực mình, cố ngậm bồ hòn làm ngọt, nhất là ráng đừng có nặng lời với nhau, tiếng bấc tiếng chì, rồi lớn tiếng ‘kể gia phả của nhau ra’ cho cả xóm giềng cùng nghe. 1 sự nhịn là 99 sự lành ! Chớ để bọn trẻ chẳng những coi thường, mà lại tạo cơ hội cho chúng viện cớ bố mẹ sao tụi mình cũng vậy.
Dĩ nhiên khi ‘dạy bảo’ con cháu, chúng ta cũng phải thành khẩn ‘khai báo’ về những khiếm khuyết của dân tộc mình để mà dứt bỏ, rồi phân bua rõ ràng : mình vẫn phải mở mắt vểnh tai ra mà nhìn và nghe những cái hay của Âu Mỹ, học cho thuộc những cái tinh hoa xứ người. Chớ nên cứ đòi ‘lái xe đường một chiều’, khư khư thủ cựu. Thế là ai nấy cùng phải cố gắng ‘kép’, phải chú ý về cả 2 mặt, vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Cái lý tưởng vẫn mãi mãi là chỗ ‘trung dung chi đạo’ ( không nên hiểu đây chỉ là ‘đại khái chủ nghĩa’ nhé bà con ) .
Nói cho cùng, cái ẩn số sâu kín vẫn là niềm tin siêu nhiên vào quyền năng và ân huệ của Thiên Chúa. Gia đình có kiên tâm giữ và sống đạo thì mới mong thoát khỏi thảm cảnh dài lâu của mọi thành viên trong nhà. Niềm tin này phải đâm rễ trong tâm tình biết ơn Chúa ngày đêm. Ý nghĩa lễ Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm phải được ấp ủ mỗi ngày quanh năm. Bao gia đình đã lãng quên lời thề hứa ban đầu, vào dịp sấp ngửa xuống tàu vượt biên tìm tự do : Chúa thương cho con đi bằng an, cả nhà con sẽ quyết trung thành với Chúa tới cùng !
+ Thay lời kết :
Thời gian trôi vèo như gió cuốn mây trôi. Mấy thập niên đi qua ngỡ như mới hôm nào. Ai nấy liên tục chứng kiến bao cảnh ‘vật đổi sao dời’, tâm tư bỗng thấy như chùng xuống. Qua tới xứ mang tiếng là ‘thiên đàng hạ giới’ này, thóat đã thấy bóng thiên đàng biến đâu mất tăm, để rồi, vô hình chung, nhà nhà phải đối mặt với đủ thứ lo âu buồn chán.
Hãy cùng nhau dừng lại, rồi ngước mắt lên cao để kéo tâm trí lên theo mà định thần lại. Mà nhận ra mình xem chừng đang có nguy cơ bị lạc lối.
Bắt chước nhà Phật để rủ nhau chấm dứt cái ‘mê’ để bước vào cõi ‘ngộ’. Ngày đêm ráng giữ kỹ một lập trường sáng suốt. Mách cho nhau cách bám đôi chân thật chặt vào mảnh đất hiện tại. Chớ để tâm tư tụt dốc khi thấy chuyện đời ‘man mác lắm nỗi đắng cay’. Trái lại, hãy tập tự kỷ ám thị nhắc mình giữ phong thái thanh cao. Que sera sera. Phó cho Thiên Chúa tương lai mịt mù xa tắp. Phó trọn vẹn cho Chúa vận mệnh của gia đình và đàn con lũ cháu. Đếm từng phút từng giây mình đang may mắn hơn ngàn vạn kẻ khác. Niềm vui bản thân rồi sẽ lan tỏa tới tha nhân bạn bè. Hạnh phúc là ở chỗ đó, bà con mình nhớ cho.
Nói đơn giản theo kiểu ‘bình dân học vụ’, thì Chúa muốn chúng ta nếm mùi thiên đàng hạ giới, trước khi được thưởng trên cõi thiên đàng thật mai sau.
Ý nghĩ ‘về nhà Cha’ như thế sẽ là tác nhân hữu hiệu, cũng như là động lực linh ứng, giúp ta tìm ra cách thật sự trở VỀ NGUỒN.
Đường hành hương về quê trời nhờ vậy sẽ trở thành ‘lối mộng’ đẹp tuyệt vời.
Ước gì được như thế.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Trước hết, trong tiết mục ra mắt bà con với tên ‘đời Tha Hương’ hiện tại, ai cũng hiểu ngầm đây cũng là thời buổi A còng (@) : khắp nơi rộn ràng, nào là với Internet, Cell phôn, Facebook, Email, Texting...Văn minh đã lên mức cao điểm. Nhưng rồi kéo theo bao thứ phức tạp đến chóng mặt. Mọi sự đều phải đi vào cái trật tự ‘toàn cầu’, từ xã hội tới kinh tế, tài chính cũng như văn hóa. Chẳng cá nhân hay quốc gia nào dám đứng lẻ loi một mình. Bằng không sẽ bị đè bẹp và đánh bật ra ngoài lề cuộc sống.
Bên quê nhà đang xui xẻo dính phải chế độ ‘Xã hội chủ nghĩa’ độc tài độc đảng, thời ‘A còng’ cũng đi liền với cái còng số 8 của công an, lúc nào cũng rình rập khóa tay người dân và cho vào nhà tù ngồi nghỉ mát.
Còn giữa cái thế giới tự do văn minh Âu Mỹ tân tiến này, đôi tay người dân cũng liên tục bị đeo những thứ còng, thoạt đầu tưởng rằng nhẹ nhõm, nhưng rồi ra mới thấy ngày đêm chúng tạo đủ thứ áp lực nặng nề, cả tinh thần lẫn vật chất, trong đời thường : liên tục những áp lực qua bổn phận và trách nhiệm lớn nhỏ, tinh thần cũng như vật chất, từ trong nhà ra tời ngoài ngõ. Nhiều bậc cha mẹ tưởng chừng như ngộp thở từng phút giây.
Bà con Việt mình tỵ nạn Cộng Sản, sau khi ba chân bốn cẳng chạy ra hải ngoại với biến cố 1975 cay nghiệt, hôm nay đã tạm ổn định cuộc sống, nhất là về mặt vật chất. Lắm gia đình đã quả thật đã sắm được nhà cao cửa rộng, có bát ăn bát để. Người ta kháo láo rằng có nhiều bác chỉ nhờ lanh tay lanh chân sớm mở tiệm ‘hair and nail’, mà nay đã bước tới ngưỡng cửa triệu phú…
Thế nhưng, cái từ ngữ ‘nhưng’ quái ác, cũng có quá nhiều nếp gia đã và đang quay quắt với nỗi buồn gia đình vợ chồng con cái gặp cảnh phân hóa rã rời. Bao vị luật sư thông thái đang bận rộn với hàng đống hồ sơ xin ly dị hoặc ly thân, sau khi rao quảng cáo văn phòng mình hiện có chương trình ‘giảm giá’ cho đồng hương yêu quý ! Lũ thanh thiếu niên thì cứ tiếp tục học thói văn minh thời đại, coi những lời khuyên nhủ của các đấng sinh thành như ‘pha’, mải lăn xả vào con đường thênh thang tự do hút sách cho…đời thêm vui, thậm chí còn hùng dũng dấn thân làm thành viên của các băng đảng.
Ấy thế là cuộc sống luân lý suy đồi, gia cang bị hủy hoại trầm trọng. Riêng về mặt tinh thần và sinh hoạt tôn giáo thì xem chừng xuống dốc thê thảm. Bao trai gái vừa bước lên đại học (thoát sự chi phối của bố mẹ) đã thấy ái ngại khi phải bước chân vào thánh đường. Chúng chả mấy khi tìm ra được thời giờ cho việc cầu nguyện, kinh hạt. Vì vậy mà vừa bước vào tuổi dậy thì, chúng cứ bắt chước nhau ‘yêu’ một cách tự nhiên…như người Hà Nội : chả cần xét chi tới luật lệ đạo đời, tới đâu thì tới, tính chuyện hôn nhân làm chi cho phiền phức, nhất là khi bố mẹ đòi xin làm lễ cưới trong nhà thờ, thì một số đông cứ lắc đầu nguây nguẩy !
Bởi đó, có vị đã mượn lời cụ Nguyễn Du để ta thán :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Thành ra giới phụ huynh ‘đạo gốc’ cảm thấy buồn bực, nhất là ái ngại với lời phê phán gần xa của họ hàng bà con gần xa, rằng thì là bố mẹ không biết dạy bảo con cái, để chúng làm ‘ố danh’ gia tộc…Ấy là chưa kể luôn thấy bối rối mỗi khi nghĩ tới trách nhiệm thiêng liêng của mình trước mặt Chúa : không biết rồi sau này trước tòa phán xét, Chúa sẽ ra hình phạt ra sao ! Có vị còn dọa sẽ ‘từ’ con, nhất là khi chúng công khai bỏ đạo và ăn ở với người lạ mà không chịu ‘làm phép cưới’. Có vị chỉ biết buông xuôi, quyết định lấy rược làm...tảo sầu tri kỷ, mong sớm làm đệ tử ngài Lưu Linh thuở nào cho đỡ phần nghĩ ngợi phiền toái.
Nhiều đấng ‘làm thày’ cũng thấy lòng bức xúc, nhìn cảnh đời đạo đang đi vào chỗ tang thương ngẫu lục, thời thế xoay vần đổi thay chóng mặt, nên không đủ kiên nhẫn để khuyên răn dạy dỗ, cứ lên tòa giảng là trách móc rầy la con chiên bổn đạo. Có vị còn dõng dạc ngôn rằng, sau nhiều đêm nằm ‘vắt chân lên trán’, mình buộc lòng phải áp dụng biện pháp mạnh : “Ai không nghe thì coi chừng xuống hỏa ngục cả nút!”
Ôi chu choa, chả lẽ kéo nhau qua đất tự do này sinh sống, luôn hô hoán rằng mình mang theo đầy đủ tinh thần dân tộc, tinh hoa đất nước, kèm với truyền thống oai hùng của 4 ngàn năm văn hiến, con rồng cháu tiên, nhuộm thêm máu của bao đấng anh hùng tử đạo, để rồi một sớm một chiều để cho cuốn theo chiều gió hết trọi sao ? Đâu còn chút hy vọng nay mai lũ con cháu tìm ra...lối về đất mẹ ? Xa gần chỉ vang vẳng lời hát ‘hải ngoại thương ca’ !
Thế thì nhé, bà con mình thử rủ nhau ngồi xuống, cùng vắt tay lên trán suy nghĩ cho lung, để chung sức tìm ra một lối thoát khả dĩ cứu vãn tình thế hiện nay. Đúng rồi, đã mấy chục mùa lá rụng trôi qua trên cõi ‘lưu vong’ xa lạ này, chúng ta tất cả vẫn là con dân nước Việt, nhất định không để cho đức tin cha ông truyền lại phải mai một, không để cho truyền thống cao đẹp đã được tổ tiên trân quý phải lụi tàn.
Nhớ bài học dân Do Thái, đa số thuộc chi tộc Giu-đa của Chúa Giê su xưa, trong hơn nửa thế kỷ lưu đầy bên xứ Ba by lon xa vời vợi, họ vẫn nhủ tai nhau đừng quên hình ảnh Si On yêu dấu, đừng quên những tháng ngày ròn rã câu kinh lời hát trong đền thánh, những kỷ niệm tuyệt vời khi cùng nhau tế lễ Chúa tại quê nhà. Tác giả thánh vịnh còn nhắc tới chuyện các nghệ sĩ nhất quyết treo đàn trên cây dương liễu, chờ mong mòn mỏi ngày hồi hương, để lại cùng nhau cất tiếng hát ca ngợi Chúa Gia Vê của dân mình.
Sao chúng ta không bảo nhau cư xử như vậy chứ ? Sao anh, sao chị nỡ đành quên những tháng ngày ngọc ngà trên quê nhà yêu dấu ? Lúc đó gia đình đoàn kết và quấn quýt bên nhau, cùng chia sẻ một niềm tin yêu bên bàn thờ Chúa tại nhà cũng như nơi giáo đường. Các bạn trẻ tuy chỉ còn những hình ảnh mờ nhạt nơi quê cũ, nhưng mùi vị quê hương nhất định vẫn đậm đà. Các bạn tuy có phải quay quắt với công ăn việc làm, vất vả chuyện nhà chuyện cửa, nhưng chả lẽ đến độ đành lòng xuay lưng lại với Chúa, với mẹ Việt Nam sao ?
Nào mình cùng nhau thử kiếm ra một giải pháp gỡ lại tình trạng bi quan nói trên nhé. Kẻ cầm bút bỗng lóe lên trong trí 2 chữ VỀ NGUỒN. Thật ra đây chỉ là một ý nghĩ nhỏ bé, mong vạch ra một lối đi để tạo một cố gắng ‘U turn’ trong tinh thần, để kéo những bạn trẻ đang quá đà trong việc Tây hóa hay Mỹ hóa đời sống hiện nay. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vị nhắc tới giáo sư triết học Kim Định, với cái thuyết VIỆT LINH cao quý để kéo lôi chúng ta trở về với linh hồn Việt Nam thương mến. May ra nó sẽ tạo chút ảnh hưởng nào đó, giúp cầm cương lại cái đà ngựa phi quá trớn, để tránh cho hồn Việt của mình khỏi bị bụi văn minh Âu Mỹ làm mờ nhạt phai phôi.
Chúng ta cùng trao đổi nhé .
B-Kế hoạch VỀ NGUỒN :
Tiên vàn, ta cần vạch cho bá tánh nhìn ra thật rõ : Về Nguồn chẳng những hữu ích lúc này, mà còn khá cần thiết nữa. Nghĩa là phải phân tích đầu đuôi, cho ra môn ra khoai, hầu tứ phương khỏi thắc mắc ngập ngừng, nhất cho thế hệ trẻ vui vẻ chấp nhận mà cố gắng tham gia.
Thực ra, già trẻ cùng đồng ý rằng nên duy trì cái gia sản văn hóa tổ tiên cha ông mình để lại ( ai chả tự hào ?!). Ấy vậy mà cái vỏ ‘nhân nghĩa lễ trí tín’ ngày xưa có lẽ khó hơi khó để thực hiện trong cái thời đại nguyên tử hôm nay, dẫu rằng cái ruột cao quý thì ai cũng khen ngợi : bao mẫu gương tiền nhân để lại luôn được tất cả đề cao và học hỏi nối gót. Ai cũng muốn đề cao, không chỉ như những nhân vật giả tưởng của phim ảnh hoặc nghệ thuật sân khấu, nhưng qua trọn niềm ngưỡng mộ, xuyên qua một lịch sử sống thật của cah ông chúng ta.
Về nguồn thế nào nữa ? Bằng cách nêu lên những giá trị và lợi ích nhãn tiền của truyền thống gia đình tốt đẹp của xã hội Việt Nam bấy lâu nay : tương quan cha mẹ anh em họ hàng đã vậy, còn những mối thân tình của bè bạn láng giềng nữa. Để rồi, nhìn vào đó bọn trẻ mới bớt cái thói chỉ biết cá nhân mình, mà rồi giúp chúng học kính trên nhường dưới, quý trọng cái tôn ti trật tự căn bản, từ trong nhà ra tới cộng đồng bên ngoài.
Rồi nữa, ta cần đưa ra những danh nhân anh hùng trong lịch sử nước nhà, với những gương sáng ngời về lòng dũng cảm bất khuất trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Mong cho lũ trẻ nhìn vào đó mà học cách sống hùng dũng, không chịu khuất phục trước khó khăn trở ngại. Nhất là luôn biết tự tin ở bản thân, không ỷ lại ( qua lời thánh nhân dạy : quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân ). Nó cũng giúp chúng luôn hãnh diện là con cháu Lạc Hồng, qua bao thời đại oanh liệt Đinh, Lê, Lý Trần…
Cũng vậy, ta có thể kể cho lớp trẻ nghe về những tiền nhân sống với khí phách lạ thường : những Nguyễn bỉnh Khiêm, những Chu văn An, những Nguyễn Tiếp (La sơn phu tử)…Con cháu chúng ta sẽ cảm kích để quý mến nền đức dục, tôn trọng nhân phẩm và vun đắp tinh thần thay vì chỉ lo lắng phần vật chất. Đúng với lời khuyên cao đẹp của cụ Khổng : Quân tử ưu đạo, bất ưu bần.
C- Tiêu chuẩn thực hiện :
Đã đành các bậc sinh thành lúc này lo ra mặt, khi thấy đàn con lũ cháu đang ‘mất gốc’ rõ ràng : lề thói cũ đã bị đổi lộn tùng phèo. Đã đành thật là khó để lật ngược lại thế cờ, mong lấy lại chút bóng dáng ‘tam cương ngũ thường’ ngày cũ. ( còn đâu lý tưởng của một nền ‘văn hóa đông phương’ cao đẹp !) Tuy nhiên, còn nước còn tát. Chả cần theo mấy chú Ba Tàu ở New York hay San Francisco mà xin mở trường học Việt Nam trên đất Mỹ, nhưng bố mẹ tiên vàn phải trở thành những ‘giáo sư tại gia’. Nghĩa là qua mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, cha mẹ phải làm gương sống ‘đàng hoàng’ hẳn hoi. Như mẫu mực mô phạm kiên vững. Như tiếng kêu mời ngày đêm nhắc nhở. Dù có những lúc bực mình, cố ngậm bồ hòn làm ngọt, nhất là ráng đừng có nặng lời với nhau, tiếng bấc tiếng chì, rồi lớn tiếng ‘kể gia phả của nhau ra’ cho cả xóm giềng cùng nghe. 1 sự nhịn là 99 sự lành ! Chớ để bọn trẻ chẳng những coi thường, mà lại tạo cơ hội cho chúng viện cớ bố mẹ sao tụi mình cũng vậy.
Dĩ nhiên khi ‘dạy bảo’ con cháu, chúng ta cũng phải thành khẩn ‘khai báo’ về những khiếm khuyết của dân tộc mình để mà dứt bỏ, rồi phân bua rõ ràng : mình vẫn phải mở mắt vểnh tai ra mà nhìn và nghe những cái hay của Âu Mỹ, học cho thuộc những cái tinh hoa xứ người. Chớ nên cứ đòi ‘lái xe đường một chiều’, khư khư thủ cựu. Thế là ai nấy cùng phải cố gắng ‘kép’, phải chú ý về cả 2 mặt, vừa tiêu cực lại vừa tích cực. Cái lý tưởng vẫn mãi mãi là chỗ ‘trung dung chi đạo’ ( không nên hiểu đây chỉ là ‘đại khái chủ nghĩa’ nhé bà con ) .
Nói cho cùng, cái ẩn số sâu kín vẫn là niềm tin siêu nhiên vào quyền năng và ân huệ của Thiên Chúa. Gia đình có kiên tâm giữ và sống đạo thì mới mong thoát khỏi thảm cảnh dài lâu của mọi thành viên trong nhà. Niềm tin này phải đâm rễ trong tâm tình biết ơn Chúa ngày đêm. Ý nghĩa lễ Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm phải được ấp ủ mỗi ngày quanh năm. Bao gia đình đã lãng quên lời thề hứa ban đầu, vào dịp sấp ngửa xuống tàu vượt biên tìm tự do : Chúa thương cho con đi bằng an, cả nhà con sẽ quyết trung thành với Chúa tới cùng !
+ Thay lời kết :
Thời gian trôi vèo như gió cuốn mây trôi. Mấy thập niên đi qua ngỡ như mới hôm nào. Ai nấy liên tục chứng kiến bao cảnh ‘vật đổi sao dời’, tâm tư bỗng thấy như chùng xuống. Qua tới xứ mang tiếng là ‘thiên đàng hạ giới’ này, thóat đã thấy bóng thiên đàng biến đâu mất tăm, để rồi, vô hình chung, nhà nhà phải đối mặt với đủ thứ lo âu buồn chán.
Hãy cùng nhau dừng lại, rồi ngước mắt lên cao để kéo tâm trí lên theo mà định thần lại. Mà nhận ra mình xem chừng đang có nguy cơ bị lạc lối.
Bắt chước nhà Phật để rủ nhau chấm dứt cái ‘mê’ để bước vào cõi ‘ngộ’. Ngày đêm ráng giữ kỹ một lập trường sáng suốt. Mách cho nhau cách bám đôi chân thật chặt vào mảnh đất hiện tại. Chớ để tâm tư tụt dốc khi thấy chuyện đời ‘man mác lắm nỗi đắng cay’. Trái lại, hãy tập tự kỷ ám thị nhắc mình giữ phong thái thanh cao. Que sera sera. Phó cho Thiên Chúa tương lai mịt mù xa tắp. Phó trọn vẹn cho Chúa vận mệnh của gia đình và đàn con lũ cháu. Đếm từng phút từng giây mình đang may mắn hơn ngàn vạn kẻ khác. Niềm vui bản thân rồi sẽ lan tỏa tới tha nhân bạn bè. Hạnh phúc là ở chỗ đó, bà con mình nhớ cho.
Nói đơn giản theo kiểu ‘bình dân học vụ’, thì Chúa muốn chúng ta nếm mùi thiên đàng hạ giới, trước khi được thưởng trên cõi thiên đàng thật mai sau.
Ý nghĩ ‘về nhà Cha’ như thế sẽ là tác nhân hữu hiệu, cũng như là động lực linh ứng, giúp ta tìm ra cách thật sự trở VỀ NGUỒN.
Đường hành hương về quê trời nhờ vậy sẽ trở thành ‘lối mộng’ đẹp tuyệt vời.
Ước gì được như thế.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư