Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công Giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng .
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
(Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134)
Tác phẩm “ Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II” thuộc “Tủ sách nghệ thuật thánh” thuộc Ủy ban Giám mục về nghệ thuật thánh cho biết: “Trước Công đồng Vaticanô II, chỉ một mình giám mục có một kiểu ghế ngồi đặc biệt, còn hàng linh mục ngồi trên các ghế dài có thể di chuyển gọi là sedilla hay sedile. Các nhà thờ thời Trung cổ thường có một ghế băng ba chỗ ngồi đặt trong hốc tường của phía nam chính điện. Ghế băng đặt trong hốc tường này gọi là sedille [số nhiều: sedilia], dành cho linh mục, phó tế và phụ phó tế”.
Ghế (tiếng Hy Lạp cathedra= tòa) là biểu tượng cổ xưa của chức giám mục. Tác phẩm đã đề cao tầm quan trọng của ghế chủ tế: “Thời gian gần đây, ghế của chủ tế được đề cao tầm quan trọng, có lẽ để làm sáng tỏ sự phân biệt giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế cộng đồng được diễn tả trong ý tưởng về dân Thiên Chúa. Ghế của linh mục bắt nguồn từ cathedra và được đề cao tầm quan trọng để cho “chủ tế khi ngồi phải tỏ ra là thực sự đang chủ sự toàn thể cuộc tập họp”. Chẳng hạn, quy chế khuyên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, phía sau bàn thờ và đối diện với giáo dân, mặc dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc. Trường hợp các nhà thờ cũ được bố trí lại, nếu không thể đặt phía sau bàn thờ, ghế chủ tế có thể đặt đối diện với giảng đài”.
Tác phẩm ấy cũng căn dặn: “ Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma cho thấy rõ rằng vị trí đặt ghế chủ tế phải làm nổi bật vai trò của linh mục xét như người chủ trì cộng đoàn và hướng dẫn cộng đoàn cầu nguyện. Quy chế khuyên tránh làm cho ghế chủ tế trông giống như một cái ngai, vì kiểu tôn kính này chỉ dành cho một mình giám mục giáo phận mà thôi. Đúng hơn ghế linh mục nói lên ý nghĩa linh mục phục vụ chứ không phải cai trị cộng đoàn. Tuy nhiên áp dụng vào lãnh vực kiến trúc, thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở chính giữa cung thánh, vì là vị trí quan trọng nhất”.
Căn dặn “thông thường không nên đặt ghế chủ tế ở giữa cung thánh”, nhưng hiện nay đại đa số các nhà thờ lại đặt ghế chủ tế ở vị trí giữa cung thánh và lại đặt trước mặt Nhà Tạm. Việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xét dưới góc độ văn hóa Việt Nam thì không hợp lắm. Nhà Tạm là nơi lưu giữ Mình Thánh Chúa, là nơi Chúa Giê su ngự cho nên việc đặt ghế chủ tế trước mặt Nhà Tạm xem ra bất kính.
Trong nghi thức tế tự cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vị chánh tế khi lên đứng chính diện trước bàn thờ thần thánh để phục lạy và sau khi nghe xướng “phục vị” (về lại vị trí) thì viên chánh tế sẽ bước sang trái một bước, khi đó mới xoay người để đi ra khỏi chiếu tế về lại vị trí cũ. Hành động đứng hoặc ngồi xoay lưng lại với chính diện bàn thờ đối với người Việt Nam được xem là bất kính. Nếu ai có dịp tham quan điện Thái Hòa ở Huế, sẽ thấy ngai của nhà vua đặt giữa điện Thái Hòa, từ ngai nhìn thẳng ra cửa giữa Ngọ Môn không bị một vật gì che chắn tầm nhìn, các quan thì đứng hai bên trục dũng đạo hướng về ngai vua (con đường từ cửa giữa Ngọ Môn vào thẳng ngai vua). Vua trần gian còn được tôn kính như vậy huống chi “Chúa là vua cai trị trên trời dưới đất”.
Do ghế chủ tế đặt kế cận trước Nhà Tạm, nên mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại, vị chủ tế phải đứng né tránh chiếc ghế mới cung nghinh Mình Thánh Chúa được.
Để cho phù hợp với việc “hội nhập văn hóa”, thiết nghĩ nên đặt ghế chủ tế lệch sang phía phải của Nhà Tạm một ít, để mỗi khi cung nghinh Mình Thánh Chúa sẽ đi thẳng từ Nhà Tạm ra bàn thờ hoặc ngược lại mà không phải “né tránh” một vật gì cả! Có như vậy, việc cung nghinh mới uy nghi xứng hợp với “Vị chủ tế trời đất”.
(Nguồn: Steven J. Schloeder (Bản dịch của: Vũ Văn Thuấn- Nguyễn Đình Diễn), Kiến trúc nhà thờ Công Giáo theo tinh thần Công đồng Vaticanô II, Tủ sách nghệ thuật thánh, Nxb Tôn giáo,Chương IV: Thiết kế cung thánh, trang 131- 134)