Cho tới mãi hôm nay, sau hơn 4 thế kỷ, những tư tưởng “thoát tục, an nhàn” mang phong cách Việt Nam, của một đại hiền nhân, trí giả mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), vẫn còn rất thời thượng, hấp dẫn ; và điều nầy, phần nào được gói ghém trong bài thơ thất ngôn bát cú có tựa đề “NHÀN” của vị tiên sinh “thông kim bát cổ” nầy. Xin trích :
Xem Hình
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Ngày nay, cùng với cái tâm thức “đô thị hóa” đang thống lĩnh, hình như người ta chuộng cái “chốn lao xao” hơn là thích “nơi vắng vẻ”, ưa chốn phồn hoa đô hội hơn chất phác chân quê. Bằng chứng là trong “guồng quay” du lịch hiện thời, các địa chỉ, điểm đến mà nhiều người đổ xô tìm tới là các thành phố nổi tiếng, các “rì-xọt” nhiều tiện nghi, các khu giải trí đông vui nhiều dịch vụ… Ít có ai muốn lẽo đẽo “một cuốc, một cần câu” để “tìm nơi vắng vẻ”, đến “cội cây” mà nhấp rượu, đến ao làng mà tắm mát !
Nhưng cái “chốn lao xao” của thị thành, của đông vui, của náo nhiệt…luôn kéo theo bao hệ lụy tiêu cực : hưởng thụ, tranh ăn, vô cảm và bao tính hư tật xấu của tham vọng, của dục tình…
Chính vì thế, Chúa Giêsu đã từng khuyên các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31).
Đó là chưa tính đến, những khu du lịch nổi tiếng, những trung tâm giải trí hạng sang…lại chính những nơi “nhân tạo” cao cấp được đầu tư hiện đại, gần như chỉ để dành riêng cho một giai cấp giàu có nào đó hưởng thụ và hoàn toàn loại trừ những thành phần nghèo nàn thấp cổ bé miệng, như sự nhận xét của ĐGH Phanxicô trong thông điệp về môi trường “Laudato Si”. Xin trích :
“Nhiều vùng trong thành thị cũng như thôn quê bị tư nhân hóa đất đai, gây khó khăn cho dân cư khó tiếp xúc với các vùng này và không thể chiêm ngắm vẻ đẹp các nơi đây. Nhiều nơi khác, người ta tạo những vùng “sinh thái” để chỉ phục vụ một ít người, nhưng cấm kẻ khác bước vào để đừng phá sự yên tĩnh nhân tạo. Người ta cũng tìm thấy một thành phố có những không gian xanh được chăm sóc tốt đẹp thường ở những nơi “được bảo đảm”, nhưng lại không có trong những vùng của những người bị xã hội loại trừ.” (Laudato Si 45)
Và sau 20 thế kỷ, Giáo Hội của Ngài không chỉ dừng lại ở chỗ “tìm nơi thanh vắng” để nghỉ ngơi, mà còn lãnh trách nhiệm giáo dục con người trở nên những “công dân sinh thái” có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, như thông điệp Laudato Si đã nhấn mạnh :
“Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái” … Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.
Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.” (Laudato Si 211-212).
Và đó là một vài cảm nhận, sau chuyển dã ngoại thăm hồ Thuận Ninh , một hồ chứa nước thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định, trong địa bàn mục vụ của giáo xứ Phú Hữu. Đây chính là “rì-xọt”, là địa điểm “tham quan du lịch” của mọi người dân quê xung quanh. Bởi điều kiện tối giản để đến được nơi đây đó là “đôi chân phải dẽo để lội bộ” và xe hai bánh phải có thắng để lao dốc.
Những ai muốn một lần “tìm đến nơi vắng vẻ”, để gọi là “sống và thực hành giáo huấn về môi trường của Laudato Si”, xin hãy đến nơi đây !
Xem Hình
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Ngày nay, cùng với cái tâm thức “đô thị hóa” đang thống lĩnh, hình như người ta chuộng cái “chốn lao xao” hơn là thích “nơi vắng vẻ”, ưa chốn phồn hoa đô hội hơn chất phác chân quê. Bằng chứng là trong “guồng quay” du lịch hiện thời, các địa chỉ, điểm đến mà nhiều người đổ xô tìm tới là các thành phố nổi tiếng, các “rì-xọt” nhiều tiện nghi, các khu giải trí đông vui nhiều dịch vụ… Ít có ai muốn lẽo đẽo “một cuốc, một cần câu” để “tìm nơi vắng vẻ”, đến “cội cây” mà nhấp rượu, đến ao làng mà tắm mát !
Nhưng cái “chốn lao xao” của thị thành, của đông vui, của náo nhiệt…luôn kéo theo bao hệ lụy tiêu cực : hưởng thụ, tranh ăn, vô cảm và bao tính hư tật xấu của tham vọng, của dục tình…
Chính vì thế, Chúa Giêsu đã từng khuyên các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31).
Đó là chưa tính đến, những khu du lịch nổi tiếng, những trung tâm giải trí hạng sang…lại chính những nơi “nhân tạo” cao cấp được đầu tư hiện đại, gần như chỉ để dành riêng cho một giai cấp giàu có nào đó hưởng thụ và hoàn toàn loại trừ những thành phần nghèo nàn thấp cổ bé miệng, như sự nhận xét của ĐGH Phanxicô trong thông điệp về môi trường “Laudato Si”. Xin trích :
“Nhiều vùng trong thành thị cũng như thôn quê bị tư nhân hóa đất đai, gây khó khăn cho dân cư khó tiếp xúc với các vùng này và không thể chiêm ngắm vẻ đẹp các nơi đây. Nhiều nơi khác, người ta tạo những vùng “sinh thái” để chỉ phục vụ một ít người, nhưng cấm kẻ khác bước vào để đừng phá sự yên tĩnh nhân tạo. Người ta cũng tìm thấy một thành phố có những không gian xanh được chăm sóc tốt đẹp thường ở những nơi “được bảo đảm”, nhưng lại không có trong những vùng của những người bị xã hội loại trừ.” (Laudato Si 45)
Và sau 20 thế kỷ, Giáo Hội của Ngài không chỉ dừng lại ở chỗ “tìm nơi thanh vắng” để nghỉ ngơi, mà còn lãnh trách nhiệm giáo dục con người trở nên những “công dân sinh thái” có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, như thông điệp Laudato Si đã nhấn mạnh :
“Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái” … Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.
Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.” (Laudato Si 211-212).
Và đó là một vài cảm nhận, sau chuyển dã ngoại thăm hồ Thuận Ninh , một hồ chứa nước thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định, trong địa bàn mục vụ của giáo xứ Phú Hữu. Đây chính là “rì-xọt”, là địa điểm “tham quan du lịch” của mọi người dân quê xung quanh. Bởi điều kiện tối giản để đến được nơi đây đó là “đôi chân phải dẽo để lội bộ” và xe hai bánh phải có thắng để lao dốc.
Những ai muốn một lần “tìm đến nơi vắng vẻ”, để gọi là “sống và thực hành giáo huấn về môi trường của Laudato Si”, xin hãy đến nơi đây !