Các chuyên gia và các nhà hoạt động về khí hậu: Những liên minh rộng lớn, đa dạng cần cho việc chống lại biến đổi khí hậu
Sau khi Thông điệp "Laudato Si" (Ngài đáng Chúc tụng Ngợi khen) được công bố, nó đã gây ra một ít tranh cãi. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là phản ứng tích cực mà thông điệp này nhận được từ các nhóm khác nhau. Từ những người theo phong trào xã hội Do Thái cho đến người Công Giáo truyền thống, Thông điệp tìm được một số mối liên kết thú vị.
Một số người ủng hộ đã phát biểu quan điểm của mình trong một cuộc họp báo tại Vatican về biến đổi khí hậu.
Ông Bernd Nilles, Tổng Thư ký Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo cho hay: "Với sự giúp sức của buổi họp báo này, cũng như trong hội nghị quốc tế ngày mai và mốt, chúng tôi cố gắng hiệp nhất để mang những người thuộc các thành phần xã hội và tín ngưỡng đến với nhau. Và tôi nghĩ rằng hội thảo này thể hiện những gì chúng ta đã suy nghĩ , và làm thế nào chúng ta làm theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhằm tạo ra đối thoại và trao đổi để mang lại những ý tưởng và giải pháp mới về sự suy thoái môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt".
Các bình luận được đưa ra trong cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị với chủ đề: "Con người và hành tinh đầu tiên: Đòi hỏi phải thay đổi đường lối". Hội nghị diễn ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Bảy tại Vatican.
Một người khác là nhà văn và nhà hoạt động xã hội Naomi Klein. Bà cho biết ban đầu bà đã rất ngạc nhiên khi nhận được lời mời. Bà cho hay: "Đức Thánh Cha sớm viết trong Thông điệp 'Laudato Si' rằng đây không chỉ là giáo huấn cho giới Công Giáo, mà là dành cho mọi người sống trên hành tinh này. Và tôi có thể nói rằng với tư cách là một nhà nữ quyền thế tục Do Thái, tôi khá ngạc nhiên khi được mời đến Vatican, chắc chắn nó đã nói về tôi".
Cũng có những tiếng nói mà mọi người mong đợi trong một sự kiện như thế, chẳng hạn như một nhà khoa học khí tượng Công Giáo thể hiện quan điểm về tôn giáo và khoa học. Giáo sư Ottmar Edenhofer, Đồng chủ tịch Nhóm hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho biết: "Thông điệp đề cập đến khí quyển như là sự phổ biến toàn cầu của nhân loại, như là một thiện ích chung cho tất cả mọi người và của tất cả mọi người. Và với tuyên bố này, đích đến chung của hàng hoá, lần đầu tiên trong lịch sử của giáo huấn xã hội Công Giáo, áp dụng cho những bãi than bùn toàn cầu".
Hội nghị về biến đổi khí hậu được Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình cùng Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo đồng tổ chức. Khi tổ chức sự kiện này, các nhà tổ chức tìm cách mang đến những tiếng nói đa dạng để tiếp nhận quan điểm của họ, và cũng để mang thông điệp của Đức Thánh Cha đến với nhiều nhóm hơn.
Lã Thụ Nhân
Sau khi Thông điệp "Laudato Si" (Ngài đáng Chúc tụng Ngợi khen) được công bố, nó đã gây ra một ít tranh cãi. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là phản ứng tích cực mà thông điệp này nhận được từ các nhóm khác nhau. Từ những người theo phong trào xã hội Do Thái cho đến người Công Giáo truyền thống, Thông điệp tìm được một số mối liên kết thú vị.
Một số người ủng hộ đã phát biểu quan điểm của mình trong một cuộc họp báo tại Vatican về biến đổi khí hậu.
Ông Bernd Nilles, Tổng Thư ký Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo cho hay: "Với sự giúp sức của buổi họp báo này, cũng như trong hội nghị quốc tế ngày mai và mốt, chúng tôi cố gắng hiệp nhất để mang những người thuộc các thành phần xã hội và tín ngưỡng đến với nhau. Và tôi nghĩ rằng hội thảo này thể hiện những gì chúng ta đã suy nghĩ , và làm thế nào chúng ta làm theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha nhằm tạo ra đối thoại và trao đổi để mang lại những ý tưởng và giải pháp mới về sự suy thoái môi trường mà chúng ta đang phải đối mặt".
Các bình luận được đưa ra trong cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị với chủ đề: "Con người và hành tinh đầu tiên: Đòi hỏi phải thay đổi đường lối". Hội nghị diễn ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Bảy tại Vatican.
Một người khác là nhà văn và nhà hoạt động xã hội Naomi Klein. Bà cho biết ban đầu bà đã rất ngạc nhiên khi nhận được lời mời. Bà cho hay: "Đức Thánh Cha sớm viết trong Thông điệp 'Laudato Si' rằng đây không chỉ là giáo huấn cho giới Công Giáo, mà là dành cho mọi người sống trên hành tinh này. Và tôi có thể nói rằng với tư cách là một nhà nữ quyền thế tục Do Thái, tôi khá ngạc nhiên khi được mời đến Vatican, chắc chắn nó đã nói về tôi".
Cũng có những tiếng nói mà mọi người mong đợi trong một sự kiện như thế, chẳng hạn như một nhà khoa học khí tượng Công Giáo thể hiện quan điểm về tôn giáo và khoa học. Giáo sư Ottmar Edenhofer, Đồng chủ tịch Nhóm hội thảo Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cho biết: "Thông điệp đề cập đến khí quyển như là sự phổ biến toàn cầu của nhân loại, như là một thiện ích chung cho tất cả mọi người và của tất cả mọi người. Và với tuyên bố này, đích đến chung của hàng hoá, lần đầu tiên trong lịch sử của giáo huấn xã hội Công Giáo, áp dụng cho những bãi than bùn toàn cầu".
Hội nghị về biến đổi khí hậu được Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình cùng Liên minh quốc tế các Tổ chức Phát triển Công Giáo đồng tổ chức. Khi tổ chức sự kiện này, các nhà tổ chức tìm cách mang đến những tiếng nói đa dạng để tiếp nhận quan điểm của họ, và cũng để mang thông điệp của Đức Thánh Cha đến với nhiều nhóm hơn.
Lã Thụ Nhân