Hai Ngày Giáo Xứ 03 Và 04/06/2017 Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
HAI NGÀY GIÁO XỨ, 03 VÀ 04.06.2017
Kể từ những năm 80, hàng năm vào đầu tháng sáu, khi trời trong sáng và nắng ấm, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức hai ngày thân hữu, cũng gọi là hai ngày giáo xứ. Năm 2017 này, hai ngày giáo xứ là thứ bảy 03 và Chúa Nhật 04/06/2017, lễ Đức CHúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Xem Hình
Mục đích của hai ngày giáo xứ là để mọi giáo hữu trong giáo xứ, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân, từ họ chính đến họ lẻ, mọi giáo hữu trở về trụ sở giáo xứ để gặp nhau. Gặp nhau để cùng dâng lễ, cầu nguyện, chia sẻ và trao đổi với nhau. Chia sẻ tâm tình, cảm nghiệm đạo đời. Chia sẻ cuộc sống xã hội, giáo xứ, gia đình. Trao đổi về tâm tình, suy nghĩ, ý tưởng, về đồ dùng, cây cỏ, áo quần, sách vở, tranh ảnh. Chia sẻ và trao đổi về trò chơi, đồ chơi. Chia sẻ và trao đổi về thực phẩm, đồ ăn, thức uống, bánh kẹo. Chia sẻ và trao đổi về âm nhạc, tiếng đàn, tiếng hát, lời ngâm, lời ca, …(1).
Sự chia sẻ và trao đổi trong hai ngày giáo xứ đã làm cho các giáo hữu, những người bạn cùng tôn giáo, cảm thấy gần nhau hơn, cảm thấy giáo xứ là nhà chung, là Giáo Hội của mình hơn, và mình là phần tử, là thành viên thuộc về giáo xứ hơn, thuộc về Giáo Hội hơn, mình là tế bào thuộc về nhiệm thể Giáo Hội, nhiệm thể kitô hơn.
Sau một lần tham dự « Hai Ngày Giáo Xứ », có người đã chia sẻ tâm tình về « Giáo xứ của mình » một cách chân thành rằng :
GIÁO XỨ CỦA MÌNH
Giáo Xứ của mình là Giáo Hội thu nhỏ của mình. Mình yêu Giáo Xứ của mình vì, cũng như Giáo Hội thế giới to lớn, Giáo Hội thu nhỏ này có một sức sống là tình yêu, bác ái và một văn hóa là sự sống, sự thật, sự đẹp và sự thiện. Giáo Xứ của mình gồm những người có nguồn gốc Việt Nam, yêu quê hương, vàng da văn hóa Việt Nam và yêu Giáo Hội, đỏ máu đức tin Công Giáo.
Là người Việt Nam Công Giáo. Vì là Việt Nam, bám sâu vào văn hóa Việt Nam, nên dù ở ngoại quốc cũng biết nói, đọc và viết tiếng việt, nặng tình huynh đệ giống nòi rồng tiên, tha thiết với quê hương, có chí bảo vệ sự độc lập và an toàn lãnh thổ quốc gia, góp sức xây dựng, làm đẹp và phát triển đất nước, có tâm tính khoáng đạt siêu thoát, ưa cương thường hiếu thảo. Vì là Công Giáo, được đào luyện trong khung nhân bản, tin cậy mến, nên khắng khít với Giáo Hội, trung thành với đức tin, yêu thương đồng bào, đồng đạo, sẵn sàng tham dự các hoạt động mục vụ, tông đồ.
Giáo Xứ của mình là một Giáo Hội loài người, có đam mê, tranh dành, ghen tị, thiển cận, có độ lượng, thứ tha ; Có dấn thân, tích cực, hy sinh, khiêm nhường, hiền lành, có dửng dưng, lãnh đạm, nóng nảy, giận hờn, ganh ghét.
Khác nhau về tâm tính, về gia phong văn hóa, về giáo dục, nghề nghiệp, về địa vị, hiểu biết, kinh nghiệm, sản nghiệp, nhưng đều cùng có chung một nguồn gốc rồng tiên, một hướng đi nhân nghĩa, một bước tiến về tình yêu bác ái, cùng có chung một đích tới : yêu Thiên Chúa, yêu người đồng loại.
Mình yêu Giáo Hội của mình, mình yêu Giáo Xứ của mình, vì nó là của mình và mình là của nó, với những tốt, đẹp và thật của nó, cũng như với những xấu xí, bất toàn của nó.
Qua nó, mình liên kết với cha ông, tiền nhân của mình, với những người cùng lứa tuổi mình và với những thế hệ con cháu của mình, mình thông cảm với Giáo Hội hoàn vũ, mình kết hợp với các Thánh Tử Đạo tiền nhân, với Chúa Cha tạo dựng đất trời, Chúa Con cứu chuộc tử đạo, Chúa Thánh Thần an ủi, soi sáng.
Cùng với nó, mình gặp gỡ các anh em, bạn bè, đồng hành, đồng chí, mình chấp nhận và tiếp xúc với mọi người như họ là, cả với những người mà tự nhiên mình không thích họ, cả với những người mà tự nhiên họ không ưa mình.
Chúng mình gặp gỡ nhau, trong các lễ hội chung đạo đời, qua các lễ giỗ tư sinh tử, cưới hỏi và liên đới với nhau trong các ngành nghề, cộng tác, xây dựng với nhau và cùng nhau trong những công việc, hoạt động chung của giáo xứ.
Mình góp sức sống của mình với và cho Giáo Xứ của mình, theo sức của mình, cùng với các giáo hữu khác. Với hết tâm hồn và sức lực Chúa ban, mình góp phần xây dựng giáo xứ của mình, như một giáo hữu. Kết quả Chúa ban thế nào, trong Chúa và với Chúa, mình luôn vui và an bình tiếp nhận thế ấy. Và tâm hồn hân hoan ca bài « Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài ».
Thiên Hương
(1). Chương trình văn nghệ NGÀY GIÁO XỨ, 04 tháng 6 năm 2017, từ 14g
MC : Trúc Tiên, Clavier : Thanh Phương, Sono : Chương
Phụng ca Lê Bảo Tịnh (hợp ca) – Gánh lúa - Phạm Duy
Ngọc Châu – Anh là tia nắng trong em – Trúc Sinh
Đại – Tóc mây - Phạm Thế Mỹ
Mai Hương – Vào hạ - Lê Hựu Hà
Minh Nga – Hai phương trời cách biệt – Hoàng trọng
Quỳng Chi – Liên khúc Ru con &Ngậm ngùi – Phạm Duy
Minh Hoàng – Vì đó là em - Diệu Hương
Mỹ Hằng - Chiếc áo bà ba - Trần Thiện
Jacques Saigon – Nó – Anh Bằng
Phương Khanh – Yêu câu vọng cổ quê nhà – vọng cổ
Văn Đệ - Tình khúc tri âm – vọng cổ
Minh Nguyệt – Xin thời gian qua mau – Lam Phương
Hồng – Duyên phận – Thái Thịnh
Ngọc Xuân - Lệ đá - Trần Trịnh & Hà Huyền Chi
Ngọc Châu – Poupée de son - nhạc ngoại quốc
Thanh Giang & Mỹ Hằng - Về đâu mái tóc người thương – Hoài Linh
Trinh – Cô làng giềng – Hoàng Quý
Minh Hoàng - Đời còn cô đơn – Đài Phương Trang
Ngọc Xuân - Nếu đừng gian dỡ - Hoài Linh
Ngọc Bích – Tan tác - Nhạc Nhật - Lời Việt: Lữ Liên
HAI NGÀY GIÁO XỨ, 03 VÀ 04.06.2017
Kể từ những năm 80, hàng năm vào đầu tháng sáu, khi trời trong sáng và nắng ấm, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức hai ngày thân hữu, cũng gọi là hai ngày giáo xứ. Năm 2017 này, hai ngày giáo xứ là thứ bảy 03 và Chúa Nhật 04/06/2017, lễ Đức CHúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Xem Hình
Mục đích của hai ngày giáo xứ là để mọi giáo hữu trong giáo xứ, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân, từ họ chính đến họ lẻ, mọi giáo hữu trở về trụ sở giáo xứ để gặp nhau. Gặp nhau để cùng dâng lễ, cầu nguyện, chia sẻ và trao đổi với nhau. Chia sẻ tâm tình, cảm nghiệm đạo đời. Chia sẻ cuộc sống xã hội, giáo xứ, gia đình. Trao đổi về tâm tình, suy nghĩ, ý tưởng, về đồ dùng, cây cỏ, áo quần, sách vở, tranh ảnh. Chia sẻ và trao đổi về trò chơi, đồ chơi. Chia sẻ và trao đổi về thực phẩm, đồ ăn, thức uống, bánh kẹo. Chia sẻ và trao đổi về âm nhạc, tiếng đàn, tiếng hát, lời ngâm, lời ca, …(1).
Sự chia sẻ và trao đổi trong hai ngày giáo xứ đã làm cho các giáo hữu, những người bạn cùng tôn giáo, cảm thấy gần nhau hơn, cảm thấy giáo xứ là nhà chung, là Giáo Hội của mình hơn, và mình là phần tử, là thành viên thuộc về giáo xứ hơn, thuộc về Giáo Hội hơn, mình là tế bào thuộc về nhiệm thể Giáo Hội, nhiệm thể kitô hơn.
Sau một lần tham dự « Hai Ngày Giáo Xứ », có người đã chia sẻ tâm tình về « Giáo xứ của mình » một cách chân thành rằng :
GIÁO XỨ CỦA MÌNH
Giáo Xứ của mình là Giáo Hội thu nhỏ của mình. Mình yêu Giáo Xứ của mình vì, cũng như Giáo Hội thế giới to lớn, Giáo Hội thu nhỏ này có một sức sống là tình yêu, bác ái và một văn hóa là sự sống, sự thật, sự đẹp và sự thiện. Giáo Xứ của mình gồm những người có nguồn gốc Việt Nam, yêu quê hương, vàng da văn hóa Việt Nam và yêu Giáo Hội, đỏ máu đức tin Công Giáo.
Là người Việt Nam Công Giáo. Vì là Việt Nam, bám sâu vào văn hóa Việt Nam, nên dù ở ngoại quốc cũng biết nói, đọc và viết tiếng việt, nặng tình huynh đệ giống nòi rồng tiên, tha thiết với quê hương, có chí bảo vệ sự độc lập và an toàn lãnh thổ quốc gia, góp sức xây dựng, làm đẹp và phát triển đất nước, có tâm tính khoáng đạt siêu thoát, ưa cương thường hiếu thảo. Vì là Công Giáo, được đào luyện trong khung nhân bản, tin cậy mến, nên khắng khít với Giáo Hội, trung thành với đức tin, yêu thương đồng bào, đồng đạo, sẵn sàng tham dự các hoạt động mục vụ, tông đồ.
Giáo Xứ của mình là một Giáo Hội loài người, có đam mê, tranh dành, ghen tị, thiển cận, có độ lượng, thứ tha ; Có dấn thân, tích cực, hy sinh, khiêm nhường, hiền lành, có dửng dưng, lãnh đạm, nóng nảy, giận hờn, ganh ghét.
Khác nhau về tâm tính, về gia phong văn hóa, về giáo dục, nghề nghiệp, về địa vị, hiểu biết, kinh nghiệm, sản nghiệp, nhưng đều cùng có chung một nguồn gốc rồng tiên, một hướng đi nhân nghĩa, một bước tiến về tình yêu bác ái, cùng có chung một đích tới : yêu Thiên Chúa, yêu người đồng loại.
Mình yêu Giáo Hội của mình, mình yêu Giáo Xứ của mình, vì nó là của mình và mình là của nó, với những tốt, đẹp và thật của nó, cũng như với những xấu xí, bất toàn của nó.
Qua nó, mình liên kết với cha ông, tiền nhân của mình, với những người cùng lứa tuổi mình và với những thế hệ con cháu của mình, mình thông cảm với Giáo Hội hoàn vũ, mình kết hợp với các Thánh Tử Đạo tiền nhân, với Chúa Cha tạo dựng đất trời, Chúa Con cứu chuộc tử đạo, Chúa Thánh Thần an ủi, soi sáng.
Cùng với nó, mình gặp gỡ các anh em, bạn bè, đồng hành, đồng chí, mình chấp nhận và tiếp xúc với mọi người như họ là, cả với những người mà tự nhiên mình không thích họ, cả với những người mà tự nhiên họ không ưa mình.
Chúng mình gặp gỡ nhau, trong các lễ hội chung đạo đời, qua các lễ giỗ tư sinh tử, cưới hỏi và liên đới với nhau trong các ngành nghề, cộng tác, xây dựng với nhau và cùng nhau trong những công việc, hoạt động chung của giáo xứ.
Mình góp sức sống của mình với và cho Giáo Xứ của mình, theo sức của mình, cùng với các giáo hữu khác. Với hết tâm hồn và sức lực Chúa ban, mình góp phần xây dựng giáo xứ của mình, như một giáo hữu. Kết quả Chúa ban thế nào, trong Chúa và với Chúa, mình luôn vui và an bình tiếp nhận thế ấy. Và tâm hồn hân hoan ca bài « Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Ngài ».
Thiên Hương
(1). Chương trình văn nghệ NGÀY GIÁO XỨ, 04 tháng 6 năm 2017, từ 14g
MC : Trúc Tiên, Clavier : Thanh Phương, Sono : Chương
Phụng ca Lê Bảo Tịnh (hợp ca) – Gánh lúa - Phạm Duy
Ngọc Châu – Anh là tia nắng trong em – Trúc Sinh
Đại – Tóc mây - Phạm Thế Mỹ
Mai Hương – Vào hạ - Lê Hựu Hà
Minh Nga – Hai phương trời cách biệt – Hoàng trọng
Quỳng Chi – Liên khúc Ru con &Ngậm ngùi – Phạm Duy
Minh Hoàng – Vì đó là em - Diệu Hương
Mỹ Hằng - Chiếc áo bà ba - Trần Thiện
Jacques Saigon – Nó – Anh Bằng
Phương Khanh – Yêu câu vọng cổ quê nhà – vọng cổ
Văn Đệ - Tình khúc tri âm – vọng cổ
Minh Nguyệt – Xin thời gian qua mau – Lam Phương
Hồng – Duyên phận – Thái Thịnh
Ngọc Xuân - Lệ đá - Trần Trịnh & Hà Huyền Chi
Ngọc Châu – Poupée de son - nhạc ngoại quốc
Thanh Giang & Mỹ Hằng - Về đâu mái tóc người thương – Hoài Linh
Trinh – Cô làng giềng – Hoàng Quý
Minh Hoàng - Đời còn cô đơn – Đài Phương Trang
Ngọc Xuân - Nếu đừng gian dỡ - Hoài Linh
Ngọc Bích – Tan tác - Nhạc Nhật - Lời Việt: Lữ Liên