Ngày Gia Đình Tại Giáo Xứ Paris : Hội Luận Về Chủ Đề Di Dân Và Tị Nạn
Buổi hội luận của nhóm Gia Đình Trẻ lần thứ 17 đã diễn ra vào Chúa Nhật 15/04/2018, do Phó tế Giang Minh Đức là trưởng ban điều khiển chương trình, quy tụ khoảng 30 người, gồm các thành viên trong nhóm Gia Đình Trẻ và Du Ca, cũng như những các thân hữu gần, xa về tham dự. Đặc biệt còn có sự hiện diện của Phó tế Sylvain, một người bạn Pháp của Thầy Đức cùng thụ phong phó tế trong năm qua, được mời đến để trình bày các sinh hoạt của Giáo xứ Saint-Anne (Paris) liên quan đến người di dân và tỵ nạn.
Đề tài trong buổi họp do Giáo sư Lê Đình Thông trình bầy là “Di dân và tị nạn qua lịch sử Giáo Hội và lịch sử cận đại”. Phần đầu GS Thông thuyết trình đề tài gồm hai tiếp cận :
- Căn tính của một người tín hữu qua lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại
- Vai trò và nhiệm vụ của giáo dân trong việc đón tiếp người di dân và tỵ nạn theo thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Sau đó là phần thảo luận và chia sẻ những ý kiến xoay quanh các biện pháp, khó khăn trong việc tiếp đón, hội nhập người di dân và tỵ nạn.
Trước khi đi vào trong nội dung chủ đề, Phó tế Đức đã mời anh Đại, một thành viên trong nhóm Gia Đình Trẻ, trình bày tổng quát về vấn đề di dân trong khuôn khổ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô. Anh Đại đã nêu ra bối cảnh của lời kêu gọi này, các nguyên nhân chính trị, xã hội, kinh tế, chiến tranh của vấn đề di dân với mục đích giúp ta quán triệt hiện trạng vấn đề di dân.
Thuyết trình đề tài
GS Lê Đình Thông đã giới thiệu chủ đề gồm ba mục, được trình chiếu trên màn ảnh bằng PowerPoint : trước hết, định nghĩa các thuật ngữ liên hệ, tiếp theo là giải thích căn tính người tín hữu qua Cựu Ước, Tân Ước cũng như trong lịch sử hiện đại, và cuối cùng trình bày các giải pháp của Đức Thánh Cha Phanxicôvà Giáo Hội nhằm giúp những người di dân và tị nạn.
1. Định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến di cư :
- Di tản (exode) : cuộc di tản quy mô của một dân tộc qua một nước khác, như cuộc di dân của dân Do Thái từ Ai Cập qua Israël dưới sự lãnh đạo của Moïse.
- Lưu đầy (exil) : một dân tộc bị ép buộc rời khỏi quê hương vì những lý do chiến tranh, chính trị, xã hội v.v., như cuộc lưu vong của dân Do Thái sang Babylone hồi thế kỷ thứ 6 trước công nguyên
-Tị nạn (refugié) áp dụng cho một nhóm người, phải trốn chạy qua một nước khác vì lý do chính trị, chiến tranh, xã hội, v.v., như trường hợp những người tị nạn chính trị Việt Nam
- Việt kiều : từ này thể hiện những người gốc Việt, hiện sinh sống, làm việc ở một quốc gia khác.
- Di trú (migration) : là những người đi tìm một quốc gia mới để tạm trú hoặc định cư
- Nhập cư (immigration) là một trường hợp một nhóm người định cư vào một nước nhất định
2. Căn tính của các tín hữu trong trong lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại :
Di dân và tị nạn không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng có từ thời cổ đại. Cuộc di dân đầu tiên của dân Do Thái nhằm thoát ách nô lệ ở Ai Cập, di tản sang Israël dưới sự lãnh đạo của Moïse qua biển Đỏ, chiến thắng của Israël cũng như mười điều răn của Chúa Kitô được mô tả trong sách Xuất Hành (Livre de l'Exode). Trong Cựu Ước còn nói đến của sự lưu đầy của người Do Thái sang Babylone vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau thất bại của hai vương quốc Jérusalem, do nhà vua Nabuchodonosor II (605-562) lãnh đạo vương quốc Juda chủ xướng.
Tân Ước trình thuật việc Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse đều là những người tị nạn khi chạy trốn sang Ai Cập để thoát lệnh giết trẻ sơ sinh của vua Hêrôđê.
Trong Tân Ước, các Thánh sử Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan đều viết về hành trình cứu độ của Chúa trên đất Israël : Ngài đã đi giảng dạy phúc âm từ nam đến bắc, rồi sau đó vinh quang chiến thắng, bước vào thành Giêrusalem, và cuối cùng đã hiến thân để gánh tội trần gian trên chặng đường Thánh giá.
Trong lịch sử hiện đại, ta có thể đề cấp đến hai làn sóng di cư kế tiếp tìm tự do của dân Việt Nam:
- đợt thứ nhất là cuộc di dân của gần một triệu người Bắc xuống miền Nam Việt Nam năm 1954 ;
- và đợt thứ hai là phong trào vượt biên tìm tự do của dân miền Nam kể từ năm 1975.
Hiện nay số liệu người tỵ nạn Việt Nam ở khắp nơi, từ Úc đến Mỹ qua Châu Âu, Châu Á với hơn bốn triệu người, đặc biệt bên Pháp có khoảng 250 000 người.
3. Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về di dân và tị nạn :
Đối mặt với cuộc di dân khổng lồ của hai triệu người Syria, và trước bức ảnh của một em bé người Syria chết đuối, nằm úp mặt trên một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khuôn khổ ngày di dân và tỵ nạn thế giới năm 2018, Đức Thánh Cha đã kêu gọi Giáo Hội và các giáo dân cần nỗ lực giúp đỡ người nhập cư. Thông điệp của Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta phải thực hiện bằng hành động, chứ không trong lời nói hay suy nghĩ nữa, bốn mục tiêu sau đây : Tiếp đón, Bảo vệ, Thăng tiến, Hội nhập những người di dân và tị nạn.
Trong khuôn khổ mục vụ di dân, Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta phải thay đổi cái nhìn và cách suy nghĩ đối với người di dân, chủ động tìm hiểu, cộng tác với các tổ chức từ thiện, đồng thời tìm hiểu các biện pháp mới về di dân (dự luật đang được Quốc Hội Pháp thảo luận) để có thể đóng góp cụ thể vào việc xây dựng một cuộc đời mới.
Theo Ngài, chúng ta phải phục vụ tha nhân, cũng như Chúa trước đây đã kiên quyết dâng hiến cả cuộc đời để cứu chúng ta thoát khỏi tội lỗi, như Thánh Phaolô đã nói ‘‘Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.’’ (Ep 2,19)
Chúng ta cần giúp họ, phát triển các hoạt động nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải. Tất cả các hoạt động này phải được thực hiện trong phạm vi của Giáo Hội, vì như Thánh Gioan Kim Khẩu (saint Jean Chrysostome) đã nói : "Giáo Hội là niềm hy vọng, cứu độ và là nơi con nương náu." (Spes tua Ecclesia, salus tua Ecclesia, refugium tuum).
Cuối cùng, GS Thông đã kết luận qua một bài thơ về chim phượng hoàng để gợi lên niềm hy vọng của những người di dân và tỵ nạn là sẽ có một ngày gần nào đó họ có thể trở về quê hương yêu quý, vì phượng hoàng chết thành tro tàn, và hồi sinh từ tro tàn này để trở thành con chim phượng hoàng mới :
Phương trì, Phượng trì, Phượng trì, Phượng trì
Cánh phượng hoàng vỗ cánh xóa bất công
Và tro tàn tham nhũng sẽ chìm sông
Phượng trì bay quy hướng đông lai tòng.
Ý kiến trao đổi trong cuộc họp
Sau thuyết trình đề tài của GS Lê Đình Thông, Phó tế Giang Minh Đức đã mời Phó tế Sylvain để trình bày quá trình hoạt động của anh cũng như thực trạng hiện nay về việc giúp những người di dân và tỵ nạn ở Giáo xứ Saint-Anne tại quận 13 ở Paris.
Chứng từ của Phó tế Sylvain
Sylvain góp phần giúp đỡ những người di dân, tỵ nạn tại giáo xứ Saint-Anne về các khía cạnh: tiếp nhận, hỗ trợ nhà ở, chuẩn bị bữa ăn, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, giảng dạy các khóa học tiếng Pháp. Theo Sylvain, tất cả những người nhập cư được giáo xứ Saint- Anne tiếp nhận là những người được chuyển đến theo lệnh của Préfecture de Paris.
Thầy Phó tế đã phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thầy cho rằng xã hội hiện nay không có tinh thần khoan dung và đối xử bình đẳng với mọi người, và đặc biệt đối với người nhập cư, nhưng Giáo hội thực hiện nhân bản Công Giáo. Để đối phó với vấn nạn này cần có đủ nghị lực để vượt qua nhiều thách thức, khắc phục những luận điệu tiêu cực về di dân.
Vấn đề thứ hai là làm sao phát triển các hoạt động nhằm giúp của những người nhập cư sớm tự lập. Một trong các hoạt động này là sự phối hợp giữa Giáo xứ Saint-Anne và bốn Giáo xứ tại Paris về chủ yếu mặt tài chính để tìm kiếm những căn hộ nho nhỏ cho họ.
Khó khăn thứ ba liên quan đến việc giảng dạy tiếng Pháp, nhưng dù sao đi nữa, Thầy Sylvain tự hào khi hoàn thành nhiệm vụ tạo một khởi đầu mới trong việc xây dựng lại cuộc đời của họ ở bên Pháp, đúng theo thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Sau chia sẻ của Phó tế Sylvain, Thầy Đức đã mời Bà Vân Anh nói về di dân người Việt ở Calais.
Chia sẻ của Bà Vân Anh về di dân Việt Nam ở Calais:
Bà Vân Anh được thông báo về tình trạng người di dân Việt Nam ở thành phố Calais, phía bắc nước Pháp, qua một người bạn đang công tác ở Hồng Thập Tự Pháp. Những người di dân Việt còn rất trẻ dưới 18 tuổi. Họ đến Pháp để tìm đường sang Anh hay Đức, qua sự môi giới của bọn buôn người. Khi đến Calais, họ sống lén lút. Một số thiếu nữ còn bán thân để tồn tại. Họ không còn được hưởng quy chế tị nạn như giai đoạn sau năm 1975.
Kết luận:
Cuộc họp giúp ta suy nghĩ về di dân và tị nạn qua lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại. Sau buổi họp cử tọa đã nhận thức việc hỗ trợ những người nhập cư cần có sự phối hợp của các giáo xứ nhằm tuân thủ bốn mục tiêu của Đức Thánh Cha Phanxicô: Tiếp đón, Bảo vệ, Thăng tiến, Hội nhập.
Buổi hội luận kết thúc sau gần bốn tiếng đồng hồ trao đổi bằng song ngữ Việt Pháp.
Đinh Đức Huy
Hình ảnh : Nguyễn Ngọc Huy
Đề tài trong buổi họp do Giáo sư Lê Đình Thông trình bầy là “Di dân và tị nạn qua lịch sử Giáo Hội và lịch sử cận đại”. Phần đầu GS Thông thuyết trình đề tài gồm hai tiếp cận :
- Căn tính của một người tín hữu qua lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại
- Vai trò và nhiệm vụ của giáo dân trong việc đón tiếp người di dân và tỵ nạn theo thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Sau đó là phần thảo luận và chia sẻ những ý kiến xoay quanh các biện pháp, khó khăn trong việc tiếp đón, hội nhập người di dân và tỵ nạn.
Trước khi đi vào trong nội dung chủ đề, Phó tế Đức đã mời anh Đại, một thành viên trong nhóm Gia Đình Trẻ, trình bày tổng quát về vấn đề di dân trong khuôn khổ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô. Anh Đại đã nêu ra bối cảnh của lời kêu gọi này, các nguyên nhân chính trị, xã hội, kinh tế, chiến tranh của vấn đề di dân với mục đích giúp ta quán triệt hiện trạng vấn đề di dân.
Thuyết trình đề tài
GS Lê Đình Thông đã giới thiệu chủ đề gồm ba mục, được trình chiếu trên màn ảnh bằng PowerPoint : trước hết, định nghĩa các thuật ngữ liên hệ, tiếp theo là giải thích căn tính người tín hữu qua Cựu Ước, Tân Ước cũng như trong lịch sử hiện đại, và cuối cùng trình bày các giải pháp của Đức Thánh Cha Phanxicôvà Giáo Hội nhằm giúp những người di dân và tị nạn.
1. Định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến di cư :
- Di tản (exode) : cuộc di tản quy mô của một dân tộc qua một nước khác, như cuộc di dân của dân Do Thái từ Ai Cập qua Israël dưới sự lãnh đạo của Moïse.
- Lưu đầy (exil) : một dân tộc bị ép buộc rời khỏi quê hương vì những lý do chiến tranh, chính trị, xã hội v.v., như cuộc lưu vong của dân Do Thái sang Babylone hồi thế kỷ thứ 6 trước công nguyên
-Tị nạn (refugié) áp dụng cho một nhóm người, phải trốn chạy qua một nước khác vì lý do chính trị, chiến tranh, xã hội, v.v., như trường hợp những người tị nạn chính trị Việt Nam
- Việt kiều : từ này thể hiện những người gốc Việt, hiện sinh sống, làm việc ở một quốc gia khác.
- Di trú (migration) : là những người đi tìm một quốc gia mới để tạm trú hoặc định cư
- Nhập cư (immigration) là một trường hợp một nhóm người định cư vào một nước nhất định
2. Căn tính của các tín hữu trong trong lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại :
Di dân và tị nạn không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng có từ thời cổ đại. Cuộc di dân đầu tiên của dân Do Thái nhằm thoát ách nô lệ ở Ai Cập, di tản sang Israël dưới sự lãnh đạo của Moïse qua biển Đỏ, chiến thắng của Israël cũng như mười điều răn của Chúa Kitô được mô tả trong sách Xuất Hành (Livre de l'Exode). Trong Cựu Ước còn nói đến của sự lưu đầy của người Do Thái sang Babylone vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, sau thất bại của hai vương quốc Jérusalem, do nhà vua Nabuchodonosor II (605-562) lãnh đạo vương quốc Juda chủ xướng.
Tân Ước trình thuật việc Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse đều là những người tị nạn khi chạy trốn sang Ai Cập để thoát lệnh giết trẻ sơ sinh của vua Hêrôđê.
Trong Tân Ước, các Thánh sử Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan đều viết về hành trình cứu độ của Chúa trên đất Israël : Ngài đã đi giảng dạy phúc âm từ nam đến bắc, rồi sau đó vinh quang chiến thắng, bước vào thành Giêrusalem, và cuối cùng đã hiến thân để gánh tội trần gian trên chặng đường Thánh giá.
Trong lịch sử hiện đại, ta có thể đề cấp đến hai làn sóng di cư kế tiếp tìm tự do của dân Việt Nam:
- đợt thứ nhất là cuộc di dân của gần một triệu người Bắc xuống miền Nam Việt Nam năm 1954 ;
- và đợt thứ hai là phong trào vượt biên tìm tự do của dân miền Nam kể từ năm 1975.
Hiện nay số liệu người tỵ nạn Việt Nam ở khắp nơi, từ Úc đến Mỹ qua Châu Âu, Châu Á với hơn bốn triệu người, đặc biệt bên Pháp có khoảng 250 000 người.
3. Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về di dân và tị nạn :
Trong khuôn khổ mục vụ di dân, Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta phải thay đổi cái nhìn và cách suy nghĩ đối với người di dân, chủ động tìm hiểu, cộng tác với các tổ chức từ thiện, đồng thời tìm hiểu các biện pháp mới về di dân (dự luật đang được Quốc Hội Pháp thảo luận) để có thể đóng góp cụ thể vào việc xây dựng một cuộc đời mới.
Theo Ngài, chúng ta phải phục vụ tha nhân, cũng như Chúa trước đây đã kiên quyết dâng hiến cả cuộc đời để cứu chúng ta thoát khỏi tội lỗi, như Thánh Phaolô đã nói ‘‘Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa.’’ (Ep 2,19)
Chúng ta cần giúp họ, phát triển các hoạt động nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải. Tất cả các hoạt động này phải được thực hiện trong phạm vi của Giáo Hội, vì như Thánh Gioan Kim Khẩu (saint Jean Chrysostome) đã nói : "Giáo Hội là niềm hy vọng, cứu độ và là nơi con nương náu." (Spes tua Ecclesia, salus tua Ecclesia, refugium tuum).
Cuối cùng, GS Thông đã kết luận qua một bài thơ về chim phượng hoàng để gợi lên niềm hy vọng của những người di dân và tỵ nạn là sẽ có một ngày gần nào đó họ có thể trở về quê hương yêu quý, vì phượng hoàng chết thành tro tàn, và hồi sinh từ tro tàn này để trở thành con chim phượng hoàng mới :
Phương trì, Phượng trì, Phượng trì, Phượng trì
Cánh phượng hoàng vỗ cánh xóa bất công
Và tro tàn tham nhũng sẽ chìm sông
Phượng trì bay quy hướng đông lai tòng.
Ý kiến trao đổi trong cuộc họp
Sau thuyết trình đề tài của GS Lê Đình Thông, Phó tế Giang Minh Đức đã mời Phó tế Sylvain để trình bày quá trình hoạt động của anh cũng như thực trạng hiện nay về việc giúp những người di dân và tỵ nạn ở Giáo xứ Saint-Anne tại quận 13 ở Paris.
Chứng từ của Phó tế Sylvain
Sylvain góp phần giúp đỡ những người di dân, tỵ nạn tại giáo xứ Saint-Anne về các khía cạnh: tiếp nhận, hỗ trợ nhà ở, chuẩn bị bữa ăn, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, giảng dạy các khóa học tiếng Pháp. Theo Sylvain, tất cả những người nhập cư được giáo xứ Saint- Anne tiếp nhận là những người được chuyển đến theo lệnh của Préfecture de Paris.
Thầy Phó tế đã phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thầy cho rằng xã hội hiện nay không có tinh thần khoan dung và đối xử bình đẳng với mọi người, và đặc biệt đối với người nhập cư, nhưng Giáo hội thực hiện nhân bản Công Giáo. Để đối phó với vấn nạn này cần có đủ nghị lực để vượt qua nhiều thách thức, khắc phục những luận điệu tiêu cực về di dân.
Vấn đề thứ hai là làm sao phát triển các hoạt động nhằm giúp của những người nhập cư sớm tự lập. Một trong các hoạt động này là sự phối hợp giữa Giáo xứ Saint-Anne và bốn Giáo xứ tại Paris về chủ yếu mặt tài chính để tìm kiếm những căn hộ nho nhỏ cho họ.
Khó khăn thứ ba liên quan đến việc giảng dạy tiếng Pháp, nhưng dù sao đi nữa, Thầy Sylvain tự hào khi hoàn thành nhiệm vụ tạo một khởi đầu mới trong việc xây dựng lại cuộc đời của họ ở bên Pháp, đúng theo thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Sau chia sẻ của Phó tế Sylvain, Thầy Đức đã mời Bà Vân Anh nói về di dân người Việt ở Calais.
Chia sẻ của Bà Vân Anh về di dân Việt Nam ở Calais:
Bà Vân Anh được thông báo về tình trạng người di dân Việt Nam ở thành phố Calais, phía bắc nước Pháp, qua một người bạn đang công tác ở Hồng Thập Tự Pháp. Những người di dân Việt còn rất trẻ dưới 18 tuổi. Họ đến Pháp để tìm đường sang Anh hay Đức, qua sự môi giới của bọn buôn người. Khi đến Calais, họ sống lén lút. Một số thiếu nữ còn bán thân để tồn tại. Họ không còn được hưởng quy chế tị nạn như giai đoạn sau năm 1975.
Kết luận:
Cuộc họp giúp ta suy nghĩ về di dân và tị nạn qua lịch sử Giáo hội và lịch sử cận đại. Sau buổi họp cử tọa đã nhận thức việc hỗ trợ những người nhập cư cần có sự phối hợp của các giáo xứ nhằm tuân thủ bốn mục tiêu của Đức Thánh Cha Phanxicô: Tiếp đón, Bảo vệ, Thăng tiến, Hội nhập.
Buổi hội luận kết thúc sau gần bốn tiếng đồng hồ trao đổi bằng song ngữ Việt Pháp.
Đinh Đức Huy
Hình ảnh : Nguyễn Ngọc Huy