Nhật: Các Giám mục Công giáo đề nghị chính phủ đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân
Khi kết thúc khoá họp toàn thể, các Giám mục Công giáo Nhật đã kêu gọi chính phủ ngay lập tức đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của đất nước.
Ngày 10-11, trong cuộc họp báo gần nhà thờ chính toà Motoderakoji của Sendai, giáo phận bị ảnh hưởng nhất bởi thảm họa Fukushima, các ngài đã công bố một văn kiện mang tên "Chấm dứt Năng lượng hạt nhân hôm nay: sự cần thiết phải tính đến thảm họa bị gây ra bởi sự cố bi thảm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi".
Trong khi chính phủ Nhật lo lắng về tương lai điện hạt nhân, khẳng định đã từ bỏ việc gia tăng điện hạt nhân từ 30% lên 50% vào năm 2030 trong việc sản xuất điện, trong khi vào ngày 1-11 cho phép khởi động lại một nhà máy hạt nhân ở Kyushu, cử chỉ của các Giám mục muốn tỏ ra dứt khoát.
Tại hội nghị ngày 10-10, năm Giám mục hiện diện trước các phóng viên đã trích dẫn một tài liệu của Hội đồng Giám mục Nhật công bố năm 2001. Người ta có thể đọc trong văn kiện này khuyến nghị sau đây về điện hạt nhân: "Để tránh một thảm kịch, chúng ta phải phát triển các nguồn năng lượng thay thế chắc chắn để sản xuất năng lượng".
Trong văn kiện công bố tại Sendai, các Giám mục Nhật giải thích rằng "bi kịch" được gợi lên cách đây 10 năm "đã trở thành hiện thực với sự cố Fukushima Daiichi". Các ngài không che giấu rằng trong trường hợp ngưng các nhà máy điện hạt nhân, Nhật phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng các ngài cũng nhấn mạnh rằng đất nước có thể sống với rất ít nhà máy điện hoạt động. Thật vậy, trong 54 lò phản ứng hạt nhân đã lắp đặt, chỉ có mười lò là đang hoạt động, và một số trong các lò ấy sẽ phải tạm ngưng hoạt động để bảo trì.
Các Giám mục cũng nói các ngài nhận thức rằng trong đất nước, hầu như không có nguồn năng lượng nội địa, việc sử dụng gia tăng các năng lượng hóa thạch có thể ngăn chặn Nhật đạt các mục tiêu, vốn được qui định bởi Nghị định thư Kyoto về thải khí CO ².
Tuy nhiên, các ngài nhấn mạnh rằng, con người chịu trách nhiệm về các hành vi của mính, và phải bảo vệ "thiên nhiên và toàn bộ sự sống, vốn là công trình của Thiên Chúa". Con người hôm nay phải truyền lại cho các thế hệ tương lai một "môi trường lành mạnh", theo các ngài. Nước Nhật có "một nền văn hóa, sự khôn ngoan và truyền thống, mà vì chúng việc sống hòa hợp với thiên nhiên" là một yếu tố trung tâm. Thần đạo và Phật giáo đã góp phần lan truyền trong xã hội tinh thần đó, "và trong Kitô giáo, chúng tôi cũng có ý chí để sống một cách tiết độ”.
Do đó, các Giám mục nói tiếp, tất cả mọi người ở Nhật được mời gọi thay đổi hoàn toàn lối sống của mình: "Điểm chính yếu là thích ứng các hành vi của chúng ta, vốn rất tuỳ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Chính nước Nhật và người dân Nhật phải suy nghĩ lại cách họ sống".
Theo Đức Giám mục Isao Kikuchi, Giáo phận Niigata, một trong năm Giám mục giới thiệu văn kiện của Hội đồng Giám mục cho các phóng viên, “sau thảm họa Fukushima, sự suy nghĩ lại là cần thiết. Chúng tôi đề nghị công dân của chúng tôi hãy thay đổi và đơn giản hóa lối sống của họ. Ngày nay, phần lớn người dân chia sẻ các mối sợ hãi liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực của điện hạt nhân. Những người khác nghĩ rằng thay đổi cuộc sống của một quốc gia nói chung là không thể được, và do đó người ta không thể ngưng các nhà máy điện. Chúng tôi, các Giám mục, đã thảo luận vấn đề này với nhau. Có lẽ chúng tôi sẽ nhận được những lời chỉ trích, nhưng thực tế là rằng lợi ích lớn nhất là bảo vệ cuộc sống và việc bảo vệ tạo vật. Chúng tôi có bổn phận nói lên như vậy”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides, Ngài kết luận bằng cách nói: "Chúng tôi thúc giục chính phủ phải đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng mới thay thế, chẳng hạn năng lượng mặt trời. Văn kiện của chúng tôi không có tính chính trị, nhưng là có bản chất tôn giáo và xã hội; chúng tôi dựa vào sự hỗ trợ của các tín hữu của mọi tôn giáo".
Sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo Nhật – vốn chỉ chiếm 0,4% dân số nước này- cho việc ngưng các nhà máy điện hạt nhân, là đã có trước vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3 qua. Ngoài văn kiện năm 2001, hồi tháng 10-1999, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám Mục đã tuyên bố chính phủ nên từ bỏ năng lượng hạt nhân, và hãy phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Vào thời điểm đó, lời kêu gọi của Giáo Hội đã không được lắng nghe, và chương trình hạt nhân vẫn tiếp tục. Ngày nay, với dư luận Nhật không mấy thích năng lượng hạt nhân, lời kêu gọi của các Giám mục có thể khiến các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác lên tiếng về vấn đề, theo chiều hướng này.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, các chính trị gia dường như không quyết định tuyên bố gì. Thống đốc Tokyo, nhân vật nổi tiếng về việc nói thẳng thắn và các ý tưởng dân tộc của mình, đã tuyên bố hồi tháng Bảy rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật không nên xem xét các "phản ứng cuồng loạn" sau vụ Fukushima, và rằng Nhật không thể tự cho phép từ bỏ các nhà máy điện.
Về phần mình, chính phủ tìm cách bảo tồn ngành công nghiệp hạt nhân Nhật, đặc biệt là xuất khẩu, trong khi trì hoãn việc sản xuất năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ, khẳng định muốn “chia tay chính sách năng lượng dài hạn”. (Églises d’Asie 10-11-2011)
Phạm Kim An
Khi kết thúc khoá họp toàn thể, các Giám mục Công giáo Nhật đã kêu gọi chính phủ ngay lập tức đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân của đất nước.
Ngày 10-11, trong cuộc họp báo gần nhà thờ chính toà Motoderakoji của Sendai, giáo phận bị ảnh hưởng nhất bởi thảm họa Fukushima, các ngài đã công bố một văn kiện mang tên "Chấm dứt Năng lượng hạt nhân hôm nay: sự cần thiết phải tính đến thảm họa bị gây ra bởi sự cố bi thảm của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi".
Trong khi chính phủ Nhật lo lắng về tương lai điện hạt nhân, khẳng định đã từ bỏ việc gia tăng điện hạt nhân từ 30% lên 50% vào năm 2030 trong việc sản xuất điện, trong khi vào ngày 1-11 cho phép khởi động lại một nhà máy hạt nhân ở Kyushu, cử chỉ của các Giám mục muốn tỏ ra dứt khoát.
Tại hội nghị ngày 10-10, năm Giám mục hiện diện trước các phóng viên đã trích dẫn một tài liệu của Hội đồng Giám mục Nhật công bố năm 2001. Người ta có thể đọc trong văn kiện này khuyến nghị sau đây về điện hạt nhân: "Để tránh một thảm kịch, chúng ta phải phát triển các nguồn năng lượng thay thế chắc chắn để sản xuất năng lượng".
Trong văn kiện công bố tại Sendai, các Giám mục Nhật giải thích rằng "bi kịch" được gợi lên cách đây 10 năm "đã trở thành hiện thực với sự cố Fukushima Daiichi". Các ngài không che giấu rằng trong trường hợp ngưng các nhà máy điện hạt nhân, Nhật phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế, nhưng các ngài cũng nhấn mạnh rằng đất nước có thể sống với rất ít nhà máy điện hoạt động. Thật vậy, trong 54 lò phản ứng hạt nhân đã lắp đặt, chỉ có mười lò là đang hoạt động, và một số trong các lò ấy sẽ phải tạm ngưng hoạt động để bảo trì.
Các Giám mục cũng nói các ngài nhận thức rằng trong đất nước, hầu như không có nguồn năng lượng nội địa, việc sử dụng gia tăng các năng lượng hóa thạch có thể ngăn chặn Nhật đạt các mục tiêu, vốn được qui định bởi Nghị định thư Kyoto về thải khí CO ².
Tuy nhiên, các ngài nhấn mạnh rằng, con người chịu trách nhiệm về các hành vi của mính, và phải bảo vệ "thiên nhiên và toàn bộ sự sống, vốn là công trình của Thiên Chúa". Con người hôm nay phải truyền lại cho các thế hệ tương lai một "môi trường lành mạnh", theo các ngài. Nước Nhật có "một nền văn hóa, sự khôn ngoan và truyền thống, mà vì chúng việc sống hòa hợp với thiên nhiên" là một yếu tố trung tâm. Thần đạo và Phật giáo đã góp phần lan truyền trong xã hội tinh thần đó, "và trong Kitô giáo, chúng tôi cũng có ý chí để sống một cách tiết độ”.
Do đó, các Giám mục nói tiếp, tất cả mọi người ở Nhật được mời gọi thay đổi hoàn toàn lối sống của mình: "Điểm chính yếu là thích ứng các hành vi của chúng ta, vốn rất tuỳ thuộc vào năng lượng hạt nhân. Chính nước Nhật và người dân Nhật phải suy nghĩ lại cách họ sống".
Theo Đức Giám mục Isao Kikuchi, Giáo phận Niigata, một trong năm Giám mục giới thiệu văn kiện của Hội đồng Giám mục cho các phóng viên, “sau thảm họa Fukushima, sự suy nghĩ lại là cần thiết. Chúng tôi đề nghị công dân của chúng tôi hãy thay đổi và đơn giản hóa lối sống của họ. Ngày nay, phần lớn người dân chia sẻ các mối sợ hãi liên quan đến các ảnh hưởng tiêu cực của điện hạt nhân. Những người khác nghĩ rằng thay đổi cuộc sống của một quốc gia nói chung là không thể được, và do đó người ta không thể ngưng các nhà máy điện. Chúng tôi, các Giám mục, đã thảo luận vấn đề này với nhau. Có lẽ chúng tôi sẽ nhận được những lời chỉ trích, nhưng thực tế là rằng lợi ích lớn nhất là bảo vệ cuộc sống và việc bảo vệ tạo vật. Chúng tôi có bổn phận nói lên như vậy”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Fides, Ngài kết luận bằng cách nói: "Chúng tôi thúc giục chính phủ phải đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng mới thay thế, chẳng hạn năng lượng mặt trời. Văn kiện của chúng tôi không có tính chính trị, nhưng là có bản chất tôn giáo và xã hội; chúng tôi dựa vào sự hỗ trợ của các tín hữu của mọi tôn giáo".
Sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo Nhật – vốn chỉ chiếm 0,4% dân số nước này- cho việc ngưng các nhà máy điện hạt nhân, là đã có trước vụ tai nạn tại nhà máy Fukushima, sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3 qua. Ngoài văn kiện năm 2001, hồi tháng 10-1999, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám Mục đã tuyên bố chính phủ nên từ bỏ năng lượng hạt nhân, và hãy phát triển các nguồn năng lượng thay thế.
Vào thời điểm đó, lời kêu gọi của Giáo Hội đã không được lắng nghe, và chương trình hạt nhân vẫn tiếp tục. Ngày nay, với dư luận Nhật không mấy thích năng lượng hạt nhân, lời kêu gọi của các Giám mục có thể khiến các nhà lãnh đạo các tôn giáo khác lên tiếng về vấn đề, theo chiều hướng này.
Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, các chính trị gia dường như không quyết định tuyên bố gì. Thống đốc Tokyo, nhân vật nổi tiếng về việc nói thẳng thắn và các ý tưởng dân tộc của mình, đã tuyên bố hồi tháng Bảy rằng các nhà hoạch định chính sách Nhật không nên xem xét các "phản ứng cuồng loạn" sau vụ Fukushima, và rằng Nhật không thể tự cho phép từ bỏ các nhà máy điện.
Về phần mình, chính phủ tìm cách bảo tồn ngành công nghiệp hạt nhân Nhật, đặc biệt là xuất khẩu, trong khi trì hoãn việc sản xuất năng lượng hạt nhân trên lãnh thổ, khẳng định muốn “chia tay chính sách năng lượng dài hạn”. (Églises d’Asie 10-11-2011)
Phạm Kim An