VIỆT NAM 06-06 - “Gần đây, ở thành thị lẫn nông thôn xuất hiện nhiều ngôi nhà có kiến trúc kiểu đền phủ, điện thờ. Tại đây, người ta cầu cúng, hương khói nghi ngút, nến cháy đỏ ngày, đôi khi có cả hát chầu văn, hầu đồng bóng và bói toán.” Tờ Tuổi Trẻ hôm 05/06/2004 cho hay như vậy!
Báo này kể chi tiết: “Nhà giàu thì xây phủ 2-3 tầng, còn người nghèo thì đơn giản chỉ là một mái tum hay một góc nhỏ trong nhà. Phủ của gia đình bà Vũ Thị S., ở ngõ 16, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) nổi tiếng bởi sự bề thế với ngôi nhà 2 tầng kiểu cách trông ra mặt hồ. Trên tầng 2, phủ chính gồm 3 gian: gian giữa đặt bàn thờ mẫu, hai bên là ban thờ Phật và thờ Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nếu có thêm bàn thờ ông Văn Xương nữa thì nhiều người nhầm là đang ở đền Ngọc Sơn.
Anh Phạm Anh T., con trai bà S., cho biết, gia đình dựng phủ vào năm 2000, tốn trên 200 triệu đồng. Riêng tiền mua tượng, đồ thờ đã chiếm phân nửa số đó. Gia đình xuống tận Sơn Ðồng (Hoài Ðức, Hà Tây) đặt 20 tượng lớn nhỏ, tượng lớn nhất giá 8 triệu đồng, nhỏ nhất 2 triệu. Chưa kể mỗi bức tượng trung bình còn phải dát hết khoảng 2 chỉ vàng đánh thành quỳ.
“Xây được phủ to như thế này nên mấy năm nay gia đình tôi mới có thêm nhiều lộc” - anh Phạm Anh T. hồn nhiên nói. Theo anh, những người buôn bán đều có “đức tin” như thế và họ thường xuyên đi đền, đi phủ. Việc làm ăn quá bận rộn nên để tiết kiệm thời gian, họ “rước” phủ về nhà thờ cúng.
Trong cả nghìn ngôi phủ, đền ở Hà Nội thì không phải ai cũng có mục đích như vậy. Một số người đã biến tín ngưỡng này thành mê tín dị đoan hay những trò nhảm nhí. Tại buổi hầu đồng ở điện thờ của một người tên Thạch, có phủ đồ sộ và thanh thế nhất nhì Hà Nội, “cô đồng” là một chàng thanh niên khoảng 26-27 tuổi khoác lên người chiếc áo đỏ thêu hình rồng sau lưng, mũ áo, cân đai oai vệ, trùm khăn đỏ kín mặt, ngồi lắc lư như say sóng. Bất ngờ “cô” hất tung khăn trùm đầu, đứng lên ngồi xuống liên tục, đón vũ khí từ tay hầu dâng múa tiến múa lui...
Các con nhang bắt đầu xì xào “Thánh nhập rồi đấy” và cùng nhau khấn. Cô rút tiền từ trong ngăn kéo trước mặt rặt những tờ 20,000 đồng, 50,000 đồng kẹp vào kẽ ngón tay ném ra ngoài cho hầu nhặt bỏ vào một cái chuông. Liên tục những con nhang lê đầu gối đến gần bỏ thêm tiền vào một chiếc đĩa toàn tờ 50,000 đồng, cúi đầu dâng lên và ghé tai xin “cô” những ham muốn cụ thể nào đó. “Cô” nhận lời, lục tiền lẻ trả lại một ít cho con nhang.
Các con nhang thuộc rất nhiều thành phần xã hội, từ anh nông dân, cô hàng xén đến vợ của những công chức ngồi phòng máy lạnh. Họ có chung niềm tin vào lộc của thánh, của mẫu... Mỗi lần hầu bóng như vậy ngốn mất khá nhiều tiền bạc, rẻ nhất cũng là 50,000 đồng làm lễ (ở các vùng nông thôn thì 10,000-20,000 đồng). Tuy nhiên, mỗi vấn lại gồm 12 giá.
Trong thế giới của thầy bói tồn tại một “công nghệ” môi giới dựng phủ mà nhiều người vẫn gọi là “công ty đồng cốt”. Ðối tượng khách hàng mà “công ty” này nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin thường đến xem bói ở phủ. Với đối tượng này, thầy cô không tốn nhiều công sức, chỉ phán theo kiểu như gia đình sắp có đại họa, mất người hại của, nếu như thường xuyên mang lễ đến nhờ thầy hay nếu như gia đình có điều kiện thì thầy sẽ đến dựng phủ cho, ngày nào cũng nhang khói thì mọi tai ương đều qua khỏi...
Không dừng lại ở đấy, những “công ty đồng cốt” còn có hẳn đường dây do một vài người chuyên đi gạ gẫm, mồi chài, len lỏi các chợ, làng, khu phố... Ðối tượng ưu tiên của các “nhân viên tiếp thị” này là người buôn bán nhỏ, công chức, thậm chí là quan chức.
Với vùng nông thôn, hầu bóng chỉ xảy ra vào những ngày rằm và lễ trong tháng, còn ở thành thị thường diễn ra vào ngày cuối tuần. Những người ở xa, không điều kiện có đến phủ của các thầy, thì thầy dựng phủ cho để có chỗ nhang khói hằng ngày với mức giá chung khoảng 2 triệu đồng. Những phủ này vẫn phải lệ thuộc vào phủ của thầy, gọi là “phủ con”, ngày đại lễ phải mang đồ lễ đến “phủ lớn” để dâng tạ hay cũng có thể “nhờ” thầy đến làm lễ tại phủ. Nếu như xem phủ lớn là một “công ty” thì phủ con tựa như chi nhánh, cũng có thể nhận “con hương” cho thầy bằng việc đặt bát hương ở phủ con...
Những ngày lễ lớn, đại rằm “phủ con” cùng con hương phải đến hầu thầy ở “phủ lớn”. Chính vì thế các “công ty đồng cốt” có rất nhiều khách hàng nên họ làm ăn khá phát đạt. Thầy, cô nào sau vài năm hành nghề cũng xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế với những tiện nghi đắt tiền.
Các thầy, cô ăn nên làm ra, trong khi nhiều con nhang, đệ tử lâm vào cảnh dở khóc dở cười. Ðã có chuyện một gia đình ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh kiện cô đồng cốt Vũ Thị Lan ở xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vì lợi dụng bà mẹ già của họ bỏ tiền ra lập phủ.
Báo này kể chi tiết: “Nhà giàu thì xây phủ 2-3 tầng, còn người nghèo thì đơn giản chỉ là một mái tum hay một góc nhỏ trong nhà. Phủ của gia đình bà Vũ Thị S., ở ngõ 16, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) nổi tiếng bởi sự bề thế với ngôi nhà 2 tầng kiểu cách trông ra mặt hồ. Trên tầng 2, phủ chính gồm 3 gian: gian giữa đặt bàn thờ mẫu, hai bên là ban thờ Phật và thờ Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn. Nếu có thêm bàn thờ ông Văn Xương nữa thì nhiều người nhầm là đang ở đền Ngọc Sơn.
Anh Phạm Anh T., con trai bà S., cho biết, gia đình dựng phủ vào năm 2000, tốn trên 200 triệu đồng. Riêng tiền mua tượng, đồ thờ đã chiếm phân nửa số đó. Gia đình xuống tận Sơn Ðồng (Hoài Ðức, Hà Tây) đặt 20 tượng lớn nhỏ, tượng lớn nhất giá 8 triệu đồng, nhỏ nhất 2 triệu. Chưa kể mỗi bức tượng trung bình còn phải dát hết khoảng 2 chỉ vàng đánh thành quỳ.
“Xây được phủ to như thế này nên mấy năm nay gia đình tôi mới có thêm nhiều lộc” - anh Phạm Anh T. hồn nhiên nói. Theo anh, những người buôn bán đều có “đức tin” như thế và họ thường xuyên đi đền, đi phủ. Việc làm ăn quá bận rộn nên để tiết kiệm thời gian, họ “rước” phủ về nhà thờ cúng.
Trong cả nghìn ngôi phủ, đền ở Hà Nội thì không phải ai cũng có mục đích như vậy. Một số người đã biến tín ngưỡng này thành mê tín dị đoan hay những trò nhảm nhí. Tại buổi hầu đồng ở điện thờ của một người tên Thạch, có phủ đồ sộ và thanh thế nhất nhì Hà Nội, “cô đồng” là một chàng thanh niên khoảng 26-27 tuổi khoác lên người chiếc áo đỏ thêu hình rồng sau lưng, mũ áo, cân đai oai vệ, trùm khăn đỏ kín mặt, ngồi lắc lư như say sóng. Bất ngờ “cô” hất tung khăn trùm đầu, đứng lên ngồi xuống liên tục, đón vũ khí từ tay hầu dâng múa tiến múa lui...
Các con nhang bắt đầu xì xào “Thánh nhập rồi đấy” và cùng nhau khấn. Cô rút tiền từ trong ngăn kéo trước mặt rặt những tờ 20,000 đồng, 50,000 đồng kẹp vào kẽ ngón tay ném ra ngoài cho hầu nhặt bỏ vào một cái chuông. Liên tục những con nhang lê đầu gối đến gần bỏ thêm tiền vào một chiếc đĩa toàn tờ 50,000 đồng, cúi đầu dâng lên và ghé tai xin “cô” những ham muốn cụ thể nào đó. “Cô” nhận lời, lục tiền lẻ trả lại một ít cho con nhang.
Các con nhang thuộc rất nhiều thành phần xã hội, từ anh nông dân, cô hàng xén đến vợ của những công chức ngồi phòng máy lạnh. Họ có chung niềm tin vào lộc của thánh, của mẫu... Mỗi lần hầu bóng như vậy ngốn mất khá nhiều tiền bạc, rẻ nhất cũng là 50,000 đồng làm lễ (ở các vùng nông thôn thì 10,000-20,000 đồng). Tuy nhiên, mỗi vấn lại gồm 12 giá.
Trong thế giới của thầy bói tồn tại một “công nghệ” môi giới dựng phủ mà nhiều người vẫn gọi là “công ty đồng cốt”. Ðối tượng khách hàng mà “công ty” này nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin thường đến xem bói ở phủ. Với đối tượng này, thầy cô không tốn nhiều công sức, chỉ phán theo kiểu như gia đình sắp có đại họa, mất người hại của, nếu như thường xuyên mang lễ đến nhờ thầy hay nếu như gia đình có điều kiện thì thầy sẽ đến dựng phủ cho, ngày nào cũng nhang khói thì mọi tai ương đều qua khỏi...
Không dừng lại ở đấy, những “công ty đồng cốt” còn có hẳn đường dây do một vài người chuyên đi gạ gẫm, mồi chài, len lỏi các chợ, làng, khu phố... Ðối tượng ưu tiên của các “nhân viên tiếp thị” này là người buôn bán nhỏ, công chức, thậm chí là quan chức.
Với vùng nông thôn, hầu bóng chỉ xảy ra vào những ngày rằm và lễ trong tháng, còn ở thành thị thường diễn ra vào ngày cuối tuần. Những người ở xa, không điều kiện có đến phủ của các thầy, thì thầy dựng phủ cho để có chỗ nhang khói hằng ngày với mức giá chung khoảng 2 triệu đồng. Những phủ này vẫn phải lệ thuộc vào phủ của thầy, gọi là “phủ con”, ngày đại lễ phải mang đồ lễ đến “phủ lớn” để dâng tạ hay cũng có thể “nhờ” thầy đến làm lễ tại phủ. Nếu như xem phủ lớn là một “công ty” thì phủ con tựa như chi nhánh, cũng có thể nhận “con hương” cho thầy bằng việc đặt bát hương ở phủ con...
Những ngày lễ lớn, đại rằm “phủ con” cùng con hương phải đến hầu thầy ở “phủ lớn”. Chính vì thế các “công ty đồng cốt” có rất nhiều khách hàng nên họ làm ăn khá phát đạt. Thầy, cô nào sau vài năm hành nghề cũng xây được những ngôi nhà khang trang, bề thế với những tiện nghi đắt tiền.
Các thầy, cô ăn nên làm ra, trong khi nhiều con nhang, đệ tử lâm vào cảnh dở khóc dở cười. Ðã có chuyện một gia đình ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh kiện cô đồng cốt Vũ Thị Lan ở xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vì lợi dụng bà mẹ già của họ bỏ tiền ra lập phủ.