Căn cứ vào nét mặt của Đức Phanxicô lúc đầu và lúc cuối trong cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Trump, đi từ căng thẳng tới mỉm cười thoải mái, ai cũng hiểu là ngài đã qua cánh cửa hé mở nào đó của ông Trump để lẻn vào nói chuyện rồi bước ra “hài lòng”.
Tường trình chính thức
Thấy Ông Trump đi bằng cửa sau để vào tông điện, dùng thang máy “chật cứng” để lên lầu rồi từ đó băng qua khá nhiều chiếc cửa để vào thư phòng của Đức Phanxicô; chưa hết, đến cửa thư phòng, Ông còn được ra dấu ngừng lại, để Đức Tổng Giám Mục Ganswein soát xem bên trong đã sẵn sàng chưa, rồi mới mời Ông Trump tiến vào, ai cũng cho rằng hội kiến riêng với vị chủ chăn của hơn một tỷ người Công Giáo không phải là chuyện dễ dàng.
Ông Trump bằng lòng như thế và coi đây là một vinh dự. Ông nói thế với cả Đức Phanxicô lẫn Tổng Thống Ý và những ai theo dõi chương mục Twitter của ông. Như thế, ta có thể kết luận, cả ông cũng lẻn được vào cánh cửa hé mở nào đó của Đức Phanxicô để nói chuyện rồi bước ra hài lòng. Vì trên đường tới thư phòng của Đức Phanxicô, ông khá căng thẳng, chỉ nghe Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói mà không nói gì, nhưng lúc từ thư phòng Đức Phanxicô đi ra, ông còn dừng lại nói chuyện “vui vẻ” với hai vị giáo phẩm dường như cấp không cao, ít nhất không cao bằng Đức Tổng Giám Mục Ganswein.
Không ai biết hai vị đã nói với nhau những gì mà “vui vẻ” thế, vì ngoài hai thông dịch viên ra, không ai khác nghe lỏm được câu chuyện của hai vị.
Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh là cơ quan chính thức trám được cái trống vắng ấy phần nào qua tuyên bố sau đây:
“Sáng nay, Thứ Tư ngày 24 tháng Năm năm 2017, Ngài Donald Trump, Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng và sau đó hội kiến với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, người được tháp tùng bởi Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Liên Lạc Các Quốc Gia.
“Trong cuộc thảo luận thân ái, sự hài lòng đã được phát biểu đối với các mối liên hệ song phương tốt đẹp hiện nay giữa Tòa Thánh và Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, cũng như cam kết chung ủng hộ sự sống, cùng tự do thờ phượng và tự do lương tâm. Hy vọng rằng sẽ có sự hợp tác thanh thản giữa Nhà Nước và Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc, dấn thân phục vụ người ta trong các lãnh vực chăm sóc y tế, giáo dục và trợ giúp di dân.
“Các cuộc thảo luận sau đó đã giúp trao đổi quan điểm về nhiều thể tài khác nhau liên quan tới quốc tế sự vụ và việc cổ vũ hòa bình trên thế giới qua thương lượng chính trị và đối thoại liên tôn, đặc biệt lưu ý tới tình hình ở Trung Đông và việc bảo vệ các cộng đồng Kitô Giáo”.
Tường trình không chính thức
Phòng Báo Chí Tòa Thánh chỉ vỏn vẹn có thế. Mà chắc chỉ có thế. Vì cuộc hội kiến chỉ kéo dài chưa đầy nửa tiếng đồng hồ. Nhưng đối với truyền thông có thể là quá dài, vì trong lúc đó, họ không biết phải làm gì, đành chiếu hình các bức bích họa trong Tông Điện và thỉnh thoảng cho thấy các chức sắc của Vatican đứng trò truyện với các viên chức chính phủ Hoa Kỳ, nổi bật nhất có ngoại trưởng Tillerson và vợ chồng Kushner, con rể của Ông Trump.
Nói thế thôi, chứ truyền thông làm sao im lặng được, không có chuyện, họ còn bịa ra chuyện nữa là. Ít nhất họ cũng đem chuyện cũ ra để nói hoặc ghi nhận những chuyện bên lề hay bình luận. Daniel Burke của CNN, chẳng hạn, cho rằng chặng dừng chân tại Vatican là một phần trong cuộc viếng thăm các tôn giáo thế giới (tour of world religions) của ông Trump. Và đây là “cuộc gặp gỡ mà hàng triệu người đang chờ đợi, một cuộc gặp gỡ giữa hai nhân cách gợi tò mò và phức tạp nhất trên thế giới: người thánh thiện mặc áo trắng giảng tin mừng cho người nghèo và doanh gia táo tợn mặc bộ đồ đen hiện thân cho sự hoang phí của Hoa Kỳ”.
Nói thế rồi, Burke chỉ còn biết nhắc lại câu chuyện năm xưa về bức tường, nhưng lần này, theo Burke, Cha Antonio Spadaro quả quyết “sẽ là một cuộc gặp gỡ không có bức tường”. Và chính Burke cũng cho rằng: “cả hai người xem ra không còn tha thiết chi trong việc tiếp tục cuộc va chạm nữa”. Quả thế, trước khi gặp Ông Trump, Đức Phanxicô cho rằng ngài sẽ cố tìm ra cánh cửa hé mở, bước vào “đàm đạo về những sự việc chung”, để tìm đồng thuận, dĩ nhiên! Còn Ông Trump, thì thứ Sáu vừa rồi cho hay ông mong được “vinh dự” gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận việc “các giáo huấn Kitô Giáo có thể đặt thế giới vào con đường công lý, tự do và hòa bình ra sao”.
Burke trích dẫn Massimo Faggioli, một giáo sư về lịch sử Đạo Công Giáo của Đại Học Villanova. Ông này nghĩ rằng giữa Ông Trump và Đức Phanxicô có nhiều điểm chung, nhất là việc hai người lên cầm quyền. Trump từng khánh kiệt sau mới ngoi lên. Đức Phanxicô từng bị “cộng đồng Dòng Tên đày biệt xứ” trước khi được đề cử làm giám mục. Trump là người Mỹ đầu tiên không có kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào nhưng lại đã chiếm được Tòa Bạch Ốc. Đức Phanxicô là người Châu Mỹ La Tinh đầu tiên làm giáo hoàng. Chính Ông Trump, năm 2013, khi nghe tin ngài được bầu làm giáo hoàng, đã hót rằng: “Tân giáo hoàng là một người khiêm hạ, rất giống tôi, điều này có lẽ giải thích được lý do tại sao tôi mến ngài!”.
Khiêm hạ hay không, nhưng cũng như Đức Phanxicô, Trump tự trình bầy mình như tiếng nói của người không có tiếng nói, một kẻ thù của chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) và là nhà tranh đấu cho những người bị chủ nghĩa hoàn cầu bỏ quên. Và nhất là: cả hai vị đều thích nói buông, gây khốn khổ cho các thuộc hạ!
Còn về đồ đoán, Burke căn cứ vào cố vấn an ninh H.R. McMaster để cho rằng hai vị bàn tới tự do tôn giáo, hợp tác với Giáo Hội Công Giáo trong các sứ mệnh nhân đạo và chống bách hại tôn giáo và việc buôn người.
Stephanie Kirchgaessner của tờ The Guardian thì cho rằng theo ngoại trưởng Rex Tillerson, Ông Trump và Đức Phanxicô có một cuộc mạn đàm khá rộng dài về các đe dọa khủng bố và việc cực đoan hóa người trẻ. Ngoại trưởng Tillerson cũng cho hay, khi nói chuyện trong 1 tiếng đồng hồ với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, ông Trump thảo luận nhiều về việc thay đổi khí hậu.
Còn theo Mark Lander và Jason Horowitz của New York Times, thì song song với việc Đức Phanxicô tặng ông Trump bản thông điệp Laudato Si’ về môi trường của ngài, Đức Hồng Y Parolin khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống Trump đừng kéo Hiệp Chúng Quốc ra khỏi hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu.
Cũng theo nguồn tin trên, Ông Trump nói với các vị chủ nhà ở Vatican rằng ông sẽ không có quyết định sau cùng trước khi trở lại Hoa Kỳ, dù một số người mong ông sẽ tuyên bố một quyết định gì đó tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G7.
Theo hai ký giả trên, ngoại trưởng Tillerson nói với các nhà báo về cuộc trao đổi ở Vatican: “chúng tôi có cuộc trao đổi tốt đẹp về nỗi khó khăn phải cân bằng giữa vấn đề giải quyết việc thay đổi khí hậu, và vấn đề bảo đảm bạn vẫn có một nền kinh tế phồn thịnh và vẫn cung cấp công ăn việc làm cho người ta để họ có thể nuôi sống gia đình họ”.
Dĩ nhiên, hai vị nói tới các cố gắng vãn hồi hòa bình trên thế giới. Điều này thấy rõ qua việc Đức Phanxicô tặng ông Trump bản Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2017 do chính ngài ký tên và ở món quà ngài tặng Ông: huy chương với hình cây ôliu. Còn ông Trump, sau này, trên Twitter, ông sẽ viết: “Rời Vatican, tôi quyết tâm hơn bao giờ hết theo đuổi hỏa bình trong thế giới của chúng ta”.
Cũng theo hai ký giả trên, điều đáng lưu ý là trong phái đoàn của Ông Trump tới Vatican không có Stephen K. Bannon, trưởng chiến thuật gia của Ông Trump. Ông rời phái đoàn này trước khi họ tới Rôma. Dù là người Công Giáo, Ông Bannon vốn chỉ trích Đức Phanxicô theo xã hội chủ nghĩa, duy ưu tuyển (elitist) về hoàn cầu và cổ vũ việc di dân Hồi Giáo vào Âu Châu. Ông cũng ủng hộ việc rút chân ra khỏi hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu.
Các ký giả Karen DeYoung, Philip Rucker và Anthony Faiola của Washington Post thì cho rằng theo Tòa Bạch Ốc, Ông Trump và Đức Phanxicô nói đến việc làm thế nào các cộng đồng tôn giáo có thể chống lại việc phải chịu đau khổ tại “các vùng gặp khủng hoảng” như Syria, Libya và các lãnh thổ do ISIS kiểm soát. Ông Trump nói với Đức Giáo Hoàng rằng hai quốc gia của họ có chung “khá nhiều giá trị nền tảng” như cổ vũ nhân quyền, chống nghèo đói hoàn cầu và bảo vệ tự do tôn giáo.
Tường trình chính thức
Thấy Ông Trump đi bằng cửa sau để vào tông điện, dùng thang máy “chật cứng” để lên lầu rồi từ đó băng qua khá nhiều chiếc cửa để vào thư phòng của Đức Phanxicô; chưa hết, đến cửa thư phòng, Ông còn được ra dấu ngừng lại, để Đức Tổng Giám Mục Ganswein soát xem bên trong đã sẵn sàng chưa, rồi mới mời Ông Trump tiến vào, ai cũng cho rằng hội kiến riêng với vị chủ chăn của hơn một tỷ người Công Giáo không phải là chuyện dễ dàng.
Ông Trump bằng lòng như thế và coi đây là một vinh dự. Ông nói thế với cả Đức Phanxicô lẫn Tổng Thống Ý và những ai theo dõi chương mục Twitter của ông. Như thế, ta có thể kết luận, cả ông cũng lẻn được vào cánh cửa hé mở nào đó của Đức Phanxicô để nói chuyện rồi bước ra hài lòng. Vì trên đường tới thư phòng của Đức Phanxicô, ông khá căng thẳng, chỉ nghe Đức Tổng Giám Mục Ganswein nói mà không nói gì, nhưng lúc từ thư phòng Đức Phanxicô đi ra, ông còn dừng lại nói chuyện “vui vẻ” với hai vị giáo phẩm dường như cấp không cao, ít nhất không cao bằng Đức Tổng Giám Mục Ganswein.
Không ai biết hai vị đã nói với nhau những gì mà “vui vẻ” thế, vì ngoài hai thông dịch viên ra, không ai khác nghe lỏm được câu chuyện của hai vị.
Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh là cơ quan chính thức trám được cái trống vắng ấy phần nào qua tuyên bố sau đây:
“Sáng nay, Thứ Tư ngày 24 tháng Năm năm 2017, Ngài Donald Trump, Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng và sau đó hội kiến với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, người được tháp tùng bởi Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Liên Lạc Các Quốc Gia.
“Trong cuộc thảo luận thân ái, sự hài lòng đã được phát biểu đối với các mối liên hệ song phương tốt đẹp hiện nay giữa Tòa Thánh và Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, cũng như cam kết chung ủng hộ sự sống, cùng tự do thờ phượng và tự do lương tâm. Hy vọng rằng sẽ có sự hợp tác thanh thản giữa Nhà Nước và Giáo Hội Công Giáo tại Hiệp Chúng Quốc, dấn thân phục vụ người ta trong các lãnh vực chăm sóc y tế, giáo dục và trợ giúp di dân.
“Các cuộc thảo luận sau đó đã giúp trao đổi quan điểm về nhiều thể tài khác nhau liên quan tới quốc tế sự vụ và việc cổ vũ hòa bình trên thế giới qua thương lượng chính trị và đối thoại liên tôn, đặc biệt lưu ý tới tình hình ở Trung Đông và việc bảo vệ các cộng đồng Kitô Giáo”.
Tường trình không chính thức
Phòng Báo Chí Tòa Thánh chỉ vỏn vẹn có thế. Mà chắc chỉ có thế. Vì cuộc hội kiến chỉ kéo dài chưa đầy nửa tiếng đồng hồ. Nhưng đối với truyền thông có thể là quá dài, vì trong lúc đó, họ không biết phải làm gì, đành chiếu hình các bức bích họa trong Tông Điện và thỉnh thoảng cho thấy các chức sắc của Vatican đứng trò truyện với các viên chức chính phủ Hoa Kỳ, nổi bật nhất có ngoại trưởng Tillerson và vợ chồng Kushner, con rể của Ông Trump.
Nói thế thôi, chứ truyền thông làm sao im lặng được, không có chuyện, họ còn bịa ra chuyện nữa là. Ít nhất họ cũng đem chuyện cũ ra để nói hoặc ghi nhận những chuyện bên lề hay bình luận. Daniel Burke của CNN, chẳng hạn, cho rằng chặng dừng chân tại Vatican là một phần trong cuộc viếng thăm các tôn giáo thế giới (tour of world religions) của ông Trump. Và đây là “cuộc gặp gỡ mà hàng triệu người đang chờ đợi, một cuộc gặp gỡ giữa hai nhân cách gợi tò mò và phức tạp nhất trên thế giới: người thánh thiện mặc áo trắng giảng tin mừng cho người nghèo và doanh gia táo tợn mặc bộ đồ đen hiện thân cho sự hoang phí của Hoa Kỳ”.
Nói thế rồi, Burke chỉ còn biết nhắc lại câu chuyện năm xưa về bức tường, nhưng lần này, theo Burke, Cha Antonio Spadaro quả quyết “sẽ là một cuộc gặp gỡ không có bức tường”. Và chính Burke cũng cho rằng: “cả hai người xem ra không còn tha thiết chi trong việc tiếp tục cuộc va chạm nữa”. Quả thế, trước khi gặp Ông Trump, Đức Phanxicô cho rằng ngài sẽ cố tìm ra cánh cửa hé mở, bước vào “đàm đạo về những sự việc chung”, để tìm đồng thuận, dĩ nhiên! Còn Ông Trump, thì thứ Sáu vừa rồi cho hay ông mong được “vinh dự” gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận việc “các giáo huấn Kitô Giáo có thể đặt thế giới vào con đường công lý, tự do và hòa bình ra sao”.
Burke trích dẫn Massimo Faggioli, một giáo sư về lịch sử Đạo Công Giáo của Đại Học Villanova. Ông này nghĩ rằng giữa Ông Trump và Đức Phanxicô có nhiều điểm chung, nhất là việc hai người lên cầm quyền. Trump từng khánh kiệt sau mới ngoi lên. Đức Phanxicô từng bị “cộng đồng Dòng Tên đày biệt xứ” trước khi được đề cử làm giám mục. Trump là người Mỹ đầu tiên không có kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào nhưng lại đã chiếm được Tòa Bạch Ốc. Đức Phanxicô là người Châu Mỹ La Tinh đầu tiên làm giáo hoàng. Chính Ông Trump, năm 2013, khi nghe tin ngài được bầu làm giáo hoàng, đã hót rằng: “Tân giáo hoàng là một người khiêm hạ, rất giống tôi, điều này có lẽ giải thích được lý do tại sao tôi mến ngài!”.
Khiêm hạ hay không, nhưng cũng như Đức Phanxicô, Trump tự trình bầy mình như tiếng nói của người không có tiếng nói, một kẻ thù của chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) và là nhà tranh đấu cho những người bị chủ nghĩa hoàn cầu bỏ quên. Và nhất là: cả hai vị đều thích nói buông, gây khốn khổ cho các thuộc hạ!
Còn về đồ đoán, Burke căn cứ vào cố vấn an ninh H.R. McMaster để cho rằng hai vị bàn tới tự do tôn giáo, hợp tác với Giáo Hội Công Giáo trong các sứ mệnh nhân đạo và chống bách hại tôn giáo và việc buôn người.
Stephanie Kirchgaessner của tờ The Guardian thì cho rằng theo ngoại trưởng Rex Tillerson, Ông Trump và Đức Phanxicô có một cuộc mạn đàm khá rộng dài về các đe dọa khủng bố và việc cực đoan hóa người trẻ. Ngoại trưởng Tillerson cũng cho hay, khi nói chuyện trong 1 tiếng đồng hồ với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, ông Trump thảo luận nhiều về việc thay đổi khí hậu.
Còn theo Mark Lander và Jason Horowitz của New York Times, thì song song với việc Đức Phanxicô tặng ông Trump bản thông điệp Laudato Si’ về môi trường của ngài, Đức Hồng Y Parolin khẩn khoản yêu cầu Tổng Thống Trump đừng kéo Hiệp Chúng Quốc ra khỏi hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu.
Cũng theo nguồn tin trên, Ông Trump nói với các vị chủ nhà ở Vatican rằng ông sẽ không có quyết định sau cùng trước khi trở lại Hoa Kỳ, dù một số người mong ông sẽ tuyên bố một quyết định gì đó tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G7.
Theo hai ký giả trên, ngoại trưởng Tillerson nói với các nhà báo về cuộc trao đổi ở Vatican: “chúng tôi có cuộc trao đổi tốt đẹp về nỗi khó khăn phải cân bằng giữa vấn đề giải quyết việc thay đổi khí hậu, và vấn đề bảo đảm bạn vẫn có một nền kinh tế phồn thịnh và vẫn cung cấp công ăn việc làm cho người ta để họ có thể nuôi sống gia đình họ”.
Dĩ nhiên, hai vị nói tới các cố gắng vãn hồi hòa bình trên thế giới. Điều này thấy rõ qua việc Đức Phanxicô tặng ông Trump bản Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2017 do chính ngài ký tên và ở món quà ngài tặng Ông: huy chương với hình cây ôliu. Còn ông Trump, sau này, trên Twitter, ông sẽ viết: “Rời Vatican, tôi quyết tâm hơn bao giờ hết theo đuổi hỏa bình trong thế giới của chúng ta”.
Cũng theo hai ký giả trên, điều đáng lưu ý là trong phái đoàn của Ông Trump tới Vatican không có Stephen K. Bannon, trưởng chiến thuật gia của Ông Trump. Ông rời phái đoàn này trước khi họ tới Rôma. Dù là người Công Giáo, Ông Bannon vốn chỉ trích Đức Phanxicô theo xã hội chủ nghĩa, duy ưu tuyển (elitist) về hoàn cầu và cổ vũ việc di dân Hồi Giáo vào Âu Châu. Ông cũng ủng hộ việc rút chân ra khỏi hiệp ước Paris về thay đổi khí hậu.
Các ký giả Karen DeYoung, Philip Rucker và Anthony Faiola của Washington Post thì cho rằng theo Tòa Bạch Ốc, Ông Trump và Đức Phanxicô nói đến việc làm thế nào các cộng đồng tôn giáo có thể chống lại việc phải chịu đau khổ tại “các vùng gặp khủng hoảng” như Syria, Libya và các lãnh thổ do ISIS kiểm soát. Ông Trump nói với Đức Giáo Hoàng rằng hai quốc gia của họ có chung “khá nhiều giá trị nền tảng” như cổ vũ nhân quyền, chống nghèo đói hoàn cầu và bảo vệ tự do tôn giáo.