ĐỂ CHIẾN ĐẤU VỚI NỀN VĂN MINH SỰ CHẾT
(Chúa Nhật PHỤC SINH 2017)
Dẫn nhập trước khi Rảy nước Thánh (Thay nghi thức sám hối)
Hôm nay các tờ lịch trên phần đông của thế giới đều đồng thanh gọi tên : NGÀY Chúa Nhật (Lord’ Day, Dominica, Domenica, Domingo, Dimanche…), Ngày mà cách đây 2000 năm trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên thần báo tin Thầy đã sống lại…; rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó Ngày của Chúa, Chúa Nhật đã đi vào nhịp sống của loài người….
Đại lễ Phục Sinh hàng năm đó chính là sống lại cái biến cố vĩ đại làm nên “Ngày Chúa Nhật”, biến cố phát sinh lời chứng về câu chuyện “Mồ Trống”, biến cố Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết để khai đường mở lối cho nhân loại tiến vào cuộc sống vĩnh hằng.
Ngày hôm nay cũng còn là dịp để bao nhiêu thế hệ kitô hữu, nhất là các anh chị em Tân Tòng vui mừng vì hồng ân Thánh Tẩy nhận được trong Đêm Hồng Phúc Vọng Phục Sinh khi chính thức trở nên Con cái Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Để sống lại mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô và xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh nầy, cộng đoàn chúng ta sốt sắng nhận lãnh nước Thánh được rãy trên mình như dấu chỉ của hồng ân thanh tẩy.
Bài giảng Lời Chúa :
Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta". Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi và làm chứng…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa phải trở về để gặp gỡ, để được khơi gợi và soi chiếu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh ngay từ “thuở ban đầu”. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”, của “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đã ai quên”
1. Tin Mừng Phục sinh : “một lời chứng” và một “sự hiện diện”:
v BĐ 1: Sách CVTĐ, qua kinh nghiệm bản thân và của chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phêrô đã mạnh mẽ làm chứng :
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
v Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, chỉ là “Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấytận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
v Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc :
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy ; điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Tuy nhiên, nếu những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái đạo diễn, thì hỏi thử liệu 2000 năm nay, sự thật về sự kiện Phục Sinh có khả năng trụ vững không giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Thế mà chân lý ấy vẫn không ngừng được thuyết phục, sự thật huyền nhiệm ấy cứ mãi mãi là điểm tựa, là hứng khởi, là hy vọng, là niềm tin của bao thế hệ con người. Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được : bên sau Lời chứng ấy, bên trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ây, có một Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giêsu-Kitô đang hiện diện, Kitô giáo chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ đã trở thành cốt yếu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng sống ; và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là :
2. Gặp gỡ và làm chứng về Đức Kitô phục sinh :
- Như cuộc gặp gỡ luôn mới mẻ, tinh khôi, thân mật, trào tràn niềm vui mà Hội Thánh đã diễn tả qua kinh Ca Tiếp Liên, khi đặt trên môi của chứng nhân Maria những lời :
“Tôi đã thấy nấm mồ của Đức Kitô, thấy thiên sứ chứng nhân hiển hiện, thấy y phục và khăn liệm xếp rời, thấy Đức Giêsu hy vọng của tôi…”.
- Đó cũng là cuộc gặp gỡ mang chiều kích “hướng thượng”, hoán cải, xoay trục về phía Đấng Phục Sinh như cách cảm nhận và khuyến dụ của chứng nhân Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Cô-lô-sê của Bđ 2 hôm nay :
“Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitoo, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitoo đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới…”
- Đó chính là cuộc gặp gỡ của thái độ nôn nao, khao khát, nhanh nhạy như những bước chạy vội vã đến mồ trống của hai chứng nhân Phêrô và Gioan trong buối sáng ngày thứ nhất trong tuần để cuối cùng “đã thấy và đã tin”.
Riêng với chúng ta hôm nay thì gặp gỡ Đấng Phục Sinh như thế nào đây ? Có thật Ngài đang hiện diện như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự không :
Thì Ngài đang ở đó.
Khi anh em thất vọng,
Ngài vẫn ở bên.
Khi anh em hân hoan
Ngài vẫn không vắng mặt.
Đức Kitô phục sinh sẽ đến gặp ta
miễn sao ta chưa quên hẳn Ngài.
Còn nói đến Ngài như hai lử khách.
Còn nhớ đến anh em Ngài như Tôma
Miễn sao ta còn vướng vất
một vết tích nào đó về Ngài trong ký ức
Thì Ngài vẫn còn đến gặp ta
Thì Ngài còn đến đồng bàn với ta….
Đúng vậy, chính Ngài đã minh xác mà : “Ở nơi đâu có hai ba người họp lại vì Danh Ta, thì ta ở giữa họ” (Mt 18,20).
Cả cuộc đời của mỗi người chúng ta, đã biết bao mùa Chay-Tuần Thánh-Phục Sinh đã đi qua, bao nhiêu lần quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội, bao nhiêu lần tiến lên đón nhận Mình Thánh Chúa…không lẽ chúng ta không có được một kỷ niệm nào về cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh ?
Và rồi, bao nhiêu anh chị em mà chúng ta từng gặp gỡ trong cuộc đời, chẳng lẽ không có một một người nghèo, một bệnh nhân, một người tàn tật, một ai đó đang mang những giọt buồn, một ai đó đang sầu khổ thất vọng và cần biết bao một sẻ chia, một lời động viên, vỗ về, an ủi…?
Có lẽ Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta là một trong những chứng nhân đầy thuyết phục của thời đại chúng ta về sự gặp gỡ nầy, đặc biệt gặp gỡ Đấng Phục Sinh nơi những thân phận con người nghèo nàn, ốm đau, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị đọa đầy…Mẹ đã để lại lời chứng nầy trong kinh nguyện sau đây và cũng là tuyên ngôn cho tất cả những ai muốn lên đường làm chứng và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bằng cuộc chiến đấu cho yêu thương và hy vọng, cho niềm vui và hiệp nhất :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con...
Vâng, chỉ với niềm vui và sức mạnh Phục Sinh, chỉ với Thánh Thần của Đấng Phục Sinh mới cho chúng ta đủ dũng khí để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến với nền văn minh sự chết. Amen
(Chúa Nhật PHỤC SINH 2017)
Dẫn nhập trước khi Rảy nước Thánh (Thay nghi thức sám hối)
Hôm nay các tờ lịch trên phần đông của thế giới đều đồng thanh gọi tên : NGÀY Chúa Nhật (Lord’ Day, Dominica, Domenica, Domingo, Dimanche…), Ngày mà cách đây 2000 năm trước, khi Kitô giáo chưa xuất hiện trong thế giới nầy thì người ta vẫn gọi tên là “Ngày Thứ Nhất” hay “Ngày Mặt Trời” (Sunday). Tuy nhiên, kể từ cái buổi sáng Tinh mơ “Ngày Thứ Nhất trong tuần”, khi các phụ nữ thân quen của Thầy Giêsu đến thăm mộ Thầy chỉ thấy “Mồ Trống”, các thiên thần báo tin Thầy đã sống lại…; rồi các “ngày thứ nhất tiếp sau”, Đức Kitô phục sinh đã hiện đến gặp các môn sinh…Cứ như thế, cuộc gặp gỡ của các kitô hữu ban đầu diển ra đều đặn vào “ngày thứ nhất trong tuần” và họ đã gọi ngày của cuộc họp mặt đặc biệt đó là “Ngày của Chúa”. Kể từ đó Ngày của Chúa, Chúa Nhật đã đi vào nhịp sống của loài người….
Đại lễ Phục Sinh hàng năm đó chính là sống lại cái biến cố vĩ đại làm nên “Ngày Chúa Nhật”, biến cố phát sinh lời chứng về câu chuyện “Mồ Trống”, biến cố Đức Kitô sống lại từ trong cõi chết để khai đường mở lối cho nhân loại tiến vào cuộc sống vĩnh hằng.
Ngày hôm nay cũng còn là dịp để bao nhiêu thế hệ kitô hữu, nhất là các anh chị em Tân Tòng vui mừng vì hồng ân Thánh Tẩy nhận được trong Đêm Hồng Phúc Vọng Phục Sinh khi chính thức trở nên Con cái Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Để sống lại mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô và xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh nầy, cộng đoàn chúng ta sốt sắng nhận lãnh nước Thánh được rãy trên mình như dấu chỉ của hồng ân thanh tẩy.
Bài giảng Lời Chúa :
Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta". Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi và làm chứng…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa phải trở về để gặp gỡ, để được khơi gợi và soi chiếu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh ngay từ “thuở ban đầu”. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”, của “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đã ai quên”
1. Tin Mừng Phục sinh : “một lời chứng” và một “sự hiện diện”:
v BĐ 1: Sách CVTĐ, qua kinh nghiệm bản thân và của chính cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, thánh Phêrô đã mạnh mẽ làm chứng :
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
v Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, chỉ là “Đức Kitô đã chết và đã sống lại”.
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấytận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
v Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc :
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy ; điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Tuy nhiên, nếu những lời khẳng định trên chỉ thuần túy là do óc tưởng tượng của con người, hay do một âm mưu tinh quái đạo diễn, thì hỏi thử liệu 2000 năm nay, sự thật về sự kiện Phục Sinh có khả năng trụ vững không giữa dòng chảy khắc nghiệt của lịch sử con người ? Thế mà chân lý ấy vẫn không ngừng được thuyết phục, sự thật huyền nhiệm ấy cứ mãi mãi là điểm tựa, là hứng khởi, là hy vọng, là niềm tin của bao thế hệ con người. Điều đó, chỉ có thể cắt nghĩa được : bên sau Lời chứng ấy, bên trong Tin Mừng ấy, ở giữa câu chuyện phục sinh ấy, mồ trống ây, có một Đấng Phục Sinh đang thực sự hiện diện trong quyền năng vĩnh cửu của Ngài. Vâng, Kitô giáo chính là Đức Giêsu-Kitô đang hiện diện, Kitô giáo chính là cuộc gặp gỡ giữa con người và một Đấng Phục Sinh, một cuộc gặp gỡ đã trở thành cốt yếu của đức tin, của việc tôn thờ, của định hướng sống ; và như thế, cử hành mầu nhiệm Phục Sinh hôm nay chính là :
2. Gặp gỡ và làm chứng về Đức Kitô phục sinh :
- Như cuộc gặp gỡ luôn mới mẻ, tinh khôi, thân mật, trào tràn niềm vui mà Hội Thánh đã diễn tả qua kinh Ca Tiếp Liên, khi đặt trên môi của chứng nhân Maria những lời :
“Tôi đã thấy nấm mồ của Đức Kitô, thấy thiên sứ chứng nhân hiển hiện, thấy y phục và khăn liệm xếp rời, thấy Đức Giêsu hy vọng của tôi…”.
- Đó cũng là cuộc gặp gỡ mang chiều kích “hướng thượng”, hoán cải, xoay trục về phía Đấng Phục Sinh như cách cảm nhận và khuyến dụ của chứng nhân Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Cô-lô-sê của Bđ 2 hôm nay :
“Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitoo, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitoo đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới…”
- Đó chính là cuộc gặp gỡ của thái độ nôn nao, khao khát, nhanh nhạy như những bước chạy vội vã đến mồ trống của hai chứng nhân Phêrô và Gioan trong buối sáng ngày thứ nhất trong tuần để cuối cùng “đã thấy và đã tin”.
Riêng với chúng ta hôm nay thì gặp gỡ Đấng Phục Sinh như thế nào đây ? Có thật Ngài đang hiện diện như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự không :
Thì Ngài đang ở đó.
Khi anh em thất vọng,
Ngài vẫn ở bên.
Khi anh em hân hoan
Ngài vẫn không vắng mặt.
Đức Kitô phục sinh sẽ đến gặp ta
miễn sao ta chưa quên hẳn Ngài.
Còn nói đến Ngài như hai lử khách.
Còn nhớ đến anh em Ngài như Tôma
Miễn sao ta còn vướng vất
một vết tích nào đó về Ngài trong ký ức
Thì Ngài vẫn còn đến gặp ta
Thì Ngài còn đến đồng bàn với ta….
Đúng vậy, chính Ngài đã minh xác mà : “Ở nơi đâu có hai ba người họp lại vì Danh Ta, thì ta ở giữa họ” (Mt 18,20).
Cả cuộc đời của mỗi người chúng ta, đã biết bao mùa Chay-Tuần Thánh-Phục Sinh đã đi qua, bao nhiêu lần quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội, bao nhiêu lần tiến lên đón nhận Mình Thánh Chúa…không lẽ chúng ta không có được một kỷ niệm nào về cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh ?
Và rồi, bao nhiêu anh chị em mà chúng ta từng gặp gỡ trong cuộc đời, chẳng lẽ không có một một người nghèo, một bệnh nhân, một người tàn tật, một ai đó đang mang những giọt buồn, một ai đó đang sầu khổ thất vọng và cần biết bao một sẻ chia, một lời động viên, vỗ về, an ủi…?
Có lẽ Mẹ Thánh Tê-rê-sa Calcutta là một trong những chứng nhân đầy thuyết phục của thời đại chúng ta về sự gặp gỡ nầy, đặc biệt gặp gỡ Đấng Phục Sinh nơi những thân phận con người nghèo nàn, ốm đau, bệnh tật, bị bỏ rơi, bị đọa đầy…Mẹ đã để lại lời chứng nầy trong kinh nguyện sau đây và cũng là tuyên ngôn cho tất cả những ai muốn lên đường làm chứng và rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bằng cuộc chiến đấu cho yêu thương và hy vọng, cho niềm vui và hiệp nhất :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con...
Vâng, chỉ với niềm vui và sức mạnh Phục Sinh, chỉ với Thánh Thần của Đấng Phục Sinh mới cho chúng ta đủ dũng khí để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến với nền văn minh sự chết. Amen