Tin Úc Châu: Kỹ thuật y khoa về thụ thai ảnh hưởng tới quyền làm người
Norman Ford, một linh mục dòng Don Bosco, chuyên về đạo đức sinh học cho hay việc thụ thai cho những người hiếm muộn qua những người hiến tặng tinh trùng vô danh là phủ nhận quyền con người khi trẻ thơ lớn lên mong muốn được biết người cha ruột thịt của mình.
Linh m?c Ford, giám đốc của Viện Melbourne Caroline Chisholm trong bài nói chuyện với các chuyên viên về sinh học tại Đại học Sydney cho hay việc cải tổ các đạo luật hiện hành tại các tiểu bang của Úc nhằm cho phép kỹ thuật y khoa giúp cho các bà hiếm muộn và các bà đồng tính luyến ái có con qua tinh trùng được hiến tặng vô danh gọi tắt là DC (donor-conceived) hay ART (Assisted Reproductive Technology).
Linh m?c Ford cho biết nhiều em bé được sinh ra trong các trường hợp trên lớn lên tuy hạnh phúc, nhưng các em vẫn ao ước được biết nguồn gốc cha mẹ ruột của các em. Các em là con người, các em có quyền được biết về xuất sứ và gia đình họ hàng của mình.
Trong trường hợp bào thai được cấy ghép mà không có nguồn gốc xuất xứ về trứng hay tinh trùng... Dưới nhãn quan đạo đức sinh hoạt các em bé sinh ra có thể kiện và đòi bồi thường từ cha mẹ cưu mang các em vì những ẩn ức và đau khổ các em phải chịu vì không biết cội nguồn của mình! Đó là những khía cạnh được đại hội bàn thảo.
Đối với các cha mẹ hiếm muộn áp dụng phương pháp truyền sinh trên cần được đảm bảo rằng em bé sinh ra phải được yêu thương bằng chính người mẹ cưu mang và người cha nuôi. Còn đối với những người nữ độc thân hay đồng tính luyến ái thì linh m?c Ford biện hộ rằng họ không hội đủ điều kiện để có con qua các phương pháp trên, nếu không trẻ sinh ra sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm sinh lý trong tương lai.
Norman Ford, một linh mục dòng Don Bosco, chuyên về đạo đức sinh học cho hay việc thụ thai cho những người hiếm muộn qua những người hiến tặng tinh trùng vô danh là phủ nhận quyền con người khi trẻ thơ lớn lên mong muốn được biết người cha ruột thịt của mình.
Linh m?c Ford, giám đốc của Viện Melbourne Caroline Chisholm trong bài nói chuyện với các chuyên viên về sinh học tại Đại học Sydney cho hay việc cải tổ các đạo luật hiện hành tại các tiểu bang của Úc nhằm cho phép kỹ thuật y khoa giúp cho các bà hiếm muộn và các bà đồng tính luyến ái có con qua tinh trùng được hiến tặng vô danh gọi tắt là DC (donor-conceived) hay ART (Assisted Reproductive Technology).
Linh m?c Ford cho biết nhiều em bé được sinh ra trong các trường hợp trên lớn lên tuy hạnh phúc, nhưng các em vẫn ao ước được biết nguồn gốc cha mẹ ruột của các em. Các em là con người, các em có quyền được biết về xuất sứ và gia đình họ hàng của mình.
Trong trường hợp bào thai được cấy ghép mà không có nguồn gốc xuất xứ về trứng hay tinh trùng... Dưới nhãn quan đạo đức sinh hoạt các em bé sinh ra có thể kiện và đòi bồi thường từ cha mẹ cưu mang các em vì những ẩn ức và đau khổ các em phải chịu vì không biết cội nguồn của mình! Đó là những khía cạnh được đại hội bàn thảo.
Đối với các cha mẹ hiếm muộn áp dụng phương pháp truyền sinh trên cần được đảm bảo rằng em bé sinh ra phải được yêu thương bằng chính người mẹ cưu mang và người cha nuôi. Còn đối với những người nữ độc thân hay đồng tính luyến ái thì linh m?c Ford biện hộ rằng họ không hội đủ điều kiện để có con qua các phương pháp trên, nếu không trẻ sinh ra sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm sinh lý trong tương lai.