LÊN CAO – HƯỚNG THƯỢNG
(Chúa Nhật II Mùa Chay A)
Chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật I mùa Chay cả ba năm A - B - C đều tập trung vào chủ đề “các chước cám dỗ”. Và bài Tin mừng Chúa Nhật II mùa Chay của cả ba năm A - B - C cũng tập trung vào một chủ đề “lên núi cao, Chúa biến hình”. Dưới cái nhìn tổng quát thì hình như Hội Thánh muốn chúng ta khởi đầu mùa chay thánh bằng sự gột bỏ những gì là “tiêu cực” do thần dữ cám dỗ để rồi cùng với Chúa Giêsu lên núi cao mà phát triển điều “tích cực” là cái nhìn và con tim của chúng ta.
Càng lên cao, tầm nhìn càng thêm bao quát là một điều dễ hiểu và dễ chấp nhận. Những người được dịp lên núi cao hay đã từng sử dụng phương tiện hàng không đều không khỏi bị cám dỗ phóng tầm nhìn đến quang cảnh chung quanh hay bên dưới. Quả thật, với cuộc sống thường nhật kiểu tà tà sát mặt đất thì luôn có đó nhiều điều rất cụ thể vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta. Và cũng từ cái nhìn hướng đến các vật thể trong thực tế vốn bị giới hạn thì chúng ta cũng có thể bị hạn chế tầm nhìn trong những lãnh vực “phi vật thể”. Chính vì thế, khi có dịp thuận tiện, người ta thường đến những nơi quang đãng hay lên chỗ cao, không chỉ để hít thở không khí trong lành mà còn được dịp phóng tầm nhìn bao quát hơn, rộng mở hơn.
Hãy lên cao! Càng lên cao, tâm hồn càng khoáng đạt hơn, rộng mở hơn. Các tu sĩ, đúng hơn là các đan sĩ trong truyền thống Kitô giáo nói riêng và trong các tôn giáo nói chung thường chọn những nơi cao để làm chốn tu tập. Càng lên cao thì lòng ta dường như càng nhẹ nhàng, thanh thoát và khoáng đạt hơn. Bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Chay tường thuật sự kiện Chúa Kitô đưa ba môn sinh lên núi cao. Các sự kiện xảy ra trên núi Tabôrê ngày ấy dễ làm chúng ta dán mắt vào việc Chúa biến hình oai nghiêm sáng láng. Dĩ nhiên, chúng ta nhìn nhận việc Chúa Kitô tỏ ánh vinh quang của Người là để củng cố niềm tin cho các môn đệ thân tín. Tuy nhiên xin đừng quên nội dung câu chuyện đàm đạo giữa Chúa Kitô với Môsê và Êlia. Đó là cuộc tử nạn mà Chúa Kitô sẽ phải chịu tại Giêrusalem. Đây chính là đỉnh cao hay là điểm tới của tình yêu mà Chúa Kitô tỏ bày cho nhân loại là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Tình yêu làm phát sinh tình yêu. Lòng quảng đại làm triển nở lòng quảng đại. Quy luật tác động dây chuyền đã thể hiện hiệu năng ở lãnh vực này. Bị thúc bách một cách nào đó, Phêrô vội lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, nếu Thầy muốn, chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, một cho ông Êlia” (Mt 17,4). Thế còn Phêrô và hai người bạn đồng môn là Giacôbê và Gioan sẽ ở đâu? Giả như Chúa Giêsu chấp thuận lời thỉnh cầu của thánh Phêrô thì tối hôm ấy, ba môn đệ của Người hẳn phải ở ngoài trời, trên cây hay trong bụi bờ nào đó. Tuy nhiên điều chúng ta chợt khám phá ở đây, đó là khi lên cao, được chiêm ngắm phần nào vinh quang của Thầy Giêsu thì tâm hồn của Phêrô đã mở ra. Ngài như quên hẳn mình đi.
Dệt xây một tâm hồn biết hướng thượng: Nếu hạn hẹp sự lên cao ở phạm trù không gian thì không biết bao người đã lên quá cao mà tâm hồn vẫn còn hẹp hòi, ích kỷ. Với công nghệ hàng không hiện đại như hôm nay, rất nhiều người đã từng lên rất cao so với mặt đất. Theo thống kê thì mỗi ngày có hàng ngàn chuyến bay xuyên lục địa. Những người có điều kiện sử dụng phương tiện hàng không, thường là những người của tiền dư dả, ít ra là không thiếu. Thế nhưng lời cảnh giác của Chúa Kitô vẫn còn đó: người giàu có thì khó vào Nước trời hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24). Dù đã lên cao nhưng trái tim của nhiều người vẫn có thể chưa rộng mở. Như thế việc lên cao chỉ là một trong những phương thế, một trong những nguyên cớ để có được lòng hướng thượng.
Người có tâm hồn biết hướng thượng là người biết khao khát những giá trị cao cả, tốt đẹp trên những sự tốt đẹp bình thường mà nhiều người vẫn hằng tìm kiếm. Họ không dừng lại với chuyện cơm áo gạo tiền cho bản thân, không dừng lại với chức quyền, danh phận hay lạc thú trần gian cách ích kỷ. Trái tim của họ luôn ấp ủ số phận của nhiều người. Tầm nhìn của họ luôn vượt quá những gì đang trông thấy. Khát mong của họ luôn vươn tới những giá trị vĩnh cửu, trường tồn… Có thể gọi họ là người sống có lý tuởng, muốn cống hiến hơn là tìm cách hưởng thụ.
Các chuyên gia xã hội học, các nhà đạo đức ngày nay đều có chung nhận định rằng con người, cách riêng giới trẻ hôm nay, trên thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng đang mất dần sự hướng thượng, chí cống hiến. Cùng với công nghệ hiện đại, ngành quảng cáo tiếp thị như đang tiếp sức xây dựng một lối sống hưởng thụ vị kỷ. Người người đua nhau kiếm tiền để hưởng thụ ích kỷ. Công ăn việc làm, đúng hơn là thu nhập tiền bạc như đang là mục tiêu của việc học tập của giới trẻ hôm nay mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định là “não trạng duy kinh tế” (x.Thư chung HĐGM VN năm 2007 số 11; 12). Chính vì thế mà chí cống hiến, sự hướng thượng ngày càng mai một.
Để lên cao, đúng hơn là để có tâm hồn hướng thượng cần thiết phải rủ bỏ nhiều vướng bận gây cản trở. Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế ký gợi mở ý tưởng là hãy ra đi. Giavê Thiên Chúa mời gọi Abraham ra đi: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuổi đời đã 75, trên mức xưa nay hiếm, đang chưa có người nối dõi tông đường, cùng với nghề chăn nuôi súc vật, thế mà ra đi đến nơi chưa từng biết, quả là một quyết định thiếu chín chắn và liều lĩnh. Nếu gọi quyết định ấy là dại dột hay điên rồ thì cũng không ngoa. Vậy mà Abraham đã ra đi theo lời Chúa gọi. Thế nhưng với cái quyết định liều lĩnh hay điên rồ ấy thì một thời kỳ mới của công trình cứu độ đã mở ra. Phải nhìn nhận rằng dù tuổi đã cao nhưng tâm hồn Abraham luôn ấp ủ những gì tốt đẹp hơn, cao hơn nữa.
Mùa chay thánh đã về, Kitô hữu chúng ta không được phép dừng lại ở việc sám hối, ăn năn về tội lỗi đã phạm mà còn phải dệt xây tấm lòng hướng thượng với chí cống hiến cao đẹp. Trong nông nghiệp, không ai làm cỏ chỉ để cho mảnh đất sạch sẽ mà là để trồng tỉa các loại cây hữu ích. “Anh em hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8). Lời của thánh Gioan Tẩy giả một cách nào đó thúc bách ta không ngừng lên cao, hướng thượng để cùng với Chúa Kitô sau khi xuống núi thì “cương quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật II Mùa Chay A)
Chủ đề chính của bài Tin Mừng Chúa Nhật I mùa Chay cả ba năm A - B - C đều tập trung vào chủ đề “các chước cám dỗ”. Và bài Tin mừng Chúa Nhật II mùa Chay của cả ba năm A - B - C cũng tập trung vào một chủ đề “lên núi cao, Chúa biến hình”. Dưới cái nhìn tổng quát thì hình như Hội Thánh muốn chúng ta khởi đầu mùa chay thánh bằng sự gột bỏ những gì là “tiêu cực” do thần dữ cám dỗ để rồi cùng với Chúa Giêsu lên núi cao mà phát triển điều “tích cực” là cái nhìn và con tim của chúng ta.
Càng lên cao, tầm nhìn càng thêm bao quát là một điều dễ hiểu và dễ chấp nhận. Những người được dịp lên núi cao hay đã từng sử dụng phương tiện hàng không đều không khỏi bị cám dỗ phóng tầm nhìn đến quang cảnh chung quanh hay bên dưới. Quả thật, với cuộc sống thường nhật kiểu tà tà sát mặt đất thì luôn có đó nhiều điều rất cụ thể vượt khỏi tầm nhìn của chúng ta. Và cũng từ cái nhìn hướng đến các vật thể trong thực tế vốn bị giới hạn thì chúng ta cũng có thể bị hạn chế tầm nhìn trong những lãnh vực “phi vật thể”. Chính vì thế, khi có dịp thuận tiện, người ta thường đến những nơi quang đãng hay lên chỗ cao, không chỉ để hít thở không khí trong lành mà còn được dịp phóng tầm nhìn bao quát hơn, rộng mở hơn.
Hãy lên cao! Càng lên cao, tâm hồn càng khoáng đạt hơn, rộng mở hơn. Các tu sĩ, đúng hơn là các đan sĩ trong truyền thống Kitô giáo nói riêng và trong các tôn giáo nói chung thường chọn những nơi cao để làm chốn tu tập. Càng lên cao thì lòng ta dường như càng nhẹ nhàng, thanh thoát và khoáng đạt hơn. Bài Tin Mừng Chúa Nhật II mùa Chay tường thuật sự kiện Chúa Kitô đưa ba môn sinh lên núi cao. Các sự kiện xảy ra trên núi Tabôrê ngày ấy dễ làm chúng ta dán mắt vào việc Chúa biến hình oai nghiêm sáng láng. Dĩ nhiên, chúng ta nhìn nhận việc Chúa Kitô tỏ ánh vinh quang của Người là để củng cố niềm tin cho các môn đệ thân tín. Tuy nhiên xin đừng quên nội dung câu chuyện đàm đạo giữa Chúa Kitô với Môsê và Êlia. Đó là cuộc tử nạn mà Chúa Kitô sẽ phải chịu tại Giêrusalem. Đây chính là đỉnh cao hay là điểm tới của tình yêu mà Chúa Kitô tỏ bày cho nhân loại là hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (x.Ga 15,13).
Tình yêu làm phát sinh tình yêu. Lòng quảng đại làm triển nở lòng quảng đại. Quy luật tác động dây chuyền đã thể hiện hiệu năng ở lãnh vực này. Bị thúc bách một cách nào đó, Phêrô vội lên tiếng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, nếu Thầy muốn, chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, một cho ông Êlia” (Mt 17,4). Thế còn Phêrô và hai người bạn đồng môn là Giacôbê và Gioan sẽ ở đâu? Giả như Chúa Giêsu chấp thuận lời thỉnh cầu của thánh Phêrô thì tối hôm ấy, ba môn đệ của Người hẳn phải ở ngoài trời, trên cây hay trong bụi bờ nào đó. Tuy nhiên điều chúng ta chợt khám phá ở đây, đó là khi lên cao, được chiêm ngắm phần nào vinh quang của Thầy Giêsu thì tâm hồn của Phêrô đã mở ra. Ngài như quên hẳn mình đi.
Dệt xây một tâm hồn biết hướng thượng: Nếu hạn hẹp sự lên cao ở phạm trù không gian thì không biết bao người đã lên quá cao mà tâm hồn vẫn còn hẹp hòi, ích kỷ. Với công nghệ hàng không hiện đại như hôm nay, rất nhiều người đã từng lên rất cao so với mặt đất. Theo thống kê thì mỗi ngày có hàng ngàn chuyến bay xuyên lục địa. Những người có điều kiện sử dụng phương tiện hàng không, thường là những người của tiền dư dả, ít ra là không thiếu. Thế nhưng lời cảnh giác của Chúa Kitô vẫn còn đó: người giàu có thì khó vào Nước trời hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim (x.Mt 19,24). Dù đã lên cao nhưng trái tim của nhiều người vẫn có thể chưa rộng mở. Như thế việc lên cao chỉ là một trong những phương thế, một trong những nguyên cớ để có được lòng hướng thượng.
Người có tâm hồn biết hướng thượng là người biết khao khát những giá trị cao cả, tốt đẹp trên những sự tốt đẹp bình thường mà nhiều người vẫn hằng tìm kiếm. Họ không dừng lại với chuyện cơm áo gạo tiền cho bản thân, không dừng lại với chức quyền, danh phận hay lạc thú trần gian cách ích kỷ. Trái tim của họ luôn ấp ủ số phận của nhiều người. Tầm nhìn của họ luôn vượt quá những gì đang trông thấy. Khát mong của họ luôn vươn tới những giá trị vĩnh cửu, trường tồn… Có thể gọi họ là người sống có lý tuởng, muốn cống hiến hơn là tìm cách hưởng thụ.
Các chuyên gia xã hội học, các nhà đạo đức ngày nay đều có chung nhận định rằng con người, cách riêng giới trẻ hôm nay, trên thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng đang mất dần sự hướng thượng, chí cống hiến. Cùng với công nghệ hiện đại, ngành quảng cáo tiếp thị như đang tiếp sức xây dựng một lối sống hưởng thụ vị kỷ. Người người đua nhau kiếm tiền để hưởng thụ ích kỷ. Công ăn việc làm, đúng hơn là thu nhập tiền bạc như đang là mục tiêu của việc học tập của giới trẻ hôm nay mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhận định là “não trạng duy kinh tế” (x.Thư chung HĐGM VN năm 2007 số 11; 12). Chính vì thế mà chí cống hiến, sự hướng thượng ngày càng mai một.
Để lên cao, đúng hơn là để có tâm hồn hướng thượng cần thiết phải rủ bỏ nhiều vướng bận gây cản trở. Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng Thế ký gợi mở ý tưởng là hãy ra đi. Giavê Thiên Chúa mời gọi Abraham ra đi: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1). Tuổi đời đã 75, trên mức xưa nay hiếm, đang chưa có người nối dõi tông đường, cùng với nghề chăn nuôi súc vật, thế mà ra đi đến nơi chưa từng biết, quả là một quyết định thiếu chín chắn và liều lĩnh. Nếu gọi quyết định ấy là dại dột hay điên rồ thì cũng không ngoa. Vậy mà Abraham đã ra đi theo lời Chúa gọi. Thế nhưng với cái quyết định liều lĩnh hay điên rồ ấy thì một thời kỳ mới của công trình cứu độ đã mở ra. Phải nhìn nhận rằng dù tuổi đã cao nhưng tâm hồn Abraham luôn ấp ủ những gì tốt đẹp hơn, cao hơn nữa.
Mùa chay thánh đã về, Kitô hữu chúng ta không được phép dừng lại ở việc sám hối, ăn năn về tội lỗi đã phạm mà còn phải dệt xây tấm lòng hướng thượng với chí cống hiến cao đẹp. Trong nông nghiệp, không ai làm cỏ chỉ để cho mảnh đất sạch sẽ mà là để trồng tỉa các loại cây hữu ích. “Anh em hãy sinh hoa quả xứng với lòng sám hối” (Mt 3,8). Lời của thánh Gioan Tẩy giả một cách nào đó thúc bách ta không ngừng lên cao, hướng thượng để cùng với Chúa Kitô sau khi xuống núi thì “cương quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột