Chúa Nhật I Mùa Chay A
Bước Vào Mùa Chay Thánh
St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11
Caesar một lãnh đạo thiên tài, đảm lược "chinh đông phục tây" đánh đâu thắng đó, tư lệnh quân đội viễn chinh La Mã chinh phục toàn xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, ... ngày nay), đã mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại.
Ông đã được Viện Nguyên Lão La Mã tôn vinh là Imperus Maximus Dalte Sum Romana (vị thống soái cao nhất của La Mã). Danh hiệu này khẳng định rằng ông la Praetori et Romanus, nghĩa là "Người bảo trợ cao nhất của La Mã". Ông còn được giao quyền kiểm duyệt với vai trò người có đạo đức hoàn hảo… “Lãnh tụ suốt đời”, kiểm soát toàn bộ nền cộng hòa, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ tuyệt đối” của La Mã. Chính ông chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Ông cũng có tài "trị quốc an dân” có những cải cách xã hội quan trọng…
Cái tài của Caesar đưa ông lên tột đỉnh vinh quang, nhưng cũng đã biến ông thành người kiêu ngạo khó thương và phách lối. Ông ao ước được phong thần và trở thành hoàng đế La Mã. Thế nhưng vinh quang phú quý chỉ là phù du hư ảo, chính Nguyên lão nghị viện đã tôn vinh ông, nhưng cũng chính họ đã ám sát ông dưới chân tượng bại tướng Pompey là kẻ thù của ông.
Caesar con người cuốn hút theo danh vọng quyền bính, đạt được tất cả vinh quang, nhưng chính trong vinh quang đó ông bị tiêu vong…
Dù là bất cứ ai, con người ai cũng luôn bị cám dỗ tìm kiếm tiền bạc, danh lợi quyền bính, khi để chúng lôi cuốn sẽ đi vào diệt vong…
Hành trình Mùa Chay Thánh với sắc màu phụng vụ tím - mầu của sự ăn năn sám hối nhìn lại mình sửa chữa lỗi lầm lãnh nhận ơn tha thứ trong lời khấn nguyện tha thiết:"Lạy Chúa xin đưa con trở về" (Gr 31,18), đi trong thánh ý Thiên Chúa, để khỏi rơi vào cõi diệt vong của thế gian dẫn dắt.
Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay gợi cho chúng ta hình ảnh Chúa Giêsu trong sa mạc 40 đêm ngày, Ngài bước vào kinh nghiệm của thân phận con người chúng ta trong ba cơn cám dỗ nặng nề của kiếp nhân sinh: của ăn của uống, giàu sang, quyền bính... Ngài mang nhân tính cùng với con người bước với những thử thách cuộc đời. Cuối cùng Ngài đã chiến thắng vinh hiển. Những cơn cám dỗ, thử thách vẫn kéo dài suốt cuộc sống của Ngài, như Kinh Thánh đã viết: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ cơ hội khác” (Lc 4,13).
Chúa Giêsu vào «Hoang địa », hoang địa là nơi sống lại nỗi cô liêu và thanh tĩnh, để con người đối diện và thấy mình một cách chân thật không tránh né, và không mang những mặt nạ, sức ép mà xã hội đem đến cho. Chính vì sống trong hoang địa với chay tịnh, Chúa Giêsu đã nhận định sáng suốt về những mưu đồ của tên cám dỗ và vì thế Ngài đã chiến thắng.
• Nguyên tổ Ađam và Evà bị Satan cám dỗ đã làm cho cả nhân lại đi trong bóng tối và sự chết, Satan cũng cám dỗ Đức Giêsu, Ngài đã chống cự kiên cường và đã chiến thắng mang lại hy vọng cho nhân loại vượt qua thử thách, chiến thắng cám dỗ và sự dữ tìm về ánh sáng…
• Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mac, Ngài được giới thiệu như một Israel mới. Dân Chúa xưa trong sa mạc 40 hành trình về đất hứa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Trong sa mạc, Đức Giêsu bị cám dỗ nhưng người chiến thắng.
• Trong sa mạc 40 năm, dân Chúa bị thử thách về lòng tin, đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để chứng tỏ Ngài hiện hữu như nghi ngờ: Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (x. Xh 17,1-7). Suốt cuộc đời Đức Giêsu bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình để dùng quyền năng Thiên Chúa khẳng định mình: như lời tên cám dỗ: Nếu ông là con Thiên Chúa hãy….(x. Mt 4,3.5)
• Dân Israel trong cuộc Xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước - hôn ước tình yêu với Thiên Chúa, để hiến thân cho các "thần tượng”, như là ngoại tình với ngẫu tượng (x. Xh 23,20-33). Xatan muốn Đức Giêsu quy phuc hắn khi hứa hẹn các vương quốc trên thế gian... Đức Giêsu đã mạnh mẽ dứt khoát đi trên đường Thiên Ý, Ngài lột mặt nạ và chỉ thẳng tên Xatan; đó là một tên phản Thiên Chúa và : “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi" (Mt 5,10).
Chúng ta là thành phần của Dân mới, trong hành trình Mùa Chay nói riêng và cả cuộc đời chúng ta nói chung theo bước chân của Chúa Kitô. Cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu chống lại tên cám dỗ là một lời kêu gọi chúng ta ý thức về thân phận mỏng giòn của mình trong cuộc sống hằng ngày cùng đối diện bao nhiêu thử thách và cám dỗ: cơm gạo áo tiền, danh vọng, quyền bính, một khi nó là cứu cánh và mục đích là lúc đi vào cõi diệt vong. Để lãnh nhận Ơn giải thoát, chúng ta như Đức Kitô và trong Ngài - Đấng là Đường, là sự Thật và là sự Sống, cùng ta vượt qua trong vinh quang.
Thật thế, đây là lời mời gọi thôi thúc chúng ta, theo gương Chúa Kitô và kết hiệp với Người, nhớ rằng đức Tin Kitô giáo là một cuộc chiến đấu, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta chống lại các lực lượng bóng tối: « Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này …» (Ep 6, 11-12). Và ngay lúc này, cám dỗ vẫn luôn ở bên người đang muốn tiến đến gần Chúa. Chính Đức Kitô đã ra bước ra khỏi cuộc chiến này trong vinh quang, để mở lòng chúng ta hướng đến hy vọng và dẫn dắt chúng ta đi đến cuộc chiến thắng đối với mọi thử thách và cám dỗ của sự dữ.
Trong thân phận của kiếp người, chúng ta khi chiến đấu với mọi cám dỗ, như Đức Hồng Y Phanxicô Xavier gợi mở: “Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế” (ĐHV 971)
Chúa ơi! Con quá yếu hèn
Xin thương nâng đỡ ngày đêm trọn đời
(Trầm Thiên Thu).
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn…
Bước Vào Mùa Chay Thánh
St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11
Caesar một lãnh đạo thiên tài, đảm lược "chinh đông phục tây" đánh đâu thắng đó, tư lệnh quân đội viễn chinh La Mã chinh phục toàn xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, ... ngày nay), đã mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại.
Ông đã được Viện Nguyên Lão La Mã tôn vinh là Imperus Maximus Dalte Sum Romana (vị thống soái cao nhất của La Mã). Danh hiệu này khẳng định rằng ông la Praetori et Romanus, nghĩa là "Người bảo trợ cao nhất của La Mã". Ông còn được giao quyền kiểm duyệt với vai trò người có đạo đức hoàn hảo… “Lãnh tụ suốt đời”, kiểm soát toàn bộ nền cộng hòa, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ tuyệt đối” của La Mã. Chính ông chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Ông cũng có tài "trị quốc an dân” có những cải cách xã hội quan trọng…
Cái tài của Caesar đưa ông lên tột đỉnh vinh quang, nhưng cũng đã biến ông thành người kiêu ngạo khó thương và phách lối. Ông ao ước được phong thần và trở thành hoàng đế La Mã. Thế nhưng vinh quang phú quý chỉ là phù du hư ảo, chính Nguyên lão nghị viện đã tôn vinh ông, nhưng cũng chính họ đã ám sát ông dưới chân tượng bại tướng Pompey là kẻ thù của ông.
Caesar con người cuốn hút theo danh vọng quyền bính, đạt được tất cả vinh quang, nhưng chính trong vinh quang đó ông bị tiêu vong…
Dù là bất cứ ai, con người ai cũng luôn bị cám dỗ tìm kiếm tiền bạc, danh lợi quyền bính, khi để chúng lôi cuốn sẽ đi vào diệt vong…
Hành trình Mùa Chay Thánh với sắc màu phụng vụ tím - mầu của sự ăn năn sám hối nhìn lại mình sửa chữa lỗi lầm lãnh nhận ơn tha thứ trong lời khấn nguyện tha thiết:"Lạy Chúa xin đưa con trở về" (Gr 31,18), đi trong thánh ý Thiên Chúa, để khỏi rơi vào cõi diệt vong của thế gian dẫn dắt.
Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay gợi cho chúng ta hình ảnh Chúa Giêsu trong sa mạc 40 đêm ngày, Ngài bước vào kinh nghiệm của thân phận con người chúng ta trong ba cơn cám dỗ nặng nề của kiếp nhân sinh: của ăn của uống, giàu sang, quyền bính... Ngài mang nhân tính cùng với con người bước với những thử thách cuộc đời. Cuối cùng Ngài đã chiến thắng vinh hiển. Những cơn cám dỗ, thử thách vẫn kéo dài suốt cuộc sống của Ngài, như Kinh Thánh đã viết: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ cơ hội khác” (Lc 4,13).
Chúa Giêsu vào «Hoang địa », hoang địa là nơi sống lại nỗi cô liêu và thanh tĩnh, để con người đối diện và thấy mình một cách chân thật không tránh né, và không mang những mặt nạ, sức ép mà xã hội đem đến cho. Chính vì sống trong hoang địa với chay tịnh, Chúa Giêsu đã nhận định sáng suốt về những mưu đồ của tên cám dỗ và vì thế Ngài đã chiến thắng.
• Nguyên tổ Ađam và Evà bị Satan cám dỗ đã làm cho cả nhân lại đi trong bóng tối và sự chết, Satan cũng cám dỗ Đức Giêsu, Ngài đã chống cự kiên cường và đã chiến thắng mang lại hy vọng cho nhân loại vượt qua thử thách, chiến thắng cám dỗ và sự dữ tìm về ánh sáng…
• Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mac, Ngài được giới thiệu như một Israel mới. Dân Chúa xưa trong sa mạc 40 hành trình về đất hứa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Trong sa mạc, Đức Giêsu bị cám dỗ nhưng người chiến thắng.
• Trong sa mạc 40 năm, dân Chúa bị thử thách về lòng tin, đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để chứng tỏ Ngài hiện hữu như nghi ngờ: Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (x. Xh 17,1-7). Suốt cuộc đời Đức Giêsu bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình để dùng quyền năng Thiên Chúa khẳng định mình: như lời tên cám dỗ: Nếu ông là con Thiên Chúa hãy….(x. Mt 4,3.5)
• Dân Israel trong cuộc Xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước - hôn ước tình yêu với Thiên Chúa, để hiến thân cho các "thần tượng”, như là ngoại tình với ngẫu tượng (x. Xh 23,20-33). Xatan muốn Đức Giêsu quy phuc hắn khi hứa hẹn các vương quốc trên thế gian... Đức Giêsu đã mạnh mẽ dứt khoát đi trên đường Thiên Ý, Ngài lột mặt nạ và chỉ thẳng tên Xatan; đó là một tên phản Thiên Chúa và : “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi" (Mt 5,10).
Chúng ta là thành phần của Dân mới, trong hành trình Mùa Chay nói riêng và cả cuộc đời chúng ta nói chung theo bước chân của Chúa Kitô. Cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu chống lại tên cám dỗ là một lời kêu gọi chúng ta ý thức về thân phận mỏng giòn của mình trong cuộc sống hằng ngày cùng đối diện bao nhiêu thử thách và cám dỗ: cơm gạo áo tiền, danh vọng, quyền bính, một khi nó là cứu cánh và mục đích là lúc đi vào cõi diệt vong. Để lãnh nhận Ơn giải thoát, chúng ta như Đức Kitô và trong Ngài - Đấng là Đường, là sự Thật và là sự Sống, cùng ta vượt qua trong vinh quang.
Thật thế, đây là lời mời gọi thôi thúc chúng ta, theo gương Chúa Kitô và kết hiệp với Người, nhớ rằng đức Tin Kitô giáo là một cuộc chiến đấu, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta chống lại các lực lượng bóng tối: « Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này …» (Ep 6, 11-12). Và ngay lúc này, cám dỗ vẫn luôn ở bên người đang muốn tiến đến gần Chúa. Chính Đức Kitô đã ra bước ra khỏi cuộc chiến này trong vinh quang, để mở lòng chúng ta hướng đến hy vọng và dẫn dắt chúng ta đi đến cuộc chiến thắng đối với mọi thử thách và cám dỗ của sự dữ.
Trong thân phận của kiếp người, chúng ta khi chiến đấu với mọi cám dỗ, như Đức Hồng Y Phanxicô Xavier gợi mở: “Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế” (ĐHV 971)
Chúa ơi! Con quá yếu hèn
Xin thương nâng đỡ ngày đêm trọn đời
(Trầm Thiên Thu).
Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn…