Theo Austen Ivereign, người viết tiểu sử của ngài, Đức Phanxicô không những không ngại bị bất đồng ý kiến mà còn khuyến khích người ta bất đồng ý kiến với ngài. Nhưng gần đây, có nguồn tin cho rằng ngài hết sức sôi giận trước các bất đồng gay gắt đối với giáo huấn của ngài trong Niềm Vui Yêu Thương, các bất đồng đã vuợt ranh giới để rơi vào bất thuận (dissent).
Có nên phê bình Đức Giáo Hoàng không?
Trước tình thế gay cấn như trên, Tiến Sĩ Jeff Mirus, chủ nhiệm CatholicCulture.org, một trang mạng thuộc khuynh hướng bảo thủ, nghiêng về phía phê bình các cải tiến của Đức Phanxicô, đã viết một loạt ba bài chung quanh câu hỏi “Chúng ta có nên phê bình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hay không? Nếu có, thì phê bình ra sao?”
Tiến sĩ Mirus và người cộng sự của ông là Phil Lawler nhìn nhận trong mấy tuần hồi cuối tháng Tám qua đầu tháng Chín năm nay, lời phê bình Đức Phanxicô của các ông gay gắt hơn thường lệ và xem ra càng ngày càng thêm gay gắt hơn, khiến nhiều độc giả của họ lên tiếng về sự khôn ngoan của động thái này. Ông trả lời: các ông lúc nào cũng quan tâm tới khía cạnh này.
Tuy về phương diện con người, không dễ gì đạt được sự quân bằng hoàn hảo khi thấy cần phải giải thích và lượng giá một điều gì đó Đức Thánh Cha nói và làm, nhưng các ông vẫn nghĩ đó là điều cần phải làm.
Không phải là vấn đề mới
Theo tiến sĩ Mirus, việc phê bình một vị giáo hoàng không hẳn là một vấn đề mới mẻ. Từ thời Đức Phaolô VI, ông từng lên tiếng than phiền về sự yếu ớt của ngài đối với cuộc cách mạng tân duy hiện đại (thực chất là việc phát triển của chủ nghĩa duy tục về thần học) hồi ấy. Đức Phaolô VI quen cho rằng điều ngài có thể làm cho Giáo Hội là chịu đau khổ. Thực ra, dù ngài không thành công bao nhiêu trong việc theo đuổi mục tiêu của ngài, nhưng việc ngài can đảm công bố thông điệp Sự Sống Con Người năm 1968 đủ chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn bảo vệ Huấn Quyền.
Trong triều giáo hoàng kế tiếp, Tiến Sĩ Mirus cũng phê phán Đức Gioan Phaolô II về sự thất bại khá thông thường trong việc áp dụng kỷ luật. Nhưng ngài rất mạnh mẽ khi giảng dậy về đức tin, luân lý và bổn phận của các giám mục. Thêm vào đó, là cá tính quyến rũ của ngài được các cuộc du hành và tường thuật của truyền thông tích cực cổ vũ đã kích thích nhiều lực lượng canh tân trong Giáo Hội.
Dưới thời Đức Bênêđictô XVI, ông hoài nghi khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc diễn dịch tính rõ ràng vô sánh của ngài về thần học thành hành động quản trị hữu hiệu. Nhưng cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nổi vượt cả về phương diện dẫn đầu lẫn cổ vũ việc nội tâm hóa cái hiểu bên trong đối với Đức Tin Công Giáo, điều duy nhất có thể dẫn tới việc canh tân thực sự.
Quả thực, các vị trên có một đầu óc rất sâu sắc, chính xác, thực hành và được ơn thánh soi sáng rõ ràng. Nghe các ngài nói hay đọc điều các ngài viết là một cơ hội tham dự vào một khía cạnh tri thức quan trọng của cuộc canh tân Công Giáo chân chính.
Nói cách khác, bất kể các điểm yếu về quản trị, Giáo Hội Công Giáo đã được lãnh đạo bởi các vị giáo hoàng tinh tường về linh đạo và thần học suốt trong 53 năm có sự hỗn độn nặng nề trong Giáo Hội, những vị giáo hoàng đã củng cố vững mạnh cái hiểu và sự cam kết của chúng ta đối với các sự thật sâu xa hết sức chính yếu đối với cuộc canh tân Công Giáo.
Đức Phanxicô không thế
Đức Phanxicô, theo Tiến Sĩ Mirus, thì không thế. Ngài sống cao độ về cảm tính, để mình bị thúc đẩy bởi cảm xúc nhiều hơn các vị tiền nhiệm. Ngài ít thận trọng rào đón trước sau về các suy nghĩ của ngài. Chính ngài cho biết ngài muốn khuấy động sự việc, coi việc này như một đặc điểm của tiếng nói tiên tri, một tiếng nói dành chỗ cho hành động của Chúa Thánh Thần. Có thể nói: ngài rất tốt trong việc mở cửa sổ hay rút nút chặn nước, nhưng không tốt lắm trong việc giải thích sự khác nhau giữa nước đã tắm và em bé được tắm.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng phong thái bản thân của Đức Phanxicô rất lôi cuốn. Ngài rất được yêu mến bởi những người bị các vị tiền nhiệm của ngài coi là trở ngại cho canh tân vì họ không chịu chấp nhận tính viên mãn của đức tin Công Giáo. Những người này coi đức Phanxicô như luôn sắp sửa thay đổi các truyền thống và các giáo huấn để dành chỗ cho một số các biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa duy thế tục của chính họ. Nhưng cùng một lúc, ngài bị nghi ngờ bởi những người vốn mến mộ các vị tiền nhiệm của ngài chỉ vì các vị này có khả năng thâm hậu hóa chứ không thế tục hóa sứ mệnh Công Giáo”.
Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm cùng nhận định về Đức Phanxicô một cách như nhau. Điều này cho thấy lần đầu tiên trong khá nhiều năm, các thành viên dấn thân cao độ nhất của đoàn giáo dân Công Giáo bị đặt vào một tình huống tri thức khá lúng túng. Họ phải đương đầu không những với việc phê phán sự hữu hiệu trong việc quản trị của ngài, mà còn phê phán cả các ưu tiên của Đức Phanxicô và các phát biểu của ngài về chúng, cả hai đều bị họ coi như gây hại tới đức tin và bản sắc Công Giáo.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng càng ngày người ta càng tin rằng triều giáo hoàng này sẽ dẫn tới một cuộc thế tục hóa lớn hơn trong Giáo Hội, tương phản với tác động của các vị tiền nhiệm. Nhiều người Công Giáo thành thực, dấn thân và có hiểu biết tin rằng việc tiếp tục canh tân phát sinh từ quyền lãnh đạo của một vị giáo hoàng khó mà có được trong triều giáo hoàng này. Hiện nay, sau một thế hệ gặt hái tuy chậm nhưng có ý nghĩa cao, họ thấy kim đồng hồ canh tân đang quay trở lại với việc thế tục hóa “um tùm” của thập niên 1960. Điều này khiến họ ngã lòng, nhiều người lui về ẩn dật.
Tác động đối với những người hướng dẫn dư luận
Theo Tiến Sĩ Mirus, nhiều người quyết định ở lại để tường trình các tin tức Công Giáo đáng lưu ý và bình luận các biến cố và ý tưởng hiện thời nhằm tạo ra sự hiểu biết tốt hơn ngõ hầu đức tin được thâm hậu hóa. Nhung trở ngại cho họ là phải xử lý nhiều hiểu lầm phát sinh từ các câu nói và việc làm của Đức Phanxicô. Các hiểu lầm này thường đem lại cho người đọc một ý nghĩ không đầy đủ, và đôi khi sai lạc, về ý nghĩa của việc là một người Công Giáo.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, việc này thường diễn ra khi ngài nhấn mạnh một phần của sự thật mà ngài nghĩ người chưa dấn thân sẽ coi là lôi cuốn (như thương xót, không phán đoán người khác, phục vụ người nghèo, và chăm sóc môi trường) trong khi không nhấn mạnh tới những phần bị người chưa dấn thân coi là khó nhá (như lời mời gọi ăn năn, bản chất luân lý của sự sống mới trong Chúa Kitô, việc sống nghèo nàn về tâm linh, và luật tự nhiên). Ngài nặng về “đồng hành” nhưng không mạnh như thế về “đích đến”.
Không may một điều, theo Tiến Sĩ Mirus, là việc ngài coi những người nhấn mạnh tới “đích đến” là “các luật sĩ”, nghĩa là Pharisiêu. Nhưng việc yêu thương nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa sự chân và sự giả hay giữa sự đúng và sự sai có gì liên hệ tới việc Pharisiêu nhấn mạnh tới truyền thống hay vị thế nhóm đảng đâu. Việc này buộc các nhà bình luận Công Giáo phải ra sức trình bầy các lời nói và hành động của Đức Phanxicô sao cho tối thiểu hóa được sự nguy hiểm đối với đức tin của người đọc hoặc hy vọng của họ.
Khổ một điều, việc phê phán ấy gây gương mù gương xấu. Nhiều độc giả không ngại nói với Tiến Sĩ Mirus không được bất đồng với Đức Giáo Hoàng bất cứ cách nào và nên lấy làm xấu hổ về việc này.
Ông cho rằng luận điểm của những người trên sai nhưng gương mù thì có thật. Mặt khác phê phán có thể có tính xói mòn, làm giảm tình yêu, khuyến khích người ta kiêu ngạo... Thành thử cần phải thận trọng khi phê phán Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ, nên phê phán Đức Giáo Hoàng nhưng có nhiều phương pháp thích đáng khác nhau để phê ngài, nhiều điều “coi chừng” (caveat) khi sử dụng các phương pháp này.
Các hình thức phê phán tương đối thụ động
Các hình thức phê phán thụ động nhằm không trực tiếp đối đầu với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ Mirus, có thể có các phương pháp phê phán thụ động sau đây:
Làm ngơ sứ điệp: Chỉ tường trình các tin vui, không đưa những tin gây tranh cãi. Các người viết phải biết chọn lựa khi tường trình về Đức Giáo Hoàng, chỉ viết về những tuyên bố và hành động dễ dàng được sử dụng một cách tích cực. Có thể gọi đây là một hình thức phê phán mặc nhiên, vì lợi ích người đọc. Nó không trực tiếp phê phán, nhưng phê phán bằng cách loại trừ.
Thay thế bằng sứ điệp của chính ta: Người viết không cho biết nguồn của lời nói và hành động mình tường trình chỉ cho biết “ai đó nghĩ rằng” và sau đó trình bầy lời phân tích về vấn đề đang bàn.
Cũng có thể nhắc tới điều các ký giả khác tường trình như thể họ tường trình sai. Hoặc trích dẫn Đức Giáo Hoàng nêu câu hỏi rồi trả lời câu hỏi ấy cách tốt nhất. Ở đây tránh lưu ý tới các điểm khác với Đức Giáo Hoàng, nhờ thế, độc giả nhận được sứ điệp “đúng” về vấn đề ngài nêu ra.
Các hình thức phê phán tích cực hơn
Đây là các phương pháp trực tiếp đối chất với các thiếu sót trong lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng. Có thể có các phương pháp phê bình tích cực sau đây:
Làm lắng dịu sứ điệp: Có thể có hai cách làm cho sứ điệp của Đức Giáo Hoàng mất sức mạnh của nó. Cách thứ nhất, ta trực tiếp đề cập tới điều Đức Giáo Hoàng nói hoặc làm, nhưng giải thích nó cách nào đó để nó hoàn toàn phù hợp với điều Giáo Hội vẫn luôn hiểu xưa nay.
Cách thứ hai, ta nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói chỉ có tính huấn dụ, chứ không có tính trói buộc: ngài không đưa ra một tín lý hay một luật lệ, nhưng chỉ thúc giục người Công Giáo lưu tâm tới một cạm bẫy hay phải lưu ý tới một việc nhấn mạnh nào đó về tâm linh hay luân lý. Ta có thể dùng hai cách này để giải thích một số nhận định của Đức Giáo Hoàng có thể dẫn tới bối rối hay nguy hiểm, nhưng chấp nhận một áp dụng thích đáng.
Thách thức tính khôn ngoan của sứ điệp: Theo Tiến Sĩ Mirus, Đức Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta khá ngạc nhiên mà không quan tâm đến việc chúng được tiếp nhận ra sao, có thể bao hàm các sai sót nào hoặc cần phải thận trọng hay dè chừng (caveat) cách nào. Thách thức tính khôn ngoan của ngài trong các dịp này là điều nên làm hơn là thách thức tính chính thống của ngài. Trọng điểm ở đây khá đơn giản: người Công Giáo không cần phải nhất trí với phán đoán có tính dạy khôn (prudential judgment) của ngài.
Đôi khi ta cũng có thể đưa ra phán đoán khôn ngoan của ta với hy vọng đề xuất được một phương thức tốt hơn.
Kiểm soát sứ điệp: Nếu xem ra Đức Giáo Hoàng bàn đến một vấn đề nào đó một cách khiến cho tình hình thêm tệ hơn, thì ta cần phải kiểm soát sứ điệp của ngài một cách quả quyết hơn, để tín hữu không bị chướng tai gai mắt (scandalized) một cách trầm trọng. Điều này đặc biệt cần thiết khi phương thức của Đức Giáo Hoàng xem ra phá hoại một khía cạnh nào đó của tín lý Công Giáo. Một trong các phương pháp là nhấn mạnh tới bất cứ điều gì tích cực nhất trong sứ điệp của ngài, không nhấn mạnh các lạc đề (off-notes) của sứ điệp, nhằm chuyển tải nó một cách nhất quán hơn với đức tin, luân lý và truyền thống Công Giáo. Tiến Sĩ Mirus cho rằng chính phòng báo chí của Tòa Thánh cũng năng sử dụng phương pháp này dưới thời Đức Phanxicô.
Một cách nữa là tự ý thêm vào những điều Đức Giáo Hoàng không nhắc đến và coi những gì ngài nói là một phần của một bức tranh lớn hơn. Mục đích là trình bầy Đức Giáo Hoàng như thể ngài “làm nổi bật” một điểm vốn không nhằm chỉ được tiếp nhận trong cõi chân không, nhưng cần được quân bình hóa bởi các khía cạnh khác của cùng vấn đề. Quảng cáo cho bức tranh lớn hơn như thế này sẽ giảm thiểu gương mù có thể có.
Chống đối sứ điệp: Cuối cùng, có khi ta cần phải đối chất với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng một cách chống đối nhiều hơn. Trước nhất, là cẩn thận nhận diện các hệ luận không thể nào được phép trong các nhận định của Đức Giáo Hoàng, với giả thuyết cho rằng ngài nói hơi bất cẩn và thực ra ngài không có ý nói những hệ luận này.
Thứ hai, mạnh hơn, là nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói và làm có hại cho tín lý Công Giáo, không được huấn quyền biện minh, và rất có thể bị huấn quyền bác bỏ, trong triều giáo hoàng sau. Nhiều người tin rằng đây là lúc phải áp dụng lối phê phán này khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô toan tính cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ tuy không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Họ nhận định rằng giáo huấn trước đây của Giáo Hội, Bộ Giáo Luật và thực hành Công Giáo chứng tỏ rằng việc này không thể cho phép, và do đó, họ mong Huấn Quyền hủy bỏ mọi hoài nghi kịp thời, hơn là nhận diện một ngoại lệ hợp pháp.
Các thái độ phải có khi phê bình Đức Giáo Hoàng
Dù cách nào, việc phê bình Đức Giáo Hoàng luôn phải hợp tình hợp lý (fair) và hết sức có tính xây dựng. Thành thử, ta luôn luôn phải dè chừng, ý tứ. Tiến Sĩ Mirus cho hay: các thái độ sau đây cần phải lưu ý khi phê bình Đức Giáo Hoàng:
Khiêm nhường : Trước nhất, mọi nhà phê bình phải nhìn nhận khả thể sai lầm của mình. Bất luận ta nhấn mạnh thế nào về một điểm đặc thù, điều luôn có thể là ta rất có thể sai lầm. Các sai lầm ta có thể có thì vô vàn và đôi khi, ta không nhận ra mình có thể vướng vào một sai lầm đặc thù nào đó. Thành thử việc ta mạnh mẽ đưa ra một lập luận là điều chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là coi những người bất đồng với ta như ngu đần, phi lý.
Hợp tình hợp lý: Điều thích đáng là tất cả chúng ta nên đáp ứng các ý nghĩ và hành động của người khác như ta muốn họ đáp ứng các ý nghĩ và hành động của ta. Đây là một điều hết sức quan trọng và có lẽ hiển nhiên nhất của luật tự nhiên: sự hợp tình hợp lý. Điều này có nghĩa ta phải thường xuyên dành một xây dựng tốt nhất đối với bất cứ tuyên bố hay hành động nào ta nghĩ đáng bị phê phán, trong đó, có việc nhìn nhận ý tốt của người khác ngoại trừ có đủ bằng chứng ngược lại. Hơn nữa, khi nào sự thật về một vấn đề nào đó cho phép có những sự dị biệt hợp pháp, thì ta phải vui lòng thừa nhận khả thể này.
Liêm chính (Integrity): Một vi phạm trầm trọng đối với chính sự liêm chính bản thân, chưa kể còn là một bất công nghiêm trọng, khi cố tình lên đặc điểm sai cho chủ trương hoặc luận điểm của đối phương. Hơn nữa, ta không bao giờ được phán đoán tình trạng nội tâm của người ta phê phán. Ta ít khi biết được các ý hướng thực sự của một con người: chỉ có Thiên Chúa mới có thể vừa nhìn rõ các động lực vừa phán đoán đúng về chúng mà thôi.
Cân bằng: Bất cứ điều gì có tiềm năng làm người ta bị các bề trên trong Giáo Hội của họ xa lánh đều nguy hiểm về phương diện thiêng liêng. Đây không phải là chuyện chính trị. Nếu phải liên tiếp phê phán, ta cũng phải có trách nhiệm tương ứng trong việc nhìn nhận bất cứ điều gì có thể khuyến cáo bất cứ nhân vật nào của Giáo Hội có thẩm quyền hợp pháp đối với người khác khen ngợi họ. Cũng cần phải lưu ý tới mục tiêu: nếu lời phê phán của ta không tới tai Đức Giáo Hoàng thì ta vẫn cần phải củng cố đức tin và đức cậy của các tín hữu. Không gì làm tha hóa và nản lòng người khác nhanh hơn việc làm cho sự việc tệ hơn là chính chúng bằng cách không ngừng bới lông tìm vết.
Tính giới hạn: Ở đây, ta phải tuân giữ các qui luật Công Giáo chuyên biệt của việc dấn thân giao tiếp. Phải cư xử tôn kính đối với những người của Giáo Hội. Hơn nữa, phạm vi bất đồng hợp pháp bị giới hạn bởi huấn quyền hiện hữu, và bởi thẩm quyền kỷ luật thích đáng của Giáo Hội đối với người khác. Tố cáo một vị giáo hoàng đã giảng dậy sai lầm một cách có huấn quyền hay khuyến cáo người ta bất tuân thẩm quyền kỷ luật hợp pháp của ngài là đã vượt quá ranh giới Công Giáo. Vì chúng ta tin vào việc Chúa Kitô che chở Giáo Hội của Người, nên chúng ta không bao giờ được rơi vào cái bẫy cho rằng Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt nếu các quan điểm đặc thù của chúng ta không được thi hành. Như Thánh Augustinô từng cảnh cáo một cách ngắn gọn trong cuốn Tự Thú của ngài: sự thật vốn là tài sản của mọi người. Nhưng ai chỉ nói từ cái kho của mình, người ấy nói láo.
Nhậy cảm: Phải tỏ ra nhậy cảm đối với bất cứ ai ta phê phán. Nếu người đọc của ta thấy chướng tai gai mắt (scandalized), ta lại càng phải tỏ ra nhẹ nhàng hơn. Nếu thấy lời phê phán của ta bị coi là xâm hại (corrosive), ta cần phải rút nó lại. Khi phê phán người khác, ta rất dễ bị cám dỗ đánh thật mạnh mà không lưu ý tới các thiệt hại phụ thêm (collateral damage). Nhưng nếu không nghĩ tới ích lợi của các linh hồn trong mọi giai đoạn của việc ta cố gắng làm cho sự việc đúng đắn, thì thà ở im lặng còn hơn. Trọng điểm là che chở và nuôi dưỡng đức tin và đức cậy của những người sẵn sàng nghe theo điều chúng ta nói.
Sửa sai: Nếu ta đã quảng bá những phê phán mà sau đó bị chứng tỏ là không chính xác hay thiếu căn cứ, ta có nghĩa vụ nặng nề phải nhìn nhận như thế, và bảo đảm rằng cũng những người nghe chúng ta lần đầu cũng được nghe ta lần thứ hai. Chúng ta dễ bị quyến rũ xiết bao khi hy vọng người khác quên các lỗi lầm quá khứ của chúng ta và tiếp tục tin tưởng vào phán đoán của ta! Người nào biết tôn trọng bổn phận này, thì người đó chính là một nhà phê phán thực sự đáng tin cậy.
Câu truyện Nôê
Nói tóm lại, việc phê phán Đức Giáo Hoàng là điều có thể biện minh được, tuy có nhiều cách phê phán ngài và với nhiều thái độ thích đáng khác nhau. Trong một bài báo sau đó, Tiến Sĩ Mirus nói rằng: có người trích dẫn câu truyện Nôê say rượu đến bỏ cả mặc quần, được hai con trai đi ngược cầm áo quấn cho khỏi xấu hổ, để cho rằng không nên phê phán Đức Giáo Hoàng, vì dù sao, ngài cũng là cha chung của chúng ta.
Nhưng theo Tiến Sĩ Mirus, câu truyện Nôê là “vấn đề im lặng trước một việc tư riêng, một việc mà công chúng không biết tới”. Nó “không thể áp dụng vào các câu tuyên bố hay hành động công khai của Đức Giáo Hoàng, những điều đã được nhiều người biết đến và thảo luận khắp thế giới”.
Nhưng phê phán không đồng nghĩa với việc tiếng Anh gọi là “character assassination”, tức diễn trình cố ý và kéo dài nhằm hủy diệt sự khả tín và danh thơm tiếng tốt của một con người, nhất là ở trường hợp người cha trong gia đình mà dù gì các con cũng phải tìm cách đề cao các giá trị tích cực của ngài.
Hơn nữa, các vấn đề Đức Giáo Hoàng phải đối phó không hề đơn giản chút nào mà lại đa dạng. Rất nhiều điều ngài làm hết sức tốt đẹp và hoàn toàn đúng. Nên dù có những điểm yếu, ta không được quên các điểm mạnh rất nhiều của ngài.
Nói tóm lại, khi phê phán Đức Giáo Hoàng, 3 điều sau đây tối cần thiết: tình hiếu thảo và bổn phận của ta đối với Đức Giáo Hoàng; ý thức các giới hạn của chính ta; lợi ích của Giáo Hội.
Để thể hiện 3 điều trên, Tiến Sĩ Mirus đề nghị bốn điều sau đây:
1. Không bao giờ được lấy bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng nói ra khỏi ngữ cảnh để minh chứng một điều gì đó. Ngữ cảnh là điều rất quan trọng, và đặt lời cho các sự việc với sự chính xác tuyệt đối nhưng độc lập đối với một ngữ cảnh đặc thù nào đó là điều không bao giờ nên làm. Lấy sự việc ra khỏi ngữ cảnh là sai lầm rất thông thường; khi cố tình, nó là sự bất trung thực.
2. Ta nên cố gắng tưởng tượng ra các điều kiện theo đó một điều hồ nghi do Đức Phanxicô nói hay làm có thể là điều hoàn toàn được phép, rồi cẩn thận xét xem liệu các điều kiện này có thể hợp pháp hay không. Tóm lại, nên dừng lại và khảo sát một số nhân tố cách cẩn thận hơn.
3. Tốt hơn, nên phê phán một cách nhẹ nhàng và có tính tạm thời. Nói rằng “Đức Giáo Hoàng thiếu đức tin” hay “Đức Giáo Hoàng bị lừa phỉnh” hoặc “Đức Giáo Hoàng lầm” là điều vội vã, nên tránh. Tốt hơn, nên nói: “tôi không hiểu lời tuyên bố hay hành động của Đức Giáo Hoàng làm sao có thể thích đáng hay chính xác, xét theo quan điểm X,Y và Z của Công Giáo”.
4. Không những hợp đức ái mà còn khôn ngoan nữa khi chỉ phê phán một vị giáo hoàng về sự thất bại tối thiểu, nhất quán với vụ việc mà thôi. Thí dụ, khi xét tới việc liệu các điều giáo luật 915 và 916 về việc cho rước lễ có gốc rễ tín lý sâu xa đến nỗi không thể phát biểu cách khác được hay không, thì tốt hơn chỉ nên than phiền Đức Giáo Hoàng đã không làm sáng tỏ Giáo Luật trước khi bàn tới việc rước lễ của người ly dị tái hôn, hơn là tố cáo ngài lạc giáo.
Kỳ sau: Cùng bước với Phêrô
Có nên phê bình Đức Giáo Hoàng không?
Trước tình thế gay cấn như trên, Tiến Sĩ Jeff Mirus, chủ nhiệm CatholicCulture.org, một trang mạng thuộc khuynh hướng bảo thủ, nghiêng về phía phê bình các cải tiến của Đức Phanxicô, đã viết một loạt ba bài chung quanh câu hỏi “Chúng ta có nên phê bình Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hay không? Nếu có, thì phê bình ra sao?”
Tiến sĩ Mirus và người cộng sự của ông là Phil Lawler nhìn nhận trong mấy tuần hồi cuối tháng Tám qua đầu tháng Chín năm nay, lời phê bình Đức Phanxicô của các ông gay gắt hơn thường lệ và xem ra càng ngày càng thêm gay gắt hơn, khiến nhiều độc giả của họ lên tiếng về sự khôn ngoan của động thái này. Ông trả lời: các ông lúc nào cũng quan tâm tới khía cạnh này.
Tuy về phương diện con người, không dễ gì đạt được sự quân bằng hoàn hảo khi thấy cần phải giải thích và lượng giá một điều gì đó Đức Thánh Cha nói và làm, nhưng các ông vẫn nghĩ đó là điều cần phải làm.
Không phải là vấn đề mới
Theo tiến sĩ Mirus, việc phê bình một vị giáo hoàng không hẳn là một vấn đề mới mẻ. Từ thời Đức Phaolô VI, ông từng lên tiếng than phiền về sự yếu ớt của ngài đối với cuộc cách mạng tân duy hiện đại (thực chất là việc phát triển của chủ nghĩa duy tục về thần học) hồi ấy. Đức Phaolô VI quen cho rằng điều ngài có thể làm cho Giáo Hội là chịu đau khổ. Thực ra, dù ngài không thành công bao nhiêu trong việc theo đuổi mục tiêu của ngài, nhưng việc ngài can đảm công bố thông điệp Sự Sống Con Người năm 1968 đủ chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn bảo vệ Huấn Quyền.
Trong triều giáo hoàng kế tiếp, Tiến Sĩ Mirus cũng phê phán Đức Gioan Phaolô II về sự thất bại khá thông thường trong việc áp dụng kỷ luật. Nhưng ngài rất mạnh mẽ khi giảng dậy về đức tin, luân lý và bổn phận của các giám mục. Thêm vào đó, là cá tính quyến rũ của ngài được các cuộc du hành và tường thuật của truyền thông tích cực cổ vũ đã kích thích nhiều lực lượng canh tân trong Giáo Hội.
Dưới thời Đức Bênêđictô XVI, ông hoài nghi khả năng của Đức Giáo Hoàng trong việc diễn dịch tính rõ ràng vô sánh của ngài về thần học thành hành động quản trị hữu hiệu. Nhưng cũng như vị tiền nhiệm của ngài, Đức Bênêđíctô XVI nổi vượt cả về phương diện dẫn đầu lẫn cổ vũ việc nội tâm hóa cái hiểu bên trong đối với Đức Tin Công Giáo, điều duy nhất có thể dẫn tới việc canh tân thực sự.
Quả thực, các vị trên có một đầu óc rất sâu sắc, chính xác, thực hành và được ơn thánh soi sáng rõ ràng. Nghe các ngài nói hay đọc điều các ngài viết là một cơ hội tham dự vào một khía cạnh tri thức quan trọng của cuộc canh tân Công Giáo chân chính.
Nói cách khác, bất kể các điểm yếu về quản trị, Giáo Hội Công Giáo đã được lãnh đạo bởi các vị giáo hoàng tinh tường về linh đạo và thần học suốt trong 53 năm có sự hỗn độn nặng nề trong Giáo Hội, những vị giáo hoàng đã củng cố vững mạnh cái hiểu và sự cam kết của chúng ta đối với các sự thật sâu xa hết sức chính yếu đối với cuộc canh tân Công Giáo.
Đức Phanxicô không thế
Đức Phanxicô, theo Tiến Sĩ Mirus, thì không thế. Ngài sống cao độ về cảm tính, để mình bị thúc đẩy bởi cảm xúc nhiều hơn các vị tiền nhiệm. Ngài ít thận trọng rào đón trước sau về các suy nghĩ của ngài. Chính ngài cho biết ngài muốn khuấy động sự việc, coi việc này như một đặc điểm của tiếng nói tiên tri, một tiếng nói dành chỗ cho hành động của Chúa Thánh Thần. Có thể nói: ngài rất tốt trong việc mở cửa sổ hay rút nút chặn nước, nhưng không tốt lắm trong việc giải thích sự khác nhau giữa nước đã tắm và em bé được tắm.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng phong thái bản thân của Đức Phanxicô rất lôi cuốn. Ngài rất được yêu mến bởi những người bị các vị tiền nhiệm của ngài coi là trở ngại cho canh tân vì họ không chịu chấp nhận tính viên mãn của đức tin Công Giáo. Những người này coi đức Phanxicô như luôn sắp sửa thay đổi các truyền thống và các giáo huấn để dành chỗ cho một số các biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa duy thế tục của chính họ. Nhưng cùng một lúc, ngài bị nghi ngờ bởi những người vốn mến mộ các vị tiền nhiệm của ngài chỉ vì các vị này có khả năng thâm hậu hóa chứ không thế tục hóa sứ mệnh Công Giáo”.
Điều đáng lưu ý là cả hai nhóm cùng nhận định về Đức Phanxicô một cách như nhau. Điều này cho thấy lần đầu tiên trong khá nhiều năm, các thành viên dấn thân cao độ nhất của đoàn giáo dân Công Giáo bị đặt vào một tình huống tri thức khá lúng túng. Họ phải đương đầu không những với việc phê phán sự hữu hiệu trong việc quản trị của ngài, mà còn phê phán cả các ưu tiên của Đức Phanxicô và các phát biểu của ngài về chúng, cả hai đều bị họ coi như gây hại tới đức tin và bản sắc Công Giáo.
Tiến Sĩ Mirus cho rằng càng ngày người ta càng tin rằng triều giáo hoàng này sẽ dẫn tới một cuộc thế tục hóa lớn hơn trong Giáo Hội, tương phản với tác động của các vị tiền nhiệm. Nhiều người Công Giáo thành thực, dấn thân và có hiểu biết tin rằng việc tiếp tục canh tân phát sinh từ quyền lãnh đạo của một vị giáo hoàng khó mà có được trong triều giáo hoàng này. Hiện nay, sau một thế hệ gặt hái tuy chậm nhưng có ý nghĩa cao, họ thấy kim đồng hồ canh tân đang quay trở lại với việc thế tục hóa “um tùm” của thập niên 1960. Điều này khiến họ ngã lòng, nhiều người lui về ẩn dật.
Tác động đối với những người hướng dẫn dư luận
Theo Tiến Sĩ Mirus, nhiều người quyết định ở lại để tường trình các tin tức Công Giáo đáng lưu ý và bình luận các biến cố và ý tưởng hiện thời nhằm tạo ra sự hiểu biết tốt hơn ngõ hầu đức tin được thâm hậu hóa. Nhung trở ngại cho họ là phải xử lý nhiều hiểu lầm phát sinh từ các câu nói và việc làm của Đức Phanxicô. Các hiểu lầm này thường đem lại cho người đọc một ý nghĩ không đầy đủ, và đôi khi sai lạc, về ý nghĩa của việc là một người Công Giáo.
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, việc này thường diễn ra khi ngài nhấn mạnh một phần của sự thật mà ngài nghĩ người chưa dấn thân sẽ coi là lôi cuốn (như thương xót, không phán đoán người khác, phục vụ người nghèo, và chăm sóc môi trường) trong khi không nhấn mạnh tới những phần bị người chưa dấn thân coi là khó nhá (như lời mời gọi ăn năn, bản chất luân lý của sự sống mới trong Chúa Kitô, việc sống nghèo nàn về tâm linh, và luật tự nhiên). Ngài nặng về “đồng hành” nhưng không mạnh như thế về “đích đến”.
Không may một điều, theo Tiến Sĩ Mirus, là việc ngài coi những người nhấn mạnh tới “đích đến” là “các luật sĩ”, nghĩa là Pharisiêu. Nhưng việc yêu thương nhấn mạnh tới sự khác nhau giữa sự chân và sự giả hay giữa sự đúng và sự sai có gì liên hệ tới việc Pharisiêu nhấn mạnh tới truyền thống hay vị thế nhóm đảng đâu. Việc này buộc các nhà bình luận Công Giáo phải ra sức trình bầy các lời nói và hành động của Đức Phanxicô sao cho tối thiểu hóa được sự nguy hiểm đối với đức tin của người đọc hoặc hy vọng của họ.
Khổ một điều, việc phê phán ấy gây gương mù gương xấu. Nhiều độc giả không ngại nói với Tiến Sĩ Mirus không được bất đồng với Đức Giáo Hoàng bất cứ cách nào và nên lấy làm xấu hổ về việc này.
Ông cho rằng luận điểm của những người trên sai nhưng gương mù thì có thật. Mặt khác phê phán có thể có tính xói mòn, làm giảm tình yêu, khuyến khích người ta kiêu ngạo... Thành thử cần phải thận trọng khi phê phán Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ, nên phê phán Đức Giáo Hoàng nhưng có nhiều phương pháp thích đáng khác nhau để phê ngài, nhiều điều “coi chừng” (caveat) khi sử dụng các phương pháp này.
Các hình thức phê phán tương đối thụ động
Các hình thức phê phán thụ động nhằm không trực tiếp đối đầu với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng. Theo Tiến Sĩ Mirus, có thể có các phương pháp phê phán thụ động sau đây:
Làm ngơ sứ điệp: Chỉ tường trình các tin vui, không đưa những tin gây tranh cãi. Các người viết phải biết chọn lựa khi tường trình về Đức Giáo Hoàng, chỉ viết về những tuyên bố và hành động dễ dàng được sử dụng một cách tích cực. Có thể gọi đây là một hình thức phê phán mặc nhiên, vì lợi ích người đọc. Nó không trực tiếp phê phán, nhưng phê phán bằng cách loại trừ.
Thay thế bằng sứ điệp của chính ta: Người viết không cho biết nguồn của lời nói và hành động mình tường trình chỉ cho biết “ai đó nghĩ rằng” và sau đó trình bầy lời phân tích về vấn đề đang bàn.
Cũng có thể nhắc tới điều các ký giả khác tường trình như thể họ tường trình sai. Hoặc trích dẫn Đức Giáo Hoàng nêu câu hỏi rồi trả lời câu hỏi ấy cách tốt nhất. Ở đây tránh lưu ý tới các điểm khác với Đức Giáo Hoàng, nhờ thế, độc giả nhận được sứ điệp “đúng” về vấn đề ngài nêu ra.
Các hình thức phê phán tích cực hơn
Đây là các phương pháp trực tiếp đối chất với các thiếu sót trong lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng. Có thể có các phương pháp phê bình tích cực sau đây:
Làm lắng dịu sứ điệp: Có thể có hai cách làm cho sứ điệp của Đức Giáo Hoàng mất sức mạnh của nó. Cách thứ nhất, ta trực tiếp đề cập tới điều Đức Giáo Hoàng nói hoặc làm, nhưng giải thích nó cách nào đó để nó hoàn toàn phù hợp với điều Giáo Hội vẫn luôn hiểu xưa nay.
Cách thứ hai, ta nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói chỉ có tính huấn dụ, chứ không có tính trói buộc: ngài không đưa ra một tín lý hay một luật lệ, nhưng chỉ thúc giục người Công Giáo lưu tâm tới một cạm bẫy hay phải lưu ý tới một việc nhấn mạnh nào đó về tâm linh hay luân lý. Ta có thể dùng hai cách này để giải thích một số nhận định của Đức Giáo Hoàng có thể dẫn tới bối rối hay nguy hiểm, nhưng chấp nhận một áp dụng thích đáng.
Thách thức tính khôn ngoan của sứ điệp: Theo Tiến Sĩ Mirus, Đức Phanxicô có thói quen nói những điều khiến người ta khá ngạc nhiên mà không quan tâm đến việc chúng được tiếp nhận ra sao, có thể bao hàm các sai sót nào hoặc cần phải thận trọng hay dè chừng (caveat) cách nào. Thách thức tính khôn ngoan của ngài trong các dịp này là điều nên làm hơn là thách thức tính chính thống của ngài. Trọng điểm ở đây khá đơn giản: người Công Giáo không cần phải nhất trí với phán đoán có tính dạy khôn (prudential judgment) của ngài.
Đôi khi ta cũng có thể đưa ra phán đoán khôn ngoan của ta với hy vọng đề xuất được một phương thức tốt hơn.
Kiểm soát sứ điệp: Nếu xem ra Đức Giáo Hoàng bàn đến một vấn đề nào đó một cách khiến cho tình hình thêm tệ hơn, thì ta cần phải kiểm soát sứ điệp của ngài một cách quả quyết hơn, để tín hữu không bị chướng tai gai mắt (scandalized) một cách trầm trọng. Điều này đặc biệt cần thiết khi phương thức của Đức Giáo Hoàng xem ra phá hoại một khía cạnh nào đó của tín lý Công Giáo. Một trong các phương pháp là nhấn mạnh tới bất cứ điều gì tích cực nhất trong sứ điệp của ngài, không nhấn mạnh các lạc đề (off-notes) của sứ điệp, nhằm chuyển tải nó một cách nhất quán hơn với đức tin, luân lý và truyền thống Công Giáo. Tiến Sĩ Mirus cho rằng chính phòng báo chí của Tòa Thánh cũng năng sử dụng phương pháp này dưới thời Đức Phanxicô.
Một cách nữa là tự ý thêm vào những điều Đức Giáo Hoàng không nhắc đến và coi những gì ngài nói là một phần của một bức tranh lớn hơn. Mục đích là trình bầy Đức Giáo Hoàng như thể ngài “làm nổi bật” một điểm vốn không nhằm chỉ được tiếp nhận trong cõi chân không, nhưng cần được quân bình hóa bởi các khía cạnh khác của cùng vấn đề. Quảng cáo cho bức tranh lớn hơn như thế này sẽ giảm thiểu gương mù có thể có.
Chống đối sứ điệp: Cuối cùng, có khi ta cần phải đối chất với sứ điệp của Đức Giáo Hoàng một cách chống đối nhiều hơn. Trước nhất, là cẩn thận nhận diện các hệ luận không thể nào được phép trong các nhận định của Đức Giáo Hoàng, với giả thuyết cho rằng ngài nói hơi bất cẩn và thực ra ngài không có ý nói những hệ luận này.
Thứ hai, mạnh hơn, là nhấn mạnh rằng điều Đức Giáo Hoàng nói và làm có hại cho tín lý Công Giáo, không được huấn quyền biện minh, và rất có thể bị huấn quyền bác bỏ, trong triều giáo hoàng sau. Nhiều người tin rằng đây là lúc phải áp dụng lối phê phán này khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô toan tính cho người ly dị tái hôn dân sự rước lễ tuy không có án tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Họ nhận định rằng giáo huấn trước đây của Giáo Hội, Bộ Giáo Luật và thực hành Công Giáo chứng tỏ rằng việc này không thể cho phép, và do đó, họ mong Huấn Quyền hủy bỏ mọi hoài nghi kịp thời, hơn là nhận diện một ngoại lệ hợp pháp.
Các thái độ phải có khi phê bình Đức Giáo Hoàng
Dù cách nào, việc phê bình Đức Giáo Hoàng luôn phải hợp tình hợp lý (fair) và hết sức có tính xây dựng. Thành thử, ta luôn luôn phải dè chừng, ý tứ. Tiến Sĩ Mirus cho hay: các thái độ sau đây cần phải lưu ý khi phê bình Đức Giáo Hoàng:
Khiêm nhường : Trước nhất, mọi nhà phê bình phải nhìn nhận khả thể sai lầm của mình. Bất luận ta nhấn mạnh thế nào về một điểm đặc thù, điều luôn có thể là ta rất có thể sai lầm. Các sai lầm ta có thể có thì vô vàn và đôi khi, ta không nhận ra mình có thể vướng vào một sai lầm đặc thù nào đó. Thành thử việc ta mạnh mẽ đưa ra một lập luận là điều chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là coi những người bất đồng với ta như ngu đần, phi lý.
Hợp tình hợp lý: Điều thích đáng là tất cả chúng ta nên đáp ứng các ý nghĩ và hành động của người khác như ta muốn họ đáp ứng các ý nghĩ và hành động của ta. Đây là một điều hết sức quan trọng và có lẽ hiển nhiên nhất của luật tự nhiên: sự hợp tình hợp lý. Điều này có nghĩa ta phải thường xuyên dành một xây dựng tốt nhất đối với bất cứ tuyên bố hay hành động nào ta nghĩ đáng bị phê phán, trong đó, có việc nhìn nhận ý tốt của người khác ngoại trừ có đủ bằng chứng ngược lại. Hơn nữa, khi nào sự thật về một vấn đề nào đó cho phép có những sự dị biệt hợp pháp, thì ta phải vui lòng thừa nhận khả thể này.
Liêm chính (Integrity): Một vi phạm trầm trọng đối với chính sự liêm chính bản thân, chưa kể còn là một bất công nghiêm trọng, khi cố tình lên đặc điểm sai cho chủ trương hoặc luận điểm của đối phương. Hơn nữa, ta không bao giờ được phán đoán tình trạng nội tâm của người ta phê phán. Ta ít khi biết được các ý hướng thực sự của một con người: chỉ có Thiên Chúa mới có thể vừa nhìn rõ các động lực vừa phán đoán đúng về chúng mà thôi.
Cân bằng: Bất cứ điều gì có tiềm năng làm người ta bị các bề trên trong Giáo Hội của họ xa lánh đều nguy hiểm về phương diện thiêng liêng. Đây không phải là chuyện chính trị. Nếu phải liên tiếp phê phán, ta cũng phải có trách nhiệm tương ứng trong việc nhìn nhận bất cứ điều gì có thể khuyến cáo bất cứ nhân vật nào của Giáo Hội có thẩm quyền hợp pháp đối với người khác khen ngợi họ. Cũng cần phải lưu ý tới mục tiêu: nếu lời phê phán của ta không tới tai Đức Giáo Hoàng thì ta vẫn cần phải củng cố đức tin và đức cậy của các tín hữu. Không gì làm tha hóa và nản lòng người khác nhanh hơn việc làm cho sự việc tệ hơn là chính chúng bằng cách không ngừng bới lông tìm vết.
Tính giới hạn: Ở đây, ta phải tuân giữ các qui luật Công Giáo chuyên biệt của việc dấn thân giao tiếp. Phải cư xử tôn kính đối với những người của Giáo Hội. Hơn nữa, phạm vi bất đồng hợp pháp bị giới hạn bởi huấn quyền hiện hữu, và bởi thẩm quyền kỷ luật thích đáng của Giáo Hội đối với người khác. Tố cáo một vị giáo hoàng đã giảng dậy sai lầm một cách có huấn quyền hay khuyến cáo người ta bất tuân thẩm quyền kỷ luật hợp pháp của ngài là đã vượt quá ranh giới Công Giáo. Vì chúng ta tin vào việc Chúa Kitô che chở Giáo Hội của Người, nên chúng ta không bao giờ được rơi vào cái bẫy cho rằng Giáo Hội sẽ bị tiêu diệt nếu các quan điểm đặc thù của chúng ta không được thi hành. Như Thánh Augustinô từng cảnh cáo một cách ngắn gọn trong cuốn Tự Thú của ngài: sự thật vốn là tài sản của mọi người. Nhưng ai chỉ nói từ cái kho của mình, người ấy nói láo.
Nhậy cảm: Phải tỏ ra nhậy cảm đối với bất cứ ai ta phê phán. Nếu người đọc của ta thấy chướng tai gai mắt (scandalized), ta lại càng phải tỏ ra nhẹ nhàng hơn. Nếu thấy lời phê phán của ta bị coi là xâm hại (corrosive), ta cần phải rút nó lại. Khi phê phán người khác, ta rất dễ bị cám dỗ đánh thật mạnh mà không lưu ý tới các thiệt hại phụ thêm (collateral damage). Nhưng nếu không nghĩ tới ích lợi của các linh hồn trong mọi giai đoạn của việc ta cố gắng làm cho sự việc đúng đắn, thì thà ở im lặng còn hơn. Trọng điểm là che chở và nuôi dưỡng đức tin và đức cậy của những người sẵn sàng nghe theo điều chúng ta nói.
Sửa sai: Nếu ta đã quảng bá những phê phán mà sau đó bị chứng tỏ là không chính xác hay thiếu căn cứ, ta có nghĩa vụ nặng nề phải nhìn nhận như thế, và bảo đảm rằng cũng những người nghe chúng ta lần đầu cũng được nghe ta lần thứ hai. Chúng ta dễ bị quyến rũ xiết bao khi hy vọng người khác quên các lỗi lầm quá khứ của chúng ta và tiếp tục tin tưởng vào phán đoán của ta! Người nào biết tôn trọng bổn phận này, thì người đó chính là một nhà phê phán thực sự đáng tin cậy.
Câu truyện Nôê
Nói tóm lại, việc phê phán Đức Giáo Hoàng là điều có thể biện minh được, tuy có nhiều cách phê phán ngài và với nhiều thái độ thích đáng khác nhau. Trong một bài báo sau đó, Tiến Sĩ Mirus nói rằng: có người trích dẫn câu truyện Nôê say rượu đến bỏ cả mặc quần, được hai con trai đi ngược cầm áo quấn cho khỏi xấu hổ, để cho rằng không nên phê phán Đức Giáo Hoàng, vì dù sao, ngài cũng là cha chung của chúng ta.
Nhưng theo Tiến Sĩ Mirus, câu truyện Nôê là “vấn đề im lặng trước một việc tư riêng, một việc mà công chúng không biết tới”. Nó “không thể áp dụng vào các câu tuyên bố hay hành động công khai của Đức Giáo Hoàng, những điều đã được nhiều người biết đến và thảo luận khắp thế giới”.
Nhưng phê phán không đồng nghĩa với việc tiếng Anh gọi là “character assassination”, tức diễn trình cố ý và kéo dài nhằm hủy diệt sự khả tín và danh thơm tiếng tốt của một con người, nhất là ở trường hợp người cha trong gia đình mà dù gì các con cũng phải tìm cách đề cao các giá trị tích cực của ngài.
Hơn nữa, các vấn đề Đức Giáo Hoàng phải đối phó không hề đơn giản chút nào mà lại đa dạng. Rất nhiều điều ngài làm hết sức tốt đẹp và hoàn toàn đúng. Nên dù có những điểm yếu, ta không được quên các điểm mạnh rất nhiều của ngài.
Nói tóm lại, khi phê phán Đức Giáo Hoàng, 3 điều sau đây tối cần thiết: tình hiếu thảo và bổn phận của ta đối với Đức Giáo Hoàng; ý thức các giới hạn của chính ta; lợi ích của Giáo Hội.
Để thể hiện 3 điều trên, Tiến Sĩ Mirus đề nghị bốn điều sau đây:
1. Không bao giờ được lấy bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng nói ra khỏi ngữ cảnh để minh chứng một điều gì đó. Ngữ cảnh là điều rất quan trọng, và đặt lời cho các sự việc với sự chính xác tuyệt đối nhưng độc lập đối với một ngữ cảnh đặc thù nào đó là điều không bao giờ nên làm. Lấy sự việc ra khỏi ngữ cảnh là sai lầm rất thông thường; khi cố tình, nó là sự bất trung thực.
2. Ta nên cố gắng tưởng tượng ra các điều kiện theo đó một điều hồ nghi do Đức Phanxicô nói hay làm có thể là điều hoàn toàn được phép, rồi cẩn thận xét xem liệu các điều kiện này có thể hợp pháp hay không. Tóm lại, nên dừng lại và khảo sát một số nhân tố cách cẩn thận hơn.
3. Tốt hơn, nên phê phán một cách nhẹ nhàng và có tính tạm thời. Nói rằng “Đức Giáo Hoàng thiếu đức tin” hay “Đức Giáo Hoàng bị lừa phỉnh” hoặc “Đức Giáo Hoàng lầm” là điều vội vã, nên tránh. Tốt hơn, nên nói: “tôi không hiểu lời tuyên bố hay hành động của Đức Giáo Hoàng làm sao có thể thích đáng hay chính xác, xét theo quan điểm X,Y và Z của Công Giáo”.
4. Không những hợp đức ái mà còn khôn ngoan nữa khi chỉ phê phán một vị giáo hoàng về sự thất bại tối thiểu, nhất quán với vụ việc mà thôi. Thí dụ, khi xét tới việc liệu các điều giáo luật 915 và 916 về việc cho rước lễ có gốc rễ tín lý sâu xa đến nỗi không thể phát biểu cách khác được hay không, thì tốt hơn chỉ nên than phiền Đức Giáo Hoàng đã không làm sáng tỏ Giáo Luật trước khi bàn tới việc rước lễ của người ly dị tái hôn, hơn là tố cáo ngài lạc giáo.
Kỳ sau: Cùng bước với Phêrô