Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng A
“Ở-cùng-chúng-ta” là tên gọi đặc biệt của Thiên Chúa. Đó là lời tiên báo của tiên tri Isaia sống trước Đức Giêsu 700 năm, ông khẳng định rằng: “Này đây một Trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta." (x. Is 7,14).
Thật vậy, từ khi dựng nên con người, Thiên Chúa luôn tìm mọi cách để ở với con người. Ngài ở với con người qua công trình sáng tạo (x. St 1,1-31). Ngài lấy bùn đất và thổi sinh khí để dựng nên con người (x. St 2,7). Ngài lấy xương sườn ông Adong để dựng nên bà Evà (x. St 2,18-25). Khi con người sa ngã phạm tội, chính Ngài có mặt ở đó và hứa ban Đấng Cứu Thế. Ngài phán với con rắn rằng:“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” (x. St 3,15). Trong lúc chờ đợi thực hiện lời hứa đó, Thiên Chúa đã ở với con người bằng cách: “Ngài đã tuyển chọn Abraham, và Ngài đã ký kết một giao ước giữa Ngài với ông và dòng dõi của ông, Ngài đã làm cho họ trở thành dân của Ngài và ban cho họ Luật của Ngài qua tay Môsê. Nhờ các tiên tri, Ngài đã chuẩn bị dân Ngài đón nhận ơn cứu độ dành cho toàn thể nhân loại.” (GLHTCG số 72).
Và, “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.”(Gl 4,4-5). Theo chương trình đã định trước, Tin mừng hôm nay kể lại cho chúng ta về biến cố truyền tin cho ông Giuse (x. Mt 1, 18-24). Qua biến cố này, Thánh sử Mathêu xác nhận cho chúng ta thấy về gốc tích của Đức Giêsu và về vai trò của Thánh Giuse. Đức Giêsu sinh bởi bà Maria do quyền năng Chúa Thánh Thần. Thánh Giuse được chọn làm Cha nuôi của Đức Giêsu. Như vậy, Đức Giêsu chính là Thiên Chúa thực sự ở với loài Người. Ngài mang trong mình dòng máu nhân loại và ở với loài người bằng xương bằng thịt trong suốt thời gian ba mươi ba năm: Ba mươi năm sống đời ẩn dật; ba năm đời sống công khai. Trong ba năm đó, Ngài đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi, Ngài gặp gỡ tiếp xúc với mọi hạng người. Đặc biệt, Ngài quan tâm giúp đỡ những người nghèo khó, ốm đau, bệnh tật. Nhờ Ngài mà “người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.” (x. Mt 11,5).
Trước khi về trời, Ngài còn tuyên bố: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” (x. Mt 28,20). Ngài ở lại với chúng ta qua Giáo Hội, nơi Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các linh mục là những người đại diện cho Ngài ở trần gian này; Ngài ở lại với chúng ta qua Lời của Ngài như chính Ngài đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23); Ngài ở lại với chúng ta qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56); Ngài ở lại với chúng ta nơi những người nghèo, những người bé mọn (x. Mt 25, 31-46) và trong chính tâm hồn của mỗi chúng ta, vì thân xác của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (I Cor 3, 16).
Như vậy, vì tình thương nên Thiên Chúa đã tìm mọi cách để ở với loài người. Thánh Phaolô trong bài đọc II, đã cảm nhận sâu sắc ơn gọi làm Tông đồ của Ngài là nhờ Đức Giêsu, Ngài nói: “Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.”(x. Rm 1,5). Qua đó, Ngài cho biết: “Cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.”(x. Rm 1,6). Vì thuộc về Đức Giêsu Kitô nên Ngài ước mong cho mọi người chúng ta được nên thánh (x. Rm 1,7). Phần chúng ta, có bao giờ chúng ta cảm nhận được hạnh phúc có “Chúa - ở - cùng” chúng ta hay không? Có bao giờ chúng ta cảm nhận được ơn gọi làm Kitô hữu của chúng ta là nhờ Đức Giêsu hay không? Khi chúng ta cảm nhận được điều đó, chúng ta mới có thể chu toàn ơn gọi làm người kitô hữu, làm tông đồ của Chúa và ơn gọi nên thánh như Thánh Phaolô.
Thiên Chúa ở với loài người không những để chia sẻ, ban ơn, nâng đỡ loài người mà còn là mẫu gương tuyệt vời cho mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống gia đình, để vợ chồng, cha mẹ con cái có thể chu toàn bổn phận làm người kitô hữu, làm tông đồ và nên thánh, thiết tưởng mỗi thành viên trong gia đình cần cố gắng ở với nhau, hiện diện cùng nhau trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.
Nhưng, trong thời buổi kinh tế thị trường, vợ chồng, cha mẹ, con cái hiện diện bên cạnh nhau thường xuyên là một điều hết sức khó khăn. Lý do có lẽ vì công ăn việc làm, vì việc học hành. Tôi đã thấy đa số các gia đình, nhất là ở thành phố: vợ đi làm ca ngày, chồng đi làm ca đêm, con cái đi học xa nhà…Đó là chưa nói tới các trường hợp vợ hoặc chồng phải đi xuất khẩu lao động, cả hai người phải xa nhau lâu năm lâu tháng. Vì thế, ít khi các thành viên trong gia đình gặp nhau một cách đầy đủ. Chính vì xa nhau qúa lâu, vợ chồng thiếu thốn tình cảm, gặp nhiều cám dỗ, nên có rất nhiều cặp vợ chồng bị đỗ vỡ.
Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình hiện diện bên cạnh nhau, để cầu nguyện với nhau, chia sẻ, nâng đỡ với nhau khi vui khi buồn, nhất là các thành viên giúp nhau vượt qua những khó khăn đau khổ trong cuộc sống. Điều này, chúng ta học nơi gia đình Thánh Gia. Sau khi nghe Thiên thần báo mộng, Thánh Giuse đã mau mắn rước Đức Mẹ về nhà mình, và từ đó các Ngài hiện diện cùng nhau trong những vui buồn sướng khổ của cuộc sống: Khi Đức Mẹ sinh Đức Giêsu nơi hang đá; khi dâng Đức Giêsu vào đền thánh; khi đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; khi đưa Hài Nhi trở về quê quán; khi đi lên Giêrusalem để dự lễ; khi Trẻ Giêsu bị lạc mất, hai ông bà cố gắng đi tìm. Cuối cùng, hai ông bà cũng tìm thấy Hài Nhi đang đàm đạo với các bậc vĩ vọng ở trong Đền Thờ. Đức Cha Gaillot nhận định rất chí lý rằng: “Sống rộng lượng là tốt, nhưng ‘sống với’ tốt hơn; công việc từ thiện là cần thiết, nhưng ‘hiện diện bên cạnh’ cần thiết hơn.”
Để các thành viên có thể “hiện diện bên cạnh” nhau, xin đề nghị các thành viên trong gia đình cần thực hiện bốn cùng: cùng ăn cơm chung, cùng cầu nguyện chung, cùng làm việc chung, cùng nhau giải trí. Nếu không thể thực hiện được trọn vẹn bốn cùng trên đây thì hãy cố gắng tạo điều kiện để thỉnh thoảng gặp gỡ nhau, cầu nguyện và giải trí cùng nhau.
Lạy Đấng Emmanuel, xin tiếp tục hiện diện và đồng hành với chúng con để chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ chúng con trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
“Ở-cùng-chúng-ta” là tên gọi đặc biệt của Thiên Chúa. Đó là lời tiên báo của tiên tri Isaia sống trước Đức Giêsu 700 năm, ông khẳng định rằng: “Này đây một Trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta." (x. Is 7,14).
Thật vậy, từ khi dựng nên con người, Thiên Chúa luôn tìm mọi cách để ở với con người. Ngài ở với con người qua công trình sáng tạo (x. St 1,1-31). Ngài lấy bùn đất và thổi sinh khí để dựng nên con người (x. St 2,7). Ngài lấy xương sườn ông Adong để dựng nên bà Evà (x. St 2,18-25). Khi con người sa ngã phạm tội, chính Ngài có mặt ở đó và hứa ban Đấng Cứu Thế. Ngài phán với con rắn rằng:“Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” (x. St 3,15). Trong lúc chờ đợi thực hiện lời hứa đó, Thiên Chúa đã ở với con người bằng cách: “Ngài đã tuyển chọn Abraham, và Ngài đã ký kết một giao ước giữa Ngài với ông và dòng dõi của ông, Ngài đã làm cho họ trở thành dân của Ngài và ban cho họ Luật của Ngài qua tay Môsê. Nhờ các tiên tri, Ngài đã chuẩn bị dân Ngài đón nhận ơn cứu độ dành cho toàn thể nhân loại.” (GLHTCG số 72).
Và, “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.”(Gl 4,4-5). Theo chương trình đã định trước, Tin mừng hôm nay kể lại cho chúng ta về biến cố truyền tin cho ông Giuse (x. Mt 1, 18-24). Qua biến cố này, Thánh sử Mathêu xác nhận cho chúng ta thấy về gốc tích của Đức Giêsu và về vai trò của Thánh Giuse. Đức Giêsu sinh bởi bà Maria do quyền năng Chúa Thánh Thần. Thánh Giuse được chọn làm Cha nuôi của Đức Giêsu. Như vậy, Đức Giêsu chính là Thiên Chúa thực sự ở với loài Người. Ngài mang trong mình dòng máu nhân loại và ở với loài người bằng xương bằng thịt trong suốt thời gian ba mươi ba năm: Ba mươi năm sống đời ẩn dật; ba năm đời sống công khai. Trong ba năm đó, Ngài đi rao giảng Tin mừng khắp mọi nơi, Ngài gặp gỡ tiếp xúc với mọi hạng người. Đặc biệt, Ngài quan tâm giúp đỡ những người nghèo khó, ốm đau, bệnh tật. Nhờ Ngài mà “người mù được thấy, người què đi được, người phong hủi được khỏi, người điếc được nghe, người chết sống lại, và tin mừng được loan báo cho kẻ nghèo khó.” (x. Mt 11,5).
Trước khi về trời, Ngài còn tuyên bố: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” (x. Mt 28,20). Ngài ở lại với chúng ta qua Giáo Hội, nơi Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, các linh mục là những người đại diện cho Ngài ở trần gian này; Ngài ở lại với chúng ta qua Lời của Ngài như chính Ngài đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23); Ngài ở lại với chúng ta qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56); Ngài ở lại với chúng ta nơi những người nghèo, những người bé mọn (x. Mt 25, 31-46) và trong chính tâm hồn của mỗi chúng ta, vì thân xác của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (I Cor 3, 16).
Như vậy, vì tình thương nên Thiên Chúa đã tìm mọi cách để ở với loài người. Thánh Phaolô trong bài đọc II, đã cảm nhận sâu sắc ơn gọi làm Tông đồ của Ngài là nhờ Đức Giêsu, Ngài nói: “Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.”(x. Rm 1,5). Qua đó, Ngài cho biết: “Cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.”(x. Rm 1,6). Vì thuộc về Đức Giêsu Kitô nên Ngài ước mong cho mọi người chúng ta được nên thánh (x. Rm 1,7). Phần chúng ta, có bao giờ chúng ta cảm nhận được hạnh phúc có “Chúa - ở - cùng” chúng ta hay không? Có bao giờ chúng ta cảm nhận được ơn gọi làm Kitô hữu của chúng ta là nhờ Đức Giêsu hay không? Khi chúng ta cảm nhận được điều đó, chúng ta mới có thể chu toàn ơn gọi làm người kitô hữu, làm tông đồ của Chúa và ơn gọi nên thánh như Thánh Phaolô.
Thiên Chúa ở với loài người không những để chia sẻ, ban ơn, nâng đỡ loài người mà còn là mẫu gương tuyệt vời cho mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống gia đình, để vợ chồng, cha mẹ con cái có thể chu toàn bổn phận làm người kitô hữu, làm tông đồ và nên thánh, thiết tưởng mỗi thành viên trong gia đình cần cố gắng ở với nhau, hiện diện cùng nhau trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.
Nhưng, trong thời buổi kinh tế thị trường, vợ chồng, cha mẹ, con cái hiện diện bên cạnh nhau thường xuyên là một điều hết sức khó khăn. Lý do có lẽ vì công ăn việc làm, vì việc học hành. Tôi đã thấy đa số các gia đình, nhất là ở thành phố: vợ đi làm ca ngày, chồng đi làm ca đêm, con cái đi học xa nhà…Đó là chưa nói tới các trường hợp vợ hoặc chồng phải đi xuất khẩu lao động, cả hai người phải xa nhau lâu năm lâu tháng. Vì thế, ít khi các thành viên trong gia đình gặp nhau một cách đầy đủ. Chính vì xa nhau qúa lâu, vợ chồng thiếu thốn tình cảm, gặp nhiều cám dỗ, nên có rất nhiều cặp vợ chồng bị đỗ vỡ.
Vì vậy, cần phải tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình hiện diện bên cạnh nhau, để cầu nguyện với nhau, chia sẻ, nâng đỡ với nhau khi vui khi buồn, nhất là các thành viên giúp nhau vượt qua những khó khăn đau khổ trong cuộc sống. Điều này, chúng ta học nơi gia đình Thánh Gia. Sau khi nghe Thiên thần báo mộng, Thánh Giuse đã mau mắn rước Đức Mẹ về nhà mình, và từ đó các Ngài hiện diện cùng nhau trong những vui buồn sướng khổ của cuộc sống: Khi Đức Mẹ sinh Đức Giêsu nơi hang đá; khi dâng Đức Giêsu vào đền thánh; khi đưa Hài Nhi trốn sang Ai cập; khi đưa Hài Nhi trở về quê quán; khi đi lên Giêrusalem để dự lễ; khi Trẻ Giêsu bị lạc mất, hai ông bà cố gắng đi tìm. Cuối cùng, hai ông bà cũng tìm thấy Hài Nhi đang đàm đạo với các bậc vĩ vọng ở trong Đền Thờ. Đức Cha Gaillot nhận định rất chí lý rằng: “Sống rộng lượng là tốt, nhưng ‘sống với’ tốt hơn; công việc từ thiện là cần thiết, nhưng ‘hiện diện bên cạnh’ cần thiết hơn.”
Để các thành viên có thể “hiện diện bên cạnh” nhau, xin đề nghị các thành viên trong gia đình cần thực hiện bốn cùng: cùng ăn cơm chung, cùng cầu nguyện chung, cùng làm việc chung, cùng nhau giải trí. Nếu không thể thực hiện được trọn vẹn bốn cùng trên đây thì hãy cố gắng tạo điều kiện để thỉnh thoảng gặp gỡ nhau, cầu nguyện và giải trí cùng nhau.
Lạy Đấng Emmanuel, xin tiếp tục hiện diện và đồng hành với chúng con để chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ chúng con trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành