Quan điểm của Giáo Hội về việc Quân Dịch và Lòng Yêu Nước

Đức Cố Hồng Y Gioan Farley của Tổng Giáo Phận New York đã từng viết:

“Tổng Thống và những người đại diện quốc gia đã lên tiếng rồi, và câu trả lời của chúng ta đối với lời kêu gọi của những nhà lãnh đạo mà họ chính là hiện thân sẽ là cùng nhau quy hợp lại dưới màu cờ sắc áo với sự hiến thân trọn vẹn, với những trái tim trung thành và sự chiến đấu kiên dũng để hướng tất cả những gì mà chúng ta có và tất cả những gì chúng ta đã làm vào việc phục vụ quốc gia. Vì quốc gia, chúng ta sẽ không bao giờ lùi bước trước mọi khó khăn và hy sinh nào. Chúng ta sẽ tri ân lại cho quốc gia về những gì mà đức tin Công Giáo và những giảng dạy của Giáo Hội đã dạy về việc thánh hóa và hành động. Không có một đòi hỏi nào của mọi công dân trong đất nước của chúng ta sẽ bị rơi vào quên lãng, để qua đó chúng ta nhận thấy mình chính là những công dân Mỹ thật sự, những người con cái xứng đáng, thật sự của Giáo Hội, và để tránh cho quốc gia khỏi mọi cơn khủng hoảng, nguy biến.”

Còn Đức Cố Hồng Y Terence Cooke thì viết rằng:

Tình yêu đối với quốc gia không có nghĩa là phải quên lãng những phần còn lại của thế giới. Mà nó có nghĩa là một lời cám ơn gởi đến cho Thiên Chúa vì đã cho quốc gia của chúng ta sức mạnh để bảo vệ những ai trên thế giới, vốn không thể tự bảo vệ cho họ được; vì đã cho quốc gia của chúng ta biết can đảm gìn giữ những nguyên tắc về việc lời /lỗ trên thế giới; và đã cho quốc gia của chúng ta biết hướng nhìn về những phương hướng mới trong một thế giới luôn đổi thay. Lòng yêu nước, cũng chính là sự rộng lượng, biết dàn trải ra cho tất cả những người nghèo khổ, những người đang phải chịu cảnh áp bức, bóc lột trên thế giới. Nguyện cầu xin Thiên Chúa giiúp cho quốc gia của chúng ta biết đạt đến những giá trị chân lý ấy và cùng hướng chúng ta, để chúng ta cùng được lớn mạnh thêm nữa cùng với quốc gia của chúng ta.

“Đời sẽ mất đẹp nếu như không có sự bện hoạn, đau yếu, sự đói khát hay nghèo nàn, sự cô đơn và tuổi già, cùng với những căn bệnh về tinh thần lẫn thể chất. Nguyện cầu cho chúng ta đừng bao giờ phải qui hàng hờ hững hay vô trách nhiệm khi mạng sống vô tội của con người đang bị đe dọa hoặc là khi nhân quyền đã bị chối bỏ đi.”

Giáo Lý của Giáo Hội và Những Tài Liệu Khác Nói về Quân Dịch và Lòng Yêu Nước

Giáo Lý Số 2310: Các giới chức công quyền, trong trường hợp này, có quyền và nghĩa vụ buộc các công dân phải thi hành những nghĩa vụ cần thiết để bảo vệ quốc gia. Những ai đã thệ hứa là sẽ phục vụ quốc gia trong lực lượng vũ trang (armed forces) chính là những người tôi trung về sự an toàn và tự do của các quốc gia. Nếu họ thi hành nghĩa vụ của họ trong danh dự, thì họ đã thật sự đóng góp vào sự phát triển tốt đẹp chung của quốc gia và sự bảo tồn nền hòa bình thế giới.

Giáo Lý Số 2239: Nghĩa vụ của tất cả mọi công dân chính là cùng đóng góp phần mình vào cùng với các giới chức dân sự vì sự phồn vinh chung của xã hội trong tinh thần của sự thật, của công lý, của tình đoàn kết và sự tự do. Tình yêu và nghĩa vụ đối với quốc gia, phải xuất phát từ sự biết ơn và nó thuộc vào lòng bác ái. Việc tuân phục với những nhà lãnh đạo đương quyền và phục vụ mình vì mục đích tốt đẹp chung của xã hội đòi hỏi tất cả mọi công dân phải biết chu toàn chức năng của mình trong đời sống chính trị của cộng đoàn.

Tổng Phiên Họp Khoáng Đại Lần Thứ 3 của Hội Đồng Baltimore: “Chúng tôi tin rằng những vị anh hùng của đất nước chúng ta chính là những khí cụ của Thiên Chúa, là Đấng Chủ Tể của mọi quốc gia trong việc mang đến và bảo tồn sự tự do cho đất nước của chúng ta.”

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị trong lần viếng thăm mục vụ tại Washington, DC vào tháng 10 năm 1979, đã nói:

“Lời nguyện cầu cuối cùng của tôi chính là, cầu mong Thiên Chúa ban phước lành cho đất nước Hoa Kỳ, để đất nước này vẫn luôn mãi là: Một quốc gia, của Thiên Chúa, không có sự chia rẽ, phân ly. Với sự tự do và công bằng đến cho tất cả mọi người. Nguyện cầu Thiên Chúa hãy chúc phúc cho đất nước Hoa Kỳ!”

Một Phần Trích Đoạn của Bài Diễn Văn về Lòng Yêu Nước vào ngày 20 tháng 2 năm 1938 có đoạn sau:

Đó là trách nhiệm cao cả của chúng ta với tư cách là những người Công Giáo, chính vì thế, chúng ta phải biết ý thức rõ về nghĩa vụ của chúng ta đối với đất nước Hoa Kỳ, là để bảo tồn nền tự do bằng việc duy trì đức tin vào chính Thiên Chúa, để chống lại với bất cứ nhóm nào muốn tạo ra một cuộc cách mạng ngay tại đất nước này. Chúng ta phải cam đoan rằng có nhiều ngôi sao trên lá cờ của chúng ta, chứ không phải là thứ cờ đỏ búa liềm, để nhắc nhớ chúng ta về số phận của cuộc sống con người, vượt xa hơn cả những nổi nhọc nhằn thường ngày, vượt xa hơn cả những ngôi sao và những “trận chiến thầm lặng muôn đời” với Thiên Chúa. Cộng sản luôn muốn tất cả các lá cờ phải có màu đỏ. Chúng ta sẳn lòng có một chút ít màu đỏ trên là cờ, thế nhưng chúng ta cũng muốn có một chút ít màu trắng và màu xanh trên lá cờ nữa. Thì khi đó màu đỏ sẽ không còn tượng trưng cho một cuộc cách mạng nữa mà là một sự hy sinh, và trên tất cả, một sự hy sinh được thúc đẩy bởi cái chết của Con Một Ngài trên đồi Calvê, để qua cái chết đó, Ngài chứng tỏ về một tình yêu hết sức vĩ đại cho tất cả mọi người. Màu xanh trên lá cờ là để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải biết trung thành với đất nước Hoa Kỳ này, đừng bao giờ dám cả gan phá hoại đến cái tên thân ái của nó, chính là một Quốc Gia Luôn Biết Đoàn Kết Phía Trước (United Front). Màu trắng nhắc nhở chúng ta phải biết gìn giữ cho nó được trong trắng luôn và đừng để bị Moscow hóa. Nhưng vì chúng ta đang nói về lòng yêu nước, sẽ là thích hợp để chúng ta tự nhắc nhở lại chính bản thân chúng ta rằng trong một cuộc khủng hoảng như thế này, thậm chí sự hy sinh cho những cái Ngôi Sao và những Dòng Xọc không cũng vẫn chưa đủ để cứu vớt chúng ta. Chúng ta cần phải hướng nhìn xa hơn đến những ngôi sao và các dòng xọc khác nữa của Chúa Kitô, để qua những vì sao đó chúng ta sẽ được chiếu sáng; và qua những dòng xọc đó, chúng ta sẽ được chữa lành!

Thiếu Tướng Hải Quân Louis V. Iasiello, vị Linh Mục Tuyên Úy của Ngành Thủy Quân Lục Chiến và Phó Chỉ Huy Tuyên Úy của Ngành Hải Quân nói:

Những thành viên trong lực lượng quân ngũ đã được nhân dân Mỹ trao phó một nhiệm vụ hết sức nặng nề để xua đuổi những tà quân và để mang lại công lý và nền hòa bình cho thế giới. Biết được rằng các bạn đang được yêu mến. Biết được rằng các bạn đang được sự kính trọng, và nhiều năm sau khi nhìn lại, các bạn có thể tự hào nói với mình rằng: các bạn đã từng phục vụ trong thời gian khốn cùng của đất nước.

Đức Cố Giám Mục Fulton Sheen cũng đã viết ra như sau:

Chúng ta lấy đâu ra các quyền lợi và sự tự do mà chúng ta phải bảo vệ? Chúng phải có nguồn gốc. Tôi lấy đâu ra quyền về quyền tự do ngôn luận? Bạn lấy từ đâu ra quyền tự do về lương tâm, và quyền tự do về tôn giáo? Nếu như bạn lấy được những quyền đó từ tiểu bang Nữu Ước, thì tiểu bang Nữu Ước cũng có thể sẽ lấy mất chúng đi. Có phải bạn có được những quyền lợi và sự tự do đó từ chính phủ liên bang ở Washington? Nếu đúng vậy, thì chính phủ liên bang ở Washington cũng sẽ lấy lại chúng đi.

Các vị lãnh đạo tiền bối của quốc gia chúng ta cũng đã từng diện đối với câu hỏi này, và đó cũng là một trong những câu hỏi đầu tiên mà họ phải trả lời. Việc kiếm tìm về một số sự kiện cơ bản về nhân quyền và sự tự do, đã được tìm thấy trong đoạn thứ hai của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Một nguyên tắc chứng thực cơ bản chính là Đấng Tạo Dựng, đã ban xuống cho con người một số quyền lợi không thể chuyển nhượng được đó, và những quyền đó sẽ không bao giờ bị cướp mất đi. Và trong số những quyền đó chính là quyền về sự sống, quyền về sự tự do và việc theo đuổi hạnh phúc.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã viết:

Những người nam, người nữ Công Giáo trong bộ quân phục và những vị linh mục tuyên úy cũng được xem là những người luôn biết tận tụy chu toàn nghĩa vụ của họ để bảo vệ những điều thiện hảo. Bằng việc liều mạng sống của riêng họ để bảo vệ quốc gia, thì hành động đó chính là việc phục vụ cao cả nhất đối với quốc gia, và đó đúng là một hành động của đức tính Kitô giáo.