Nữ Ký Giả Elise Harris của CNA, ngày 28 tháng Hai, thuật lại việc Đức Hồng Y Joseph Zen lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Hoa về việc bổ nhiệm giám mục, coi nó như một hành vi “tự sát” và “đầu hàng không biết nhục” trước chính phủ cộng sản.
Tuy nhiên, theo ngài, vấn đề không phải là Đức Giáo Hoàng, “người rất lạc quan và đầy yêu thương” mà là các cố vấn của ngài, những người bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa (Ostpolitik) nên đã “thỏa hiệp vô giới hạn” nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.
Ngài cho hay Đức Phanxicô “chưa bao giờ có được một nhận thức trực tiếp nào về Đảng Cộng Sản Trung Hoa và, hơn nữa, được những người bao quanh thông tri khá tồi”.
Đặc biệt, Đức Hồng Y Zen chỉ thẳng vào Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, người mà, theo ngài, học “ở trường ngoại giao” của vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Agostino Casaroli, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong các năm 1979-1990. Ngài nói rằng: Đức Hồng Y Casaroli “bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa” và gọi đây là “một loại thỏa hiệp chính trị”.
Ngài cũng nói rằng cố Hồng Y Ivan Dias, nguyên Tổng Trưởng Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, cũng chịu ảnh hưởng của Đức Hồng Y Casaroli. Bộ này giám sát việc cai quản Giáo Hội tại các khu vực gọi là “lãnh thổ truyền giáo” trên thế giới.
Qua đời năm ngoái, Đức Hồng Y Dias có một “lý lịch tuyệt vời”, từng làm Tổng Giám Mục Bombay gần 1 thập niên và rất quen thuộc với tình hình của Á Châu nói chung.
Tuy thế, vấn đề là cả Đức Hồng Y Dias lẫn Đức HY Parolin “đều hoàn toàn ăn nhịp với việc áp dụng chính sách bình thường hóa tại Trung Hoa, và [chơi] trò chơi hai mặt chống lại các chỉ thị của Đức Bênêđíctô XVI”.
Ostpolitik là tên đặt cho diễn trình chính trị nhằm bình thường hóa các mối liên hệ giữa Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức, vốn phân ly vào cuối Thế Chiến II (1945).
Từ đó, thuật ngữ Ostpolitik cũng đã được sử dụng để mô tả các cố gắng của Đức Phaolô VI nhằm dùng đối thoại đạt được thỏa hiệp hay thỏa thuận với các nước Đông Âu lúc ấy đang do các chế độ Cộng Sản cai trị.
Mặc dù Đức Hồng Y Dias về hưu ở tuổi 75 còn Đức HY Parolin thì được cử làm sứ thần tại Venezuela năm 2009, nhưng Đức Hồng Y Zen nói rằng từ ngày Đức Hồng Y Parolin trở lại Vatican làm Quốc Vụ Khanh cho Đức Phanxicô năm 2013, ngài đã tiếp tục phát huy phương thức chính trị của Đức Hồng Y Casaroli đối với Trung Hoa.
Đức Hồng Y Zen cho rằng Đức Hồng Y Parolin là người tốt lành và “có khiếu ngoại giao ngoại hạng”, tuy nhiên, tiếp tục “bị ám ảnh bởi Ostpolitik... sẵn lòng ngỏ ý hợp tác, cung cấp các thông tin người ta chờ mong và giữ lại những phần gây lo lắng”.
Theo quan điểm của mình, Đức Hồng Y Zen cho rằng những người ủng hộ thỏa thuận muốn “thỏa hiệp vô giới hạn, họ sẵn lòng đầu hàng hoàn toàn”.
Căn cứ vào những điều Đức Phanxicô nói với ngài và nói với Đức Tổng Giám Mục Savio Hon, người vốn sinh ra ở Hồng Kông thời thuộc Anh và hiện là sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp, Đức Hồng Y Zen nói rằng điều rõ ràng là Đức Giáo Hoàng “không biết các chi tiết” của thỏa hiệp đã được lên kế hoạch.
“Chúng ta ai cũng biết rằng các tiêu chí của Giáo Triều Rôma nhất thiết đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận” ngài nói thế và thêm rằng các tín hữu của lục địa Trung Hoa “không phàn nàn về Đức Giáo Hoàng vì một số hiểu lầm nào đó”.
“Nếu ngài ký bất cứ thỏa hiệp nào họ muốn, chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó thôi, không phản đối. Nhưng trước khi ký thực sự, chúng ta có quyền đưa ra sự thật về những điều đã biết, vì việc này có thể thay đổi hướng đi và tránh các nguy hiểm trầm trọng cho Giáo Hội”.
Lời phê bình mới nhất của Đức Hồng Y Zen được công bố bằng tiếng Trung Hoa trên Blog của ngài ngày 24 tháng Hai và được dịch và đăng bằng tiếng Ý trên Blog của Sandro Magister, nhà phân tích kỳ cựu về Vatican.
Bài đăng tải trên xoay quanh cuộc đàm luận của Đức Hồng Y Zen với 1 linh mục ở Trung Hoa lục địa, tên là Cha Geng Zhanhe, người rõ ràng muốn ủng hộ thỏa hiệp.
Trong mấy tuần gần đây, tin đồn xôn xao hẳn lên về 1 thỏa hiệp có thể có. Nguồn tin thân cận với tình thế cho rằng thỏa hiệp này “rất gần kề”, cùng lắm là đầu mùa xuân. Nếu thỏa hiệp này đạt tới, người ta kỳ vọng Vatican sẽ chính thức thừa nhận 7 giám mục hiện không hiệp thông với Rôma, trong đó, có 2 hoặc 3 người bị Vatican minh nhiên phạt tuyệt thông.
Đáng lưu ý nhất là việc thỏa hiệp mới sẽ nói rõ các vai trò của chính phủ và của Vatican trong việc lựa chọn các giám mục trong tương lai. Thỏa hiệp này, có người cho rằng, sẽ tương tự như thỏa hiệp của Vatican với Việt Nam, trong đó, Tòa Thánh đề nghị 3 tên, và chính phủ Trung Hoa sẽ chọn 1 tên để được bổ nhiệm làm giám mục.
Hiện nay, mọi giám mục được Bắc Kinh nhìn nhận phải là hội viên của Hội Công Giáo Yêu Nước, và nhiều giám mục do Vatican bổ nhiệm nhưng không được chính phủ Trung Hoa nhìn nhận hay chấp thuận đã và đang bị chính phủ bách hại.
Trong đăng tải mới nhất của ngài, Đức Hồng Y Zen chỉ trích sự kiện này là trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y người Trung Hoa, ngài không được biết một chút gì về nội dung của thỏa hiệp. Ngài viết: “chắc chắn họ không thể công bố mọi nội dung của cuộc đàm phán” nhưng trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y Trung Hoa, “há tôi lại không có quyền được biết các nội dung hay sao?”
Thế nhưng, cho dù các nội dung của thỏa hiệp được mọi người biết đến đi nữa, “chúng ta có nên chỉ ngồi chờ và bó tay và phê phán khi nó đã hoàn tất hay không?”
Đức Hồng Y Zen viết rằng “việc chọn lựa dân chủ” các tân giám mục ở Trung Hoa bởi “hội đồng giám mục bất hợp pháp” sẽ có nghĩa là thực ra chính phủ mới là người chọn lựa các giáo phẩm, do đó, “lời sau cùng” của Đức Giáo Hoàng “không thể cứu được chức năng của ngài; tính hình thức trong việc duy trì thẩm quyền giáo hoàng sẽ che dấu sự kiện này: thẩm quyền thực sự trong việc bổ nhiệm giám mục sẽ đặt trong tay của một chính phủ vô thần”. Nếu Đức Phanxicô ký thỏa thuận vào ngày mai, Đức Hồng Y Zen cho biết ngài sẽ "không chỉ trích", dù không hiểu quyết định này. Nhưng cho đến lúc đó, "Tôi có bổn phận nói lớn tiếng theo lương tâm của tôi, tôi có quyền nhắc lại rằng đây là một thỏa thuận xấu!”
Ngài lưu ý rằng Trung Hoa ngày càng thắt chặt sự kìm kẹp của họ lên các hoạt động tôn giáo nói chung, và chỉ rõ rằng cuộc đàn áp mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2, trong nhiều điều, có điều cấm mọi người dưới 18 tuổi tham gia các buổi lễ tôn giáo. Cũng cấm việc tổ chức bất cứ hoạt động nhóm trẻ hoặc trại hè nào, dù cho không tổ chức tại nhà thờ.
Hỏi tại sao chính phủ Trung Hoa lại đột ngột trở nên quá nghiêm khắc đối với giáo hội hầm trú sau nhiều năm làm ngơ, Đức Hồng Y Zen cho biết điều này là bởi vì "Toà Thánh đang giúp tay để các nhà chức trách của chính phủ làm thế".
Trả lời lập luận cho rằng nếu không đạt được thỏa thuận, thì chính phủ Trung Hoa vẫn ngày càng bổ nhiệm thêm nhiều giám mục bất hợp pháp, cuối cùng dẫn đến ly giáo, Đức Hồng Y Zen cho biết việc để chính phủ kiểm soát Giáo Hội ở Trung Quốc độc lập với Toà thánh đã có tính ly giáo rồi.
Ngài hỏi: "Liệu có phải là [ly giáo] chỉ vì có sự gia tăng con số giám mục bất hợp pháp hay không? Liệu có tệ hơn không nếu Đức Giáo Hoàng phải chấp nhận các giám mục được chính phủ chọn và Giáo hội bị chính phủ kiểm soát?"
Đức Hồng Y Zen sau đó đề cập đến một nhận định của Cha Geng khi vị này nghĩ rằng mặc dù có vẻ như bất công khi yêu cầu các giám mục hợp pháp phải nhường chỗ cho các vị bất hợp pháp, điều mà Vatican đã làm trong ít nhất hai trường hợp, thì cũng bất công không kém khi Chúa Cha yêu cầu Con duy nhất của Người chết trên thập giá.
Đức Hồng Y Zen nói rằng "Đúng là Chúa Cha đã hy sinh Chúa Con nhưng chính con người đã đóng đinh Người," Đức Hồng Y Zen viết thế, và nhắc đến câu Thánh Kinh trong đó, Chúa Giêsu nói với Philatô rằng "những người trao nộp tôi có tội lớn hơn".
Đức Hồng Y Zen cho biết: "Tất cả những ai làm Người phải chết đều có tội. Chắc chắn Chúa Kitô tha thứ cho họ, nhưng họ đã không trở thành tông đồ."
"Cha Geng", ngài viết, có ý nói đến vị linh mục và việc vị này chấp nhận thỏa hiệp, "không biết phải phân biệt ra sao giữa việc mua bán hèn hạ và bị áp bức đau đớn, giữa việc tự nguyện tự tử và vết thương phải chịu, giữa việc đầu hàng không biết nhục và thất bại ê chề. Thật đáng buồn! "
Tuy nhiên, theo ngài, vấn đề không phải là Đức Giáo Hoàng, “người rất lạc quan và đầy yêu thương” mà là các cố vấn của ngài, những người bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa (Ostpolitik) nên đã “thỏa hiệp vô giới hạn” nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.
Ngài cho hay Đức Phanxicô “chưa bao giờ có được một nhận thức trực tiếp nào về Đảng Cộng Sản Trung Hoa và, hơn nữa, được những người bao quanh thông tri khá tồi”.
Đặc biệt, Đức Hồng Y Zen chỉ thẳng vào Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, người mà, theo ngài, học “ở trường ngoại giao” của vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Agostino Casaroli, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong các năm 1979-1990. Ngài nói rằng: Đức Hồng Y Casaroli “bị ám ảnh bởi chính sách bình thường hóa” và gọi đây là “một loại thỏa hiệp chính trị”.
Ngài cũng nói rằng cố Hồng Y Ivan Dias, nguyên Tổng Trưởng Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, cũng chịu ảnh hưởng của Đức Hồng Y Casaroli. Bộ này giám sát việc cai quản Giáo Hội tại các khu vực gọi là “lãnh thổ truyền giáo” trên thế giới.
Qua đời năm ngoái, Đức Hồng Y Dias có một “lý lịch tuyệt vời”, từng làm Tổng Giám Mục Bombay gần 1 thập niên và rất quen thuộc với tình hình của Á Châu nói chung.
Tuy thế, vấn đề là cả Đức Hồng Y Dias lẫn Đức HY Parolin “đều hoàn toàn ăn nhịp với việc áp dụng chính sách bình thường hóa tại Trung Hoa, và [chơi] trò chơi hai mặt chống lại các chỉ thị của Đức Bênêđíctô XVI”.
Ostpolitik là tên đặt cho diễn trình chính trị nhằm bình thường hóa các mối liên hệ giữa Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức, vốn phân ly vào cuối Thế Chiến II (1945).
Từ đó, thuật ngữ Ostpolitik cũng đã được sử dụng để mô tả các cố gắng của Đức Phaolô VI nhằm dùng đối thoại đạt được thỏa hiệp hay thỏa thuận với các nước Đông Âu lúc ấy đang do các chế độ Cộng Sản cai trị.
Mặc dù Đức Hồng Y Dias về hưu ở tuổi 75 còn Đức HY Parolin thì được cử làm sứ thần tại Venezuela năm 2009, nhưng Đức Hồng Y Zen nói rằng từ ngày Đức Hồng Y Parolin trở lại Vatican làm Quốc Vụ Khanh cho Đức Phanxicô năm 2013, ngài đã tiếp tục phát huy phương thức chính trị của Đức Hồng Y Casaroli đối với Trung Hoa.
Đức Hồng Y Zen cho rằng Đức Hồng Y Parolin là người tốt lành và “có khiếu ngoại giao ngoại hạng”, tuy nhiên, tiếp tục “bị ám ảnh bởi Ostpolitik... sẵn lòng ngỏ ý hợp tác, cung cấp các thông tin người ta chờ mong và giữ lại những phần gây lo lắng”.
Theo quan điểm của mình, Đức Hồng Y Zen cho rằng những người ủng hộ thỏa thuận muốn “thỏa hiệp vô giới hạn, họ sẵn lòng đầu hàng hoàn toàn”.
Căn cứ vào những điều Đức Phanxicô nói với ngài và nói với Đức Tổng Giám Mục Savio Hon, người vốn sinh ra ở Hồng Kông thời thuộc Anh và hiện là sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp, Đức Hồng Y Zen nói rằng điều rõ ràng là Đức Giáo Hoàng “không biết các chi tiết” của thỏa hiệp đã được lên kế hoạch.
“Chúng ta ai cũng biết rằng các tiêu chí của Giáo Triều Rôma nhất thiết đã được Đức Giáo Hoàng chấp thuận” ngài nói thế và thêm rằng các tín hữu của lục địa Trung Hoa “không phàn nàn về Đức Giáo Hoàng vì một số hiểu lầm nào đó”.
“Nếu ngài ký bất cứ thỏa hiệp nào họ muốn, chúng ta chỉ có thể chấp nhận nó thôi, không phản đối. Nhưng trước khi ký thực sự, chúng ta có quyền đưa ra sự thật về những điều đã biết, vì việc này có thể thay đổi hướng đi và tránh các nguy hiểm trầm trọng cho Giáo Hội”.
Lời phê bình mới nhất của Đức Hồng Y Zen được công bố bằng tiếng Trung Hoa trên Blog của ngài ngày 24 tháng Hai và được dịch và đăng bằng tiếng Ý trên Blog của Sandro Magister, nhà phân tích kỳ cựu về Vatican.
Bài đăng tải trên xoay quanh cuộc đàm luận của Đức Hồng Y Zen với 1 linh mục ở Trung Hoa lục địa, tên là Cha Geng Zhanhe, người rõ ràng muốn ủng hộ thỏa hiệp.
Trong mấy tuần gần đây, tin đồn xôn xao hẳn lên về 1 thỏa hiệp có thể có. Nguồn tin thân cận với tình thế cho rằng thỏa hiệp này “rất gần kề”, cùng lắm là đầu mùa xuân. Nếu thỏa hiệp này đạt tới, người ta kỳ vọng Vatican sẽ chính thức thừa nhận 7 giám mục hiện không hiệp thông với Rôma, trong đó, có 2 hoặc 3 người bị Vatican minh nhiên phạt tuyệt thông.
Đáng lưu ý nhất là việc thỏa hiệp mới sẽ nói rõ các vai trò của chính phủ và của Vatican trong việc lựa chọn các giám mục trong tương lai. Thỏa hiệp này, có người cho rằng, sẽ tương tự như thỏa hiệp của Vatican với Việt Nam, trong đó, Tòa Thánh đề nghị 3 tên, và chính phủ Trung Hoa sẽ chọn 1 tên để được bổ nhiệm làm giám mục.
Hiện nay, mọi giám mục được Bắc Kinh nhìn nhận phải là hội viên của Hội Công Giáo Yêu Nước, và nhiều giám mục do Vatican bổ nhiệm nhưng không được chính phủ Trung Hoa nhìn nhận hay chấp thuận đã và đang bị chính phủ bách hại.
Trong đăng tải mới nhất của ngài, Đức Hồng Y Zen chỉ trích sự kiện này là trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y người Trung Hoa, ngài không được biết một chút gì về nội dung của thỏa hiệp. Ngài viết: “chắc chắn họ không thể công bố mọi nội dung của cuộc đàm phán” nhưng trong tư cách là 1 trong hai Hồng Y Trung Hoa, “há tôi lại không có quyền được biết các nội dung hay sao?”
Thế nhưng, cho dù các nội dung của thỏa hiệp được mọi người biết đến đi nữa, “chúng ta có nên chỉ ngồi chờ và bó tay và phê phán khi nó đã hoàn tất hay không?”
Đức Hồng Y Zen viết rằng “việc chọn lựa dân chủ” các tân giám mục ở Trung Hoa bởi “hội đồng giám mục bất hợp pháp” sẽ có nghĩa là thực ra chính phủ mới là người chọn lựa các giáo phẩm, do đó, “lời sau cùng” của Đức Giáo Hoàng “không thể cứu được chức năng của ngài; tính hình thức trong việc duy trì thẩm quyền giáo hoàng sẽ che dấu sự kiện này: thẩm quyền thực sự trong việc bổ nhiệm giám mục sẽ đặt trong tay của một chính phủ vô thần”. Nếu Đức Phanxicô ký thỏa thuận vào ngày mai, Đức Hồng Y Zen cho biết ngài sẽ "không chỉ trích", dù không hiểu quyết định này. Nhưng cho đến lúc đó, "Tôi có bổn phận nói lớn tiếng theo lương tâm của tôi, tôi có quyền nhắc lại rằng đây là một thỏa thuận xấu!”
Ngài lưu ý rằng Trung Hoa ngày càng thắt chặt sự kìm kẹp của họ lên các hoạt động tôn giáo nói chung, và chỉ rõ rằng cuộc đàn áp mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2, trong nhiều điều, có điều cấm mọi người dưới 18 tuổi tham gia các buổi lễ tôn giáo. Cũng cấm việc tổ chức bất cứ hoạt động nhóm trẻ hoặc trại hè nào, dù cho không tổ chức tại nhà thờ.
Hỏi tại sao chính phủ Trung Hoa lại đột ngột trở nên quá nghiêm khắc đối với giáo hội hầm trú sau nhiều năm làm ngơ, Đức Hồng Y Zen cho biết điều này là bởi vì "Toà Thánh đang giúp tay để các nhà chức trách của chính phủ làm thế".
Trả lời lập luận cho rằng nếu không đạt được thỏa thuận, thì chính phủ Trung Hoa vẫn ngày càng bổ nhiệm thêm nhiều giám mục bất hợp pháp, cuối cùng dẫn đến ly giáo, Đức Hồng Y Zen cho biết việc để chính phủ kiểm soát Giáo Hội ở Trung Quốc độc lập với Toà thánh đã có tính ly giáo rồi.
Ngài hỏi: "Liệu có phải là [ly giáo] chỉ vì có sự gia tăng con số giám mục bất hợp pháp hay không? Liệu có tệ hơn không nếu Đức Giáo Hoàng phải chấp nhận các giám mục được chính phủ chọn và Giáo hội bị chính phủ kiểm soát?"
Đức Hồng Y Zen sau đó đề cập đến một nhận định của Cha Geng khi vị này nghĩ rằng mặc dù có vẻ như bất công khi yêu cầu các giám mục hợp pháp phải nhường chỗ cho các vị bất hợp pháp, điều mà Vatican đã làm trong ít nhất hai trường hợp, thì cũng bất công không kém khi Chúa Cha yêu cầu Con duy nhất của Người chết trên thập giá.
Đức Hồng Y Zen nói rằng "Đúng là Chúa Cha đã hy sinh Chúa Con nhưng chính con người đã đóng đinh Người," Đức Hồng Y Zen viết thế, và nhắc đến câu Thánh Kinh trong đó, Chúa Giêsu nói với Philatô rằng "những người trao nộp tôi có tội lớn hơn".
Đức Hồng Y Zen cho biết: "Tất cả những ai làm Người phải chết đều có tội. Chắc chắn Chúa Kitô tha thứ cho họ, nhưng họ đã không trở thành tông đồ."
"Cha Geng", ngài viết, có ý nói đến vị linh mục và việc vị này chấp nhận thỏa hiệp, "không biết phải phân biệt ra sao giữa việc mua bán hèn hạ và bị áp bức đau đớn, giữa việc tự nguyện tự tử và vết thương phải chịu, giữa việc đầu hàng không biết nhục và thất bại ê chề. Thật đáng buồn! "