Con Tầu Cap Anamur: Ðến tận cùng mọi biên giới
Kỷ niệm hai mươi nhăm năm tầu Cap Anamur 1979-2004
1. Lịch sử thành hình
Cách đây một phần tư thế kỷ (1979) Ông Neudeck, một Ký gỉa và là một cựu ứng sinh Dòng Tên Chúa Giêsu, đã nảy ra ý tưởng tràn đầy lòng nhân đạo: lập hội „Ein Schiff für Vietnam - Một con tầu cho Việtnam“, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng thời điểm lúc đó. Vì thảm cảnh thuyền nhân Việtnam - Boat people - trên biển Ðông bị hất hủi làm ngơ, bị bọn hải tặc cướp phá tống tiền nhận chìm, bị sóng gió bão táp làm lật thuyền chôn vùi từng nghìn vạn người trong lòng đại dương.
Những người Pháp năm 1979 đã có sáng kiến lập ra hội « un bateau pour Vietnam » và gửi con tầu mang tên « Ile-de-Lumière » ra ngoài khơi biển Ðông đi tìm cứu vớt những người Việtnam vượt biển bằng tầu thuyền gỗ đang lâm nạn, như ông R. Neudeck đã viết: Am Anfang war die Ile-de-Lumière!
Những người Pháp này là những tên tuổi nổi tiếng phản chiến chống chiến tranh Việtnam thời năm 1968 bên Paris: Cohn-Bendit, Claudie Broyelle, Alain Geismar, Glucksmann, Jean-Paul Sartre, Raymond Aron. Giờ đây họ là những người nhiệt tâm nhất cho công việc nhân đạo tình người đi vận động cứu giúp người Việtnam vượt biển lúc đó đang bị lâm nguy ngoài đại dương.
Sau cuộc nói chuyện tìm hiểu về Ile-de-Lumière với triết gia Glucksmann bên Paris, Ông Rupert Neudeck đã vận động kêu gọi cũng thành lập hội « ein Schiff für Vietnam - das deutsche Komitee Not-Ärzte e.V.». Những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ trong xã hội Ðức ủng hộ đỡ đầu việc làm nhân đạo này là: Heinrich Böll, Martin Walser, Günter Grass, Hilde Domin, Dieter Wellerhoff, Carl Amey, Franz Alt, Matthias Walden, Werner Höfer, Carola Stern, Alfred Biolek, Dieter Hildebrand, Helga Schuchardt, Norbert Blüm, Elmar Pieroth, Matthias Wissmann, Volker Neumann, Jan Oostzergelo…
Họ muốn nối tiếp công trình tạo dựng của Thiên Chúa mang ánh sáng niềm hy vọng tình người đến cho những người xấu số đang gặp cảnh khốn cùng trên biển cả!
Lúc đầu Hội này ủng hộ tinh thần cùng tài chánh cho con tầu Ile-de-Lumière làm việc nhân đạo. Nhưng sau Hội thuê bao riêng chiếc tầu Cap Anamur - Tầu được xây dựng năm 1977/78, dài 118, 7 mét, trọng tải 5350 tấn, 17 mét chiều rộng, có sân cho máy bay trực thăng lên xuống, lúc đó đang bỏ neo đậu ở hải cảng Kobe bên Nhật.
Con tầu được sửa sang thành một ngôi nhà có chỗ ngũ nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh, kho chứa thực phẩm nước uống và nhất là một bệnh viện nhỏ cấp cứu cho những người được cứu vớt. Và trên tầu không chỉ có đội ngũ thủy thủ phục vụ điều khiển con tầu. Nhưng còn có đội ngũ bác sĩ y tá người Ðức thiện nguyện sinh sống làm việc ngay trên tầu nữa.
2. Sứ mạng con tầu
Tầu Cap Anamur rời bến cảng Kobe với sứ mạng nhân đạo ngày 09.08.1979 ra khơi song song với con tầu Ile-de-Lumière của Pháp. Và con tầu của Ðức mang tên Cap Anamur còn có thêm dòng chữ Port de Lumière ở sườn tầu. Cũng vào cùng thời gian đó một chiếc tầu thứ ba của quốc gia Na-uy có tên « Lysekil hay Baie-de-Lumière » xuất phát từ hải cảng Singapur cũng vượt trùng dương đi tìm kiếm cứu vớt người Việtnam vượt biển vùng trời biển Ðông bằng tầu thuyền bị lâm nạn.
Hơn 11 ngàn người Việtnam tỵ nạn, không chỉ hiện sinh sống bên nước Đức, mà còn nhiều người hiện đang sinh sống khắp nơi trên thế giới nữa như bên Hoa Kỳ, bên Úc… đã được con tầu nhân đạo Cap Anamur cứu vớt ngoài biển khơi năm xưa.
Con tầu Cap Anamur vượt trùng dương đi tìm cứu vớt người bị lâm nguy trên biển cả không mang mầu cờ của đạo giáo nào. Nhưng sứ mạng việc làm dấn thân của Cap Anamur lại thấm nhuộm tình yêu thương vì con người. Tôi còn nhớ đã có lần Ông Neudeck, vị sáng lập và cha đẻ Hội Cap Anamur, dí dỏm nói về việc làm và ý nghĩa của con tầu theo lối chơi chữ. Ông nói:“… các Bạn biết đấy, Anamur là tên riêng của con tầu đi cứu vớt các Bạn. Vì là tên riêng nên khó mà dịch ra một ý nghĩa nào cho chính xác. Cap Anamur là tên một hải cảng nhỏ bên vùng bờ biển xứ Thổ nhĩ Kỳ. Nhưng tôi nghĩ, nếu đọc chữ Anamur ra tiếng Latinh có âm điệu tương tự chữ (an-) amor, hay tiếng Pháp chữ amour, lúc đó tên sẽ có ý nghĩa Tình Yêu thương. Một tên thật tuyệt vời! Đó là ý nghĩa việc làm nhân đạo của con tầu Cap An-amour chúng ta.“
3. Nối tiếp sứ điệp tình yêu
Cap Anamur không là đời sống của ta. Nhưng Cap Anamur là vị ân nhân cứu giúp và mang đến cơ hội sống còn cho anh, cho chị, cho tôi, cho em, cho gia đình chúng ta, cho tương lai con cháu chúng ta.Cap Anamur đã đang làm công việc rao giảng tin mừng tình yêu, như Chúa Giêsu đã trao ban cho mỗi người: Anh em hãy đi rao giảng làm chứng cho tin mừng của Thầy đến tận cùng mọi biên giới trái đất! (CV 1, 8)
3.1.Cap Anamur đã vượt biên giới không gian địa lý từ Âu châu sang tới vùng biển Á châu làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa con người: Anh em gặp bước đường tai nạn khó khăn, chúng tôi tìm đến giúp anh em, vì đạo đức tình người!
3.2. Cap Anamur đã vượt biên giới thời gian, không kể năm tháng ngày giờ, luôn kiên trì với nhiệm vụ làm chứng cho tình yêu Đấng Tạo Hóa giữa con người: gần 10 năm trời lênh đênh ngoài biển khơi đi tìm kiếm cứu vớt giúp đỡ họ!
3.3. Cap Anamur đã vượt biên giới mầu da chủng tộc, tiếng nói. Họ không nhắm vào một mục đích nào khác cho riêng mình. Nhưng Cap Anamur đã đến với con người đang trong bước đường cùng khổ. Cap Anamur muốn cứu giúp những con người này nhân danh tình người lòng bác ái khoan dung.
3.4. Cap Anamur đã đạt đến biên giới lòng người. Họ thông cảm cùng thấu hiểu khát vọng nhu cầu căn bản đời sống con người. Và vì thế Cap Anamur nỗ lực bằng mọi gía, mang đến cho con người điểm ánh sáng niềm hy vọng, đang lúc trải qua cơn tuyệt vọng. Dù Cap Anamur có phải chấp nhận những khó khăn về tài chánh cùng những hiểu lầm chính trị …
Việc làm của Cap Anamur không chỉ thời sự đóng khung trong việc từ thiện nhân đạo Caritas lúc đó. Nhưng là cung cách sống làm nhân chứng việc truyền giáo tình yêu thương của Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm qua hôm nay và ngày mai.
4. Tâm tình vui mừng hòa lẫn trong lòng biết ơn
Trong buổi lễ mừng kỷ niệm 25 năm hôm 04.09.2004 ở Troisdorf, Bà Bộ trưởng bộ Trợ giúp các nước phát triển, Wiezoreck-Zeul, đại diện chính phủ Ðức đã nói về Cap Anamur: „Ông Neudeck qua chiến dịch con tầu nhân đạo Cap Anamur đã đánh thức những tâm hồn đang chìm đắm trong giấc ngủ trước thảm cảnh bi thương của con người trên thế giới, đang cần sự liên đới tình người của nhau“. Cũng trong ý nghĩa đó, Bà Angela Merkel, chủ tịch đảng đảng CDU ở Ðức, ca ngợi Ông Neudeck cùng với công việc nhân đạo của Cap Anamur đã mang đến làn gió mới về lòng nhân đạo tình người và đó là“ hạnh phúc của người Sa-ma-ri-ta-nô nhân lành“.
Và như Thánh Phaolô đã qủa quyết: „Anh em mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô“ (Gl 6.2).Trong tâm tình „uống nước nhớ nguồn“ chúng ta cùng mừng vui với Hội Cap Anamur. Ngày mừng kỷ niệm của Cap Anamur cũng là ngày mừng kỷ niệm của chúng ta.
Xin chân thành ghi ơn và chúc mừng!
Lm. Nguyễn ngọc Long
Cap Anamur Kind 1981
Linh hướng Gíao đoàn Thánh Giuse Hiển, Colonia, Ðức quốc
Kỷ niệm hai mươi nhăm năm tầu Cap Anamur 1979-2004
1. Lịch sử thành hình
Cách đây một phần tư thế kỷ (1979) Ông Neudeck, một Ký gỉa và là một cựu ứng sinh Dòng Tên Chúa Giêsu, đã nảy ra ý tưởng tràn đầy lòng nhân đạo: lập hội „Ein Schiff für Vietnam - Một con tầu cho Việtnam“, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng thời điểm lúc đó. Vì thảm cảnh thuyền nhân Việtnam - Boat people - trên biển Ðông bị hất hủi làm ngơ, bị bọn hải tặc cướp phá tống tiền nhận chìm, bị sóng gió bão táp làm lật thuyền chôn vùi từng nghìn vạn người trong lòng đại dương.
Những người Pháp năm 1979 đã có sáng kiến lập ra hội « un bateau pour Vietnam » và gửi con tầu mang tên « Ile-de-Lumière » ra ngoài khơi biển Ðông đi tìm cứu vớt những người Việtnam vượt biển bằng tầu thuyền gỗ đang lâm nạn, như ông R. Neudeck đã viết: Am Anfang war die Ile-de-Lumière!
Những người Pháp này là những tên tuổi nổi tiếng phản chiến chống chiến tranh Việtnam thời năm 1968 bên Paris: Cohn-Bendit, Claudie Broyelle, Alain Geismar, Glucksmann, Jean-Paul Sartre, Raymond Aron. Giờ đây họ là những người nhiệt tâm nhất cho công việc nhân đạo tình người đi vận động cứu giúp người Việtnam vượt biển lúc đó đang bị lâm nguy ngoài đại dương.
Sau cuộc nói chuyện tìm hiểu về Ile-de-Lumière với triết gia Glucksmann bên Paris, Ông Rupert Neudeck đã vận động kêu gọi cũng thành lập hội « ein Schiff für Vietnam - das deutsche Komitee Not-Ärzte e.V.». Những tên tuổi nổi danh thời bấy giờ trong xã hội Ðức ủng hộ đỡ đầu việc làm nhân đạo này là: Heinrich Böll, Martin Walser, Günter Grass, Hilde Domin, Dieter Wellerhoff, Carl Amey, Franz Alt, Matthias Walden, Werner Höfer, Carola Stern, Alfred Biolek, Dieter Hildebrand, Helga Schuchardt, Norbert Blüm, Elmar Pieroth, Matthias Wissmann, Volker Neumann, Jan Oostzergelo…
Họ muốn nối tiếp công trình tạo dựng của Thiên Chúa mang ánh sáng niềm hy vọng tình người đến cho những người xấu số đang gặp cảnh khốn cùng trên biển cả!
Lúc đầu Hội này ủng hộ tinh thần cùng tài chánh cho con tầu Ile-de-Lumière làm việc nhân đạo. Nhưng sau Hội thuê bao riêng chiếc tầu Cap Anamur - Tầu được xây dựng năm 1977/78, dài 118, 7 mét, trọng tải 5350 tấn, 17 mét chiều rộng, có sân cho máy bay trực thăng lên xuống, lúc đó đang bỏ neo đậu ở hải cảng Kobe bên Nhật.
Con tầu được sửa sang thành một ngôi nhà có chỗ ngũ nghỉ, nhà ăn, nhà vệ sinh, kho chứa thực phẩm nước uống và nhất là một bệnh viện nhỏ cấp cứu cho những người được cứu vớt. Và trên tầu không chỉ có đội ngũ thủy thủ phục vụ điều khiển con tầu. Nhưng còn có đội ngũ bác sĩ y tá người Ðức thiện nguyện sinh sống làm việc ngay trên tầu nữa.
2. Sứ mạng con tầu
Tầu Cap Anamur rời bến cảng Kobe với sứ mạng nhân đạo ngày 09.08.1979 ra khơi song song với con tầu Ile-de-Lumière của Pháp. Và con tầu của Ðức mang tên Cap Anamur còn có thêm dòng chữ Port de Lumière ở sườn tầu. Cũng vào cùng thời gian đó một chiếc tầu thứ ba của quốc gia Na-uy có tên « Lysekil hay Baie-de-Lumière » xuất phát từ hải cảng Singapur cũng vượt trùng dương đi tìm kiếm cứu vớt người Việtnam vượt biển vùng trời biển Ðông bằng tầu thuyền bị lâm nạn.
Hơn 11 ngàn người Việtnam tỵ nạn, không chỉ hiện sinh sống bên nước Đức, mà còn nhiều người hiện đang sinh sống khắp nơi trên thế giới nữa như bên Hoa Kỳ, bên Úc… đã được con tầu nhân đạo Cap Anamur cứu vớt ngoài biển khơi năm xưa.
Con tầu Cap Anamur vượt trùng dương đi tìm cứu vớt người bị lâm nguy trên biển cả không mang mầu cờ của đạo giáo nào. Nhưng sứ mạng việc làm dấn thân của Cap Anamur lại thấm nhuộm tình yêu thương vì con người. Tôi còn nhớ đã có lần Ông Neudeck, vị sáng lập và cha đẻ Hội Cap Anamur, dí dỏm nói về việc làm và ý nghĩa của con tầu theo lối chơi chữ. Ông nói:“… các Bạn biết đấy, Anamur là tên riêng của con tầu đi cứu vớt các Bạn. Vì là tên riêng nên khó mà dịch ra một ý nghĩa nào cho chính xác. Cap Anamur là tên một hải cảng nhỏ bên vùng bờ biển xứ Thổ nhĩ Kỳ. Nhưng tôi nghĩ, nếu đọc chữ Anamur ra tiếng Latinh có âm điệu tương tự chữ (an-) amor, hay tiếng Pháp chữ amour, lúc đó tên sẽ có ý nghĩa Tình Yêu thương. Một tên thật tuyệt vời! Đó là ý nghĩa việc làm nhân đạo của con tầu Cap An-amour chúng ta.“
3. Nối tiếp sứ điệp tình yêu
Cap Anamur không là đời sống của ta. Nhưng Cap Anamur là vị ân nhân cứu giúp và mang đến cơ hội sống còn cho anh, cho chị, cho tôi, cho em, cho gia đình chúng ta, cho tương lai con cháu chúng ta.Cap Anamur đã đang làm công việc rao giảng tin mừng tình yêu, như Chúa Giêsu đã trao ban cho mỗi người: Anh em hãy đi rao giảng làm chứng cho tin mừng của Thầy đến tận cùng mọi biên giới trái đất! (CV 1, 8)
3.1.Cap Anamur đã vượt biên giới không gian địa lý từ Âu châu sang tới vùng biển Á châu làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa con người: Anh em gặp bước đường tai nạn khó khăn, chúng tôi tìm đến giúp anh em, vì đạo đức tình người!
3.2. Cap Anamur đã vượt biên giới thời gian, không kể năm tháng ngày giờ, luôn kiên trì với nhiệm vụ làm chứng cho tình yêu Đấng Tạo Hóa giữa con người: gần 10 năm trời lênh đênh ngoài biển khơi đi tìm kiếm cứu vớt giúp đỡ họ!
3.3. Cap Anamur đã vượt biên giới mầu da chủng tộc, tiếng nói. Họ không nhắm vào một mục đích nào khác cho riêng mình. Nhưng Cap Anamur đã đến với con người đang trong bước đường cùng khổ. Cap Anamur muốn cứu giúp những con người này nhân danh tình người lòng bác ái khoan dung.
3.4. Cap Anamur đã đạt đến biên giới lòng người. Họ thông cảm cùng thấu hiểu khát vọng nhu cầu căn bản đời sống con người. Và vì thế Cap Anamur nỗ lực bằng mọi gía, mang đến cho con người điểm ánh sáng niềm hy vọng, đang lúc trải qua cơn tuyệt vọng. Dù Cap Anamur có phải chấp nhận những khó khăn về tài chánh cùng những hiểu lầm chính trị …
Việc làm của Cap Anamur không chỉ thời sự đóng khung trong việc từ thiện nhân đạo Caritas lúc đó. Nhưng là cung cách sống làm nhân chứng việc truyền giáo tình yêu thương của Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm qua hôm nay và ngày mai.
4. Tâm tình vui mừng hòa lẫn trong lòng biết ơn
Trong buổi lễ mừng kỷ niệm 25 năm hôm 04.09.2004 ở Troisdorf, Bà Bộ trưởng bộ Trợ giúp các nước phát triển, Wiezoreck-Zeul, đại diện chính phủ Ðức đã nói về Cap Anamur: „Ông Neudeck qua chiến dịch con tầu nhân đạo Cap Anamur đã đánh thức những tâm hồn đang chìm đắm trong giấc ngủ trước thảm cảnh bi thương của con người trên thế giới, đang cần sự liên đới tình người của nhau“. Cũng trong ý nghĩa đó, Bà Angela Merkel, chủ tịch đảng đảng CDU ở Ðức, ca ngợi Ông Neudeck cùng với công việc nhân đạo của Cap Anamur đã mang đến làn gió mới về lòng nhân đạo tình người và đó là“ hạnh phúc của người Sa-ma-ri-ta-nô nhân lành“.
Và như Thánh Phaolô đã qủa quyết: „Anh em mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô“ (Gl 6.2).Trong tâm tình „uống nước nhớ nguồn“ chúng ta cùng mừng vui với Hội Cap Anamur. Ngày mừng kỷ niệm của Cap Anamur cũng là ngày mừng kỷ niệm của chúng ta.
Xin chân thành ghi ơn và chúc mừng!
Lm. Nguyễn ngọc Long
Cap Anamur Kind 1981
Linh hướng Gíao đoàn Thánh Giuse Hiển, Colonia, Ðức quốc