CẢNG HAMBURG - Có nhiều cách diễn tả lời cám ơn: Cám ơn bằng ánh mắt, cám ơn bằng lời nói, cám ơn bằng cách bắt tay, cám ơn bằng quà tặng… và lời cám ơn được ghi trên những trang sách.
Xem hình ảnhĐúng như thế, hôm thứ bảy, 12/9/2009 tại bến cảng Hamburg, Đức quốc những Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức đã trang trọng viết bằng „những chữ hoa đẹp nhất“ trên cuốn sách to bằng đồng để tri ân dân tộc Đức và con tàu Cap Anamur: „Tri ân nhân dân Đức, chính quyền Đức, chính quyền Tiểu Bang Hamburg, nơi xuất phát của các con Tàu Cap Anamur, đã tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn cộng sản. Tri ân Ủy Ban Cap Anamur do tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập, đã cứu vớt 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam. Tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do.“
Khoảng 3.000 quan khách Việt-Đức tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn để tri ân Nhân Dân, Chính Quyền Đức và Ủy Ban CAP ANAMUR với một lễ hội trang trọng đặc biệt ngay bên bến cảng Hamburg với các con tàu qua lại và với trời nắng ấm nồng nàn của đầu thu, chính nơi bến cảng này "Ein Schiff für Vietnam" - „Một Con Tàu cho Việt Nam“ mang danh Cap Anamur khởi hành ra khơi chuyến đầu tiên vào ngày 13/8/1979 trực chỉ hướng Biển Đông. Và cũng tại nơi đây một lần tàu Cap Anamur đã mang hàng trăm người VN vượt biên được vớt từ Biển Đông đến thẳng tới Đức.
Khách Đức cũng đông và khách Việt càng đông hơn, có thể nói đó là những người đã được trao tặng mạng sống lần thứ hai từ sự cứu vớt của tàu Cap Anamur trên Biển Đông đầy sóng gió nguy hiểm và đã vượt thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam. Các yếu nhân chính trị cao cấp của Đức từ Liên Bang tới Tiểu Bang đều có mặt như Ông Dr. Wolfgang Schäuble (Bộ trưởng Bộ Nội Vụ CHLB Đức), Ông Franz Müntefering (Chủ tịch đảng Xã Hội SPD Liên Bang), Ông Arnold Vaatz (Phó chủ tịch Liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức), Ông Dr. Ernst Albrecht (Cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen), Ông Hans-Ulrich Klose (cựu thống đốc tiểu bang Hamburg), Bà Prof. Dr. Karin von Welck (Bộ trưởng bộ Văn Hóa, Thể Thao và Truyền Thông tiểu bang Hamburg), Ông Heinz Georg Bamberger (Bộ trưởng bộ Tư Pháp tiểu bang Rheinland-Pfalz), Ông Dr. Philipp Rösler, gốc Việt Nam (Bộ trưởng bộ Kinh Tế và Giao Thông tiểu bang Niedersachsen), Ông Harry Voss (chủ tàu Cap Anamur, Port de Lumière), Ông Dr. Hans-G. Tafel và Bà Dr. Beate Lemke (bác sĩ thiện nguyện trên tàu Cap Anamur)… và còn rất nhiều quan khách Đức có liên quan đến Ủy Ban Cap Anamur đang có mặt.
Trong ngày hôm nay không thể thiếu hai nhân vật quan trọng nhất và là linh hồn của chiếc tàu Cap Anamur, đó là ÔB. Dr. Rupert và Christel Neudeck. Ông Neudeck vẫn như thuở nào cách đây 30 năm với dáng người gầy còm được tô điểm bằng hàm râu quai nón muôn thuở tuy đã bạc trắng theo thời gian, với chiếc áo thun trắng mang dòng chữ đỏ Cap Anamur và rất đơn sơ đôn hậu. Nếu không có hai ÔB Neudeck trong số 11.300 Thuyền Nhân được cứu vớt thì ai còn ai mất trước sóng gió hiểm nguy của Biển Đông, trước sự cướp bóc, hãm hiếp… của hải tặc Thái Lan?
ÔB Neudeck không lên mặt, không tự phụ, không khoe khoang, không áp đặt… nhưng rất hiền hòa giản dị (nhiều người Việt hôm nay còn mặc đẹp, lịch sự và trang trọng hơn cả hai ông bà nhiều) và giàu lòng nhân ái. Có lẽ hai ông bà đã thấm nhuần tinh thần Phúc Âm Công Giáo: „Ta đến để phục vụ“! Chẳng lạ gì điều này vì ông Neudeck là một vị tiến sĩ Thần Học.
Hàng ngàn người Việt hiện diện hôm nay đến từ đông tây nam bắc của nước Đức với gương mặt rạng rỡ, với tâm tình biết ơn và cũng có một chút tự hào về con tàu Cap Anamur. Con tàu này được ghi mãi trong tâm khảm người Việt tỵ nạn, đó là một biểu tượng của tự do, đó là một sự cứu sống lần thứ hai.
Điều ngạc nhiên cho người Việt hôm nay, họ đến bến cảng Hamburg không phải để nói lên lòng tri ân nhân dân Đức, nhưng ngược lại họ đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ các nhà chính trị cao cấp của Đức. Ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Dr. Wolfgang Schäuble nhắc đến danh từ „Bereicherung“ nghiã là mang lại sự giàu có cho xã hội Đức chính là những «Boat People», Thuyền Nhân Tỵ Nạn cộng sản Việt Nam. Họ thành công trong cuộc sống, họ hội nhập tốt đẹp: «Wenn es ein Beispiel gibt, dass Integration keine Bedrohung ist, sondern Bereicherung, ist es die Geschichte der Menschen aus Vietnam, die unter uns leben». (Nếu cho một thí dụ về sự hội nhập không mang tính chất hăm dọa thì đó chính là lịch sử của những người dân đến từ Việt Nam, họ đang sống giữa chúng ta).
Hôm nay không cần nhắc đến những lời ngợi khen „quá cỡ“ về người Việt Nam từ ông Dr. Neudeck, một điểm chú ý khi ông phê bình về các „thày dùi chính trị“: Lúc khởi xướng con tàu Cap Anamur thì có bao nhiêu chống đối và ngăn cản thối lui. Khi ấy ông chỉ cần một hành động cụ thể phải được ra khơi thì các thuyền nhân VN mới không bị đắm chìm trong lòng biển. 30 năm sau hành động này của ông Dr. Neudeck đã đúng và nước Đức đã tự hào về chương trình nhân đạo cứu người Việt từ Biển Đông.
Việc xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn tại Hamburg đã được kết thúc sau 4 năm chuẩn bị. Bao nhiêu công lao và đóng góp của những người khởi xướng lấy danh Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg. Một thành quả chung của tập thể người Việt tỵ nạn tại Đức. Tượng đài tỵ nạn tại Hamburg sẽ là một ấn chứng của lòng nhân đạo vô bến bờ từ dân tộc Đức; Tượng đài sẽ là một nhắc nhở cho thuyền nhân VN nhớ đến sự vượt thoát nạn cộng sản để tìm đến nơi có tự do và nhân quyền thực sự.
Bến cảng Hamburg hôm nay đẹp hơn vì hàng ngàn người hiện diện trong bầu khí tự do, thân thiện, trong tâm tình tri ân. Và có lẽ đẹp hơn vì có thêm một di tích đẹp đáng xem.
Vì thế bến cảng Hamburg đã được mệnh danh là „Das Tor zur Welt“ (Cửa ngõ ra thế giới) và hôm nay còn được thêm danh xưng „Das Tor zur Menschlichkeit“ (Cửa ngõ đến tình người).
Chúng ta hãy trang trọng viết bằng những chữ HOA đẹp nhất: LÒNG TRI ÂN!
Cảng Hamburg, ngày 12/9/2009
Xem hình ảnhĐúng như thế, hôm thứ bảy, 12/9/2009 tại bến cảng Hamburg, Đức quốc những Thuyền Nhân Tỵ Nạn Việt Nam tại Đức đã trang trọng viết bằng „những chữ hoa đẹp nhất“ trên cuốn sách to bằng đồng để tri ân dân tộc Đức và con tàu Cap Anamur: „Tri ân nhân dân Đức, chính quyền Đức, chính quyền Tiểu Bang Hamburg, nơi xuất phát của các con Tàu Cap Anamur, đã tiếp nhận người Việt Tỵ Nạn cộng sản. Tri ân Ủy Ban Cap Anamur do tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập, đã cứu vớt 11.300 Thuyền Nhân Việt Nam. Tưởng niệm các đồng hương tỵ nạn cộng sản đã bỏ mình trên đường tìm tự do.“
Khoảng 3.000 quan khách Việt-Đức tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tỵ Nạn để tri ân Nhân Dân, Chính Quyền Đức và Ủy Ban CAP ANAMUR với một lễ hội trang trọng đặc biệt ngay bên bến cảng Hamburg với các con tàu qua lại và với trời nắng ấm nồng nàn của đầu thu, chính nơi bến cảng này "Ein Schiff für Vietnam" - „Một Con Tàu cho Việt Nam“ mang danh Cap Anamur khởi hành ra khơi chuyến đầu tiên vào ngày 13/8/1979 trực chỉ hướng Biển Đông. Và cũng tại nơi đây một lần tàu Cap Anamur đã mang hàng trăm người VN vượt biên được vớt từ Biển Đông đến thẳng tới Đức.
Khách Đức cũng đông và khách Việt càng đông hơn, có thể nói đó là những người đã được trao tặng mạng sống lần thứ hai từ sự cứu vớt của tàu Cap Anamur trên Biển Đông đầy sóng gió nguy hiểm và đã vượt thoát khỏi ngục tù cộng sản Việt Nam. Các yếu nhân chính trị cao cấp của Đức từ Liên Bang tới Tiểu Bang đều có mặt như Ông Dr. Wolfgang Schäuble (Bộ trưởng Bộ Nội Vụ CHLB Đức), Ông Franz Müntefering (Chủ tịch đảng Xã Hội SPD Liên Bang), Ông Arnold Vaatz (Phó chủ tịch Liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức), Ông Dr. Ernst Albrecht (Cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen), Ông Hans-Ulrich Klose (cựu thống đốc tiểu bang Hamburg), Bà Prof. Dr. Karin von Welck (Bộ trưởng bộ Văn Hóa, Thể Thao và Truyền Thông tiểu bang Hamburg), Ông Heinz Georg Bamberger (Bộ trưởng bộ Tư Pháp tiểu bang Rheinland-Pfalz), Ông Dr. Philipp Rösler, gốc Việt Nam (Bộ trưởng bộ Kinh Tế và Giao Thông tiểu bang Niedersachsen), Ông Harry Voss (chủ tàu Cap Anamur, Port de Lumière), Ông Dr. Hans-G. Tafel và Bà Dr. Beate Lemke (bác sĩ thiện nguyện trên tàu Cap Anamur)… và còn rất nhiều quan khách Đức có liên quan đến Ủy Ban Cap Anamur đang có mặt.
Trong ngày hôm nay không thể thiếu hai nhân vật quan trọng nhất và là linh hồn của chiếc tàu Cap Anamur, đó là ÔB. Dr. Rupert và Christel Neudeck. Ông Neudeck vẫn như thuở nào cách đây 30 năm với dáng người gầy còm được tô điểm bằng hàm râu quai nón muôn thuở tuy đã bạc trắng theo thời gian, với chiếc áo thun trắng mang dòng chữ đỏ Cap Anamur và rất đơn sơ đôn hậu. Nếu không có hai ÔB Neudeck trong số 11.300 Thuyền Nhân được cứu vớt thì ai còn ai mất trước sóng gió hiểm nguy của Biển Đông, trước sự cướp bóc, hãm hiếp… của hải tặc Thái Lan?
ÔB Neudeck không lên mặt, không tự phụ, không khoe khoang, không áp đặt… nhưng rất hiền hòa giản dị (nhiều người Việt hôm nay còn mặc đẹp, lịch sự và trang trọng hơn cả hai ông bà nhiều) và giàu lòng nhân ái. Có lẽ hai ông bà đã thấm nhuần tinh thần Phúc Âm Công Giáo: „Ta đến để phục vụ“! Chẳng lạ gì điều này vì ông Neudeck là một vị tiến sĩ Thần Học.
Hàng ngàn người Việt hiện diện hôm nay đến từ đông tây nam bắc của nước Đức với gương mặt rạng rỡ, với tâm tình biết ơn và cũng có một chút tự hào về con tàu Cap Anamur. Con tàu này được ghi mãi trong tâm khảm người Việt tỵ nạn, đó là một biểu tượng của tự do, đó là một sự cứu sống lần thứ hai.
Điều ngạc nhiên cho người Việt hôm nay, họ đến bến cảng Hamburg không phải để nói lên lòng tri ân nhân dân Đức, nhưng ngược lại họ đã nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ các nhà chính trị cao cấp của Đức. Ông Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Dr. Wolfgang Schäuble nhắc đến danh từ „Bereicherung“ nghiã là mang lại sự giàu có cho xã hội Đức chính là những «Boat People», Thuyền Nhân Tỵ Nạn cộng sản Việt Nam. Họ thành công trong cuộc sống, họ hội nhập tốt đẹp: «Wenn es ein Beispiel gibt, dass Integration keine Bedrohung ist, sondern Bereicherung, ist es die Geschichte der Menschen aus Vietnam, die unter uns leben». (Nếu cho một thí dụ về sự hội nhập không mang tính chất hăm dọa thì đó chính là lịch sử của những người dân đến từ Việt Nam, họ đang sống giữa chúng ta).
Hôm nay không cần nhắc đến những lời ngợi khen „quá cỡ“ về người Việt Nam từ ông Dr. Neudeck, một điểm chú ý khi ông phê bình về các „thày dùi chính trị“: Lúc khởi xướng con tàu Cap Anamur thì có bao nhiêu chống đối và ngăn cản thối lui. Khi ấy ông chỉ cần một hành động cụ thể phải được ra khơi thì các thuyền nhân VN mới không bị đắm chìm trong lòng biển. 30 năm sau hành động này của ông Dr. Neudeck đã đúng và nước Đức đã tự hào về chương trình nhân đạo cứu người Việt từ Biển Đông.
Việc xây dựng Tượng Đài Tỵ Nạn tại Hamburg đã được kết thúc sau 4 năm chuẩn bị. Bao nhiêu công lao và đóng góp của những người khởi xướng lấy danh Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg. Một thành quả chung của tập thể người Việt tỵ nạn tại Đức. Tượng đài tỵ nạn tại Hamburg sẽ là một ấn chứng của lòng nhân đạo vô bến bờ từ dân tộc Đức; Tượng đài sẽ là một nhắc nhở cho thuyền nhân VN nhớ đến sự vượt thoát nạn cộng sản để tìm đến nơi có tự do và nhân quyền thực sự.
Bến cảng Hamburg hôm nay đẹp hơn vì hàng ngàn người hiện diện trong bầu khí tự do, thân thiện, trong tâm tình tri ân. Và có lẽ đẹp hơn vì có thêm một di tích đẹp đáng xem.
Vì thế bến cảng Hamburg đã được mệnh danh là „Das Tor zur Welt“ (Cửa ngõ ra thế giới) và hôm nay còn được thêm danh xưng „Das Tor zur Menschlichkeit“ (Cửa ngõ đến tình người).
Chúng ta hãy trang trọng viết bằng những chữ HOA đẹp nhất: LÒNG TRI ÂN!
Cảng Hamburg, ngày 12/9/2009