Đại hội Liên đoàn CGVN tại Đức quốc vinh danh ÔB Dr. Neudeck, người khởi xướng con tàu Cap Anamur đã cứu vớt hơn 10.000 thuyền nhân VN
Hình ảnh ÔB Dr Rupert Neudeck đến thăm Đại Hội CGVN tại Đức
Sau đây là bài phát biểu của Dr. Rupert Neudeck nhân buổi Lễ Kỷ niệm 02.05.2009 tại München vào dịp 30 năm CAP ANAMUR và việc cứu với người tị nạn:
Người Việt Nam ở Đức... Tưởng như huyền thoại
Hầu như bất kỳ chuyện gì người trong chính giới và xã hội Đức cũng đều có thể hình dung ra được, duy chỉ có điều này thì không: Vào năm 2009 tại Đức không cần phải bàn cãi gì nữa, nhóm người gốc ngoại quốc có thành quả hội nhập tốt đẹp nhất chính là những người Việt Nam. Tập thể người Việt, khoảng 80.000, rất thành công, không những trong việc học tiếng Đức, mà còn qua những đợt lấy bằng tú tài, kỳ thi cử đỗ đạt giỏi nhất.
Người Việt Nam đã trở thành những người con đáng yêu của tổ quốc, bởi vì họ đã thành công vượt trội hơn tất cả các nhóm người ngoại quốc khác (ít nhất là cho tới lúc này).
Nhóm chúng tôi, những người mà trong năm 1979 đã phải đương đầu với những chống đối mãnh liệt của chính sách nhà nước, đâu có ai đoán trước được cái thành quả ấy? Hồi ấy chúng tôi trong đầu chỉ có mỗi cái thôi thúc mang tính chất chủng tộc, mà chính cái đức tin Thiên Chúa giáo cũng đòi hỏi chúng tôi là phải cố gắng cứu những người trước mắt đang gặp hiểm họa chết chóc và bị giết.
Sự kiện đó thật rõ ràng, nhưng trong giới cầm quyền thì lại chẳng mấy ai hiểu cả. Họ cứ mải lo tìm kiếm những kẻ có thẩm quyền và phó mặc cho chuyên gia để cuối cùng biết đâu lại có thêm một mớ các bản giám định chồng chất nữa, nhưng rồi chẳng cứu được một thuyền nhân tỵ nạn nào cả.
Riêng chúng tôi thì chỉ muốn thực hiện ngay một cái gì đó, mà cũng không ưa chuyện đề cử một chuyên gia về luật hàng hải, kẻ đó chỉ gây thêm phiền toái và trở ngại cho công việc của chúng tôi mà thôi. Chiến dịch này đã được sự tiếp tay của hàng triệu công dân Đức, nam cũng như nữ, hồi ấy họ đã yểm trợ con tàu, mà không hề biết đến cái tổ chức đó. Chiến dịch ấy đã trở thành sự khởi xướng lớn nhất của quần chúng và thành công nhất ở nước Đức kể từ năm 1949. Với con tàu đầu tiên, phát xuất vào ngày 09 tháng tám 1979, chúng tôi đã vớt được tổng cộng 9.507 người Việt. Rồi với con tàu thứ hai (từ tháng ba tới tháng sáu 1986) chúng tôi lại cứu được 888 thuyền nhân tỵ nạn. Tàu thứ ba, mà chúng tôi thực hiện chung với ông Bernard Kouchner, bây giờ là ngoại trưởng Pháp, và tổ chức "Y khoa cho thế giới" của ông, lại thêm được 905 người Việt được vớt lên từ những chiếc ghe chạy sông chở khẳm mà trang bị lại quá sức sơ sài. Hầu hết số người đó đã đến định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Hàng triệu đồng hương người Đức của tôi, rất nhiều người đã đích thân góp phần đáng kể: Ở đây tôi chỉ xin kể ra năm người:
Heinrich Böll, không có ông ta thì tổ chức đã không hình thành được.
Dieter Hildebrannt gửi cho chúng tôi 1.000 Đức Mã đầu tiên và viết trong thư: "Cái ý tưởng đó thật là điên rồ, nhưng tôi lại chịu những người có những ý tưởng điên rồ như vậy !" Rồi thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht, người bạn sốt sắng nhất trong các chiến dịch này, sau đến Johannes Rau, thời đó là thống đốc tiểu bang Nordrhein Westphalen. Sau cùng là Franz Alt, hồi đó là người đã dùng tiếng nói của mình, ra rả vận động trong công chúng không biết mệt mỏi và đặc biệt luôn luôn ủng hộ mọi công việc của chúng tôi hết mình.
Những thuyền nhân đầu tiên đã tới Đức ngày 03 tháng 12 năm 1978, thuộc nhóm một ngàn người đã được thống đốc Albrecht đón nhận một cách can đảm và quảng đại, bởi vì ông hiểu rằng, với tư cách là thống đốc, ông không thể nào xoa dịu được tất cả những khổ đau của thế giới này, cũng như không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng ở đây ông có thể can đảm hứa nhận đón người. Và ông cũng đã làm điều ấy !
Tàu Cap Anamur đầu tiên hoạt động đến năm thứ ba thì chúng tôi bị dập một cú trước mũi tàu. Chính quyền các tiểu bang Tây Đức lo sợ điều mà người ta hồi đó rêu rao, là không chừng chúng tôi "dám vớt sạch cả biển Đông lắm". Và phải chận điều đó lại mới được. Hành động có tính chất tượng trưng, rồi tới cả mấy ngàn, nhưng làm việc thiện gì thì cũng có giới hạn thôi!
Có câu chuyện rất thú vị mà chúng tôi được nghe kể từ cuộc họp nội các tiểu bang Nieder-sachsen: Chúng tôi, những kẻ chuyên tạo rắc rối cho nhà Chung và xã hội, lại có đầy người tỵ nạn trên chiếc tàu Cap nhỏ bé của mình. Tôi gọi điện cho ông Albrecht và hỏi xem ông ta có thể nhận thêm trăm người tỵ nạn quá số lượng đã phân chia được không, ông chấp thuận ngay. Tôi phải gửi bằng fax cho ông một bức thư ngắn - hồi đó tôi đã học được điều này.
Cap Anamur, hải đảo của người tị nạn Việt Nam
Tới kỳ họp nội các ở Hannover, ông Albrecht báo tin ấy: Chúng ta lại nhận thêm trăm người do tàu Cap Anamur cứu. Bộ trưởng Nội vụ thời ấy là Möcklinghoff đã viết vào mảnh giấy: "Nhưng mình không còn chỗ nữa. Möcklinghoff !" Rồi đẩy mảnh giấy ấy đến chỗ ngài thống đốc. Ông viết vào phía dưới mảnh giấy đó: "Thế thì ông hãy tạo ra chỗ mới đi! Albrecht". Khi ấy là giờ hoàng đạo của xã hội Đức - Không chỉ riêng cho phía nhà Chung, hồi ấy thái độ của họ có vẻ còn lưỡng lự lắm. Nhưng trong tất cả các giáo xứ Đức thì người ta tích cực vô cùng, để thêm chỗ trống đón nhận những "damnés de la mer" ("những kẻ khốn cùng ngoài biển").
Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện. Ngay cả nếu như Việt Nam thay đổi chế độ và đa số người Việt trở về quê hương thì họ cũng sẽ để lại trong chúng ta một kỷ niệm rất ư là nồng nàn, sống động.
Trong xã hội Đức hiếm khi thấy tổ chức NRO, một hình thức tổ chức phi chính phủ hoàn toàn do dân chúng gánh vác như hồi những năm 1979 – 1986. Về phía các quốc gia thì chỉ có một lần được sự trợ giúp của Cộng đồng Âu châu. Vào năm 1983 quốc hội Âu châu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do dân biểu Horst Langes đề ra. Chúng tôi được mời tới Strassburg để chứng kiến quốc hội, thời đó có những nhân vật nổi tiếng như Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, thuộc ban chấp hành đảng cộng sản Ý, đồng bỏ phiếu thuận cho nghị quyết và chúng tôi đã nhận được 60.000 Đức Mã.
Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ xâm chiếm, chúng ta phải can thiệp cho họ.
Công tác cứu vớt trên biển Đông dù thành công, vẫn đòi hỏi chúng ta bây giờ, năm 2009 này, phải tiếp tục. Dầu là A Phú Hãn, Ruanda, dầu là Zimbabwe hay Kaschmir, Palestin hay Mauretanien, nó vẫn mãi là cái quy tắc muôn đời của người Samariter trong câu chuyện ngụ ý trong sách Phúc âm: Ai trong bọn họ là người đã có tình đồng loại, cứu giúp những người Việt Nam bị hiểm nguy chết đuối trên biển Đông?
Chính là những người Đức đồng hương của tôi!!
Họ luôn sẵn sàng và có thể tiếp tục đảm nhận những việc thiện cao quý khác.
Dr. Rupert Neudeck
Hình ảnh ÔB Dr Rupert Neudeck đến thăm Đại Hội CGVN tại Đức
Cha Tuấn ngồi giữa ÔB Dr Neudeck tại Đại Hội |
Người Việt Nam ở Đức... Tưởng như huyền thoại
Hầu như bất kỳ chuyện gì người trong chính giới và xã hội Đức cũng đều có thể hình dung ra được, duy chỉ có điều này thì không: Vào năm 2009 tại Đức không cần phải bàn cãi gì nữa, nhóm người gốc ngoại quốc có thành quả hội nhập tốt đẹp nhất chính là những người Việt Nam. Tập thể người Việt, khoảng 80.000, rất thành công, không những trong việc học tiếng Đức, mà còn qua những đợt lấy bằng tú tài, kỳ thi cử đỗ đạt giỏi nhất.
Người Việt Nam đã trở thành những người con đáng yêu của tổ quốc, bởi vì họ đã thành công vượt trội hơn tất cả các nhóm người ngoại quốc khác (ít nhất là cho tới lúc này).
Nhóm chúng tôi, những người mà trong năm 1979 đã phải đương đầu với những chống đối mãnh liệt của chính sách nhà nước, đâu có ai đoán trước được cái thành quả ấy? Hồi ấy chúng tôi trong đầu chỉ có mỗi cái thôi thúc mang tính chất chủng tộc, mà chính cái đức tin Thiên Chúa giáo cũng đòi hỏi chúng tôi là phải cố gắng cứu những người trước mắt đang gặp hiểm họa chết chóc và bị giết.
Sự kiện đó thật rõ ràng, nhưng trong giới cầm quyền thì lại chẳng mấy ai hiểu cả. Họ cứ mải lo tìm kiếm những kẻ có thẩm quyền và phó mặc cho chuyên gia để cuối cùng biết đâu lại có thêm một mớ các bản giám định chồng chất nữa, nhưng rồi chẳng cứu được một thuyền nhân tỵ nạn nào cả.
Riêng chúng tôi thì chỉ muốn thực hiện ngay một cái gì đó, mà cũng không ưa chuyện đề cử một chuyên gia về luật hàng hải, kẻ đó chỉ gây thêm phiền toái và trở ngại cho công việc của chúng tôi mà thôi. Chiến dịch này đã được sự tiếp tay của hàng triệu công dân Đức, nam cũng như nữ, hồi ấy họ đã yểm trợ con tàu, mà không hề biết đến cái tổ chức đó. Chiến dịch ấy đã trở thành sự khởi xướng lớn nhất của quần chúng và thành công nhất ở nước Đức kể từ năm 1949. Với con tàu đầu tiên, phát xuất vào ngày 09 tháng tám 1979, chúng tôi đã vớt được tổng cộng 9.507 người Việt. Rồi với con tàu thứ hai (từ tháng ba tới tháng sáu 1986) chúng tôi lại cứu được 888 thuyền nhân tỵ nạn. Tàu thứ ba, mà chúng tôi thực hiện chung với ông Bernard Kouchner, bây giờ là ngoại trưởng Pháp, và tổ chức "Y khoa cho thế giới" của ông, lại thêm được 905 người Việt được vớt lên từ những chiếc ghe chạy sông chở khẳm mà trang bị lại quá sức sơ sài. Hầu hết số người đó đã đến định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Hàng triệu đồng hương người Đức của tôi, rất nhiều người đã đích thân góp phần đáng kể: Ở đây tôi chỉ xin kể ra năm người:
Heinrich Böll, không có ông ta thì tổ chức đã không hình thành được.
Dieter Hildebrannt gửi cho chúng tôi 1.000 Đức Mã đầu tiên và viết trong thư: "Cái ý tưởng đó thật là điên rồ, nhưng tôi lại chịu những người có những ý tưởng điên rồ như vậy !" Rồi thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht, người bạn sốt sắng nhất trong các chiến dịch này, sau đến Johannes Rau, thời đó là thống đốc tiểu bang Nordrhein Westphalen. Sau cùng là Franz Alt, hồi đó là người đã dùng tiếng nói của mình, ra rả vận động trong công chúng không biết mệt mỏi và đặc biệt luôn luôn ủng hộ mọi công việc của chúng tôi hết mình.
Những thuyền nhân đầu tiên đã tới Đức ngày 03 tháng 12 năm 1978, thuộc nhóm một ngàn người đã được thống đốc Albrecht đón nhận một cách can đảm và quảng đại, bởi vì ông hiểu rằng, với tư cách là thống đốc, ông không thể nào xoa dịu được tất cả những khổ đau của thế giới này, cũng như không thể giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng ở đây ông có thể can đảm hứa nhận đón người. Và ông cũng đã làm điều ấy !
Tàu Cap Anamur đầu tiên hoạt động đến năm thứ ba thì chúng tôi bị dập một cú trước mũi tàu. Chính quyền các tiểu bang Tây Đức lo sợ điều mà người ta hồi đó rêu rao, là không chừng chúng tôi "dám vớt sạch cả biển Đông lắm". Và phải chận điều đó lại mới được. Hành động có tính chất tượng trưng, rồi tới cả mấy ngàn, nhưng làm việc thiện gì thì cũng có giới hạn thôi!
Có câu chuyện rất thú vị mà chúng tôi được nghe kể từ cuộc họp nội các tiểu bang Nieder-sachsen: Chúng tôi, những kẻ chuyên tạo rắc rối cho nhà Chung và xã hội, lại có đầy người tỵ nạn trên chiếc tàu Cap nhỏ bé của mình. Tôi gọi điện cho ông Albrecht và hỏi xem ông ta có thể nhận thêm trăm người tỵ nạn quá số lượng đã phân chia được không, ông chấp thuận ngay. Tôi phải gửi bằng fax cho ông một bức thư ngắn - hồi đó tôi đã học được điều này.
Cap Anamur, hải đảo của người tị nạn Việt Nam
Tới kỳ họp nội các ở Hannover, ông Albrecht báo tin ấy: Chúng ta lại nhận thêm trăm người do tàu Cap Anamur cứu. Bộ trưởng Nội vụ thời ấy là Möcklinghoff đã viết vào mảnh giấy: "Nhưng mình không còn chỗ nữa. Möcklinghoff !" Rồi đẩy mảnh giấy ấy đến chỗ ngài thống đốc. Ông viết vào phía dưới mảnh giấy đó: "Thế thì ông hãy tạo ra chỗ mới đi! Albrecht". Khi ấy là giờ hoàng đạo của xã hội Đức - Không chỉ riêng cho phía nhà Chung, hồi ấy thái độ của họ có vẻ còn lưỡng lự lắm. Nhưng trong tất cả các giáo xứ Đức thì người ta tích cực vô cùng, để thêm chỗ trống đón nhận những "damnés de la mer" ("những kẻ khốn cùng ngoài biển").
Giờ thì chẳng có nhầm lẫn gì nữa và cũng không ai nghi ngờ gì cả: Tập thể người Việt Nam ở đây tạo thịnh vượng thêm cho xã hội Đức, họ làm người Đức chúng ta được hãnh diện. Ngay cả nếu như Việt Nam thay đổi chế độ và đa số người Việt trở về quê hương thì họ cũng sẽ để lại trong chúng ta một kỷ niệm rất ư là nồng nàn, sống động.
Trong xã hội Đức hiếm khi thấy tổ chức NRO, một hình thức tổ chức phi chính phủ hoàn toàn do dân chúng gánh vác như hồi những năm 1979 – 1986. Về phía các quốc gia thì chỉ có một lần được sự trợ giúp của Cộng đồng Âu châu. Vào năm 1983 quốc hội Âu châu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết do dân biểu Horst Langes đề ra. Chúng tôi được mời tới Strassburg để chứng kiến quốc hội, thời đó có những nhân vật nổi tiếng như Willy Brandt, Heinz Oskar Vetter, Enrico Berlinguer, thuộc ban chấp hành đảng cộng sản Ý, đồng bỏ phiếu thuận cho nghị quyết và chúng tôi đã nhận được 60.000 Đức Mã.
Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ xâm chiếm, chúng ta phải can thiệp cho họ.
Công tác cứu vớt trên biển Đông dù thành công, vẫn đòi hỏi chúng ta bây giờ, năm 2009 này, phải tiếp tục. Dầu là A Phú Hãn, Ruanda, dầu là Zimbabwe hay Kaschmir, Palestin hay Mauretanien, nó vẫn mãi là cái quy tắc muôn đời của người Samariter trong câu chuyện ngụ ý trong sách Phúc âm: Ai trong bọn họ là người đã có tình đồng loại, cứu giúp những người Việt Nam bị hiểm nguy chết đuối trên biển Đông?
Chính là những người Đức đồng hương của tôi!!
Họ luôn sẵn sàng và có thể tiếp tục đảm nhận những việc thiện cao quý khác.
Dr. Rupert Neudeck