Rao Giảng Tin Mừng Với Lòng Thương Xót
Suy niệm Khánh nhật Truyền giáo
(Is 1, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Lc 24,44-53)
Tháng 10, tháng truyền giáo
Tháng 10 tháng Mân Côi, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy khám phá lại nét đẹp của lời kinh này và siêng năng đọc kinh Mân Côi cho cầu thế giới được hoà bình. Tháng 10 còn là tháng truyền giáo. Giáo Hội cũng kêu gọi con cái mình dấn thân cho những công cuộc truyền giáo, bước theo Chúa Giêsu trong cuộc hành trình Ðức Tin, và có Mẹ Maria Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi Mân Côi và là Nữ Vương truyền giáo đi đầu dẫn đưa tất cả chúng ta đến với Chúa Kitô, và dạy chúng ta mang Chúa đến cho tha nhân.
Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 1, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết rằng : “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo. Nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội, chứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là một sứ mạng duy nhất, một sứ điệp duy nhất, phát xuất từ Thiên Chúa và được gửi đến cho mọi người, ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
“Chúa Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thư ba, từ cõi chết sống lại và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân. Chính anh em là chứng nhân về những điều ấy” (Lc 24, 46-48).
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. (Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là bổn phận của toàn thể Giáo Hội, vốn bởi bản chất là thừa sai (x.Ad gentes, số 2). Trích dẫn lời Chân phước Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Lòng thương xót là linh hồn của truyền giáo
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Lòng Thương Xót. Truyền giáo là gì gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Ngài còn xót thương đến thí mạng để làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải và nhập thể tình yêu đó nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa. Nơi Ngài, tình yêu và lòng thương xót chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy Vọng cho toàn thế giới.
Trong sứ điệp nhân ngày thế giới truyền giáo lần thứ 90 với chủ đề “Giáo Hội thừa sai, chứng nhân lòng thương xót”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Khi đón nhận và theo Chúa Giêsu qua Tin Mừng và các bí tích, nhờ tác động của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể trở nên người có lòng thương xót như Cha chúng ta trên trời, học yêu thương như Chúa yêu thương chúng ta và biến cuộc sống chúng ta trở thành một món quà nhưng không, dấu chỉ lòng nhân lành của Ngài” (Misericordiae Vultus 3).
Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao vai trò của phụ nữ và các gia đình trong việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa rằng “Có bao nhiêu người nam nữ thuộc mọi lứa tuổi và giai tầng xã hội, đã và đang làm chứng về tình yêu thương xót của Chúa, như trong thời kỳ đầu qua kinh nghiệm của Giáo Hội. Dấu chỉ hùng hồn về tình yêu thương từ mẫu của Thiên Chúa là sự hiện diện gia tăng đáng kể của nữ giới trong thế giới truyền giáo, bên cạnh sự hiện diện của nam giới. Các phụ nữ, nữ giáo dân và các người nữ thánh hiến, và ngày nay cũng có nhiều gia đình, đang thực thi ơn gọi truyền giáo của họ dưới nhiều hình thức khác nhau: từ việc trực tiếp rao giảng Tin Mừng cho đến các dịch vụ bác ái.”
Đức Thánh Cha thêm : “Bên cạnh hoạt động loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích do các nam thừa sai đảm nhận, cũng có các phụ nữ và các gia đình hiểu biết một cách thích hợp hơn các vấn đề của dân chúng và biết đương đầu với các vấn đề ấy một cách thích hợp, và đôi khi một cách ”chưa từng có”: qua sự chăm sóc cuộc sống, đặc biết chú ý đến con người hơn là các cơ cấu, tận dụng mọi tài nguyên nhân bản và tinh thần để xây dựng sự hòa hợp, các quan hệ, hòa bình, liên đới, cộng tác và tình huynh đệ, trong lãnh vực các tương quan giữa con người với nhau, cũng như trong lãnh vực rộng hơn lớn của đời sống xã hội và văn hóa, nhất là việc chăm sóc người nghèo”.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê, thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là quan thầy các xứ truyền giáo, nhất là của Mẹ Maria Ngôi Sao truyền giáo, mẫu gương loan báo Tin Mừng, cầu thay nguyện giúp cho Hội Thánh trở nên một mái nhà của tình yêu và thương xót mọi người ; một người mẹ xót thương cho mọi dân tộc và là nguồn suối tái sinh cho thế giới chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Khánh nhật Truyền giáo
(Is 1, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Lc 24,44-53)
Tháng 10, tháng truyền giáo
Tháng 10 tháng Mân Côi, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy khám phá lại nét đẹp của lời kinh này và siêng năng đọc kinh Mân Côi cho cầu thế giới được hoà bình. Tháng 10 còn là tháng truyền giáo. Giáo Hội cũng kêu gọi con cái mình dấn thân cho những công cuộc truyền giáo, bước theo Chúa Giêsu trong cuộc hành trình Ðức Tin, và có Mẹ Maria Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi Mân Côi và là Nữ Vương truyền giáo đi đầu dẫn đưa tất cả chúng ta đến với Chúa Kitô, và dạy chúng ta mang Chúa đến cho tha nhân.
Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo.
Nếu như Isaia con trai Amót được thị kiến: “Các dân nước sẽ đổ xô về núi Chúa... trong ngày sau hết” (x. Is 1, 1-5). Thánh Phaolô cho người con tình thần của mình biết rằng : “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi” (x.1 Tm 2, 4 – 6). Cả bốn sách Tin Mừng đều nêu bật ý nghĩa của việc truyền giáo. Nội dung sứ vụ mà Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội, chứng tỏ bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Chính Chúa Giêsu Phục sinh đã nói với các tông đồ nơi Phòng Tiệc Ly như sau: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20,21). Đến lượt Chúa Con cũng sai Giáo Hội ra đi cho đến tận cùng trái đất. Ðây là một sứ mạng duy nhất, một sứ điệp duy nhất, phát xuất từ Thiên Chúa và được gửi đến cho mọi người, ngõ hầu họ được cứu chuộc và trở nên con cái Thiên Chúa.
“Chúa Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thư ba, từ cõi chết sống lại và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân. Chính anh em là chứng nhân về những điều ấy” (Lc 24, 46-48).
Nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói : “Sứ mạng của Giáo Hội kéo dài sứ mạng của Chúa Kitô. Giáo Hội không ngừng rao giảng cho thế giới Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, bằng việc rao giảng và bằng chứng tá của những con cái mình...nhờ việc thực hành mệnh lệnh tình thương đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em”. (Huấn Đức ngày 22 tháng 10/2000, tại Roma).
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là bổn phận của toàn thể Giáo Hội, vốn bởi bản chất là thừa sai (x.Ad gentes, số 2). Trích dẫn lời Chân phước Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Lòng thương xót là linh hồn của truyền giáo
Thánh Phaolô viết : “Tình Yêu Chúa Kitô thôi thúc tôi” (2 Cr 5, 14). Đức Kitô thúc bách những người đã chịu phép Rửa tội nam phụ cũng như lão ấu, kể cả người đau yếu lẫn người nghèo, khi đã đón nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, có sứ mạng rao giảng và mang tình yêu cho hết mọi người, bằng lời nói và chứng tá cụ thể của Lòng Thương Xót. Truyền giáo là gì gì nếu không phải là loan báo Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài không những đã hăng say loan báo tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người, Ngài còn xót thương đến thí mạng để làm chứng cho tình yêu đó. Hơn thế nữa, Ngài mạc khải và nhập thể tình yêu đó nơi chính bản thân mình. Ngài là hiện thân của Lòng Thương Xót Chúa. Nơi Ngài, tình yêu và lòng thương xót chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, sứ điệp Tin Mừng Nước Thiên Chúa trở thành Tin Mừng Phục Sinh, Niềm Hy Vọng cho toàn thế giới.
Trong sứ điệp nhân ngày thế giới truyền giáo lần thứ 90 với chủ đề “Giáo Hội thừa sai, chứng nhân lòng thương xót”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Khi đón nhận và theo Chúa Giêsu qua Tin Mừng và các bí tích, nhờ tác động của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể trở nên người có lòng thương xót như Cha chúng ta trên trời, học yêu thương như Chúa yêu thương chúng ta và biến cuộc sống chúng ta trở thành một món quà nhưng không, dấu chỉ lòng nhân lành của Ngài” (Misericordiae Vultus 3).
Nhân dịp Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao vai trò của phụ nữ và các gia đình trong việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa rằng “Có bao nhiêu người nam nữ thuộc mọi lứa tuổi và giai tầng xã hội, đã và đang làm chứng về tình yêu thương xót của Chúa, như trong thời kỳ đầu qua kinh nghiệm của Giáo Hội. Dấu chỉ hùng hồn về tình yêu thương từ mẫu của Thiên Chúa là sự hiện diện gia tăng đáng kể của nữ giới trong thế giới truyền giáo, bên cạnh sự hiện diện của nam giới. Các phụ nữ, nữ giáo dân và các người nữ thánh hiến, và ngày nay cũng có nhiều gia đình, đang thực thi ơn gọi truyền giáo của họ dưới nhiều hình thức khác nhau: từ việc trực tiếp rao giảng Tin Mừng cho đến các dịch vụ bác ái.”
Đức Thánh Cha thêm : “Bên cạnh hoạt động loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích do các nam thừa sai đảm nhận, cũng có các phụ nữ và các gia đình hiểu biết một cách thích hợp hơn các vấn đề của dân chúng và biết đương đầu với các vấn đề ấy một cách thích hợp, và đôi khi một cách ”chưa từng có”: qua sự chăm sóc cuộc sống, đặc biết chú ý đến con người hơn là các cơ cấu, tận dụng mọi tài nguyên nhân bản và tinh thần để xây dựng sự hòa hợp, các quan hệ, hòa bình, liên đới, cộng tác và tình huynh đệ, trong lãnh vực các tương quan giữa con người với nhau, cũng như trong lãnh vực rộng hơn lớn của đời sống xã hội và văn hóa, nhất là việc chăm sóc người nghèo”.
Nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô Xaviê, thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu là quan thầy các xứ truyền giáo, nhất là của Mẹ Maria Ngôi Sao truyền giáo, mẫu gương loan báo Tin Mừng, cầu thay nguyện giúp cho Hội Thánh trở nên một mái nhà của tình yêu và thương xót mọi người ; một người mẹ xót thương cho mọi dân tộc và là nguồn suối tái sinh cho thế giới chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ