Trong lời mở đầu của Sứ điệp truyền giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: “Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo; nếu không, thì Hội Thánh không còn là Hội Thánh của Đức Kitô nữa, mà là một trong nhiều nhóm người cuối cùng chỉ phục vụ mục đích riêng của họ và qua đi.” (Sứ điệp Truyền giáo 2017).
Thật vậy, trước khi về trời, Đức Giêsu đã ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15). Vâng lệnh truyền của Thầy chí thánh, các Tông đồ đã ra đi rao giảng Tin mừng ở khắp mọi nơi bằng nhiều cách thế khác nhau và cuối cùng đã lấy cái chết để làm chứng cho lời mình rao giảng. Tiếp nối sứ mệnh của các Tông đồ, Giáo hội ở khắp mọi nơi và qua mọi thời luôn luôn thi hành sứ mệnh truyền giáo. Nhờ nổ lực của Giáo hội, từ con số 12 lúc ban đầu, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 1,2 tỷ người Công Giáo. Dẫu vậy, số người Công Giáo vẫn còn quá ít so với số còn lại, chỉ chiếm khoảng 17%. Chính vì vậy, lời mời gọi của Đức Giêsu luôn luôn mang tính thời sự và đòi buộc mọi người kitô hữu phải có trách nhiệm thi hành. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng nhiều vào tầng lớp giới trẻ và các hiệp hội Giáo Hoàng truyền giáo. Với giới trẻ, Ngài nói: “Người trẻ là niềm hy vọng của sứ vụ truyền giáo. Con Người của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng mà Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách hiến thân phục vụ nhân loại với lòng can đảm và nhiệt tâm. ‘Có nhiều người trẻ đang cung cấp sự đoàn kết của họ chống lại các sự dữ của thế gian và tham gia các hình thức khác nhau của đấu tranh và hoạt động tình nguyện…. Đẹp thay khi thấy rằng các người trẻ đang là ‘những người rao giảng ngoài đường’, vui sướng đem Chúa Giêsu ra mọi nẻo đường, mọi quảng trường của thành phố, đến mọi ngóc ngách của trái đất!” (ibid., 106). (x. SĐTG 2017, số 8). Với các hiệp hội Giáo Hoàng truyền giáo, Ngài nói: “Các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo là một phương tiện quý giá đánh thức trong mọi cộng đồng Kitô hữu một ước ao vượt qua các giới hạn và sự an ninh của mình để rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người. Trong số đó, nhờ một linh đạo truyền giáo sâu xa, được nuôi dưỡng hằng ngày, và liên tục cam kết nâng cao ý thức và nhiệt tâm truyền giáo, các người trẻ, người lớn, gia đình, linh mục, giám mục và tu sĩ nam nữ làm việc để phát triển một lòng (tâm hồn) truyền giáo trong mọi người.” (x. SĐTG 2017, số 9).
Vậy, chúng ta phải làm gì để truyền giáo cho có hiệu quả? Ba việc làm thông thường nhưng quan trọng luôn cần phải có khi truyền giáo, đó là: Rao giảng, làm chứng và cầu nguyện. Trong một số bài chia sẻ về chủ đề truyền giáo, tôi đã đề cập kỹ càng về các chủ đề này rồi. Hôm nay, trong khuôn khổ của bài chia sẻ này, dựa vào sứ điệp truyền giáo của Đức Thánh Cha năm 2017, tôi xin được phép gợi ý thêm một số điểm sau đây:
Thứ nhất, đối tượng truyền giáo là tất cả mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo hay địa vị. Đặc biệt, đối với những người thiện tâm, họ mong muốn được Tin mừng biến đổi. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, nhắm đến tất cả mọi người nam nữ có thiện tâm, được dựa trên quyền năng biến đổi của Phúc Âm.” (SĐTG 2017, số 1). Vì thế, trong mọi nơi, mọi lúc, trong các mối tương quan gặp gỡ, chúng ta luôn phải có ý thức truyền giáo.
Thứ hai, nội dung truyền đạt của nhà truyền giáo là Tin mừng. Bởi vì, , bởi vì “thế giới rất cần Tin mừng của Chúa Kitô.” (x. SĐTG 2017, số 1). Hãy gieo Tin mừng vào tâm hồn người khác: Đọc Tin mừng cho họ nghe, giảng Tin mừng cho họ hiểu, tặng Tin mừng cho họ đọc, phổ biến Tin mừng bằng mọi cách nhất là qua các phương tiện truyền thông. Khi họ đã nghe, đã hiểu thì chắc chắn họ sẽ sống và được biến đổi. Bởi vì, “Phúc Âm là Tin Mừng tràn đầy niềm vui hay lây, vì nó chứa đựng và ban tặng sự sống mới: sự sống của Đức Kitô Phục Sinh là Đấng, qua việc ban Thần Khí ban sự sống, trở nên cho chúng ta Con Đường, Sự Thật và Sự Sống” (x. SĐTG 2017, số 1). Đức Thánh Cha Phanxicô còn đưa ra một số bằng chứng về sự biến đổi nhờ Tin mừng, Ngài nói: “Tôi nghĩ đến cử chỉ của một học sinh ở Dinka, người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ một học sinh sắp bị bộ lạc thù nghịch Nuer tàn sát. Tôi nghĩ đến buổi cử hành Thánh Lễ ở Kitgum, bắc Uganda, nơi mà, sau những vụ tàn sát hung bạo bởi một nhóm loạn quân, một vị thừa sai đã làm cho dân chúng lặp lại lời của Chúa Giêsu trên thập giá: ‘Ôi Thiên Chúa của con, ôi Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ con?’ Như một cách diễn tả tiếng khóc than tuyệt vọng của các anh chị em của Chúa Chịu Đóng Đinh. Với dân chúng, buổi cử hành Thánh Lễ ấy là một nguồn an ủi và can đảm khôn lường. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến vô số chứng từ về việc Tin Mừng giúp người ta vượt qua sự hẹp hòi, xung đột, kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa bộ lạc, cùng cổ võ ở khắp mọi nơi, và giữa tất cả mọi người, sự hòa giải, tình huynh đệ và chia sẻ cho nhau như thế nào.” (SĐTG 2017, số 5).
Thứ ba, nhà truyền giáo phải có tấm lòng mục tử, từ đó mới có thể gieo rắc tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với mọi người. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu ở đó có Thiên Chúa. Tình yêu đi liền với tinh thần phục vụ, hy sinh. Đức Giêsu đã nói:“Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người đã dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”(Ga 15,13). Chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã khẳng định: “Qua Hội Thánh, Đức Kitô tiếp tục sứ vụ của Người như người Samaritanô tốt lành, chăm sóc các vết thương rỉ máu của nhân loại, và như Người Mục Tử Nhân Từ, không ngừng tìm kiếm những kẻ lang thang dọc theo các nẻo đường quanh co chẳng dẫn đến đâu.” (SĐTG 2017, số 5).
Thứ tư, nhà truyền giáo phải biết liều mình đi ra “chỗ nước sâu,” tới các “vùng ngoại vi.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta được thách thức ‘đi ra khỏi vùng an toàn của mình để đến tất cả các vùng ngoại vi đang cần ánh sáng Tin Mừng.’” (EG, 20). (x. SĐTG 2017, số 6). Chỗ nước sâu ở đây có thể là những vùng sâu vùng xa, các khu nhà ổ chuột, các trại phục hồi nhân phẩm, những nơi mà ít khi hoặc chưa bao giờ người ta được nghe Tin mừng. Chỗ nước sâu ở đây cũng có thể hiểu là nơi những tâm hồn chai đá, khô cứng, tội lỗi… Họ đang “đói khát chân lý và công lý” (x. SĐTG 2017, số 6) . Chỗ nước sâu ở đây có thể là những người vô thần, thậm chí là những người đang chống đối Thiên Chúa, chống đối Giáo hội. Đi ra chỗ nước sâu, đi tới vùng ngoại vi có thể gây nguy hiểm cho nhà truyền giáo, nhưng nếu nhà truyền giáo biết “liều mình” như thế chắc chắn sẽ bắt được những “con cá lớn”. Đức Thánh Cha nói tiếp: Sứ vụ truyền giáo nhắc nhở cho Hội Thánh rằng Hội Thánh không phải là cùng đích cho chính mình, mà là công cụ khiêm tốn và trung gian của Nước Trời. Một Hội Thánh quy chiếu về chính mình, một Hội Thánh hài lòng với những thành công trần thế, thì không phải là Hội Thánh của Đức Kitô, thân thể bị đóng đinh và vinh hiển của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta nên thích "một Hội Thánh bị bầm dập, đau đớn và dơ bẩn bởi vì nó đang ở ngoài đường, chứ không phải một Hội Thánh bệnh hoạn vì bị giam hãm và ràng buộc bởi sự an toàn của mình" (ibid., 49). (SĐTG 2017, số 6).
Cuối cùng, nhà truyền giáo cần noi gương Mẹ Maria: Noi gương Mẹ lên đường mang Chúa đến với mọi người như biến cố Mẹ đi thăm bà Êlizabet (x. Lc 1,39-56); Noi gương Mẹ biết quan tâm giúp đỡ sự thiếu thốn của kẻ khác như biến cố tại tiệc cưới Cana (x. Ga 2,1-12); Noi gương Mẹ biết can đảm chấp nhận thánh ý Chúa châp nhận hy sinh Con Một vì nhân loại như biến cố trên thập giá (Ga 19,25-27). Đồng thời, chúng ta cũng cần nhờ Mẹ Maria đồng hành và nâng đỡ trên mọi nẻo đường truyền giáo. Đức Thánh Cha nói: “Trong việc thực thi sứ vụ truyền giáo của chúng ta, chúng ta hãy rút cảm hứng từ Mẹ Maria, Mẹ của việc Phúc Âm hóa. Được Thần Khí thúc đẩy, Mẹ đã đón nhận Lời Chúa ở tận đáy đức tin khiêm tốn của Mẹ. Nguyện xin Mẹ Đồng Trinh giúp chúng con nói lên lời ‘xin vâng’ của chính mình, ý thức về nhu cầu cấp bách để làm Tin Mừng của Chúa Giêsu vang lên trong thời đại của chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con có lòng nhiệt thành mới trong việc mang đến cho tất cả mọi người Tin Mừng về sự sống, là sự sống đã chiến thắng sự chết. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con để chúng con có thể có được sự táo bạo thánh thiện cần thiết để khám phá ra những cách thức mới ngõ hầu mang lại ơn cứu độ cho mọi người nam nữ.”(SĐTG 2017, số 8).
Nguyện xin Đức Giêsu, “Đấng loan báo Tin Mừng tiên khởi và vĩ đại nhất” (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), Đấng tiếp tục sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng về tình yêu của Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (x. SĐTG 2017, lời mở đầu) hướng dẫn và đồng hành để sứ vụ loan báo Tin mừng của Giáo hội và mỗi người kitô hữu chúng ta mang lại hoa trái dồi dào. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, trước khi về trời, Đức Giêsu đã ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin mừng cho mọi loài thụ tạo.” (Mc 16,15). Vâng lệnh truyền của Thầy chí thánh, các Tông đồ đã ra đi rao giảng Tin mừng ở khắp mọi nơi bằng nhiều cách thế khác nhau và cuối cùng đã lấy cái chết để làm chứng cho lời mình rao giảng. Tiếp nối sứ mệnh của các Tông đồ, Giáo hội ở khắp mọi nơi và qua mọi thời luôn luôn thi hành sứ mệnh truyền giáo. Nhờ nổ lực của Giáo hội, từ con số 12 lúc ban đầu, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 1,2 tỷ người Công Giáo. Dẫu vậy, số người Công Giáo vẫn còn quá ít so với số còn lại, chỉ chiếm khoảng 17%. Chính vì vậy, lời mời gọi của Đức Giêsu luôn luôn mang tính thời sự và đòi buộc mọi người kitô hữu phải có trách nhiệm thi hành. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng nhiều vào tầng lớp giới trẻ và các hiệp hội Giáo Hoàng truyền giáo. Với giới trẻ, Ngài nói: “Người trẻ là niềm hy vọng của sứ vụ truyền giáo. Con Người của Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng mà Người công bố tiếp tục thu hút nhiều người trẻ. Họ tìm cách hiến thân phục vụ nhân loại với lòng can đảm và nhiệt tâm. ‘Có nhiều người trẻ đang cung cấp sự đoàn kết của họ chống lại các sự dữ của thế gian và tham gia các hình thức khác nhau của đấu tranh và hoạt động tình nguyện…. Đẹp thay khi thấy rằng các người trẻ đang là ‘những người rao giảng ngoài đường’, vui sướng đem Chúa Giêsu ra mọi nẻo đường, mọi quảng trường của thành phố, đến mọi ngóc ngách của trái đất!” (ibid., 106). (x. SĐTG 2017, số 8). Với các hiệp hội Giáo Hoàng truyền giáo, Ngài nói: “Các Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo là một phương tiện quý giá đánh thức trong mọi cộng đồng Kitô hữu một ước ao vượt qua các giới hạn và sự an ninh của mình để rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người. Trong số đó, nhờ một linh đạo truyền giáo sâu xa, được nuôi dưỡng hằng ngày, và liên tục cam kết nâng cao ý thức và nhiệt tâm truyền giáo, các người trẻ, người lớn, gia đình, linh mục, giám mục và tu sĩ nam nữ làm việc để phát triển một lòng (tâm hồn) truyền giáo trong mọi người.” (x. SĐTG 2017, số 9).
Vậy, chúng ta phải làm gì để truyền giáo cho có hiệu quả? Ba việc làm thông thường nhưng quan trọng luôn cần phải có khi truyền giáo, đó là: Rao giảng, làm chứng và cầu nguyện. Trong một số bài chia sẻ về chủ đề truyền giáo, tôi đã đề cập kỹ càng về các chủ đề này rồi. Hôm nay, trong khuôn khổ của bài chia sẻ này, dựa vào sứ điệp truyền giáo của Đức Thánh Cha năm 2017, tôi xin được phép gợi ý thêm một số điểm sau đây:
Thứ nhất, đối tượng truyền giáo là tất cả mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo hay địa vị. Đặc biệt, đối với những người thiện tâm, họ mong muốn được Tin mừng biến đổi. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Sứ vụ truyền giáo của Hội Thánh, nhắm đến tất cả mọi người nam nữ có thiện tâm, được dựa trên quyền năng biến đổi của Phúc Âm.” (SĐTG 2017, số 1). Vì thế, trong mọi nơi, mọi lúc, trong các mối tương quan gặp gỡ, chúng ta luôn phải có ý thức truyền giáo.
Thứ hai, nội dung truyền đạt của nhà truyền giáo là Tin mừng. Bởi vì, , bởi vì “thế giới rất cần Tin mừng của Chúa Kitô.” (x. SĐTG 2017, số 1). Hãy gieo Tin mừng vào tâm hồn người khác: Đọc Tin mừng cho họ nghe, giảng Tin mừng cho họ hiểu, tặng Tin mừng cho họ đọc, phổ biến Tin mừng bằng mọi cách nhất là qua các phương tiện truyền thông. Khi họ đã nghe, đã hiểu thì chắc chắn họ sẽ sống và được biến đổi. Bởi vì, “Phúc Âm là Tin Mừng tràn đầy niềm vui hay lây, vì nó chứa đựng và ban tặng sự sống mới: sự sống của Đức Kitô Phục Sinh là Đấng, qua việc ban Thần Khí ban sự sống, trở nên cho chúng ta Con Đường, Sự Thật và Sự Sống” (x. SĐTG 2017, số 1). Đức Thánh Cha Phanxicô còn đưa ra một số bằng chứng về sự biến đổi nhờ Tin mừng, Ngài nói: “Tôi nghĩ đến cử chỉ của một học sinh ở Dinka, người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ một học sinh sắp bị bộ lạc thù nghịch Nuer tàn sát. Tôi nghĩ đến buổi cử hành Thánh Lễ ở Kitgum, bắc Uganda, nơi mà, sau những vụ tàn sát hung bạo bởi một nhóm loạn quân, một vị thừa sai đã làm cho dân chúng lặp lại lời của Chúa Giêsu trên thập giá: ‘Ôi Thiên Chúa của con, ôi Thiên Chúa của con, sao Ngài nỡ bỏ con?’ Như một cách diễn tả tiếng khóc than tuyệt vọng của các anh chị em của Chúa Chịu Đóng Đinh. Với dân chúng, buổi cử hành Thánh Lễ ấy là một nguồn an ủi và can đảm khôn lường. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến vô số chứng từ về việc Tin Mừng giúp người ta vượt qua sự hẹp hòi, xung đột, kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa bộ lạc, cùng cổ võ ở khắp mọi nơi, và giữa tất cả mọi người, sự hòa giải, tình huynh đệ và chia sẻ cho nhau như thế nào.” (SĐTG 2017, số 5).
Thứ ba, nhà truyền giáo phải có tấm lòng mục tử, từ đó mới có thể gieo rắc tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đến với mọi người. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu ở đó có Thiên Chúa. Tình yêu đi liền với tinh thần phục vụ, hy sinh. Đức Giêsu đã nói:“Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người đã dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”(Ga 15,13). Chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã khẳng định: “Qua Hội Thánh, Đức Kitô tiếp tục sứ vụ của Người như người Samaritanô tốt lành, chăm sóc các vết thương rỉ máu của nhân loại, và như Người Mục Tử Nhân Từ, không ngừng tìm kiếm những kẻ lang thang dọc theo các nẻo đường quanh co chẳng dẫn đến đâu.” (SĐTG 2017, số 5).
Thứ tư, nhà truyền giáo phải biết liều mình đi ra “chỗ nước sâu,” tới các “vùng ngoại vi.” Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta được thách thức ‘đi ra khỏi vùng an toàn của mình để đến tất cả các vùng ngoại vi đang cần ánh sáng Tin Mừng.’” (EG, 20). (x. SĐTG 2017, số 6). Chỗ nước sâu ở đây có thể là những vùng sâu vùng xa, các khu nhà ổ chuột, các trại phục hồi nhân phẩm, những nơi mà ít khi hoặc chưa bao giờ người ta được nghe Tin mừng. Chỗ nước sâu ở đây cũng có thể hiểu là nơi những tâm hồn chai đá, khô cứng, tội lỗi… Họ đang “đói khát chân lý và công lý” (x. SĐTG 2017, số 6) . Chỗ nước sâu ở đây có thể là những người vô thần, thậm chí là những người đang chống đối Thiên Chúa, chống đối Giáo hội. Đi ra chỗ nước sâu, đi tới vùng ngoại vi có thể gây nguy hiểm cho nhà truyền giáo, nhưng nếu nhà truyền giáo biết “liều mình” như thế chắc chắn sẽ bắt được những “con cá lớn”. Đức Thánh Cha nói tiếp: Sứ vụ truyền giáo nhắc nhở cho Hội Thánh rằng Hội Thánh không phải là cùng đích cho chính mình, mà là công cụ khiêm tốn và trung gian của Nước Trời. Một Hội Thánh quy chiếu về chính mình, một Hội Thánh hài lòng với những thành công trần thế, thì không phải là Hội Thánh của Đức Kitô, thân thể bị đóng đinh và vinh hiển của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta nên thích "một Hội Thánh bị bầm dập, đau đớn và dơ bẩn bởi vì nó đang ở ngoài đường, chứ không phải một Hội Thánh bệnh hoạn vì bị giam hãm và ràng buộc bởi sự an toàn của mình" (ibid., 49). (SĐTG 2017, số 6).
Cuối cùng, nhà truyền giáo cần noi gương Mẹ Maria: Noi gương Mẹ lên đường mang Chúa đến với mọi người như biến cố Mẹ đi thăm bà Êlizabet (x. Lc 1,39-56); Noi gương Mẹ biết quan tâm giúp đỡ sự thiếu thốn của kẻ khác như biến cố tại tiệc cưới Cana (x. Ga 2,1-12); Noi gương Mẹ biết can đảm chấp nhận thánh ý Chúa châp nhận hy sinh Con Một vì nhân loại như biến cố trên thập giá (Ga 19,25-27). Đồng thời, chúng ta cũng cần nhờ Mẹ Maria đồng hành và nâng đỡ trên mọi nẻo đường truyền giáo. Đức Thánh Cha nói: “Trong việc thực thi sứ vụ truyền giáo của chúng ta, chúng ta hãy rút cảm hứng từ Mẹ Maria, Mẹ của việc Phúc Âm hóa. Được Thần Khí thúc đẩy, Mẹ đã đón nhận Lời Chúa ở tận đáy đức tin khiêm tốn của Mẹ. Nguyện xin Mẹ Đồng Trinh giúp chúng con nói lên lời ‘xin vâng’ của chính mình, ý thức về nhu cầu cấp bách để làm Tin Mừng của Chúa Giêsu vang lên trong thời đại của chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con có lòng nhiệt thành mới trong việc mang đến cho tất cả mọi người Tin Mừng về sự sống, là sự sống đã chiến thắng sự chết. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con để chúng con có thể có được sự táo bạo thánh thiện cần thiết để khám phá ra những cách thức mới ngõ hầu mang lại ơn cứu độ cho mọi người nam nữ.”(SĐTG 2017, số 8).
Nguyện xin Đức Giêsu, “Đấng loan báo Tin Mừng tiên khởi và vĩ đại nhất” (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), Đấng tiếp tục sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng về tình yêu của Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần (x. SĐTG 2017, lời mở đầu) hướng dẫn và đồng hành để sứ vụ loan báo Tin mừng của Giáo hội và mỗi người kitô hữu chúng ta mang lại hoa trái dồi dào. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành