Tôi là ai?
Chúa Nhật tuần XIX, mùa thường niên năm C
(Lc 12, 32-48)
Con người là một hữu thể có tương quan. Con người được đặt trong vũ trụ với mối tương quan với thiên-địa-nhân. Tương quan với Thiên Chúa, với thiên nhiên và với con người. Dĩ nhiên ba chiều kích này không ngang bằng nhau, nhưng theo thứ tự ưu tiên: Thiên-nhân-địa. Tương quan với Thiên Chúa là quan trọng nhất, sau đó đến con người và sau cùng là thiên nhiên.
Vấn đề quan trọng bậc nhất của đời người, quyết định hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi người là cần phải xác định cho được, cho đúng: tôi là ai? Có nghĩa là, phải xác định cho được tương quan giữa tôi và Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên. Xác định không đúng, đặt tương quan sai sẽ gây ra những xáo trộn, bế tắc, sự ác, đau khổ… trong cuộc đời ta và trên thế gian này.
Tôi nhớ câu chuyện ngụ ngôn tay chân và cái miệng trong sách giáo khoa đồng ấu thủa trước. Một hôm tay bảo chân: chúng ta làm việc cực khổ cả ngày, trong khi lão miệng chẳng làm gì mà được ăn mọi thứ ngon. Nay chúng ta không làm nữa cho lão biết. Tay chân không làm nữa, nên miệng chẳng có cái gì mà ăn. Một ngày, hai ngày, ba ngày… toàn thân rũ rượi, tay chân không nhắc lên nổi… Tay chân đã không xác định được tương quan của mình với các chi thể trong thân thể: mọi thứ đều cần lẫn nhau. Thế nên khi nó muốn độc lập, tách ra khỏi mọi bộ phận khác, cả cơ thể chết đói và chính tay chân cũng rũ liệt.
Bài Tin Mừng hôm nay bao gồm ba dụ ngôn: dụ ngôn những người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, dụ ngôn chủ nhà và kẻ trộm, dụ ngôn người quản gia vắng chủ. Ba dụ ngôn này gợi ý cho ta về cả ba mối tương quan. Trước hết là tương quan với Thiên Chúa: “hãy làm như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về”. Con người chỉ là đầy tớ, hay cùng lắm là người quản lý mà chủ đặt lên coi sóc gia nhân của chủ mà thôi. Đây là tương quan giữa tạo hóa và thụ tạo: Thiên Chúa là Tạo hóa, là đấng tạo dựng trời đất muôn vật hữu hình và vô hình; con người là loài thụ tạo phụ thuộc Thiên Chúa. Mối tương quan tạo hóa - thụ tạo là mối tương khách quan, dù con người có đón nhận hay không, tương quan đó không thể đảo ngược, không thể thay đổi. Sống đúng mối tương quan này mang lại cho con người hạnh phúc, sướng vui; chối bỏ tương quan này con người chỉ chuốc lấy khổ đau, chết chóc. Đúng là “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”. Thuận theo ý trời thì sống, chống lại ý trời thì chết.
Nhìn lại lịch sử, con người đã nhiều lần phản kháng, không chấp nhận tương quan này, nên đã gây bao đổ vỡ, đau khổ và bất hạnh. Từ câu chuyện ông bà nguyên tổ ăn trái cấm muốn bằng với Thiên Chúa, đến câu chuyện xây tháp Babel cao đến tận trời chống nghịch lại Thiên Chúa…
Thánh Phaolô cảnh báo: “Hỡi người, bạn là ai mà dám cãi lại Thiên Chúa? Chẳng lẽ sản phẩm lại nói với người sản xuất: Sao ông làm ra tôi như thế này? Phải chăng thợ gốm không có quyền dùng đất sét theo ý mình: từ cùng một nắm đất mà nắn ra đồ vật khác nhau, cái thì dùng vào việc cao quý, cái thì dùng vào việc thấp hèn” (Rm 9, 20-21).
Lịch sử cận đại cho thấy, có lẽ không gì tai hại và gây nhiều đổ vỡ cho bằng những thế chế chính trị xây nền trên lý thuyết vô thần, loại bỏ Thiên Chúa. Không những đây là nguyên nhân của bao cuộc chiến tranh, chết chóc phi lý, vô nghĩa… mà còn là nguồn gốc của sự hủy hoại niềm tin, đạo đức và tình người…
Thế nên thật sai lầm khi có người nghĩ rằng, cộng sản ban đầu là tốt, chỉ những người sau này mới làm cho nó thành xấu mà thôi. Phải khẳng định rằng, ngay từ căn bản lý thuyết cộng sản đã sai lầm, khi chủ trương loại bỏ, chống nghịch lại Thiên Chúa. Đặt phương trình sai thì làm sao đi đến kết quả đúng được! Ở đây cũng cần phải phân biệt: những người lúc đầu theo cộng sản, họ là những người có lý tưởng, có thể nói là có thiện tâm. Nhưng vì đi theo đường lối sai lầm, nên dù muốn dù không họ cũng dần dần biến chất, không nhiều thì ít. Tại sao? Cộng sản chủ trương vô thần, chống lại Thiên Chúa, tự mình quy định điều tốt xấu cho mình. Đạo đức người cộng sản là gì? Những gì có lợi cho cộng sản, có lợi cho sự giành lấy quyền lực, ấy là tốt; ngược lại những gì có hại cho đảng, cho việc đoạt lấy quyền lực, ấy là xấu. Cho nên họ sẵn sàng làm mọi chuyện: vu khống, dối gạt, sử dụng côn đồ để bịt miệng người ngay, giết những người không cùng quan điểm với họ, thậm chí cả những người dân vô tội… Thực hiện những điều tàn ác như thế, hỏi rằng lương tâm họ sẽ ra sao? Không có gì mâu thuẫn cho bằng ý định xây dựng một xã hội tốt đẹp mà lại đặt nền tảng trên lòng thù hận, trên những tội ác và sự gian dối, như vậy khác nào xây nhà trên cát, nhà càng cao thì đổ vỡ càng tai hại.
Đừng bảo rằng cộng sản ban đầu là tốt, chỉ sau này mới xấu. Thực ra ngay từ đầu, cộng sản đã xấu, đã tàn ác, bất chấp đạo lý, nhưng lúc đó họ có cả một hệ thống tuyền truyền để vu oan giá họa, che đậy, bưng bít... Ngày nay không thể bưng bít như xưa và nhất là, giống như cơn bệnh: có thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh. 60 năm qua, 80 năm qua… nay đến thời kỳ phát bệnh, những ung mủ, thối rữa phơi bày, với những tàn phá không thể tưởng: bán rừng, bán biển, bán đảo…, cùng với những vụ tham nhũng tỉ tỉ: PMU, Bauxit, Vinashin, Vinalines, Formosa… Sẽ không dừng lại ở đó, sẽ tiếp tục những ung nhọt mới bể vỡ ra, thối tha hơn, mục rữa hơn, bởi lẽ giai đoạn ủ bệnh đã chín mùi cho thời kỳ bùng phát bệnh...
Đó là nói về tương quan với Thiên Chúa. Trong mối tương quan với con người và với thiên nhiên, như bài Tin Mừng cũng gợi ý, ta chỉ là những người quản lý. Tôi đâu có tạo dựng nên tôi, thậm chí tôi đâu có phải là nguyên nhân tối hậu cho việc tạo dựng nên con cái tôi, tôi chỉ là người cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Thế nên tôi không có quyền trên mạng sống của tôi, trên mạng sống người khác và trên mạng sống ngay cả của con cái tôi. Tôi chỉ là người quản lý.
Anh chị là cha mẹ à? Cũng chỉ là người quản lý, được Thiên Chúa trao phó con cái cho anh chị coi sóc. Anh chị không phải là sở hữu chủ của con cái! Ngài là linh mục, tu sĩ, giám mục, giáo hoàng à? Cũng chỉ là tôi tớ, là người quản lý thôi. Giáo xứ này không phải thuộc quyền sở hữu của ông cha xứ! Ông là chủ tịch tỉnh, là bộ trưởng này bộ trưởng nọ, là chủ tịch nước à? Cũng chỉ là người quản lý được ủy quyền lo cho lợi ích của dân chúng thôi!
Chính khi những kẻ quản lý lạm quyền, gây khó dễ cho người khác, thủ lợi cho mình, chèn ép và áp bức dân chúng, bất chấp đạo lý, công bằng… họ đã gây ra sự bất ổn xáo trộn trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội… Thế nên, chúng ta thấy hàng đoàn dân oan khắp nơi, cùng với những con người nghèo khổ lang thang kiếm ăn từng bữa…
Ai là những tên quản lý bất trung Chúa Giêsu đã nêu trong dụ ngôn:“Đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: ‘Chủ tôi về muộn’, nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung”.
Những kẻ quản lý bất trung như thế sẽ bị loại trừ thôi. To lớn, mạnh mẽ như Liên Xô, thế mà đùng một cái, có ai ngờ, tất cả sụp đổ tan tành, một sớm một chiều.
Cũng thế con người không phải là chủ nhân ông của đất nước thiên nhiên này, con người chỉ là người quản lý có nhiệm vụ coi sóc, khai thác và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn… Thế nhưng con người đã đối xử với trái đất như thế nào?
Khởi đầu Thông điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: “Người chị (trái đất) này đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tuỳ ý” (số 2). Chính vì coi mình là chủ của trái đất, nên họ mới ngang nhiên thải chất độc vào biển, khiến tôm cá và cả một vùng biển rộng chết trắng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là lúc nào mắt cũng mở thao láo. Nhưng tỉnh thức là mang lấy tâm thế, như tâm thế của người chủ nhà không biết lúc nào kẻ trộm đến: trước khi đi ngủ ông rảo một vòng khắp nhà, coi lại cửa nẻo; khi đang ngủ nghe tiếng động lạ ông dậy ngay… Có thể nói, tâm thế tỉnh thức mà bài Tin Mừng hôm nay gợi ý cho ta đó là phải xác định cho đúng mối tương quan của ta với Thiên Chúa, với tha nhân và với thiên nhiên, và sống cho đúng mối tương quan đó trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Sống tỉnh thức đòi hỏi chúng ta phải lên tiếng trước những bất công xã hội, trước những hủy hoại môi trường. Những nhóm lợi ích, những tập đoàn kinh tế mờ mắt vì đồng tiền sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm lợi, chúng cấu kết với nhau, với thế lực chính trị. Thế nên, để bảo vệ quyền con người, để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần phải đứng bên nhau để có tiếng nói chung.
Nếu không tỉnh thức, một ngày kia khi mở mắt ra, Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Quốc, biển kia cá tôm sẽ không còn, ruộng nương sẽ khô cằn không giọt nước, không khí và thực phẩm đều độc hại…
Ngày Chúa Nhật hôm nay (07.08.2016), giáo phận Vinh tổ chức ngày bảo vệ môi trường. Toàn thể giáo phận hiệp thông trong các thánh lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện, dọn dẹp vệ sinh môi trường… Đây là một việc làm đầy ý nghĩa, có tác dụng thức tỉnh toàn xã hội. Chúng ta mỗi người trong của vai trò và trách nhiệm của mình cần phải tỉnh thức góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng, một thiên nhiên đáng sống theo đúng ý Thiên Chúa.
Linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn
Chúa Nhật tuần XIX, mùa thường niên năm C
(Lc 12, 32-48)
Con người là một hữu thể có tương quan. Con người được đặt trong vũ trụ với mối tương quan với thiên-địa-nhân. Tương quan với Thiên Chúa, với thiên nhiên và với con người. Dĩ nhiên ba chiều kích này không ngang bằng nhau, nhưng theo thứ tự ưu tiên: Thiên-nhân-địa. Tương quan với Thiên Chúa là quan trọng nhất, sau đó đến con người và sau cùng là thiên nhiên.
Vấn đề quan trọng bậc nhất của đời người, quyết định hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi người là cần phải xác định cho được, cho đúng: tôi là ai? Có nghĩa là, phải xác định cho được tương quan giữa tôi và Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên. Xác định không đúng, đặt tương quan sai sẽ gây ra những xáo trộn, bế tắc, sự ác, đau khổ… trong cuộc đời ta và trên thế gian này.
Tôi nhớ câu chuyện ngụ ngôn tay chân và cái miệng trong sách giáo khoa đồng ấu thủa trước. Một hôm tay bảo chân: chúng ta làm việc cực khổ cả ngày, trong khi lão miệng chẳng làm gì mà được ăn mọi thứ ngon. Nay chúng ta không làm nữa cho lão biết. Tay chân không làm nữa, nên miệng chẳng có cái gì mà ăn. Một ngày, hai ngày, ba ngày… toàn thân rũ rượi, tay chân không nhắc lên nổi… Tay chân đã không xác định được tương quan của mình với các chi thể trong thân thể: mọi thứ đều cần lẫn nhau. Thế nên khi nó muốn độc lập, tách ra khỏi mọi bộ phận khác, cả cơ thể chết đói và chính tay chân cũng rũ liệt.
Bài Tin Mừng hôm nay bao gồm ba dụ ngôn: dụ ngôn những người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về, dụ ngôn chủ nhà và kẻ trộm, dụ ngôn người quản gia vắng chủ. Ba dụ ngôn này gợi ý cho ta về cả ba mối tương quan. Trước hết là tương quan với Thiên Chúa: “hãy làm như người đầy tớ đợi chủ đi ăn cưới về”. Con người chỉ là đầy tớ, hay cùng lắm là người quản lý mà chủ đặt lên coi sóc gia nhân của chủ mà thôi. Đây là tương quan giữa tạo hóa và thụ tạo: Thiên Chúa là Tạo hóa, là đấng tạo dựng trời đất muôn vật hữu hình và vô hình; con người là loài thụ tạo phụ thuộc Thiên Chúa. Mối tương quan tạo hóa - thụ tạo là mối tương khách quan, dù con người có đón nhận hay không, tương quan đó không thể đảo ngược, không thể thay đổi. Sống đúng mối tương quan này mang lại cho con người hạnh phúc, sướng vui; chối bỏ tương quan này con người chỉ chuốc lấy khổ đau, chết chóc. Đúng là “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”. Thuận theo ý trời thì sống, chống lại ý trời thì chết.
Nhìn lại lịch sử, con người đã nhiều lần phản kháng, không chấp nhận tương quan này, nên đã gây bao đổ vỡ, đau khổ và bất hạnh. Từ câu chuyện ông bà nguyên tổ ăn trái cấm muốn bằng với Thiên Chúa, đến câu chuyện xây tháp Babel cao đến tận trời chống nghịch lại Thiên Chúa…
Thánh Phaolô cảnh báo: “Hỡi người, bạn là ai mà dám cãi lại Thiên Chúa? Chẳng lẽ sản phẩm lại nói với người sản xuất: Sao ông làm ra tôi như thế này? Phải chăng thợ gốm không có quyền dùng đất sét theo ý mình: từ cùng một nắm đất mà nắn ra đồ vật khác nhau, cái thì dùng vào việc cao quý, cái thì dùng vào việc thấp hèn” (Rm 9, 20-21).
Lịch sử cận đại cho thấy, có lẽ không gì tai hại và gây nhiều đổ vỡ cho bằng những thế chế chính trị xây nền trên lý thuyết vô thần, loại bỏ Thiên Chúa. Không những đây là nguyên nhân của bao cuộc chiến tranh, chết chóc phi lý, vô nghĩa… mà còn là nguồn gốc của sự hủy hoại niềm tin, đạo đức và tình người…
Thế nên thật sai lầm khi có người nghĩ rằng, cộng sản ban đầu là tốt, chỉ những người sau này mới làm cho nó thành xấu mà thôi. Phải khẳng định rằng, ngay từ căn bản lý thuyết cộng sản đã sai lầm, khi chủ trương loại bỏ, chống nghịch lại Thiên Chúa. Đặt phương trình sai thì làm sao đi đến kết quả đúng được! Ở đây cũng cần phải phân biệt: những người lúc đầu theo cộng sản, họ là những người có lý tưởng, có thể nói là có thiện tâm. Nhưng vì đi theo đường lối sai lầm, nên dù muốn dù không họ cũng dần dần biến chất, không nhiều thì ít. Tại sao? Cộng sản chủ trương vô thần, chống lại Thiên Chúa, tự mình quy định điều tốt xấu cho mình. Đạo đức người cộng sản là gì? Những gì có lợi cho cộng sản, có lợi cho sự giành lấy quyền lực, ấy là tốt; ngược lại những gì có hại cho đảng, cho việc đoạt lấy quyền lực, ấy là xấu. Cho nên họ sẵn sàng làm mọi chuyện: vu khống, dối gạt, sử dụng côn đồ để bịt miệng người ngay, giết những người không cùng quan điểm với họ, thậm chí cả những người dân vô tội… Thực hiện những điều tàn ác như thế, hỏi rằng lương tâm họ sẽ ra sao? Không có gì mâu thuẫn cho bằng ý định xây dựng một xã hội tốt đẹp mà lại đặt nền tảng trên lòng thù hận, trên những tội ác và sự gian dối, như vậy khác nào xây nhà trên cát, nhà càng cao thì đổ vỡ càng tai hại.
Đừng bảo rằng cộng sản ban đầu là tốt, chỉ sau này mới xấu. Thực ra ngay từ đầu, cộng sản đã xấu, đã tàn ác, bất chấp đạo lý, nhưng lúc đó họ có cả một hệ thống tuyền truyền để vu oan giá họa, che đậy, bưng bít... Ngày nay không thể bưng bít như xưa và nhất là, giống như cơn bệnh: có thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh. 60 năm qua, 80 năm qua… nay đến thời kỳ phát bệnh, những ung mủ, thối rữa phơi bày, với những tàn phá không thể tưởng: bán rừng, bán biển, bán đảo…, cùng với những vụ tham nhũng tỉ tỉ: PMU, Bauxit, Vinashin, Vinalines, Formosa… Sẽ không dừng lại ở đó, sẽ tiếp tục những ung nhọt mới bể vỡ ra, thối tha hơn, mục rữa hơn, bởi lẽ giai đoạn ủ bệnh đã chín mùi cho thời kỳ bùng phát bệnh...
Đó là nói về tương quan với Thiên Chúa. Trong mối tương quan với con người và với thiên nhiên, như bài Tin Mừng cũng gợi ý, ta chỉ là những người quản lý. Tôi đâu có tạo dựng nên tôi, thậm chí tôi đâu có phải là nguyên nhân tối hậu cho việc tạo dựng nên con cái tôi, tôi chỉ là người cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Thế nên tôi không có quyền trên mạng sống của tôi, trên mạng sống người khác và trên mạng sống ngay cả của con cái tôi. Tôi chỉ là người quản lý.
Anh chị là cha mẹ à? Cũng chỉ là người quản lý, được Thiên Chúa trao phó con cái cho anh chị coi sóc. Anh chị không phải là sở hữu chủ của con cái! Ngài là linh mục, tu sĩ, giám mục, giáo hoàng à? Cũng chỉ là tôi tớ, là người quản lý thôi. Giáo xứ này không phải thuộc quyền sở hữu của ông cha xứ! Ông là chủ tịch tỉnh, là bộ trưởng này bộ trưởng nọ, là chủ tịch nước à? Cũng chỉ là người quản lý được ủy quyền lo cho lợi ích của dân chúng thôi!
Chính khi những kẻ quản lý lạm quyền, gây khó dễ cho người khác, thủ lợi cho mình, chèn ép và áp bức dân chúng, bất chấp đạo lý, công bằng… họ đã gây ra sự bất ổn xáo trộn trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội… Thế nên, chúng ta thấy hàng đoàn dân oan khắp nơi, cùng với những con người nghèo khổ lang thang kiếm ăn từng bữa…
Ai là những tên quản lý bất trung Chúa Giêsu đã nêu trong dụ ngôn:“Đầy tớ ấy nghĩ trong lòng rằng: ‘Chủ tôi về muộn’, nên đánh đập tớ trai tớ gái, ăn uống say sưa: chủ người đầy tớ ấy sẽ về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, chủ sẽ loại trừ nó, và bắt nó chung số phận với những kẻ bất trung”.
Những kẻ quản lý bất trung như thế sẽ bị loại trừ thôi. To lớn, mạnh mẽ như Liên Xô, thế mà đùng một cái, có ai ngờ, tất cả sụp đổ tan tành, một sớm một chiều.
Cũng thế con người không phải là chủ nhân ông của đất nước thiên nhiên này, con người chỉ là người quản lý có nhiệm vụ coi sóc, khai thác và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn… Thế nhưng con người đã đối xử với trái đất như thế nào?
Khởi đầu Thông điệp Laudato Si’, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định: “Người chị (trái đất) này đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta tự xem mình là chủ nhân của trái đất này và muốn bóc lột ra sao tuỳ ý” (số 2). Chính vì coi mình là chủ của trái đất, nên họ mới ngang nhiên thải chất độc vào biển, khiến tôm cá và cả một vùng biển rộng chết trắng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa dạy hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng. Tỉnh thức không phải là lúc nào mắt cũng mở thao láo. Nhưng tỉnh thức là mang lấy tâm thế, như tâm thế của người chủ nhà không biết lúc nào kẻ trộm đến: trước khi đi ngủ ông rảo một vòng khắp nhà, coi lại cửa nẻo; khi đang ngủ nghe tiếng động lạ ông dậy ngay… Có thể nói, tâm thế tỉnh thức mà bài Tin Mừng hôm nay gợi ý cho ta đó là phải xác định cho đúng mối tương quan của ta với Thiên Chúa, với tha nhân và với thiên nhiên, và sống cho đúng mối tương quan đó trong mỗi giây phút của cuộc đời.
Sống tỉnh thức đòi hỏi chúng ta phải lên tiếng trước những bất công xã hội, trước những hủy hoại môi trường. Những nhóm lợi ích, những tập đoàn kinh tế mờ mắt vì đồng tiền sẽ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để kiếm lợi, chúng cấu kết với nhau, với thế lực chính trị. Thế nên, để bảo vệ quyền con người, để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần phải đứng bên nhau để có tiếng nói chung.
Nếu không tỉnh thức, một ngày kia khi mở mắt ra, Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Quốc, biển kia cá tôm sẽ không còn, ruộng nương sẽ khô cằn không giọt nước, không khí và thực phẩm đều độc hại…
Ngày Chúa Nhật hôm nay (07.08.2016), giáo phận Vinh tổ chức ngày bảo vệ môi trường. Toàn thể giáo phận hiệp thông trong các thánh lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện, dọn dẹp vệ sinh môi trường… Đây là một việc làm đầy ý nghĩa, có tác dụng thức tỉnh toàn xã hội. Chúng ta mỗi người trong của vai trò và trách nhiệm của mình cần phải tỉnh thức góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng, một thiên nhiên đáng sống theo đúng ý Thiên Chúa.
Linh mục Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn