ĐI VÀO SA MẠC (5):
Cha Poemen, khi còn là một tập sinh, đến hỏi Cha Giuse: “Xin cha cho con biết làm thế nào để có thể trở thành tu sĩ.” Và cha Giuse đáp: “Nếu con muốn tìm được sự bình an bây giờ và về sau, trong mọi trường hợp, con phải tự hỏi: ‘Tôi là ai?’ và đừng xét đoán người khác.”
*
***
Cha Poemen là một trong những ẩn sĩ đầu tiên được nhiều tài năng thiên phú. Ngài được nỗi tiếng vì sự tiết chế chừng mực và có tinh thần đổi mới trong thời kỳ mà những hình thức đền tội có tính cách quá đáng xem ra được ưa chuộng. Cha đã kềm chế sự hăng say sống đời nhiệm nhặt bằng cách khuyến khích các ẩn sĩ ăn uống đầy đủ hằng ngày thay vì ăn chay mỗi ngày cho đến mãn đời.
Sự yêu thương đối với người khác thì quan trọng hơn hết mọi việc, kể cả việc phải tuân giữ sự thinh lặng của đời ẩn sĩ một cách nghiêm nhặt. Lần kia, khi được tham khảo ý kiến về sự quấy phá của ma quỉ, Cha Poemen trả lời: “Ma quỉ! Luôn luôn đổ tội cho ma quỉ. Theo cha, đó chính là sự ương ngạnh của bản ngã mình mà thôi.” Chính con người hoàn toàn thực tế đó, khi còn là một tập sinh, đã tìm tới Cha Giuse đáng kính để xin ý kiến.
Thầy tập sinh Poemen vừa mới đi vào sa mạc, đã có đầy đủ nhận thức và can đảm mà nhận thấy rằng mình là một con người sa sút tinh thần. Câu hỏi của thầy đặt ra cho Cha Giuse đã chứng minh điều đó. Theo nguyên ngữ Hy-Lạp thì từ ngữ dùng để chỉ tu sĩ (monk) là “monos” có nghĩa là “một” hay “số ít” và cũng bao hàm ý nghĩa “trọn vẹn”, “nguyên vẹn” hay “trọn lành”. Thật ra thầy muốn hỏi Cha Giuse: Làm sao con có thể trở nên “trọn lành” được?
Một trong những thành quả đầu tiên của đời sống cô tịch là nhận chân rõ rệt điều mà chúng ta giả thuyết là “cái tôi” thì không phải là số ít. Cảm thấy đơn độc thì chẳng khác gì sống trong một đại gia đình mà không bao giờ có được hòa khí. Cũng chẳng khác gì trong một số giấc mơ mà chúng ta đã trải qua, biết bao nhân vật mang nhiều cá tính khác nhau và mỗi nhân vật có những nhân cách riêng biệt để đóng những vai trò mơ mộng khác nhau. Có người thì khôn ngoan, người khác thì điên dại; kẻ thì có từ tâm, kẻ thì gian ác nguy hiểm; người thì an ổn hạnh phúc, người thì sa sút tinh thần. Gia đình ở bên trong chúng ta cũng kết cấu bởi những thành phần xung khắc mâu thuẫn mà không bao giờ sống thanh thản hòa khí với nhau được.
Tu sĩ trẻ tuổi Poemen cảm thấy mình phải chọn lựa một thế đứng. Thầy nhận thấy mình nghiêng về cái gì có tính cách an ủi vỗ về chính bản ngã mình nhiều hơn. Tuy nhiên điều mà thầy đã khám phá là cổ võ những đặc tính mang lại cho mình sự ưa thích là một chiến lược sai lầm. Làm sao có thể làm cho những phần tử trong mình luôn chống đối nhau có thể trở nên “trọn lành” được?
Khi thầy tập sinh Poemen nhìn chăm chú vào bên trong, thầy thấy mình chỉ là một thanh niên tập tểnh trên hành trình tu đức, đôi khi chao đảo vì những bão tố trong lòng, hay còn tồi tệ hơn nữa là ẩn nhẫn chấp nhận một cuộc sống vô vị, thỉnh thoảng dấy lên chút hăng say có tính cách đạo giáo.
Cha Giuse ngỏ lời với vị tu sĩ trẻ tuổi đang bị mắc bẫy bởi chính sự bất an của mình. Cha đã dạy bảo vị tu sĩ trẻ tuổi Poemen phải học hỏi như thế nào? “Nếu con muốn tìm được sự thanh thản bây giờ và về sau, trong mọi trường hợp con phải tự hỏi: ‘tôi là ai?’ và đừng xét đoán người khác.”
Lời khuyên bảo của Cha Giuse được phản ảnh phần nào qua câu chuyện hư cấu “Người Bửa Củi” dưới đây:
Một người đàn ông sống cuộc đời đạm bạc cạnh bìa rừng, hằng ngày chỉ lo bửa củi đem bán cho các người lối xóm để có tiền độ nhật. Ngày kia một vị ẩn sĩ từ trong rừng sâu đi ra và người đàn ông thỉnh ý ngài làm thế nào có thể thoát khỏi thân phận khốn khổ nầy để đạt tới hạnh phúc. Vị ẩn sĩ đáp: “Ngươi hãy vào sâu hơn ở trong rừng”
Người đàn ông đã nghe lời thầy, đi vào sâu hơn ở trong rừng và tìm thấy những thân cây to lớn nên đã chặt xuống, bó lại đem bán. Chẳng mấy chốc ông ta trở nên giàu có.
Ngày kia ông nhớ lại lời vị ẩn sĩ: “Hãy đi vào sâu hơn ở trong rừng”. Vì thế ông đã tiến sâu hơn nữa và tới bên một mỏ bạc, đào lên đem bán và ông càng giàu có gấp bội.
Rồi ngày nọ ông cũng nhớ lại lời khuyên bảo của vị ẩn sĩ và ông lại tiến sâu trong rừng hơn nữa. Ông tới gần tảng đá quí, ngắm nghía vẻ sáng chói rực rỡ và lại nhớ lời khuyên của vị ẩn sĩ: “Hãy tiến sâu hơn vào trong rừng”. Vào một ngày đẹp trời, ông lại thấy mình ở bên bìa rừng mà một thời gian lâu lắm ông đã gặp vị ẩn sĩ. Ông cảm thấy sung sướng hạnh phúc hơn bao giờ hết, ông nhặt chiếc búa lên và bắt đầu bửa củi trở lại.
Tâm trạng của người đàn ông bửa củi lúc bấy giờ cũng chính là thái độ của vị thiền sư, sau khi giác ngộ, đã viết ra những vần thơ dưới đây để nói lên nỗi hân hoan của mình:
“Tuyệt diệu thay:
Tôi bửa củi!
Tôi gánh nước!’
( “Như Tiếng Chim Ca” của Anthony de Mello, bản dịch, trang 18)
Sự “tuyệt diệu” của cuộc sống hệ tại ở chỗ mở mắt ra để “thấy” - thấy mình, thấy người và thấy cảnh vật…cũng như một vị thiền sư khác đã viết:
“Khi tôi chưa hành thiền, tôi thấy núi là núi và sông là sông.
Khi tôi bắt đầu hành thiền, tôi thấy núi không phải là núi và sông không phải là sông.
Nhưng khi tôi đạt ngộ rồi thì tôi lại thấy núi vẫn là núi và sông vẫn là sông.”
Khi tiến lên một giai tầng cao hơn nữa, hành giả sẽ trực nhận Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Ngài ẩn núp ở nơi nào? Trong quyển “Tự Thuật”, Thánh Augustinô đã cho chúng ta câu giải đáp: “Lạy Chúa, con chẳng khác nào con lạc đà, đêm ngày rảo bước qua các phố chợ để tìm kiếm Chúa mà không bao giờ gặp được Chúa, vì Chúa ở trong con chứ không ở ngoài con”.
Cha Poemen, khi còn là một tập sinh, đến hỏi Cha Giuse: “Xin cha cho con biết làm thế nào để có thể trở thành tu sĩ.” Và cha Giuse đáp: “Nếu con muốn tìm được sự bình an bây giờ và về sau, trong mọi trường hợp, con phải tự hỏi: ‘Tôi là ai?’ và đừng xét đoán người khác.”
*
***
Cha Poemen là một trong những ẩn sĩ đầu tiên được nhiều tài năng thiên phú. Ngài được nỗi tiếng vì sự tiết chế chừng mực và có tinh thần đổi mới trong thời kỳ mà những hình thức đền tội có tính cách quá đáng xem ra được ưa chuộng. Cha đã kềm chế sự hăng say sống đời nhiệm nhặt bằng cách khuyến khích các ẩn sĩ ăn uống đầy đủ hằng ngày thay vì ăn chay mỗi ngày cho đến mãn đời.
Sự yêu thương đối với người khác thì quan trọng hơn hết mọi việc, kể cả việc phải tuân giữ sự thinh lặng của đời ẩn sĩ một cách nghiêm nhặt. Lần kia, khi được tham khảo ý kiến về sự quấy phá của ma quỉ, Cha Poemen trả lời: “Ma quỉ! Luôn luôn đổ tội cho ma quỉ. Theo cha, đó chính là sự ương ngạnh của bản ngã mình mà thôi.” Chính con người hoàn toàn thực tế đó, khi còn là một tập sinh, đã tìm tới Cha Giuse đáng kính để xin ý kiến.
Thầy tập sinh Poemen vừa mới đi vào sa mạc, đã có đầy đủ nhận thức và can đảm mà nhận thấy rằng mình là một con người sa sút tinh thần. Câu hỏi của thầy đặt ra cho Cha Giuse đã chứng minh điều đó. Theo nguyên ngữ Hy-Lạp thì từ ngữ dùng để chỉ tu sĩ (monk) là “monos” có nghĩa là “một” hay “số ít” và cũng bao hàm ý nghĩa “trọn vẹn”, “nguyên vẹn” hay “trọn lành”. Thật ra thầy muốn hỏi Cha Giuse: Làm sao con có thể trở nên “trọn lành” được?
Một trong những thành quả đầu tiên của đời sống cô tịch là nhận chân rõ rệt điều mà chúng ta giả thuyết là “cái tôi” thì không phải là số ít. Cảm thấy đơn độc thì chẳng khác gì sống trong một đại gia đình mà không bao giờ có được hòa khí. Cũng chẳng khác gì trong một số giấc mơ mà chúng ta đã trải qua, biết bao nhân vật mang nhiều cá tính khác nhau và mỗi nhân vật có những nhân cách riêng biệt để đóng những vai trò mơ mộng khác nhau. Có người thì khôn ngoan, người khác thì điên dại; kẻ thì có từ tâm, kẻ thì gian ác nguy hiểm; người thì an ổn hạnh phúc, người thì sa sút tinh thần. Gia đình ở bên trong chúng ta cũng kết cấu bởi những thành phần xung khắc mâu thuẫn mà không bao giờ sống thanh thản hòa khí với nhau được.
Tu sĩ trẻ tuổi Poemen cảm thấy mình phải chọn lựa một thế đứng. Thầy nhận thấy mình nghiêng về cái gì có tính cách an ủi vỗ về chính bản ngã mình nhiều hơn. Tuy nhiên điều mà thầy đã khám phá là cổ võ những đặc tính mang lại cho mình sự ưa thích là một chiến lược sai lầm. Làm sao có thể làm cho những phần tử trong mình luôn chống đối nhau có thể trở nên “trọn lành” được?
Khi thầy tập sinh Poemen nhìn chăm chú vào bên trong, thầy thấy mình chỉ là một thanh niên tập tểnh trên hành trình tu đức, đôi khi chao đảo vì những bão tố trong lòng, hay còn tồi tệ hơn nữa là ẩn nhẫn chấp nhận một cuộc sống vô vị, thỉnh thoảng dấy lên chút hăng say có tính cách đạo giáo.
Cha Giuse ngỏ lời với vị tu sĩ trẻ tuổi đang bị mắc bẫy bởi chính sự bất an của mình. Cha đã dạy bảo vị tu sĩ trẻ tuổi Poemen phải học hỏi như thế nào? “Nếu con muốn tìm được sự thanh thản bây giờ và về sau, trong mọi trường hợp con phải tự hỏi: ‘tôi là ai?’ và đừng xét đoán người khác.”
Lời khuyên bảo của Cha Giuse được phản ảnh phần nào qua câu chuyện hư cấu “Người Bửa Củi” dưới đây:
Một người đàn ông sống cuộc đời đạm bạc cạnh bìa rừng, hằng ngày chỉ lo bửa củi đem bán cho các người lối xóm để có tiền độ nhật. Ngày kia một vị ẩn sĩ từ trong rừng sâu đi ra và người đàn ông thỉnh ý ngài làm thế nào có thể thoát khỏi thân phận khốn khổ nầy để đạt tới hạnh phúc. Vị ẩn sĩ đáp: “Ngươi hãy vào sâu hơn ở trong rừng”
Người đàn ông đã nghe lời thầy, đi vào sâu hơn ở trong rừng và tìm thấy những thân cây to lớn nên đã chặt xuống, bó lại đem bán. Chẳng mấy chốc ông ta trở nên giàu có.
Ngày kia ông nhớ lại lời vị ẩn sĩ: “Hãy đi vào sâu hơn ở trong rừng”. Vì thế ông đã tiến sâu hơn nữa và tới bên một mỏ bạc, đào lên đem bán và ông càng giàu có gấp bội.
Rồi ngày nọ ông cũng nhớ lại lời khuyên bảo của vị ẩn sĩ và ông lại tiến sâu trong rừng hơn nữa. Ông tới gần tảng đá quí, ngắm nghía vẻ sáng chói rực rỡ và lại nhớ lời khuyên của vị ẩn sĩ: “Hãy tiến sâu hơn vào trong rừng”. Vào một ngày đẹp trời, ông lại thấy mình ở bên bìa rừng mà một thời gian lâu lắm ông đã gặp vị ẩn sĩ. Ông cảm thấy sung sướng hạnh phúc hơn bao giờ hết, ông nhặt chiếc búa lên và bắt đầu bửa củi trở lại.
Tâm trạng của người đàn ông bửa củi lúc bấy giờ cũng chính là thái độ của vị thiền sư, sau khi giác ngộ, đã viết ra những vần thơ dưới đây để nói lên nỗi hân hoan của mình:
“Tuyệt diệu thay:
Tôi bửa củi!
Tôi gánh nước!’
( “Như Tiếng Chim Ca” của Anthony de Mello, bản dịch, trang 18)
Sự “tuyệt diệu” của cuộc sống hệ tại ở chỗ mở mắt ra để “thấy” - thấy mình, thấy người và thấy cảnh vật…cũng như một vị thiền sư khác đã viết:
“Khi tôi chưa hành thiền, tôi thấy núi là núi và sông là sông.
Khi tôi bắt đầu hành thiền, tôi thấy núi không phải là núi và sông không phải là sông.
Nhưng khi tôi đạt ngộ rồi thì tôi lại thấy núi vẫn là núi và sông vẫn là sông.”
Khi tiến lên một giai tầng cao hơn nữa, hành giả sẽ trực nhận Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa ở đâu? Ngài ẩn núp ở nơi nào? Trong quyển “Tự Thuật”, Thánh Augustinô đã cho chúng ta câu giải đáp: “Lạy Chúa, con chẳng khác nào con lạc đà, đêm ngày rảo bước qua các phố chợ để tìm kiếm Chúa mà không bao giờ gặp được Chúa, vì Chúa ở trong con chứ không ở ngoài con”.