Ta đói và các con cho Ta ăn, Ta khát và các con cho Ta uống, Ta là khách lạ và các con tiếp đón Ta, Ta trần truồng và các con cho Ta mặc, Ta bệnh hoạn và các con săn sóc Ta, Ta ở tù và các con thăm viếng Ta (Mt 25:35-36).
Những lời trên của Chúa Giêsu đã trả lời câu hỏi thường được đặt ra trong tâm trí chúng ta: “Thiên Chúa ở đâu?” Thiên Chúa ở đâu, nếu sự ác hiện diện trong thế giới chúng ta, nếu có những người đàn ông đàn bà đói và khát, không nhà, biệt xứ và tỵ nạn? Thiên Chúa ở đâu khi những người vô tội chết vì bạo lực, khủng bố và chiến tranh? Thiên Chúa ở đâu, khi những chứng bệnh tàn ác phá vỡ các dây liên kết sự sống và tình âu yếm? Hay khi các trẻ em bị bóc lột và hạ nhân phẩm, và các em còn bị các chứng bệnh hiểm nghèo nữa? Thiên Chúa ở đâu, giữa những khổ não của những người hoài nghi và khủng hoảng tinh thần? Đây là những câu hỏi hiện chưa có câu trả lời nếu xét về phương diện con người. Ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu và hỏi Người thôi. Và câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Thiên Chúa ở trong tất cả những người trên”. Chúa Giêsu ở trong họ; Người đau khổ ở trong họ và đồng hóa với mỗi người trong họ một cách thâm sâu. Người kết hợp chặt chẽ với họ đến nỗi đã cùng họ tạo nên “một thân xác”, có thể nói như thế.
Chính Chúa Giêsu tự chọn đồng hóa với các anh chị em nói trên của chúng ta, chịu đau đớn và khổ não bằng cách đồng ý bước lên “con đường sầu khổ” dẫn tới Canvariô. Qua việc chết trên thánh giá, Người phó mình trong tay Chúa Cha, nhận cho mình và trong mình, một cách yêu thương tự hiến, các thương tích thể lý, tinh thần và tâm linh của toàn thể nhân loại. Qua việc tiếp nhận cây thánh giá, Chúa Giêsu đã tiếp nhận sự trần truồng, đói khát, cô đơn, đau đớn và chết chóc của con người nam nữ mọi thời. Đêm nay, Chúa Giêsu, và với Người có chúng ta, ôm hôn, bằng một tình yêu đặc biệt, các anh chị em của chúng ta từ Syria chạy trốn chiến tranh. Chúng ta chào mừng họ và nghinh đón họ bằng một tình âu yếm và bằng hữu huynh đệ.
Nhờ theo chân Chúa Giêsu trên Đàng Thánh Giá, một lần nữa, chúng ta hiểu ra sự quan trọng của việc noi gương Người qua 14 việc thương xót. Những việc này giúp chúng ta mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, khẩn cầu ơn thánh để biết lượng định rằng không có lòng thương xót, chúng ta không thể làm được gì; không có lòng thương xót, cả cha lẫn các con cũng như bất cứ ai trong chúng ta, có thể làm gì được. Trước nhất, chúng ta hãy xem xét 7 việc thương người về phần xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kể liệt lào cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Chúng ta đã nhận được nhưng không, thì hãy nhưng không cho đi. Chúng ta được kêu gọi phụng sự Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong mọi người bị hắt hủi, đụng đến thân xác thánh thiêng của Người trong những người kém thế, trong những người đói khát, trần truồng và bị giam cầm, trong người bệnh và thất nghiệp, trong những ai đang bị bách hại, trong các người tị nạn và di dân. Ở đấy, chúng ta tìm ra Thiên Chúa của chúng ta; ở đấy, chúng ta sờ thấy Chúa. Chính Chúa Giêsu nói cho ta biết điều đó khi Người giải thích tiêu chuẩn theo đó chúng ta sẽ bị phán xét: bất cứ khi nào chúng ta làm những điều ấy với một người bé nhỏ nhất trong các anh chị em của chúng ta, là chúng ta làm cho Người (xem Mt 25:31-46).
Sau các việc thương người về phần xác là các việc thương người về phần hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội, yên ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong việc tiếp đón những người bị ruồng bỏ phải chịu đau khổ về thể lý và những người tội lỗi phải chịu đau khổ về tâm linh, tính khả tín làm Kitô hữu của chúng ta đang lâm nguy.
Nhân loại ngày nay cần những người đàn ông và đàn bà, nhất là những người trẻ như các con, những người không muốn sống cuộc sống mình một cách “nửa đường”, những người trẻ sẵn sàng tự hiến đời mình để phục vụ các anh chị em nghèo nhất và yếu thế nhất, noi gương Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình hoàn toàn để cứu chuộc chúng ta. Đứng trước sự ác, đau khổ và tội lỗi, đáp ứng duy nhất có thể có đối với một môn đệ Chúa Giêsu là tự hiến, thậm chí hiến mạng sống mình, noi gương Chúa Kitô; đây là thái độ phục vụ. Những người tự gọi là Kitô hữu nếu không sống để phục vụ, thì đời họ không phục vụ bất cứ mục đích tốt lành nào. Với lối sống ấy, họ bác bỏ chính Chúa Giêsu Kitô.
Các con thân yêu, tối nay, một lần nữa, Chúa yêu cầu các con hãy lên tuyến đầu để phục vụ người khác. Người muốn biến các con thành đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu và đau khổ của nhân loại. Người muốn các con thành các dấu chỉ của tình yêu thương xót của Người đối với thời nay! Để giúp các con khả năng thi hành sứ mệnh này, Người chỉ cho các con con đường cam kết bản thân và tự hy sinh. Đó là Đàng Thánh Giá. Đàng Thánh Giá là đường trung tín bước chân theo Chúa Giêsu cho đến cùng, trong các tình huống thường thường bi thảm của đời sống hàng ngày. Đây là một con đường không sợ thiếu thành công, tẩy chay hay cô đơn, vì nó đổ đầy tim ta bằng sự viên mãn của Chúa Giêsu. Đàng Thánh Giá là đường sống của chính Thiên Chúa, là “phong thái” của Người, phong thái được Chúa Giêsu mang tới cho cả những đường hẻm của một xã hội hay bị chia rẽ, bất công và thối nát.
Đàng Thánh Giá, một mình nó, đủ đánh bại tội lỗi, sự ác và sự chết, vì nó dẫn tới ánh sáng Phục Sinh rạng ngời của Chúa Kitô và mở ra nhiều chân trời sống mới mẻ và trọn vẹn hơn. Nó là đường hy vọng, là đường tương lai. Những ai quảng đại và tin tưởng bước theo đường này sẽ mang lại hy vọng và tương lai cho nhân loại.
Các người trẻ thân yêu, vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, nhiều môn đệ tiu nghỉu trở về nhà họ. Nhiều môn đệ khác quyết định đi về vùng quê để quên đi cây thập giá. Cha hỏi các con: tối nay, các con muốn trở về nhà, về những nơi các con đang trú ngụ, với dáng vẻ nào? Tối nay, các con muốn trở về nhà để được một mình đối diện với các ý nghĩ của các con ra sao? Mỗi người các con phải trả lời cho thách thức mà câu hỏi này đặt ra cho các con.
Những lời trên của Chúa Giêsu đã trả lời câu hỏi thường được đặt ra trong tâm trí chúng ta: “Thiên Chúa ở đâu?” Thiên Chúa ở đâu, nếu sự ác hiện diện trong thế giới chúng ta, nếu có những người đàn ông đàn bà đói và khát, không nhà, biệt xứ và tỵ nạn? Thiên Chúa ở đâu khi những người vô tội chết vì bạo lực, khủng bố và chiến tranh? Thiên Chúa ở đâu, khi những chứng bệnh tàn ác phá vỡ các dây liên kết sự sống và tình âu yếm? Hay khi các trẻ em bị bóc lột và hạ nhân phẩm, và các em còn bị các chứng bệnh hiểm nghèo nữa? Thiên Chúa ở đâu, giữa những khổ não của những người hoài nghi và khủng hoảng tinh thần? Đây là những câu hỏi hiện chưa có câu trả lời nếu xét về phương diện con người. Ta chỉ có thể nhìn lên Chúa Giêsu và hỏi Người thôi. Và câu trả lời của Chúa Giêsu là: “Thiên Chúa ở trong tất cả những người trên”. Chúa Giêsu ở trong họ; Người đau khổ ở trong họ và đồng hóa với mỗi người trong họ một cách thâm sâu. Người kết hợp chặt chẽ với họ đến nỗi đã cùng họ tạo nên “một thân xác”, có thể nói như thế.
Chính Chúa Giêsu tự chọn đồng hóa với các anh chị em nói trên của chúng ta, chịu đau đớn và khổ não bằng cách đồng ý bước lên “con đường sầu khổ” dẫn tới Canvariô. Qua việc chết trên thánh giá, Người phó mình trong tay Chúa Cha, nhận cho mình và trong mình, một cách yêu thương tự hiến, các thương tích thể lý, tinh thần và tâm linh của toàn thể nhân loại. Qua việc tiếp nhận cây thánh giá, Chúa Giêsu đã tiếp nhận sự trần truồng, đói khát, cô đơn, đau đớn và chết chóc của con người nam nữ mọi thời. Đêm nay, Chúa Giêsu, và với Người có chúng ta, ôm hôn, bằng một tình yêu đặc biệt, các anh chị em của chúng ta từ Syria chạy trốn chiến tranh. Chúng ta chào mừng họ và nghinh đón họ bằng một tình âu yếm và bằng hữu huynh đệ.
Nhờ theo chân Chúa Giêsu trên Đàng Thánh Giá, một lần nữa, chúng ta hiểu ra sự quan trọng của việc noi gương Người qua 14 việc thương xót. Những việc này giúp chúng ta mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, khẩn cầu ơn thánh để biết lượng định rằng không có lòng thương xót, chúng ta không thể làm được gì; không có lòng thương xót, cả cha lẫn các con cũng như bất cứ ai trong chúng ta, có thể làm gì được. Trước nhất, chúng ta hãy xem xét 7 việc thương người về phần xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kể liệt lào cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết. Chúng ta đã nhận được nhưng không, thì hãy nhưng không cho đi. Chúng ta được kêu gọi phụng sự Chúa Giêsu chịu đóng đinh trong mọi người bị hắt hủi, đụng đến thân xác thánh thiêng của Người trong những người kém thế, trong những người đói khát, trần truồng và bị giam cầm, trong người bệnh và thất nghiệp, trong những ai đang bị bách hại, trong các người tị nạn và di dân. Ở đấy, chúng ta tìm ra Thiên Chúa của chúng ta; ở đấy, chúng ta sờ thấy Chúa. Chính Chúa Giêsu nói cho ta biết điều đó khi Người giải thích tiêu chuẩn theo đó chúng ta sẽ bị phán xét: bất cứ khi nào chúng ta làm những điều ấy với một người bé nhỏ nhất trong các anh chị em của chúng ta, là chúng ta làm cho Người (xem Mt 25:31-46).
Sau các việc thương người về phần xác là các việc thương người về phần hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội, yên ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong việc tiếp đón những người bị ruồng bỏ phải chịu đau khổ về thể lý và những người tội lỗi phải chịu đau khổ về tâm linh, tính khả tín làm Kitô hữu của chúng ta đang lâm nguy.
Nhân loại ngày nay cần những người đàn ông và đàn bà, nhất là những người trẻ như các con, những người không muốn sống cuộc sống mình một cách “nửa đường”, những người trẻ sẵn sàng tự hiến đời mình để phục vụ các anh chị em nghèo nhất và yếu thế nhất, noi gương Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình hoàn toàn để cứu chuộc chúng ta. Đứng trước sự ác, đau khổ và tội lỗi, đáp ứng duy nhất có thể có đối với một môn đệ Chúa Giêsu là tự hiến, thậm chí hiến mạng sống mình, noi gương Chúa Kitô; đây là thái độ phục vụ. Những người tự gọi là Kitô hữu nếu không sống để phục vụ, thì đời họ không phục vụ bất cứ mục đích tốt lành nào. Với lối sống ấy, họ bác bỏ chính Chúa Giêsu Kitô.
Các con thân yêu, tối nay, một lần nữa, Chúa yêu cầu các con hãy lên tuyến đầu để phục vụ người khác. Người muốn biến các con thành đáp ứng cụ thể cho các nhu cầu và đau khổ của nhân loại. Người muốn các con thành các dấu chỉ của tình yêu thương xót của Người đối với thời nay! Để giúp các con khả năng thi hành sứ mệnh này, Người chỉ cho các con con đường cam kết bản thân và tự hy sinh. Đó là Đàng Thánh Giá. Đàng Thánh Giá là đường trung tín bước chân theo Chúa Giêsu cho đến cùng, trong các tình huống thường thường bi thảm của đời sống hàng ngày. Đây là một con đường không sợ thiếu thành công, tẩy chay hay cô đơn, vì nó đổ đầy tim ta bằng sự viên mãn của Chúa Giêsu. Đàng Thánh Giá là đường sống của chính Thiên Chúa, là “phong thái” của Người, phong thái được Chúa Giêsu mang tới cho cả những đường hẻm của một xã hội hay bị chia rẽ, bất công và thối nát.
Đàng Thánh Giá, một mình nó, đủ đánh bại tội lỗi, sự ác và sự chết, vì nó dẫn tới ánh sáng Phục Sinh rạng ngời của Chúa Kitô và mở ra nhiều chân trời sống mới mẻ và trọn vẹn hơn. Nó là đường hy vọng, là đường tương lai. Những ai quảng đại và tin tưởng bước theo đường này sẽ mang lại hy vọng và tương lai cho nhân loại.
Các người trẻ thân yêu, vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, nhiều môn đệ tiu nghỉu trở về nhà họ. Nhiều môn đệ khác quyết định đi về vùng quê để quên đi cây thập giá. Cha hỏi các con: tối nay, các con muốn trở về nhà, về những nơi các con đang trú ngụ, với dáng vẻ nào? Tối nay, các con muốn trở về nhà để được một mình đối diện với các ý nghĩ của các con ra sao? Mỗi người các con phải trả lời cho thách thức mà câu hỏi này đặt ra cho các con.