Suy Niệm Chúa Nhật XI THƯỜNG NIÊN C
Qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây: thứ nhất, lòng thương xót của Thiên Chúa; thứ hai, sự thống hối của con người; thứ ba, để có cái nhìn của Lòng Thương Xót Chúa, phải loại trừ ra khỏi chúng ta cái nhìn thiện cận, phiếm diện.
1. Lòng thương xót của Thiên Chúa
Nói về lòng thương xót của Thiên Chúa thì không bao giờ cùng. Bởi vì, lòng thương xót là bản chất đặc biệt của Ngài. Lòng thương xót đó được thể hiện qua lịch sử cứu độ: nơi việc tạo dựng, cứu chuộc, thánh hoá và quan phòng. Lòng thương xót được thể hiện qua từng trang Kinh Thánh, từ Cựu ước đến Tân ước. Một cách cụ thể, chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện qua các bài Lời Chúa hôm nay.
Vì thương xót, nên Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Nathan đến khuyến cáo Đavít khi ông phạm tội, và đã tha thứ cho ông khi ông nhận ra tội lỗi của mình, quyết tâm thống hối ăn năn.
Vì lòng thương xót, nên Chúa Giêsu đã chấp nhận đến dự tiệc tại nhà ông Simon, một trong những người thuộc nhóm Biệt phái, là những kẻ đang chống đối Ngài. Không những thế, Ngài còn ngồi đồng bàn và chuyện trò với ông. Ngoài ra, vì muốn hoán cải ông, Ngài đã giải thích những suy nghĩ thầm kín trong lòng ông khi ông có cái nhìn không tốt đối với người phụ nữa và đặc biệt là hiểu sai về Ngài.
Vì thương xót, nên Chúa Giêsu để cho người đàn bà tội lỗi khóc ướt chân Ngài, hôn chân và lấy tóc lau chân Ngài, rồi Ngài còn công khai tha thứ tội lỗi cho chị. Ngài nói: “Tội con đã được tha rồi” (x. Lc 7,48).
Như vậy, vì lòng thương xót Chúa đã tha thứ tội lỗi cho Đavít. Vì lòng thương xót, Chúa tha thứ tội lỗi cho người đàn bà. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho con người. Nhưng để đón nhận sự tha thứ đó, con người cần phải có lòng sám hối ăn năn.
2. Lòng sám hối của con người
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta mẫu gương về lòng sám hối của vua Đavít và người đàn bà tội lỗi.
Vua Đavít là con út (thứ 8) của ông Giét-sê. Ngài đã từng chiến thắng Gôliát, đánh đuổi quân Philitinh, chiếm thành Giêrusalem làm thủ đô mới, thống nhất đất nước. Ngài luôn tin tưởng vào Chúa, là bạn tốt của Gionathan, khoan dung độ lượng, không trả thù Saun. Thiên Chúa đã sai ông Samuen xức dầu tấn phong Đavít làm vua Israen, thay thế Saun. Nhưng trong thời gian làm vua, ông đã phạm tội ngoại tình với bà Bétsabê. Sau đó, để chiếm đoạt bà làm vợ, Đavít đã âm mưu giết ông Uria, chồng bà. Thế rồi, Thiên Chúa đã sai tiên tri Nathan đến để tố cáo tội Đavít bằng câu chuyện “Người giàu cướp chiên của người nghèo”(x. 2Sm 1-4). Khi Nathan đã vạch mặt chỉ tên, Đavít nhận ra tội lỗi của mình: “Tôi đã đắc tội với Đức Chúa” (x. 2Sm 12,13). Vì hành động thống hối của mình nên Nathan cho Đavít biết rằng: “Chúa cũng đã tha tội cho vua rồi, và vua sẽ không phải chết”(x. 2Sm 12,13).
Khác với Đavít, người đàn bà trong câu chuyện Tin mừng tự nhận ra mình có tội và chủ động đến với Chúa Giêsu. Để gặp được Chúa Giêsu, bà lấy hết can đảm để bước vào nhà của ông Simon. Bà biết trước rằng, khi bà làm như vậy sẽ không tránh khỏi bị tổn thương, nhưng bà vẫn liều mình chấp nhận sự lên án và sỉ nhục. Bà mang theo một bình bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bà đứng phía chân Chúa Giêsu và khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Bà không nói gì nhưng tất cả những hành động đó đã nói lên tâm tình thống hối tội lỗi của bà. Vì vậy, Chúa đã tha thứ tội lỗi cho bà. Ngài nói với bà: “Tội bà đã được tha rồi”(x. Lc 7,48). Tội bà được tha vì bà có lòng thống hối cách trọn vẹn, tức là thống hối vì lòng yêu mến Chúa. Như vậy, chính lòng yêu mến và sự thống hối là điều kiện để có sự tha thứ. Chính Chúa Giêsu đã xác nhận điều đó với người biệt phái: “Tội bà rất nhiều và được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều”(Lc 7,47).
Có thể chúng ta không phạm những tội nặng nề như vua Đavít, hay như người đàn bà trong câu chuyện Tin mừng hôm nay, nhưng không nặng thì nhẹ, không nhiều thì ít, không ai là người vô tội trước mặt Chúa. Thánh Gioan nói rằng: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Vì vậy, mỗi người luôn cần phải có lòng sám hối, nhất là mỗi khi đi xưng tội. Bởi vì, một trong những điều kiện để được tha tội là phải sám hối. Không những thế, chúng ta cần phải có cái nhìn của Lòng Thương Xót.
3. Phải có cái nhìn của Lòng Thương Xót
Phải tránh cái nhìn thiện cận:
Ông Simon và các biệt phái chỉ nhìn người phụ nữ theo cái biết bên ngoài. Vì vậy, họ khắt khe kết án chị “là một người tội lỗi” không hơn không kém. Nếu không có Chúa Giêsu, chắc chắn chị ta không có cơ hội để trở thành một người tốt. Trong đời sống hằng ngày: có khi chúng ta đánh giá người khác theo kiểu phiến diện, một chiều, chỉ dựa vào những gì mình thấy; có khi chúng ta đánh giá người khác chỉ dựa vào những khuyết điểm của họ; có khi chúng ta đánh giá người khác dựa theo những tiêu chuẩn luật lệ, phong tục hay chủ quan của chúng ta. Thực tế lại khác: có nhiều người bề ngoài thì xấu nhưng thực chất bên trong lại là tốt; có người có một số khuyết điểm nhưng họ lại có nhiều ưu điểm; có người có quá khứ tội lỗi nhưng có cơ hội họ sẽ trở thành những người tốt…
Phải có cái nhìn của lòng Thương Xót:
Khác với ông Simon và các khách dự tiệc, Chúa Giêsu đã nhìn ra lòng tốt từ bên trong của người phụ nữ. Ngài hy vọng một tội nhân có thể trở thành một thánh nhân. Chính vì thế, Ngài tạo cơ hội để chị bày tỏ lòng thống hối của mình và quyết tâm biến đổi cuộc đời.
Thái độ của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không nhìn người khác theo vẻ bên ngoài, không đánh giá người khác một cách thiện cận. Nhưng cần phải có một cái nhìn thật khách quan, thật chính xác. Cần phải có cái nhìn của Chúa, cái nhìn của lòng thương xót. Điều này hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến tương lai của họ, tạo cơ hội cho họ làm lại cuộc đời. Chúa đã tạo cơ hội cho người đàn bà. Chúa đã tạo cơ hội cho Lêvi, Giakêu, Phaolô, Augustinô và muôn vàn tội nhân khác để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Bao nhiêu lần Chúa cũng tạo cơ hội cho chúng ta. Đến lượt chúng ta, chúng ta hãy tạo cơ hội cho anh chị em mình. Bởi vì, cho dù người tội lỗi có xấu xa đến mấy đi nữa, nhưng nơi họ vẫn có những điểm tốt. Người ta nói, trong một tướng cướp vẫn còn 5% là tốt. Hãy cố gắng giúp họ loại trừ 95% xấu và phát huy 5% tốt.
Để làm được điều đó, chúng ta hãy nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, để có thể nói được như Thánh Phaolô “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”(Gl 2,20).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn biết thống hối ăn năn tội để được lãnh nhận lòng thương xót của Chúa. Xin cho chúng con biết loại ra khỏi chúng con cái nhìn thiện cận, phiếm diện, trái lại luôn nhìn anh chị em mình với cái nhìn của Chúa, cái nhìn của Lòng Thương Xót. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Qua Lời Chúa hôm nay, xin được gợi ý suy niệm mấy điểm sau đây: thứ nhất, lòng thương xót của Thiên Chúa; thứ hai, sự thống hối của con người; thứ ba, để có cái nhìn của Lòng Thương Xót Chúa, phải loại trừ ra khỏi chúng ta cái nhìn thiện cận, phiếm diện.
1. Lòng thương xót của Thiên Chúa
Nói về lòng thương xót của Thiên Chúa thì không bao giờ cùng. Bởi vì, lòng thương xót là bản chất đặc biệt của Ngài. Lòng thương xót đó được thể hiện qua lịch sử cứu độ: nơi việc tạo dựng, cứu chuộc, thánh hoá và quan phòng. Lòng thương xót được thể hiện qua từng trang Kinh Thánh, từ Cựu ước đến Tân ước. Một cách cụ thể, chúng ta thấy lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện qua các bài Lời Chúa hôm nay.
Vì thương xót, nên Thiên Chúa đã sai ngôn sứ Nathan đến khuyến cáo Đavít khi ông phạm tội, và đã tha thứ cho ông khi ông nhận ra tội lỗi của mình, quyết tâm thống hối ăn năn.
Vì lòng thương xót, nên Chúa Giêsu đã chấp nhận đến dự tiệc tại nhà ông Simon, một trong những người thuộc nhóm Biệt phái, là những kẻ đang chống đối Ngài. Không những thế, Ngài còn ngồi đồng bàn và chuyện trò với ông. Ngoài ra, vì muốn hoán cải ông, Ngài đã giải thích những suy nghĩ thầm kín trong lòng ông khi ông có cái nhìn không tốt đối với người phụ nữa và đặc biệt là hiểu sai về Ngài.
Vì thương xót, nên Chúa Giêsu để cho người đàn bà tội lỗi khóc ướt chân Ngài, hôn chân và lấy tóc lau chân Ngài, rồi Ngài còn công khai tha thứ tội lỗi cho chị. Ngài nói: “Tội con đã được tha rồi” (x. Lc 7,48).
Như vậy, vì lòng thương xót Chúa đã tha thứ tội lỗi cho Đavít. Vì lòng thương xót, Chúa tha thứ tội lỗi cho người đàn bà. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho con người. Nhưng để đón nhận sự tha thứ đó, con người cần phải có lòng sám hối ăn năn.
2. Lòng sám hối của con người
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta mẫu gương về lòng sám hối của vua Đavít và người đàn bà tội lỗi.
Vua Đavít là con út (thứ 8) của ông Giét-sê. Ngài đã từng chiến thắng Gôliát, đánh đuổi quân Philitinh, chiếm thành Giêrusalem làm thủ đô mới, thống nhất đất nước. Ngài luôn tin tưởng vào Chúa, là bạn tốt của Gionathan, khoan dung độ lượng, không trả thù Saun. Thiên Chúa đã sai ông Samuen xức dầu tấn phong Đavít làm vua Israen, thay thế Saun. Nhưng trong thời gian làm vua, ông đã phạm tội ngoại tình với bà Bétsabê. Sau đó, để chiếm đoạt bà làm vợ, Đavít đã âm mưu giết ông Uria, chồng bà. Thế rồi, Thiên Chúa đã sai tiên tri Nathan đến để tố cáo tội Đavít bằng câu chuyện “Người giàu cướp chiên của người nghèo”(x. 2Sm 1-4). Khi Nathan đã vạch mặt chỉ tên, Đavít nhận ra tội lỗi của mình: “Tôi đã đắc tội với Đức Chúa” (x. 2Sm 12,13). Vì hành động thống hối của mình nên Nathan cho Đavít biết rằng: “Chúa cũng đã tha tội cho vua rồi, và vua sẽ không phải chết”(x. 2Sm 12,13).
Khác với Đavít, người đàn bà trong câu chuyện Tin mừng tự nhận ra mình có tội và chủ động đến với Chúa Giêsu. Để gặp được Chúa Giêsu, bà lấy hết can đảm để bước vào nhà của ông Simon. Bà biết trước rằng, khi bà làm như vậy sẽ không tránh khỏi bị tổn thương, nhưng bà vẫn liều mình chấp nhận sự lên án và sỉ nhục. Bà mang theo một bình bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bà đứng phía chân Chúa Giêsu và khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Bà không nói gì nhưng tất cả những hành động đó đã nói lên tâm tình thống hối tội lỗi của bà. Vì vậy, Chúa đã tha thứ tội lỗi cho bà. Ngài nói với bà: “Tội bà đã được tha rồi”(x. Lc 7,48). Tội bà được tha vì bà có lòng thống hối cách trọn vẹn, tức là thống hối vì lòng yêu mến Chúa. Như vậy, chính lòng yêu mến và sự thống hối là điều kiện để có sự tha thứ. Chính Chúa Giêsu đã xác nhận điều đó với người biệt phái: “Tội bà rất nhiều và được tha rồi, vì bà đã yêu mến nhiều”(Lc 7,47).
Có thể chúng ta không phạm những tội nặng nề như vua Đavít, hay như người đàn bà trong câu chuyện Tin mừng hôm nay, nhưng không nặng thì nhẹ, không nhiều thì ít, không ai là người vô tội trước mặt Chúa. Thánh Gioan nói rằng: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta” (1Ga 1,8). Vì vậy, mỗi người luôn cần phải có lòng sám hối, nhất là mỗi khi đi xưng tội. Bởi vì, một trong những điều kiện để được tha tội là phải sám hối. Không những thế, chúng ta cần phải có cái nhìn của Lòng Thương Xót.
3. Phải có cái nhìn của Lòng Thương Xót
Phải tránh cái nhìn thiện cận:
Ông Simon và các biệt phái chỉ nhìn người phụ nữ theo cái biết bên ngoài. Vì vậy, họ khắt khe kết án chị “là một người tội lỗi” không hơn không kém. Nếu không có Chúa Giêsu, chắc chắn chị ta không có cơ hội để trở thành một người tốt. Trong đời sống hằng ngày: có khi chúng ta đánh giá người khác theo kiểu phiến diện, một chiều, chỉ dựa vào những gì mình thấy; có khi chúng ta đánh giá người khác chỉ dựa vào những khuyết điểm của họ; có khi chúng ta đánh giá người khác dựa theo những tiêu chuẩn luật lệ, phong tục hay chủ quan của chúng ta. Thực tế lại khác: có nhiều người bề ngoài thì xấu nhưng thực chất bên trong lại là tốt; có người có một số khuyết điểm nhưng họ lại có nhiều ưu điểm; có người có quá khứ tội lỗi nhưng có cơ hội họ sẽ trở thành những người tốt…
Phải có cái nhìn của lòng Thương Xót:
Khác với ông Simon và các khách dự tiệc, Chúa Giêsu đã nhìn ra lòng tốt từ bên trong của người phụ nữ. Ngài hy vọng một tội nhân có thể trở thành một thánh nhân. Chính vì thế, Ngài tạo cơ hội để chị bày tỏ lòng thống hối của mình và quyết tâm biến đổi cuộc đời.
Thái độ của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta không nhìn người khác theo vẻ bên ngoài, không đánh giá người khác một cách thiện cận. Nhưng cần phải có một cái nhìn thật khách quan, thật chính xác. Cần phải có cái nhìn của Chúa, cái nhìn của lòng thương xót. Điều này hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến tương lai của họ, tạo cơ hội cho họ làm lại cuộc đời. Chúa đã tạo cơ hội cho người đàn bà. Chúa đã tạo cơ hội cho Lêvi, Giakêu, Phaolô, Augustinô và muôn vàn tội nhân khác để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Bao nhiêu lần Chúa cũng tạo cơ hội cho chúng ta. Đến lượt chúng ta, chúng ta hãy tạo cơ hội cho anh chị em mình. Bởi vì, cho dù người tội lỗi có xấu xa đến mấy đi nữa, nhưng nơi họ vẫn có những điểm tốt. Người ta nói, trong một tướng cướp vẫn còn 5% là tốt. Hãy cố gắng giúp họ loại trừ 95% xấu và phát huy 5% tốt.
Để làm được điều đó, chúng ta hãy nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, để có thể nói được như Thánh Phaolô “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”(Gl 2,20).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con luôn biết thống hối ăn năn tội để được lãnh nhận lòng thương xót của Chúa. Xin cho chúng con biết loại ra khỏi chúng con cái nhìn thiện cận, phiếm diện, trái lại luôn nhìn anh chị em mình với cái nhìn của Chúa, cái nhìn của Lòng Thương Xót. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành