YÊU MẾN NHIỀU
Chúa Nhật thứ XI thường niên năm C
Một hành vi đơn giản: để chỉ vào người khác, ta thường sử dụng ngón tay trỏ. Dẫu đơn giản, nhưng đã không ít lần hành vi ấy làm tôi giật mình, vì nhận ra, khi chỉ người khác bằng một ngón tay, thì vô tình có đến ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) khép lại, lập tức quay ngược lại chỉ thẳng vào tôi.
Dẫu chỉ là cái giật mình trước một cử chỉ tầm thường, nhưng ai trong chúng ta cũng cần lắm những cái bất chợt giật mình như thế, để nhận ra chính mình, khám phá mình, kiểm điểm mình, tra xét mình...
Trước khi xét đoán ai, hãy xét đoán mình; trước khi kết án ai, hãy kết án chính mình không phải một mà là gấp ba lần. Bài học “Hãy xé lòng, đừng xé áo. Hãy xét mình đừng nhìn anh em” là bài học phải nhớ đời mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta.
Trong Tin Mừng, thánh Luca kể rằng, một người trong nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dự tiệc. Pharisêu gồm những luật sĩ và một ít tư tế hợp lại. Họ tuân giữ lề luật cách nghiêm nhặt và trung thành với tất cả những gì thuộc truyền thống đức tin và tôn giáo. Họ giữ kỹ lưỡng việc phụng tự và không muốn đứng trong hàng ngũ chính trị.
Từ chỗ nắm giữ luật lệ và đức tin, người Pharisêu sinh ra một lối suy nghĩ tệ hại: Chỉ có họ đẹp lòng Chúa. Chỉ có họ mới thực sự yêu mến Chúa, mới thanh sạch, mới đúng là những người nắm giữ kỷ cương của đời sống, của niềm tin tôn giáo. Chỉ có họ là người công chính… Với lối suy nghĩ hẹp hòi ấy, người Pharisêu tỏ ra khinh bỉ, xa lánh, thậm chí loại trừ những ai mà họ cho là tội lỗi, nhơ nhớp, là nguyên nhân gây nên sự ô uế.
Trong bữa tiệc mà người Pharisêu mời Chúa dự, lại xuất hiện một người đàn bà bị coi là tội lỗi. (Nói theo lối nghĩ của người Pharisêu) đã không biết thân, bà lại còn làm những hành động hết sức “quái gỡ”, nếu không muốn nói là làm lây nhiễm sự ô uế: Bà hết ngồi phía sau sát chân Chúa, hết khóc trên chính đôi chân ấy, hết lấy tóc lau chân, rồi lại còn hôn và xức dầu thơm lên chân Chúa… Thật không thể chịu nổi!
Vốn đã khinh bỉ hạn phụ nữ dơ bẩn, bây giờ lại thấy Chúa kết thân với bà, làm sao người Pharisêu không lấy làm bực tức. Ông càu nhàu: “Nếu ông này là tiên tri, thì phải biết người phụ nữ đang đụng vào mình là hạn người nào chứ: đó là hạn tội lỗi”.
Nhưng người Pharisêu lầm. Họ chỉ biết đưa ngón tay để chỉ người khác, mà không nhìn đến ba ngón tay đang chỉ chính mình.
Họ giỏi lên án người, xoi mói, tẩy trừ người nhưng không khám phá mình, không tự xét mình.
Vì thế, hậu quả tức khắc xảy ra là: Dù cũng như chị phụ nữ, đã là người, người Pharisêu cũng đầy yếu đuối, dễ sa ngã, dễ phạm tội, nhưng người Pharisêu lại bị Chúa quở trách, bị so sánh với người phụ nữ mà ông coi là tội lỗi:
“Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi” (Lc 7, 44-46).
Và Chúa tuyên bố: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7, 47).
Chưa dừng ở đó, Chúa còn trực tiếp ngỏ với chị bằng những lời đầy yêu thương, cảm động, dù tội của chị có nhiều đến đâu: “Tội của chị đã được tha rồi” (Lc 7, 48).
“Yêu nhiều” là lý do để được tha tội. Đó là bài học cho tất cả chúng ta. Chỉ sợ rằng, chúng ta vừa là tội nhân, nhưng lại vừa là người không để tình yêu ngự trị, vì thế, không biết yêu, dù là yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương con người.
Không có tình yêu, chúng ta không bao giờ lãnh nhận được bất cứ ân huệ nào của Chúa. Không phải vì Chúa không ban ơn của Người cho ta, nhưng vì ta không đủ điều kiện để nhận lãnh.
Tình yêu là điều kiện cần thiết để Chúa ban ơn. Như ánh nắng luôn chiếu rọi mọi nơi, nhưng nếu ta đóng cửa nhà, ánh nắng sẽ không bao giờ có thể vào nhà. Tình yêu chính là cánh cửa mở, để ơn Chúa có thể rót vào hồn ta. Ơn tha thứ của Chúa sẽ đến và xóa sạch tội ta, khi ta biết mở ngỏ lòng mình bằng chính tình yêu của ta: Yêu Chúa và yêu người.
Lạy Chúa, xin cho con biết oán trách mình, hơn oán trách anh em. Xin cho con, mỗi khi muốn nói xấu hay xét đoán anh em, thì biết nhìn lại mình, biết xét mình gấp nhiều lần hơn nữa. Lạy Chúa xin tha thức cho con, tha những lỗi lầm con xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Chúa Nhật thứ XI thường niên năm C
Một hành vi đơn giản: để chỉ vào người khác, ta thường sử dụng ngón tay trỏ. Dẫu đơn giản, nhưng đã không ít lần hành vi ấy làm tôi giật mình, vì nhận ra, khi chỉ người khác bằng một ngón tay, thì vô tình có đến ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) khép lại, lập tức quay ngược lại chỉ thẳng vào tôi.
Dẫu chỉ là cái giật mình trước một cử chỉ tầm thường, nhưng ai trong chúng ta cũng cần lắm những cái bất chợt giật mình như thế, để nhận ra chính mình, khám phá mình, kiểm điểm mình, tra xét mình...
Trước khi xét đoán ai, hãy xét đoán mình; trước khi kết án ai, hãy kết án chính mình không phải một mà là gấp ba lần. Bài học “Hãy xé lòng, đừng xé áo. Hãy xét mình đừng nhìn anh em” là bài học phải nhớ đời mà Tin Mừng hôm nay gợi lên cho chúng ta.
Trong Tin Mừng, thánh Luca kể rằng, một người trong nhóm Pharisêu mời Chúa Giêsu dự tiệc. Pharisêu gồm những luật sĩ và một ít tư tế hợp lại. Họ tuân giữ lề luật cách nghiêm nhặt và trung thành với tất cả những gì thuộc truyền thống đức tin và tôn giáo. Họ giữ kỹ lưỡng việc phụng tự và không muốn đứng trong hàng ngũ chính trị.
Từ chỗ nắm giữ luật lệ và đức tin, người Pharisêu sinh ra một lối suy nghĩ tệ hại: Chỉ có họ đẹp lòng Chúa. Chỉ có họ mới thực sự yêu mến Chúa, mới thanh sạch, mới đúng là những người nắm giữ kỷ cương của đời sống, của niềm tin tôn giáo. Chỉ có họ là người công chính… Với lối suy nghĩ hẹp hòi ấy, người Pharisêu tỏ ra khinh bỉ, xa lánh, thậm chí loại trừ những ai mà họ cho là tội lỗi, nhơ nhớp, là nguyên nhân gây nên sự ô uế.
Trong bữa tiệc mà người Pharisêu mời Chúa dự, lại xuất hiện một người đàn bà bị coi là tội lỗi. (Nói theo lối nghĩ của người Pharisêu) đã không biết thân, bà lại còn làm những hành động hết sức “quái gỡ”, nếu không muốn nói là làm lây nhiễm sự ô uế: Bà hết ngồi phía sau sát chân Chúa, hết khóc trên chính đôi chân ấy, hết lấy tóc lau chân, rồi lại còn hôn và xức dầu thơm lên chân Chúa… Thật không thể chịu nổi!
Vốn đã khinh bỉ hạn phụ nữ dơ bẩn, bây giờ lại thấy Chúa kết thân với bà, làm sao người Pharisêu không lấy làm bực tức. Ông càu nhàu: “Nếu ông này là tiên tri, thì phải biết người phụ nữ đang đụng vào mình là hạn người nào chứ: đó là hạn tội lỗi”.
Nhưng người Pharisêu lầm. Họ chỉ biết đưa ngón tay để chỉ người khác, mà không nhìn đến ba ngón tay đang chỉ chính mình.
Họ giỏi lên án người, xoi mói, tẩy trừ người nhưng không khám phá mình, không tự xét mình.
Vì thế, hậu quả tức khắc xảy ra là: Dù cũng như chị phụ nữ, đã là người, người Pharisêu cũng đầy yếu đuối, dễ sa ngã, dễ phạm tội, nhưng người Pharisêu lại bị Chúa quở trách, bị so sánh với người phụ nữ mà ông coi là tội lỗi:
“Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi” (Lc 7, 44-46).
Và Chúa tuyên bố: “Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít” (Lc 7, 47).
Chưa dừng ở đó, Chúa còn trực tiếp ngỏ với chị bằng những lời đầy yêu thương, cảm động, dù tội của chị có nhiều đến đâu: “Tội của chị đã được tha rồi” (Lc 7, 48).
“Yêu nhiều” là lý do để được tha tội. Đó là bài học cho tất cả chúng ta. Chỉ sợ rằng, chúng ta vừa là tội nhân, nhưng lại vừa là người không để tình yêu ngự trị, vì thế, không biết yêu, dù là yêu mến Thiên Chúa hay yêu thương con người.
Không có tình yêu, chúng ta không bao giờ lãnh nhận được bất cứ ân huệ nào của Chúa. Không phải vì Chúa không ban ơn của Người cho ta, nhưng vì ta không đủ điều kiện để nhận lãnh.
Tình yêu là điều kiện cần thiết để Chúa ban ơn. Như ánh nắng luôn chiếu rọi mọi nơi, nhưng nếu ta đóng cửa nhà, ánh nắng sẽ không bao giờ có thể vào nhà. Tình yêu chính là cánh cửa mở, để ơn Chúa có thể rót vào hồn ta. Ơn tha thứ của Chúa sẽ đến và xóa sạch tội ta, khi ta biết mở ngỏ lòng mình bằng chính tình yêu của ta: Yêu Chúa và yêu người.
Lạy Chúa, xin cho con biết oán trách mình, hơn oán trách anh em. Xin cho con, mỗi khi muốn nói xấu hay xét đoán anh em, thì biết nhìn lại mình, biết xét mình gấp nhiều lần hơn nữa. Lạy Chúa xin tha thức cho con, tha những lỗi lầm con xúc phạm đến Chúa và anh chị em. Amen.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG