Người Giảng Phủ Giáo Hoàng giải thích về những Bài đọc Chúa Nhật XII Thường Niên.

ROME (Zenit. org).- Trong một bài giải thích về các bài Đọc Chúa Nhật, Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người Giảng Phủ Giáo Hoàng trình bày Chúa Kitô là chìa khóa chiến thắng sự sơ

* * *

Đừng sợ!

Chủ đề nổi bật của bài Tin Mừng Chúa Nhật nay là Chúa Kitô giải thoát chúng ta khỏi sự sợ hãi. Giống như chứng bịnh, những sự sợ hãi có thể là cấp tính hay mãn tính. Những sự sợ hãi cấp tính được quyết định bởi một tình huống nguy hiểm bất thường. Nếu tôi sắp bị xe đụng, hay bắt đầu cảm giác trái đất rung chuyển dưới chân tôi do một trận động đất, tôi bị sững sờ vì những sự sợ hãi cấp tính. Cũng như những sự sợ sệt đó nổi lên cách bất ngờ và không báo trước, thì chúng cũng biến mất khi qua cơn nguy hiểm, có lẽ chỉ còn lưu lại một ký ức xấu. Những sự sợ hãi đó không tùy thuộc chúng ta và chúng xảy đến tự nhiên. Những sự sợ hãi mãn tính nguy hiểm hơn, đó là những sự sợ hãi sống với chúng ta, những sự sợ hãi mà chúng ta mang theo từ lúc mới sinh hay lúc còn bé, trở nên thành phần của hữu thể chúng ta và thỉnh thoảng cuối cùng chúng ta bị ràng buộc với những sự sợ hãi đó.

Sự sợ hãi tự nó không phải là điều dữ. Thường đó là dịp mặc khải sự can đảm và sức mạnh không ngờ. Chỉ ai biết sợ mới biết can đảm là gì. Sự sợ hãi có thể thật sự trở thành một sự dữ làm hao mòn và không để người ta sống, chớ không phải là một sự thúc đẩy phản ứng và là một lò xo hành động, nó có thể là một lý do thiếu hoạt động, một cái gì làm tê liệt. Khi sự sợ hãi trở nên sự áy náy: Chúa Giêsu đã gọi tên những sự áy náy thông thường nhất của con người: "'Ta sẽ ăn gi?' hay là 'Ta sẽ uống gì?' hay là 'Ta sẽ mặc gì?' " (Mt 6:31), Sự áy náy đã trở thành bịnh thế kỷ, và nó là một trong những nguyên nhân chính cho những cơn đau tim.

Chúng ta sống trong sự áy náy, và đó là lý do tại sao chúng ta không muốn sống! Sự áy náy là một sự sợ sệt vô lý về một đối tượng mình không biết. Luôn luôn sợ hãi mọi sự, chờ đợi cách hệ thống sự xấu nhất, và luôn luôn sống trong môt sự thấp thỏm. Nếu không có nguy hiểm, sự áy náy bày ra nó; nếu có nguy hiểm, sự áy náy khuếch trương nó. Người áy náy chịu sự dữ hai lần: lần thứ nhất trong sự nghĩ trước tới nó và sau đó khi nó xảy ra trong thực tế. Điều Chúa Giêsu lên án trong Ting Mừng không đơn thuần là sự sợ vô nghĩa hay sự quan tâm đúng về ngày mai, nhưng chính xác là sự áy náy và bất ổn này. "Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy”.

Nhưng chúng ta hãy chấm dứt diễn tả những sự sợ hãi của chúng ta thuộc nhiều loại khác biệt và, ngược lại, chúng ta thử xem Tin Mừng cho chúng ta phương thuốc gì để chiến thắng những sự sợ hãi của chúnhg ta. Phương thuốc được tóm tắt trong một lời: tin tưởng vào Chúa, tin vào sự Chúa quan phòng và tin vào tình yêu của Cha trên trời. Nguồn gốc thật của mọi sự sợ hãi là cảm thấy mình cô đơn, cũng như sự sợ hãi liên tục của đứa bé bị bỏ rơi.

Và Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta về điều này: chúng ta không bị bỏ rơi. "Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa đón nhận con", Thánh Vịnh (27:10) nói. Dầu mọi người bỏ chúng ta, Chúa không bỏ. Tình yêu của người mạnh hơn tất cả.

Nhưng, trên phương diện này chúng ta không thể bỏ qua chủ đề sự sợ hãi, làm như vậy là thiếu thực tế. Chúa Giêsu muốn cứu chúng ta khỏi những sự sợ hãi và Người luôn luôn cứu chúng ta. Nhưng Người không phải chỉ có một cách làm, Người có hai cách: hoặc Người cất sự sợ khỏi lòng chúng ta hay Người giúp chúng ta sống với sự sợ hãi trong một cách mới, tự do hơn, biến sự sợ hãi thành một dịp ân sủng cho chính chúng ta và cho những người khác.

Chính Người đã muốn sống kinh nghiệm này. Có lời chép rằng, trong vuờn Cây Dầu " người bắt đầu cảm thấy buồn và áy náy. " Bản văn gốc còn gợi ý về một sự sợ hải cô đơn, như sự sợ hãi của một người cảm thấy bị đẩy xa khỏi tổ chức con người, trong một cảnh cô độc phi thường. Và Người đã muốn kinh nghiệm chính xác điều này để cứu chữa phương diện này cũng của hoàn cảnh con người. Từ ngày đó, sống hiệp nhất với Người, sự sợ hãi nhất là sợ chết, có quyền năng nâng cao thay vì hạ thấp chúng ta, làm chúng ta chăm chú hơn tới những người khác, hiểu biết hơn, và nói được một lời là nhân bản hơn.