Đức Thánh Cha nhắn nhủ các phó tế chu toàn chức năng phục vụ, quên mình và luôn sẵn sàng, hiền dịu và không câu nệ thời khóa biểu.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng Chúa Nhật 29-5-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân Ngày Năm Thánh của các phó tế vĩnh viễn.
Tham dự thánh lễ có khoảng 30 ngàn người, trong đó có hơn 2 ngàn thầy phó tế trong phẩm phục phụng vụ, ngồi hai bên lễ đài, và có 250 phó tế đặc trách việc phân phát Mình Thánh Chúa ở khu vực vốn dành cho ca đoàn. Từ Hoa Kỳ có hơn 15 phó tế vĩnh viễn người Việt, cùng với phu nhân và nhiều thân hữu tháp tùng, tổng cộng khoảng hơn 70 người. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 12 Hồng Y và Giám Mục cùng với khoảng 50 linh mục.
Các lời nguyện và bài đọc được lấy từ Chúa Nhật thứ 9 thường niên, vì tại Vatican, lễ kính Mình Thánh Chúa đã được cử hành hôm thứ năm, 26-5 vừa qua.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã quảng diễn chức năng phục vụ của các phó tế và các điều kiện để thi hành nhiệm vụ này. Ngài nói:
“Tôi tớ Đức Kitô” (Gl 1,10). Chúng ta đã nghe thành ngữ này, thánh Phaolô thường dùng để mô tả mình, khi viết cho các tín hữu thành Galát. Đầu lá thư, ngài tự giới thiệu là “tông đồ” do thánh ý Chúa Giêsu (Xc Gl 1,1). Hai từ ngữ, 'tông đồ và tôi tớ', đi chung với nhau, không bao giờ có thể tách biệt nhau; đó là hai mặt của cùng một mềđai: ai loan báo Chúa Giêsu thì được kêu gọi phục vụ và ai phục vụ thì loan báo Chúa Giêsu.
Chúa đã tỏ cho chúng ta điều đó trước tiên: Ngài là Lời của Chúa Cha, là người mang tin vui cho chúng ta (Is 61,1). Chính Ngài là tin vui (Xc Lc 4,18), đã trở nên tôi tớ chúng ta (Pl 2,7). “Ngài trở nên người phục vụ (diacono) mọi người”, như một Giáo Phụ đã viết (Policarpo, Ad Phil. V,2). Như Chúa đã làm, những người được kêu gọi trở thành người loan báo cũng được mời gọi làm như vậy. Các môn đệ của Chúa Giêsu không thể đi con đường khác với con đường của Thầy, nếu họ muốn loan báo thì cũng phải noi gương Chúa như thánh Phaolô đã làm, nghĩa là mong ước trở nên người tôi tớ phục vụ. Nói khác đi, nếu loan báo Tin Mừng là sứ mạng được ủy thác cho mỗi Kitô hữu khi chịu phép rửa tội, thì phục vụ chính là cách thức sống sứ vụ, là cách duy nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu. Họ là một chứng nhân làm như Chúa: là người phục vụ anh chị em mình, không mỏi mệt vì Chúa Kitô khiêm hạ, không mệt mỏi vì đời sống Kitô là một đời sống phục vụ.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Bắt đầu từ đâu để trở thành “những người tôi tớ tốt lành và trung tín” (Xc Mt 25,21)? Như bước đầu tiên, chúng ta được mời gọi hãy sống sẵn sàng. Người tôi tớ hằng ngày học cách từ bỏ thái độ muốn thu xếp mọi sự cho mình và tự quyết định như mình muốn. Mỗi sáng họ tập luyện hiến mạng sống, nghĩ rằng mỗi ngày không phải là của mình, nhưng cần phải sống ngày ấy như một sự giao nạp chính mình. Thực vậy, người phục vụ không phải là người giữ chặt thời gian riêng cho mình, trái lại họ từ bỏ không trở thành chủ nhân ông ngày của mình. Họ biết rằng thời gian mình sống không thuộc về mình, nhưng là một hồng ân lãnh nhận từ Thiên Chúa để cống hiến cho tha nhân: chỉ như thế họ mới có thể mang lại hoa trái thực sự. Người phục vụ không phải là đầy tớ chương trình hành động mà họ thiết định, nhưng với tâm hồn ngoan ngoãn, họ sẵn sàng đối với những gì không được đề ra trong chương trình: họ sẵn sàng đối với người anh em, và cởi mở đối với những gì bất ngờ, chẳng bao giờ thiếu và thường là sự bất ngờ của Thiên Chúa. Người phục vụ biết mở cửa thời gian và không gian của mình cho người ở cạnh và cả những người gõ cửa ngoài giờ, dù phải hy sinh, gián đoạn điều họ thích hoặc sự nghỉ ngơi mà họ đáng được hưởng. Người phục vụ không giữ chặt thời khóa biểu. Tôi cảm thấy đau lòng khi thấy thời khóa biểu trong các giáo xứ, từ giờ này đến giờ này. Và rồi chẳng có cánh cửa mở rộng, không có linh mục, không có phó tế, cũng chẳng có giáo dân đón tiếp.. Thật là điều đau lòng. Hãy có can đảm coi nhẹ thời khóa biểu. Vì thế, các phó tế thân mến, khi sống thái độ sẵn sàng, việc phục vụ của anh em sẽ không có sự tính toán hơn thiệt và được phong phú theo tinh thần Phúc Âm.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Bài Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về việc phục vụ, trình bày cho chúng ta 2 người đầy tớ, từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học quí giá: người đầy tớ của quan bách quân, được Chúa Giêsu chữa lành, và chính quan bách quân ấy, phục vụ hoàng đế. Những lời của ông nói với Chúa Giêsu, để Ngài khỏi mất công đến nhà ông, thật là gây ngạc nhiên và thường trái ngược với kinh nguyện của chúng ta: “Lạy Chúa, xin đừng mất công! Con không đáng Chúa ngự vào nhà con” (Lc 7,,6); “Con không thấy mình xứng đáng được đến cùng Chúa” (v.7); “cả tôi cũng ở thân phận bề dưới” (v.8). Đứng trước những lời này, Chúa Giêsu tỏ ra ngưỡng mộ. Ngài cảm kích vì lòng khiêm tốn sâu xa của quan bách quân, sự dịu dàng hiền từ của ông. Sự hiền từ là một trong những nhân đức của các phó tế. Khi phó tế hiền từ, thì thầy là người phục vụ, và không chơi trò bắt chước các linh mục.. Đứng trước vấn đề đang làm ông bận tâm, lẽ ra ông có thể hành động một cách khác và đòi được nghe lời, dùng quyền uy của mình; lẽ ra ông có thể nài nỉ, nhấn mạnh và thậm chí có thể buộc Chúa Giêsu đến nhà ông. Trái lại, ông trở nên bé nhỏ, kín đáo, không lên giọng, không muốn làm phiền. Có lẽ vô tình, ông đã hành động theo kiểu của Thiên Chúa, là “Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Thực vậy, Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu Ngài hạ mình đến độ phục vụ chúng ta: Ngài kiên nhẫn, từ nhân, luôn mau mắn và sẵn sàng đối với chúng ta, chịu đau khổ vì những lầm lỗi của chúng ta và tìm cách giúp đỡ, làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Đây cũng là những nét hiền lành và khiêm tốt trong việc phục vụ theo tinh thần Kitô, đó là “bắt chước Thiên Chúa trong việc phục vụ tha nhân: đón nhận họ với lòng yêu thương kiên nhẫn, cảm thông họ mà không mệt mỏi, làm cho họ cảm thấy được đón nhận, thoải mái, trong cộng đoàn Giáo Hội, nơi mà người cai quản không phải là người lớn, nhưng là người phục vụ (Xc Lc 22,26). Vì thế, hỡi các phó tế, trong sự dịu dàng, ơn gọi của các thầy là người phục vụ bác ái được trưởng thành”
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Sau thánh Phaolô Tông Đồ và viên bách quân, trong các bài đọc hôm nay, có một người tôi tớ thứ ba, đó là người được Chúa Giêsu chữa lành. Trong trình thuật có kể rằng người đầy tớ ấy rất được chủ thương và lúc ấy đang bị bệnh, ta không biết đó là bệnh nặng hay không (v. 2). Một cách nào đó chúng ta cũng có thể nhận ra mình nơi người đầy tớ ấy. Mỗi người chúng ta cũng rất được Thiên Chúa thương yêu, được Chúa chọn, và được kêu gọi phục vụ, nhưng trước tiên cần được chữa lành trong nội tâm. Để có thể phục vụ, chúng ta cần sức khỏe tâm hồn, một con tim được Thiên Chúa chữa lành, cảm thấy được tha thứ, và không khép kín, cũng chẳng cứng cỏi.. Mỗi ngày chúng ta nên cầu nguyện để được ơn này, xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, trở nên giống Chúa, Đấng không “gọi chúng ta là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu” (Xc Ga 15,,15). Các phó tế thân mến, anh em có thể cầu xin mỗi ngày ơn này trong kinh nguyện, trong kinh nguyện nơi mà anh em trình bày những vất vả, những bất trắc, những mệt mỏi, và hy vọng: một kinh nguyện chân thành, trình bày cuộc sống cho Chúa, và mang Chúa vào trong cuộc sống. Và khi phục vụ bàn tiệc Thánh Thể, nơi anh em sẽ tìm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng hiến mình cho chúng ta, để anh em có thể hiến mình cho tha nhân.
Trong số 5 ý nguyện được xướng lên trong phần lời nguyện phổ quát sau kinh Tin Kính, cũng có 1 ý nguyện tiếng Việt được thày phó tế Giuse Nguyễn Sĩ Bạch thuộc tổng giáo phận Galveston Houston, Texas.
Trong phần dâng lễ vật, có 3 phó tế vĩnh viễn cùng với phu nhân và con cái đã mang bánh rượu cho Đức Thánh Cha..
Thánh lễ kéo dài 1 giờ 20 phút và kết thúc lúc gần 12 giờ. Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh truyền tin ngay lúc đó. Lúc này số người hiện diện tại Quảng trường tăng lên 50 ngàn người. Trong bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha đặc biệt chào thăm các thày Phó tế đến từ Italia và các nước khác. Ngài nói:
Cám ơn sự hiện diện của anh em hôm nay, nhất là sự hiện diện của anh em trong Giáo Hội!
Tôi chào thăm tất cả các tín hữu hành hương, cách riêng hiệp hội Âu Châu những người bảo vệ lịch sử, những người tham gia Con đường Tha thứ do phong trào thánh Celestino cổ võ..
Ngoài ra tôi cũng nhắc đến Ngày Toàn Quốc Thoa dịu, nhắm giúp đỡ con người sống trọn giai đoạn chót của cuộc sống trần thế; tôi cũng nhắc đến cuộc hành hương truyền thống ngày hôm nay ở Ba Lan tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary: Xin Đức Mẹ từ bi nâng đỡ các gia đình và người trẻ đang tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Cracovia.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc thêm rằng ngày 1-6 tới đây, nhân Ngày Thế Giới các trẻ em, các cộng đoàn Kitô ở Syria, Công Giáo cũng như chính thống giáo, cùng đặc biệt cầu nguyện với nhau cho hòa bình, và những người nắm vai chính trong ngày cầu nguyện này là các trẻ em.. Các trẻ em Syria mời gọi các trẻ em thế giới hãy hiệp ý với các em để cầu nguyện cho hòa bình.
Chúng ta hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria cho các ý nguyện đó, đồng thời chúng ta phó thác cho mẹ cuộc sống và sứ vụ của tất cả các phó tế trên thế giới.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng Chúa Nhật 29-5-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân Ngày Năm Thánh của các phó tế vĩnh viễn.
Tham dự thánh lễ có khoảng 30 ngàn người, trong đó có hơn 2 ngàn thầy phó tế trong phẩm phục phụng vụ, ngồi hai bên lễ đài, và có 250 phó tế đặc trách việc phân phát Mình Thánh Chúa ở khu vực vốn dành cho ca đoàn. Từ Hoa Kỳ có hơn 15 phó tế vĩnh viễn người Việt, cùng với phu nhân và nhiều thân hữu tháp tùng, tổng cộng khoảng hơn 70 người. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 12 Hồng Y và Giám Mục cùng với khoảng 50 linh mục.
Các lời nguyện và bài đọc được lấy từ Chúa Nhật thứ 9 thường niên, vì tại Vatican, lễ kính Mình Thánh Chúa đã được cử hành hôm thứ năm, 26-5 vừa qua.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã quảng diễn chức năng phục vụ của các phó tế và các điều kiện để thi hành nhiệm vụ này. Ngài nói:
“Tôi tớ Đức Kitô” (Gl 1,10). Chúng ta đã nghe thành ngữ này, thánh Phaolô thường dùng để mô tả mình, khi viết cho các tín hữu thành Galát. Đầu lá thư, ngài tự giới thiệu là “tông đồ” do thánh ý Chúa Giêsu (Xc Gl 1,1). Hai từ ngữ, 'tông đồ và tôi tớ', đi chung với nhau, không bao giờ có thể tách biệt nhau; đó là hai mặt của cùng một mềđai: ai loan báo Chúa Giêsu thì được kêu gọi phục vụ và ai phục vụ thì loan báo Chúa Giêsu.
Chúa đã tỏ cho chúng ta điều đó trước tiên: Ngài là Lời của Chúa Cha, là người mang tin vui cho chúng ta (Is 61,1). Chính Ngài là tin vui (Xc Lc 4,18), đã trở nên tôi tớ chúng ta (Pl 2,7). “Ngài trở nên người phục vụ (diacono) mọi người”, như một Giáo Phụ đã viết (Policarpo, Ad Phil. V,2). Như Chúa đã làm, những người được kêu gọi trở thành người loan báo cũng được mời gọi làm như vậy. Các môn đệ của Chúa Giêsu không thể đi con đường khác với con đường của Thầy, nếu họ muốn loan báo thì cũng phải noi gương Chúa như thánh Phaolô đã làm, nghĩa là mong ước trở nên người tôi tớ phục vụ. Nói khác đi, nếu loan báo Tin Mừng là sứ mạng được ủy thác cho mỗi Kitô hữu khi chịu phép rửa tội, thì phục vụ chính là cách thức sống sứ vụ, là cách duy nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu. Họ là một chứng nhân làm như Chúa: là người phục vụ anh chị em mình, không mỏi mệt vì Chúa Kitô khiêm hạ, không mệt mỏi vì đời sống Kitô là một đời sống phục vụ.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Bắt đầu từ đâu để trở thành “những người tôi tớ tốt lành và trung tín” (Xc Mt 25,21)? Như bước đầu tiên, chúng ta được mời gọi hãy sống sẵn sàng. Người tôi tớ hằng ngày học cách từ bỏ thái độ muốn thu xếp mọi sự cho mình và tự quyết định như mình muốn. Mỗi sáng họ tập luyện hiến mạng sống, nghĩ rằng mỗi ngày không phải là của mình, nhưng cần phải sống ngày ấy như một sự giao nạp chính mình. Thực vậy, người phục vụ không phải là người giữ chặt thời gian riêng cho mình, trái lại họ từ bỏ không trở thành chủ nhân ông ngày của mình. Họ biết rằng thời gian mình sống không thuộc về mình, nhưng là một hồng ân lãnh nhận từ Thiên Chúa để cống hiến cho tha nhân: chỉ như thế họ mới có thể mang lại hoa trái thực sự. Người phục vụ không phải là đầy tớ chương trình hành động mà họ thiết định, nhưng với tâm hồn ngoan ngoãn, họ sẵn sàng đối với những gì không được đề ra trong chương trình: họ sẵn sàng đối với người anh em, và cởi mở đối với những gì bất ngờ, chẳng bao giờ thiếu và thường là sự bất ngờ của Thiên Chúa. Người phục vụ biết mở cửa thời gian và không gian của mình cho người ở cạnh và cả những người gõ cửa ngoài giờ, dù phải hy sinh, gián đoạn điều họ thích hoặc sự nghỉ ngơi mà họ đáng được hưởng. Người phục vụ không giữ chặt thời khóa biểu. Tôi cảm thấy đau lòng khi thấy thời khóa biểu trong các giáo xứ, từ giờ này đến giờ này. Và rồi chẳng có cánh cửa mở rộng, không có linh mục, không có phó tế, cũng chẳng có giáo dân đón tiếp.. Thật là điều đau lòng. Hãy có can đảm coi nhẹ thời khóa biểu. Vì thế, các phó tế thân mến, khi sống thái độ sẵn sàng, việc phục vụ của anh em sẽ không có sự tính toán hơn thiệt và được phong phú theo tinh thần Phúc Âm.
Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Bài Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về việc phục vụ, trình bày cho chúng ta 2 người đầy tớ, từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học quí giá: người đầy tớ của quan bách quân, được Chúa Giêsu chữa lành, và chính quan bách quân ấy, phục vụ hoàng đế. Những lời của ông nói với Chúa Giêsu, để Ngài khỏi mất công đến nhà ông, thật là gây ngạc nhiên và thường trái ngược với kinh nguyện của chúng ta: “Lạy Chúa, xin đừng mất công! Con không đáng Chúa ngự vào nhà con” (Lc 7,,6); “Con không thấy mình xứng đáng được đến cùng Chúa” (v.7); “cả tôi cũng ở thân phận bề dưới” (v.8). Đứng trước những lời này, Chúa Giêsu tỏ ra ngưỡng mộ. Ngài cảm kích vì lòng khiêm tốn sâu xa của quan bách quân, sự dịu dàng hiền từ của ông. Sự hiền từ là một trong những nhân đức của các phó tế. Khi phó tế hiền từ, thì thầy là người phục vụ, và không chơi trò bắt chước các linh mục.. Đứng trước vấn đề đang làm ông bận tâm, lẽ ra ông có thể hành động một cách khác và đòi được nghe lời, dùng quyền uy của mình; lẽ ra ông có thể nài nỉ, nhấn mạnh và thậm chí có thể buộc Chúa Giêsu đến nhà ông. Trái lại, ông trở nên bé nhỏ, kín đáo, không lên giọng, không muốn làm phiền. Có lẽ vô tình, ông đã hành động theo kiểu của Thiên Chúa, là “Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Thực vậy, Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu Ngài hạ mình đến độ phục vụ chúng ta: Ngài kiên nhẫn, từ nhân, luôn mau mắn và sẵn sàng đối với chúng ta, chịu đau khổ vì những lầm lỗi của chúng ta và tìm cách giúp đỡ, làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Đây cũng là những nét hiền lành và khiêm tốt trong việc phục vụ theo tinh thần Kitô, đó là “bắt chước Thiên Chúa trong việc phục vụ tha nhân: đón nhận họ với lòng yêu thương kiên nhẫn, cảm thông họ mà không mệt mỏi, làm cho họ cảm thấy được đón nhận, thoải mái, trong cộng đoàn Giáo Hội, nơi mà người cai quản không phải là người lớn, nhưng là người phục vụ (Xc Lc 22,26). Vì thế, hỡi các phó tế, trong sự dịu dàng, ơn gọi của các thầy là người phục vụ bác ái được trưởng thành”
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng:
“Sau thánh Phaolô Tông Đồ và viên bách quân, trong các bài đọc hôm nay, có một người tôi tớ thứ ba, đó là người được Chúa Giêsu chữa lành. Trong trình thuật có kể rằng người đầy tớ ấy rất được chủ thương và lúc ấy đang bị bệnh, ta không biết đó là bệnh nặng hay không (v. 2). Một cách nào đó chúng ta cũng có thể nhận ra mình nơi người đầy tớ ấy. Mỗi người chúng ta cũng rất được Thiên Chúa thương yêu, được Chúa chọn, và được kêu gọi phục vụ, nhưng trước tiên cần được chữa lành trong nội tâm. Để có thể phục vụ, chúng ta cần sức khỏe tâm hồn, một con tim được Thiên Chúa chữa lành, cảm thấy được tha thứ, và không khép kín, cũng chẳng cứng cỏi.. Mỗi ngày chúng ta nên cầu nguyện để được ơn này, xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, trở nên giống Chúa, Đấng không “gọi chúng ta là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu” (Xc Ga 15,,15). Các phó tế thân mến, anh em có thể cầu xin mỗi ngày ơn này trong kinh nguyện, trong kinh nguyện nơi mà anh em trình bày những vất vả, những bất trắc, những mệt mỏi, và hy vọng: một kinh nguyện chân thành, trình bày cuộc sống cho Chúa, và mang Chúa vào trong cuộc sống. Và khi phục vụ bàn tiệc Thánh Thể, nơi anh em sẽ tìm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng hiến mình cho chúng ta, để anh em có thể hiến mình cho tha nhân.
Trong số 5 ý nguyện được xướng lên trong phần lời nguyện phổ quát sau kinh Tin Kính, cũng có 1 ý nguyện tiếng Việt được thày phó tế Giuse Nguyễn Sĩ Bạch thuộc tổng giáo phận Galveston Houston, Texas.
Trong phần dâng lễ vật, có 3 phó tế vĩnh viễn cùng với phu nhân và con cái đã mang bánh rượu cho Đức Thánh Cha..
Thánh lễ kéo dài 1 giờ 20 phút và kết thúc lúc gần 12 giờ. Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh truyền tin ngay lúc đó. Lúc này số người hiện diện tại Quảng trường tăng lên 50 ngàn người. Trong bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha đặc biệt chào thăm các thày Phó tế đến từ Italia và các nước khác. Ngài nói:
Cám ơn sự hiện diện của anh em hôm nay, nhất là sự hiện diện của anh em trong Giáo Hội!
Tôi chào thăm tất cả các tín hữu hành hương, cách riêng hiệp hội Âu Châu những người bảo vệ lịch sử, những người tham gia Con đường Tha thứ do phong trào thánh Celestino cổ võ..
Ngoài ra tôi cũng nhắc đến Ngày Toàn Quốc Thoa dịu, nhắm giúp đỡ con người sống trọn giai đoạn chót của cuộc sống trần thế; tôi cũng nhắc đến cuộc hành hương truyền thống ngày hôm nay ở Ba Lan tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary: Xin Đức Mẹ từ bi nâng đỡ các gia đình và người trẻ đang tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Cracovia.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắc thêm rằng ngày 1-6 tới đây, nhân Ngày Thế Giới các trẻ em, các cộng đoàn Kitô ở Syria, Công Giáo cũng như chính thống giáo, cùng đặc biệt cầu nguyện với nhau cho hòa bình, và những người nắm vai chính trong ngày cầu nguyện này là các trẻ em.. Các trẻ em Syria mời gọi các trẻ em thế giới hãy hiệp ý với các em để cầu nguyện cho hòa bình.
Chúng ta hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria cho các ý nguyện đó, đồng thời chúng ta phó thác cho mẹ cuộc sống và sứ vụ của tất cả các phó tế trên thế giới.