Cuộc tổng tuyển cử tại Úc để bầu một quốc hội mới và do đó, một chính phủ mới, đã khởi đầu gần hai tuần qua. Nhiều người tỏ ra thờ ơ với cuộc bầu cử mà họ cho là nhạt nhẽo này, dù Úc đang trải qua nhiều biến động chính trị. Phải chăng một phần do hình ảnh thiếu lôi cuốn của cả hai lãnh tụ Tự Do và Lao Động. Tự Do có vẻ đang thắng thế nhờ vấn đề an toàn biên giới, một vấn đề đang phân hóa Lao Động. Nhưng kết quả thăm dò cho thấy sự thắng thế này khá mỏng manh. Tuy nhiên, dù Đảng nào thắng lần này, thì chiều hướng văn hóa vứt bỏ vẫn hằng ngày lấn đất giành dân, khiến hàng giám mục Úc lo âu qua thư chung “Một Lá Phiếu Cho Người Không Có Tiếng Nói” gửi dân Chúa toàn quốc gần đây. Sau đây là nguyên văn thư chung này:
Người Úc lại một lần nữa tới các phòng phiếu. Ta làm thế là nhờ sự kiện này: diễn trình bầu cử sẽ không có bạo lực như ở những nơi khác. Hệ thống chính trị của ta có thể có những vấn nạn của nó nhưng ta có một nền dân chủ ổn định, không bị coi là chuyện đương nhiên. Cả phẩm chất của những người tự tiến cử mình để được bầu vào Quốc Hội Liên Bang cũng thế. Ta mang ơn họ vì sự sẵn sàng phục vụ này.
Trong chiến dịch tranh cử lâu dài, người ta sẽ nói nhiều tới kinh tế và nhu cầu phải quản trị tốt nền kinh tế ở thời buổi khá bất trắc này. Cả hai phía của chính trị đều sẽ nói lên thành tích kinh tế của mình để chiếm được quyền lực.
Dĩ nhiên, kinh tế là điều quan trọng và quả nó cần một nền quản trị có cơ sở. Nhưng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhấn mạnh, kinh tế cũng có nguy cơ trở thành một thứ ngẫu thần mà ngay cả những con người nhân bản cũng phải bị dâng lên làm hy lễ.
Viễn ảnh trên dẫn tới điều Đức Giáo Hoàng gọi là nền văn hóa vứt bỏ, một nền văn hóa tiêu thụ quá trớn, trong đó, mọi sự đều bị vứt bỏ, phí phạm, ngay cả những con người nhân bản. Tiếng nói của những con người bị vứt bỏ sẽ không được nghe thấy trong chiến dịch lâu dài và ầm ĩ này. Gương mặt của họ sẽ không ai nhìn thấy trong các tờ quảng cáo. Ấy thế nhưng, nếu tiếng nói của họ không được nghe thấy và nếu gương mặt của họ không ai nhìn thấy, ta sẽ không có một xã hội thực sự nhân bản trong đó, việc quản trị kinh tế phục vụ các con người nhân bản chứ không ngược lại.
Đó là lý do các giám mục chúng tôi muốn nói đôi lời như là một phần trong chiến dịch này, không phải để thúc đẩy một đường lối ý thức hệ hay đơn giản chỉ để bênh vực quyền lợi của Giáo Hội mà là để đem lại tiếng nói cho người không có tiếng nói và làm cho gương mặt của họ được người ta nhìn thấy, dù chỉ vắn vỏi trong một lời tuyên bố như lời tuyên bố này.
Trong số những người bị vứt bỏ trong nền văn hóa vứt bỏ này, có:
* Người tỵ nạn và tầm trú, những người thường bị coi như một vấn đề cần giải quyết chứ không phải những con người nhân bản đang cần sự giúp đỡ của ta.
* Người thổ dân, những người mà tiếng kêu van được thừa nhận chẳng được mấy ai nghe và là những người chịu nhiều bất công trong hệ thống công lý của ta.
* Các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, những người vừa xuất đầu lộ diện khỏi bóng tối và tiếng nói của họ nay đã được nghe thấy, đòi sửa sai và hàn gắn.
* Các nạn nhân của bạo hành gia đình, những người thường không ai thấy, không ai nghe, nấp sau những cánh cửa đóng kín, không có nơi để đi, không có ai để trông nhờ.
* Những người đang trong bụng mẹ, vốn là những người ít được bảo vệ hơn hết, có nguy cơ bị tước đoạt quyền căn bản nhất trong các nhân quyền, đó là quyền sống.
* Người cao niên, những người có lúc bị coi là gánh nặng kinh tế vì nay đã hết khả năng “sản xuất” hay tiêu thụ theo các đòi hỏi của kinh tế.
* Người bị bệnh tâm thần, những người xem ra không thích hợp với các khuôn mẫu tác phong được xã hội chấp nhận và thường được coi là không đóng góp gì cho xã hội, do đó, kết cục bị cho vào rọ.
* Những người nghiện ngập, những người không tìm được lối thoát khỏi vòng hãm hại của rượu, của ma túy, bài bạc hoặc văn hóa khiêu dâm.
* Những người sa vào mạng lưới nô dịch mới, tức các nạn nhân của nô lệ tình dục hay sở làm.
* Những người cực nghèo ở nước ngoài, tức những người đang hướng về nước Úc giầu có mong nhận được sự giúp đỡ họ rất cần, thường chỉ để sống sót, nhưng thấy đất nước ta càng ngày càng kém quảng đại.
Có nhiều người khác trong cộng đồng ta, hoặc gần hoặc xa, mà tiếng nói không được ai nghe, mà khuôn mặt không được ai thấy. Họ bị coi là như không về chính trị. Họ không có tính quyết định đối với bất cứ đơn vị bấp bênh (marginal seat) nào hay quyết định được bất cứ kết quả bầu cử nào. Ấy thế nhưng, bất cứ xã hội nào, nhiên hậu, đều sẽ bị phán xét không phải vì việc ta đã quản trị khéo nền kinh tế ra sao mà là vì việc ta đã đối xử tốt ra sao với những người bị vứt bỏ.
Vậy ai là những người không được ai nghe và thấy? Việc nước Úc chăm sóc cho họ có nghĩa gì? Nếu ta bỏ sót không đặt ra các câu hỏi như thế và tìm cách trả lời, thì phần lớn những gì đang diễn ra trong chiến dịch tranh cử lần này hay lần khác chỉ là vở tuồng chính trị không hề giải quyết được các vấn đề có thực chất.
Nhưng không phải chỉ có các cá nhân mới bị vứt bỏ. Môi trường, cả môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên, đều cũng chịu chung số phận. Ở giữa lòng môi trường xã hội lành mạnh là hôn nhân và gia đình. Ấy thế nhưng các quyết định chính trị có thể kết cục ở chỗ phá hoại hôn nhân và càng ngày càng cung cấp ít trợ giúp hơn cho các gia đình, bất chấp những lời hoa mỹ muốn nói khác đi.
Sự thực là: trong các năm gần đây, các quyết định kinh tế ngày càng ít thuận lợi cho các gia đình; và trong tương lai, rất có thể các quyết định chính trị sẽ càng phá hoại hơn nữa phẩm giá và tính độc đáo của hôn nhân hiểu như sự kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ủng hộ hôn nhân và gia đình dường như không còm kiếm được phiếu bầu nữa, đến nỗi, ngay định chế nền tảng nhất của con người, một định chế mà sự lành mạnh của một xã hội tùy thuộc vào, cũng có thể trở thành một phần của nền văn hóa vứt bỏ, hay tốt nhất, cũng chỉ là một phụ thuộc nhiệm ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói rằng: vào lúc này, trái đất cũng đang kêu gào công lý. Môi trường tự nhiên, lãnh thổ ta đang sinh sống, không khí ta đang hít thở, nước nôi ta đang uống, cả nó cũng có thể trở thành không tiếng nói, đến nỗi tiếng kêu gào công lý của trái đất cũng có thể không được ai nghe thấy. Nay là lúc phải hành động, để môi trường tự nhiên có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của con người thay vì bị hy sinh cho thần tài kinh tế. Ta cần một nền kinh tế thực sự nhân bản, không bị thần hóa một cách ngẫu tượng. Điều này không có nghĩa là thần hóa thế giới tự nhiên, nhưng có nghĩa: đối xử với nó một cách kính trọng và coi nó như hồng phúc cần được tiếp nhận một cách biết ơn hơn là như một tài nguyên để cưỡng đoạt thỏa thích.
Là Kitô hữu, ta cũng không thể tự để mình thành không tiếng nói trong chiến dịch tranh cử lần này. Ta phải làm cho các tiếng nói của ta về đủ mọi loại vấn đề được người ta nghe thấy. Nhưng, để làm được việc này, trước hết, ta phải biết lắng nghe, không những lắng nghe tiếng nói của người không có tiếng nói, mà còn lắng nghe cả tiếng nói của Thiên Chúa nữa. Đó là lý do tại sao đối với Kitô hữu và nhiều người khác, cầu nguyện là phần chủ yếu của hành trình tranh cử lâu dài này. Ta hiểu cầu nguyện trước nhất là lắng nghe Thiên Chúa, Đấng có lời để nói với ta trong tất cả các vấn đề này, Đấng Thiên Chúa không phải là không có tiếng nói hay không có khuôn mặt. Nếu ta biết lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, thì có cơ may ta sẽ có khả năng nói bằng tiếng nói không phải chỉ của riêng ta.
Lắng nghe Thiên Chúa và người không có tiếng nói, cuối cùng, chỉ là một. Khi nghe tiếng nói của họ, ta nghe được tiếng nói của Thiên Chúa. Đó là nơi Thiên Chúa hiện hữu; đó là cách thông đạt của Thiên Chúa.
Chúng ta hy vọng rằng ít nhất đối với các Kitô hữu chúng ta, và nhất là các chính trị gia Kitô Giáo, chiến dịch bầu cử lần này sẽ không là thời gian để nói loanh quanh và khoa trương mà là thời gian để nói khôn ngoan và chân thực xuất phát từ một lắng nghe sâu sắc và khiêm nhường. Chỉ lúc đó, lá phiếu của chúng ta mới là một lá phiếu có lợi cho một cộng đồng, trong đó, không ai bị vứt bỏ, mọi tiếng nói đều được nghe thấy và mọi khuôn mặt đều được nhìn thấy.
Người Úc lại một lần nữa tới các phòng phiếu. Ta làm thế là nhờ sự kiện này: diễn trình bầu cử sẽ không có bạo lực như ở những nơi khác. Hệ thống chính trị của ta có thể có những vấn nạn của nó nhưng ta có một nền dân chủ ổn định, không bị coi là chuyện đương nhiên. Cả phẩm chất của những người tự tiến cử mình để được bầu vào Quốc Hội Liên Bang cũng thế. Ta mang ơn họ vì sự sẵn sàng phục vụ này.
Trong chiến dịch tranh cử lâu dài, người ta sẽ nói nhiều tới kinh tế và nhu cầu phải quản trị tốt nền kinh tế ở thời buổi khá bất trắc này. Cả hai phía của chính trị đều sẽ nói lên thành tích kinh tế của mình để chiếm được quyền lực.
Dĩ nhiên, kinh tế là điều quan trọng và quả nó cần một nền quản trị có cơ sở. Nhưng, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nhấn mạnh, kinh tế cũng có nguy cơ trở thành một thứ ngẫu thần mà ngay cả những con người nhân bản cũng phải bị dâng lên làm hy lễ.
Viễn ảnh trên dẫn tới điều Đức Giáo Hoàng gọi là nền văn hóa vứt bỏ, một nền văn hóa tiêu thụ quá trớn, trong đó, mọi sự đều bị vứt bỏ, phí phạm, ngay cả những con người nhân bản. Tiếng nói của những con người bị vứt bỏ sẽ không được nghe thấy trong chiến dịch lâu dài và ầm ĩ này. Gương mặt của họ sẽ không ai nhìn thấy trong các tờ quảng cáo. Ấy thế nhưng, nếu tiếng nói của họ không được nghe thấy và nếu gương mặt của họ không ai nhìn thấy, ta sẽ không có một xã hội thực sự nhân bản trong đó, việc quản trị kinh tế phục vụ các con người nhân bản chứ không ngược lại.
Đó là lý do các giám mục chúng tôi muốn nói đôi lời như là một phần trong chiến dịch này, không phải để thúc đẩy một đường lối ý thức hệ hay đơn giản chỉ để bênh vực quyền lợi của Giáo Hội mà là để đem lại tiếng nói cho người không có tiếng nói và làm cho gương mặt của họ được người ta nhìn thấy, dù chỉ vắn vỏi trong một lời tuyên bố như lời tuyên bố này.
Trong số những người bị vứt bỏ trong nền văn hóa vứt bỏ này, có:
* Người tỵ nạn và tầm trú, những người thường bị coi như một vấn đề cần giải quyết chứ không phải những con người nhân bản đang cần sự giúp đỡ của ta.
* Người thổ dân, những người mà tiếng kêu van được thừa nhận chẳng được mấy ai nghe và là những người chịu nhiều bất công trong hệ thống công lý của ta.
* Các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, những người vừa xuất đầu lộ diện khỏi bóng tối và tiếng nói của họ nay đã được nghe thấy, đòi sửa sai và hàn gắn.
* Các nạn nhân của bạo hành gia đình, những người thường không ai thấy, không ai nghe, nấp sau những cánh cửa đóng kín, không có nơi để đi, không có ai để trông nhờ.
* Những người đang trong bụng mẹ, vốn là những người ít được bảo vệ hơn hết, có nguy cơ bị tước đoạt quyền căn bản nhất trong các nhân quyền, đó là quyền sống.
* Người cao niên, những người có lúc bị coi là gánh nặng kinh tế vì nay đã hết khả năng “sản xuất” hay tiêu thụ theo các đòi hỏi của kinh tế.
* Người bị bệnh tâm thần, những người xem ra không thích hợp với các khuôn mẫu tác phong được xã hội chấp nhận và thường được coi là không đóng góp gì cho xã hội, do đó, kết cục bị cho vào rọ.
* Những người nghiện ngập, những người không tìm được lối thoát khỏi vòng hãm hại của rượu, của ma túy, bài bạc hoặc văn hóa khiêu dâm.
* Những người sa vào mạng lưới nô dịch mới, tức các nạn nhân của nô lệ tình dục hay sở làm.
* Những người cực nghèo ở nước ngoài, tức những người đang hướng về nước Úc giầu có mong nhận được sự giúp đỡ họ rất cần, thường chỉ để sống sót, nhưng thấy đất nước ta càng ngày càng kém quảng đại.
Có nhiều người khác trong cộng đồng ta, hoặc gần hoặc xa, mà tiếng nói không được ai nghe, mà khuôn mặt không được ai thấy. Họ bị coi là như không về chính trị. Họ không có tính quyết định đối với bất cứ đơn vị bấp bênh (marginal seat) nào hay quyết định được bất cứ kết quả bầu cử nào. Ấy thế nhưng, bất cứ xã hội nào, nhiên hậu, đều sẽ bị phán xét không phải vì việc ta đã quản trị khéo nền kinh tế ra sao mà là vì việc ta đã đối xử tốt ra sao với những người bị vứt bỏ.
Vậy ai là những người không được ai nghe và thấy? Việc nước Úc chăm sóc cho họ có nghĩa gì? Nếu ta bỏ sót không đặt ra các câu hỏi như thế và tìm cách trả lời, thì phần lớn những gì đang diễn ra trong chiến dịch tranh cử lần này hay lần khác chỉ là vở tuồng chính trị không hề giải quyết được các vấn đề có thực chất.
Nhưng không phải chỉ có các cá nhân mới bị vứt bỏ. Môi trường, cả môi trường xã hội lẫn môi trường tự nhiên, đều cũng chịu chung số phận. Ở giữa lòng môi trường xã hội lành mạnh là hôn nhân và gia đình. Ấy thế nhưng các quyết định chính trị có thể kết cục ở chỗ phá hoại hôn nhân và càng ngày càng cung cấp ít trợ giúp hơn cho các gia đình, bất chấp những lời hoa mỹ muốn nói khác đi.
Sự thực là: trong các năm gần đây, các quyết định kinh tế ngày càng ít thuận lợi cho các gia đình; và trong tương lai, rất có thể các quyết định chính trị sẽ càng phá hoại hơn nữa phẩm giá và tính độc đáo của hôn nhân hiểu như sự kết hợp suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Ủng hộ hôn nhân và gia đình dường như không còm kiếm được phiếu bầu nữa, đến nỗi, ngay định chế nền tảng nhất của con người, một định chế mà sự lành mạnh của một xã hội tùy thuộc vào, cũng có thể trở thành một phần của nền văn hóa vứt bỏ, hay tốt nhất, cũng chỉ là một phụ thuộc nhiệm ý.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói rằng: vào lúc này, trái đất cũng đang kêu gào công lý. Môi trường tự nhiên, lãnh thổ ta đang sinh sống, không khí ta đang hít thở, nước nôi ta đang uống, cả nó cũng có thể trở thành không tiếng nói, đến nỗi tiếng kêu gào công lý của trái đất cũng có thể không được ai nghe thấy. Nay là lúc phải hành động, để môi trường tự nhiên có khả năng thỏa mãn các nhu cầu của con người thay vì bị hy sinh cho thần tài kinh tế. Ta cần một nền kinh tế thực sự nhân bản, không bị thần hóa một cách ngẫu tượng. Điều này không có nghĩa là thần hóa thế giới tự nhiên, nhưng có nghĩa: đối xử với nó một cách kính trọng và coi nó như hồng phúc cần được tiếp nhận một cách biết ơn hơn là như một tài nguyên để cưỡng đoạt thỏa thích.
Là Kitô hữu, ta cũng không thể tự để mình thành không tiếng nói trong chiến dịch tranh cử lần này. Ta phải làm cho các tiếng nói của ta về đủ mọi loại vấn đề được người ta nghe thấy. Nhưng, để làm được việc này, trước hết, ta phải biết lắng nghe, không những lắng nghe tiếng nói của người không có tiếng nói, mà còn lắng nghe cả tiếng nói của Thiên Chúa nữa. Đó là lý do tại sao đối với Kitô hữu và nhiều người khác, cầu nguyện là phần chủ yếu của hành trình tranh cử lâu dài này. Ta hiểu cầu nguyện trước nhất là lắng nghe Thiên Chúa, Đấng có lời để nói với ta trong tất cả các vấn đề này, Đấng Thiên Chúa không phải là không có tiếng nói hay không có khuôn mặt. Nếu ta biết lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, thì có cơ may ta sẽ có khả năng nói bằng tiếng nói không phải chỉ của riêng ta.
Lắng nghe Thiên Chúa và người không có tiếng nói, cuối cùng, chỉ là một. Khi nghe tiếng nói của họ, ta nghe được tiếng nói của Thiên Chúa. Đó là nơi Thiên Chúa hiện hữu; đó là cách thông đạt của Thiên Chúa.
Chúng ta hy vọng rằng ít nhất đối với các Kitô hữu chúng ta, và nhất là các chính trị gia Kitô Giáo, chiến dịch bầu cử lần này sẽ không là thời gian để nói loanh quanh và khoa trương mà là thời gian để nói khôn ngoan và chân thực xuất phát từ một lắng nghe sâu sắc và khiêm nhường. Chỉ lúc đó, lá phiếu của chúng ta mới là một lá phiếu có lợi cho một cộng đồng, trong đó, không ai bị vứt bỏ, mọi tiếng nói đều được nghe thấy và mọi khuôn mặt đều được nhìn thấy.