Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật, 08 tháng 05, với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn trời cao, nhưng không quên dấn thân làm chứng tá cho Tin Mừng của Chúa trong đời sống thường nhật.
Ngài nói:
Hôm nay, tại Italia và các nước khác, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, diễn ra 40 ngày sau khi sống lại. Chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Giêsu ra khỏi không gian trần thế của chúng ta để đi vào vinh quang sung mãn của Thiên Chúa, mang theo nhân tính của chúng ta. Tin Mừng theo thánh Luca tỏ cho chúng ta thấy phản ứng của các môn đệ trước Chúa “Ngài tách rời khỏi họ và được đưa lên trời” (24,51). Các môn đệ không cảm thấy đau khổ và ngỡ ngàng, nhưng “họ phủ phục trước Chúa; rồi trở về Jerusalem rất vui mừng” (v.52). Đó là sự trở về của những người không còn sợ thành thị đã phủ nhận Thầy của họ, thành ấy đã thấy sự phản bội của Giuda và sự chối thầy của Phêrô, sự phân tán các môn đệ và bạo lực của nhà cầm quyền cảm thấy bị đe dọa.
“Từ ngày ấy, đối với các Tông Đồ và mỗi môn đệ Chúa Kitô, họ có thể ở lại Jerusalem và trong tất cả các thành thị trên thế giới, cả trong những thành bị chao đảo vì bất công và bạo lực, vì trên mỗi thành có cùng một bầu trời và mỗi người dân có thể ngẩng lên nhìn trời trong niềm hy vọng. Trong bầu trời ấy có Thiên Chúa ngự trị, Ngài đã tỏ ra gần gũi đến độ đã nhận lấy khuôn mặt của một người, Đức Giêsu thành Nazareth. Ngài vẫn luôn là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta và không để chúng ta lẻ loi! Chúng ta có thể nhìn lên cao để nhận ra trước mặt tương lai chúng ta. Trong biến cố Chúa Giêsu lên trời, Đấng đã Chịu Đóng Đanh sống lại, có lời hứa chúng ta được tham dự vào cuộc sống sung mãn nơi Thiên Chúa.
“Trước khi rời các bạn hữu của Ngài, Chúa Giêsu, nhắc đến biến cố Ngài chịu chết và sống lại, và nói với họ: “Các con sẽ là chứng nhân về biến cố ấy” (v. 48). Thực vậy, sau khi thấy Chúa lên trời, các môn đệ trở về thành phố như những chứng nhân vui mừng loan báo cho mọi người sự sống mới đến từ Chúa Chịu đóng đanh và sống lại, nhân danh Ngài, sự hoán cải và tha thứ tội lỗi sẽ được rao giảng cho mọi dân tộc” (v.47). Đó là chứng tá, được thực hiện không những bằng lời nói nhưng còn bằng đời sống thường nhật - mà mỗi Chúa Nhật phải xuất phát từ các thánh đường của chúng ta để, trong tuần, đi vào các nhà ở, các công sở, trường học và những nơi nghỉ ngơi, giải trí, trong các nhà thương, nhà tù, các nhà dưỡng lão, các nơi đầy người di dân, trong các khu ngoại ô, v.v..
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Chúa Giêsu cam kết với chúng ta rằng trong lời loan báo và trong chứng tá ấy “sẽ có quyền năng từ trên cao” (v. 49), nghĩa là với quyền năng của Chúa Thánh Linh. Bí quyết của sứ mạng ấy là sự hiện diện của Chúa Phục Sinh nơi chúng ta, với ơn của Thánh Linh, Chúa tiếp tục mở tâm trí chúng ta, để loan báo tình thương và lòng thương xót của Ngài cả trong những môi trường khô cằn nhất trong các thành thị của chúng ta. Chính Chúa Thánh Linh là người thực sự thực hiện chứng tá đa dạng mà Giáo Hội và mỗi tín hữu đã chịu phép rửa đang thi hành trên thế giới. Vì thế, chúng ta không bao giờ có thể lơ là việc mặc niệm trong kinh nguyện để chúc tụng Thiên Chúa và cầu xin ơn của Chúa Thánh Linh. Trong tuần này, chúng ta hãy để tâm hồn mình ở trong Nhà Tiệc Ly, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, để đón nhận Chúa Thánh Linh. Và giờ đây, hiệp với các tín hữu tụ họp tại Đền Thánh Đức Mẹ Pompei nhân lễ khẩn nguyện theo truyền thống, để cầu xin các ơn ấy.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng: “hôm nay là ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 50 do Công đồng chung Vatican 2 mong muốn. Thực vậy, khi suy nghĩ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, các Nghị Phụ đã hiểu tầm quan trọng cốt yếu của truyền thông, chúng có thể bắc những nhịp cầu giữa các cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội, các dân tộc. Điều này diễn ra trong môi trường thể lý cũng như trong môi trường kỹ thuật số” (sứ điệp 2016). Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả những người hoạt động trong ngành truyền thông và cầu mong sao cho cách thức truyền thông trong Giáo Hội luôn có đặc tính Tin Mừng rõ rệt, một kiểu thức liên kết chân lý với lòng thương xót.
Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào thăm các tín hữu hành hương từ Roma và các nơi, đặc biệt là ở Ba Lan, cũng như những ngừơi tham dự cuộc tuần hành bênh vực sự sống.
Ngài không quên nhắc đến lễ các bà mẹ hôm qua, và mời gọi mọi người với lòng biết ơn hãy nhớ đến các bà mẹ, phó thác các bà mẹ cho Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu. Trong ý hướng đó ngài mời gọi mọi người cùng đọc một kinh Kính Mừng với ngài.
Cũng nên nhắc lại rằng Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày thế giới truyền thông xã hội năm nay có chủ đề là: “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.
Sứ điệp của có đoạn viết: “Chúng ta được kêu gọi đả thông với tất cả mọi người trong tư cách là con cái Thiên Chúa, không loại trừ một ai. Đặc biệt chính ngôn ngữ và hoạt động của Giáo Hội thông truyền lòng thương xót, đến độ đánh động tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung mãn là Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Cha sai đến để mang sự sống ấy cho tất cả mọi người... Thật là đẹp dường nào khi thấy những người dấn thân cân nhắc kỹ lưỡng những lời nói và cử chỉ để vượt thắng những hiểu lầm, chữa lành ký ức đã bị tổn thương, và kiến tạo an bình và hòa hợp. Những lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa con người, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này cần được diễn ra trong lãnh vực thể lý cũng như trong lãnh vực kỹ thuật số. Vì thế, những lời nói và hành động phải làm sao để giúp chúng ta ra khỏi những vòng lẩn quẩn lên án và báo thù tiếp tục đưa các cá nhân và quốc gia vào những cạm bẫy, khiến họ biểu lộ bằng những sứ điệp oán ghét nhau”.
Ngài nói:
Hôm nay, tại Italia và các nước khác, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, diễn ra 40 ngày sau khi sống lại. Chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Giêsu ra khỏi không gian trần thế của chúng ta để đi vào vinh quang sung mãn của Thiên Chúa, mang theo nhân tính của chúng ta. Tin Mừng theo thánh Luca tỏ cho chúng ta thấy phản ứng của các môn đệ trước Chúa “Ngài tách rời khỏi họ và được đưa lên trời” (24,51). Các môn đệ không cảm thấy đau khổ và ngỡ ngàng, nhưng “họ phủ phục trước Chúa; rồi trở về Jerusalem rất vui mừng” (v.52). Đó là sự trở về của những người không còn sợ thành thị đã phủ nhận Thầy của họ, thành ấy đã thấy sự phản bội của Giuda và sự chối thầy của Phêrô, sự phân tán các môn đệ và bạo lực của nhà cầm quyền cảm thấy bị đe dọa.
“Từ ngày ấy, đối với các Tông Đồ và mỗi môn đệ Chúa Kitô, họ có thể ở lại Jerusalem và trong tất cả các thành thị trên thế giới, cả trong những thành bị chao đảo vì bất công và bạo lực, vì trên mỗi thành có cùng một bầu trời và mỗi người dân có thể ngẩng lên nhìn trời trong niềm hy vọng. Trong bầu trời ấy có Thiên Chúa ngự trị, Ngài đã tỏ ra gần gũi đến độ đã nhận lấy khuôn mặt của một người, Đức Giêsu thành Nazareth. Ngài vẫn luôn là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta và không để chúng ta lẻ loi! Chúng ta có thể nhìn lên cao để nhận ra trước mặt tương lai chúng ta. Trong biến cố Chúa Giêsu lên trời, Đấng đã Chịu Đóng Đanh sống lại, có lời hứa chúng ta được tham dự vào cuộc sống sung mãn nơi Thiên Chúa.
“Trước khi rời các bạn hữu của Ngài, Chúa Giêsu, nhắc đến biến cố Ngài chịu chết và sống lại, và nói với họ: “Các con sẽ là chứng nhân về biến cố ấy” (v. 48). Thực vậy, sau khi thấy Chúa lên trời, các môn đệ trở về thành phố như những chứng nhân vui mừng loan báo cho mọi người sự sống mới đến từ Chúa Chịu đóng đanh và sống lại, nhân danh Ngài, sự hoán cải và tha thứ tội lỗi sẽ được rao giảng cho mọi dân tộc” (v.47). Đó là chứng tá, được thực hiện không những bằng lời nói nhưng còn bằng đời sống thường nhật - mà mỗi Chúa Nhật phải xuất phát từ các thánh đường của chúng ta để, trong tuần, đi vào các nhà ở, các công sở, trường học và những nơi nghỉ ngơi, giải trí, trong các nhà thương, nhà tù, các nhà dưỡng lão, các nơi đầy người di dân, trong các khu ngoại ô, v.v..
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Chúa Giêsu cam kết với chúng ta rằng trong lời loan báo và trong chứng tá ấy “sẽ có quyền năng từ trên cao” (v. 49), nghĩa là với quyền năng của Chúa Thánh Linh. Bí quyết của sứ mạng ấy là sự hiện diện của Chúa Phục Sinh nơi chúng ta, với ơn của Thánh Linh, Chúa tiếp tục mở tâm trí chúng ta, để loan báo tình thương và lòng thương xót của Ngài cả trong những môi trường khô cằn nhất trong các thành thị của chúng ta. Chính Chúa Thánh Linh là người thực sự thực hiện chứng tá đa dạng mà Giáo Hội và mỗi tín hữu đã chịu phép rửa đang thi hành trên thế giới. Vì thế, chúng ta không bao giờ có thể lơ là việc mặc niệm trong kinh nguyện để chúc tụng Thiên Chúa và cầu xin ơn của Chúa Thánh Linh. Trong tuần này, chúng ta hãy để tâm hồn mình ở trong Nhà Tiệc Ly, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, để đón nhận Chúa Thánh Linh. Và giờ đây, hiệp với các tín hữu tụ họp tại Đền Thánh Đức Mẹ Pompei nhân lễ khẩn nguyện theo truyền thống, để cầu xin các ơn ấy.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng: “hôm nay là ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 50 do Công đồng chung Vatican 2 mong muốn. Thực vậy, khi suy nghĩ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, các Nghị Phụ đã hiểu tầm quan trọng cốt yếu của truyền thông, chúng có thể bắc những nhịp cầu giữa các cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội, các dân tộc. Điều này diễn ra trong môi trường thể lý cũng như trong môi trường kỹ thuật số” (sứ điệp 2016). Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả những người hoạt động trong ngành truyền thông và cầu mong sao cho cách thức truyền thông trong Giáo Hội luôn có đặc tính Tin Mừng rõ rệt, một kiểu thức liên kết chân lý với lòng thương xót.
Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào thăm các tín hữu hành hương từ Roma và các nơi, đặc biệt là ở Ba Lan, cũng như những ngừơi tham dự cuộc tuần hành bênh vực sự sống.
Ngài không quên nhắc đến lễ các bà mẹ hôm qua, và mời gọi mọi người với lòng biết ơn hãy nhớ đến các bà mẹ, phó thác các bà mẹ cho Mẹ Maria là Mẹ Chúa Giêsu. Trong ý hướng đó ngài mời gọi mọi người cùng đọc một kinh Kính Mừng với ngài.
Cũng nên nhắc lại rằng Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày thế giới truyền thông xã hội năm nay có chủ đề là: “Truyền thông và lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ phong phú”.
Sứ điệp của có đoạn viết: “Chúng ta được kêu gọi đả thông với tất cả mọi người trong tư cách là con cái Thiên Chúa, không loại trừ một ai. Đặc biệt chính ngôn ngữ và hoạt động của Giáo Hội thông truyền lòng thương xót, đến độ đánh động tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường tiến về cuộc sống sung mãn là Chúa Giêsu Kitô, được Chúa Cha sai đến để mang sự sống ấy cho tất cả mọi người... Thật là đẹp dường nào khi thấy những người dấn thân cân nhắc kỹ lưỡng những lời nói và cử chỉ để vượt thắng những hiểu lầm, chữa lành ký ức đã bị tổn thương, và kiến tạo an bình và hòa hợp. Những lời nói có thể bắc những nhịp cầu giữa con người, các gia đình, các nhóm xã hội và các dân tộc với nhau. Điều này cần được diễn ra trong lãnh vực thể lý cũng như trong lãnh vực kỹ thuật số. Vì thế, những lời nói và hành động phải làm sao để giúp chúng ta ra khỏi những vòng lẩn quẩn lên án và báo thù tiếp tục đưa các cá nhân và quốc gia vào những cạm bẫy, khiến họ biểu lộ bằng những sứ điệp oán ghét nhau”.