Chương Ba: Nhìn lên Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình (tiếp theo)
Hạt giống Lời Chúa và các hoàn cảnh bất toàn
76. “Tin Mừng gia đình cũng nuôi dưỡng các hạt giống vẫn còn đang chờ để mọc lên và phải chăm sóc những cây đang héo nhưng không được bỏ bê” (73). Như thế, khi xây dựng trên ơn phúc của Chúa Kitô trong bí tích, các cặp vợ chồng “được dẫn dắt xa hơn một cách kiên nhẫn ngõ hầu đạt được một ý thức sâu sắc hơn và một sự hội nhập trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm này của đời sống họ” (74).
77. Căn cứ vào điều Thánh Kinh dạy rằng mọi sự đã được dựng nên bởi Chúa Kitô và vì Chúa Kitô (xem Cl 1:16), các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận định: “trật tự cứu chuộc soi sáng và hoàn tất trật tự sáng thế. Hôn nhân tự nhiên, do đó, được hiểu cách trọn vẹn dưới ánh sáng việc nó được hoàn thành trong bí tích Hôn Phối: chỉ nhờ chiêm ngưỡng Chúa Kitô, người ta mới tiến tới chỗ biết được sự thật sâu sắc nhất về các mối liên hệ nhân bản. ‘Mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể... Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Người, đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức cao cả của họ’ (Gaudium et Spes, 22)”. Điều này đặc biệt hữu ích để hiểu theo viễn kiến qui Kitô... các thiện ích của các người phối ngẫu (“bonum conjugum”) (75), tức sự kết hợp, đón chào sự sống, trung thành, bất khả tiêu và, bên trong hôn nhân Kitô Giáo, giúp đỡ nhau trên đường tiến tới tình bạn trọn vẹn với Chúa. “Việc biện phân sự hiện diện của ‘các hạt giống lời Chúa’ trong các nền văn hóa khác (xem Ad Gentes 11) cũng có thể áp dụng vào thực tại hôn nhân và gia đình. Ngoài hôn nhân tự nhiên ra, các yếu tố tích cực còn hiện diện dưới nhiều hình thức hôn nhân tìm thấy nơi các truyền thống tôn giáo khác” (76), dù đôi lúc khá mờ nhạt. Ta có thể sẵn sàng nói rằng “bất cứ ai muốn đem vào thế giới này một gia đình biết dạy dỗ con cái phấn khởi trước mọi cử chỉ nhằm thắng vượt sự ác, một gia đình chứng tỏ Chúa Thánh Thần đang sống động và đang hành động, đều được chúng ta biết ơn và đánh giá cao. Bất kể họ thuộc dân tộc nào, tôn giáo nào hay vùng nào” (77).
78. “Ánh sáng Chúa Kitô soi sáng mọi con người (xem Ga 1:9; Gaudium et Spes, 22). Việc nhìn sự vật bằng con mắt Chúa Kitô đang linh hứng cho việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội đối với các tín hữu đang sống chung với nhau, hay chỉ kết hôn theo dân luật, hoặc đã ly dị và tái hôn. Theo chân khoa sư phạm của Thiên Chúa, Giáo Hội đầy yêu thương hướng về những người tham dự vào đời sống Giáo Hội một cách chưa trọn vẹn: Giáo Hội tìm ơn hoán cải cho họ; Giáo Hội khuyến khích họ làm điều tốt, yêu thương săn sóc nhau và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc... Khi một cặp sống trong một kết hợp bất hợp qui đạt tới sự ổn định đáng khen nhờ một dây nối kết công khai và mang đặc điểm của một tình âu yếm sâu đậm, tinh thần trách nhiệm đối với con cái và khả năng vượt qua các thử thách, thì ta có thể coi đây là một cơ hội dẫn họ tới việc cử hành bí tích Hôn Phối, khi có thể” (78).
79. “Khi phải đương đầu với các hoàn cảnh khó khăn và các gia đình bị thương tổn, điều luôn cần thiết là nhớ lại nguyên tắc tổng quát này: ‘các mục tử phải biết rằng, vì lợi ích của sự thật, các ngài buộc phải biện phân các hoàn cảnh một các thận trọng’ (Familiaris Consortio, 84). Mức trách nhiệm không giống nhau ở mọi trường hợp, và có những nhân tố khiến người ta mất cả khả năng đưa ra quyết định. Do đó, dù giáo huấn đã được đặt để cách rất rõ ràng, nhưng các mục tử phải tránh bất cứ phê phán nào không xem xét tới tính phức tạp của các tình huống khác nhau, và điều cần là phải lưu ý tới cách người ta cảm nghiệm và chịu buồn khổ như thế nào do thân phận của họ gây ra” (79).
Truyền sinh và dưỡng dục con cái
80. Hôn nhân, trước hết, là một “chung hợp (partnership) sự sống và yêu thương thân mật” (80) vốn là một thiện ích cho chính các cặp vợ chồng (81) trong khi tính dục được “sắp đặt cho tình yêu phu phụ của người đàn ông và người đàn bà” (82). Hệ luận là “các người phối ngẫu nào không được Thiên Chúa ban cho con cái vẫn có thể có một cuộc sống phu phụ trọn vẹn ý nghĩa, cả về phương diện nhân bản lẫn Kitô Giáo” (83). Tuy nhiên, sự kết hợp phu phụ vốn được sắp xết cho việc sinh sản “do chính bản chất của nó” (84). Đứa trẻ sinh ra “không sinh ra từ bên ngoài như một điều gì đó thêm vào tình yêu hỗ tương của vợ chồng, nhưng trổ sinh từ chính tâm điểm việc hiến thân hỗ tương này, như là hoa trái và sự thành toàn của nó” (85). Nó không xuất hiện ở cuối diễn trình, mà hiện diện ngay từ khởi thủy mối tình như một yếu tố chủ yếu, một yếu tố không thể nào bác bỏ mà không làm biến dạng chính tình yêu này. Ngay từ đầu, tình yêu đã từ khước bất cứ thúc đẩy nào nhằm khóa kín nó ngay trong chính nó; nó cởi mở đón chào tính sinh hoa trái vốn lôi cuốn nó đi quá chính nó. Bởi thế, không hành vi dục quan nào của chồng của vợ lại bác bỏ ý nghĩa này (86), ngay cả khi, vì những lý do đa dạng, nó không luôn sinh ra sự sống mới.
81. Đứa trẻ xứng đáng được sinh ra từ tình yêu nói trên, chứ không bằng bất cứ phương thế nào khác, vì “em không phải là một điều gì đó nợ nần của ai, mà là một ân ban” (87), vốn là “hoa trái từ hành vi chuyên biệt yêu thương vợ chồng của cha mẹ” (88). Sở dĩ như thế là vì “theo trật tự tạo thế, tình yêu phu phụ giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và việc truyền sinh đã được sắp đặt cho nhau (xem St 1:27-28). Do đó, Đấng Tạo Hóa đã làm cho người đàn ông và người đàn bà tham dự vào công trình sáng tạo của Người và, cùng một lúc, biến họ thành dụng cụ tình yêu của Người, ủy thác cho họ trách nhiệm đối với tương lai nhân loại, qua việc lưu truyền sự sống con người” (89).
82. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng “sự lớn mạnh của não trạng cho rằng phải giảm thiểu việc sinh sản sự sống con người thành một biến tố trong kế hoạch của cá nhân hay của cặp vợ chồng là điều hết sức hiển nhiên” (90). Giáo huấn của Giáo Hội nhằm “giúp các cặp vợ chồng cảm nghiệm một cách hòa hợp và đầy ý thức sự hiệp thông như chồng như vợ của họ, cũng như trách nhiệm sinh sản của họ. Chúng ta cần trở lại với sứ điệp trong Thông Điệp Humanae Vitae của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, một sứ điệp nhấn mạnh đến việc phải tôn trọng phẩm giá con người khi lượng giá về luân lý các phương pháp điều hòa sinh sản... Việc chọn con nuôi và làm cha mẹ chăm sóc (foster parenting) cũng có thể nói lên tính sinh hoa trái vốn là đặc điểm của đời sống hôn nhân” (91). Với lòng biết ơn đặc biệt, Giáo Hội “nâng đỡ các gia đình trong việc chấp nhận, dưỡng dục và âu yếm bảo bọc con cái có các khuyết tật đa dạng” (92).
83. Ở đây, tôi cảm thấy khẩn thiết phải quả quyết rằng nếu gia đình là cung lòng (sanctuary) của sự sống, là nơi sự sống được thụ thai và chăm sóc, thì điều mâu thuẫn ghê rợn là lúc nó trở thành nơi trong đó sự sống bị bác bỏ và hủy diệt. Giá trị của sự sống lớn lao, và quyền sống của đứa trẻ vô tội đang lớn lên trong lòng mẹ bất khả nhượng đến nỗi không một quyền lợi nói là của thân xác nào có thể biện minh cho quyết định chấm dứt sự sống ấy, một sự sống tự nó là một cùng đích chứ không bao giờ có thể bị coi là “tài sản” của một con người khác. Gia đình bảo vệ sự sống nhân bản trong mọi giai đoạn của nó, kể cả giai đoạn cuối cùng. Thành thử, “những ai làm việc tại các cơ sở y tế được nhắc nhớ bổn phận luân lý phải phản kháng lương tâm. Tương tự như thế, Giáo Hội không những cảm thấy sự khẩn thiết phải quả quyết quyền được chết tự nhiên, không có sự chữa trị quá quyết đoán (aggressive) và an tử”, nhưng cũng còn “cương quyết bác bỏ án tử hình” nữa (93).
84. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng muốn nhấn mạnh rằng “một trong các thách đố nền tảng mà các gia đình ngày nay đang đương đầu chắc chắn là thách đố dưỡng dục con cái, càng bị làm cho khó khăn và phức tạp hơn bởi thực tại văn hóa ngày nay và ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông” (94). “Giáo Hội đóng một vai trò có giá trị trong việc nâng đỡ các gia đình, bắt đầu với việc khai tâm Kitô Giáo, nhờ các cộng đồng chào đón” (95). Đồng thời, tôi cảm thấy việc quan trọng phải nhắc lại rằng việc giáo dục toàn diện con cái là một “bổn phận rất nghiêm trọng” và đồng thời là một “quyền hàng đầu” của cha mẹ (96). Đây không hẳn chỉ là một trách vụ hay một gánh nặng, nhưng là một quyền chủ yếu và bất khả nhượng mà các cha mẹ được kêu gọi phải bảo vệ và không một ai có thể có quyền tước mất của họ. Nhà Nước cung cấp các chương trình giáo dục theo phương thức phụ đới, nghĩa là trợ giúp các cha mẹ trong vai trò không thể khước từ của họ; chính các cha mẹ được quyền tự do chọn lối giáo dục, có thể vươn tới và có phẩm chất tốt, mà họ muốn ban cho con cái họ, phù hợp với các xác tín của họ. Trường học không thay thế được cha mẹ, nhưng bổ túc cho họ. Đây là nguyên tắc căn bản: “mọi tham dự viên khác của diễn trình giáo dục chỉ có khả năng thi hành trách nhiệm của họ nhân danh cha mẹ, với sự ưng thuận của họ, tới một mức độ nào đó, với sự cho phép của họ” (97). Còn nữa, “Đang có sự rạn giữa gia đình và xã hội, giữa gia đình và trường học; công ước giáo dục ngày nay đã bị phá đổ và do đó liên minh giáo dục giữa xã hội và gia đình đang lâm vào khủng hoảng” (98).
85. Giáo Hội được mời gọi hợp tác với các cha mẹ qua các sáng kiến mục vụ, trợ giúp họ chu toàn sứ mệnh giáo dục của họ. Giáo Hội phải luôn làm việc này bằng cách giúp họ biết đánh giá vai trò đích đáng của họ và hiểu ra rằng nhờ lãnh nhận bí tích hôn phối, họ đã trở nên các thừa tác viên của việc giáo dục con cái họ. Khi giáo dục con cái, họ xây dựng Giáo Hội (99), và nhờ làm thế, họ đã chấp nhận ơn Chúa gọi họ (100).
Gia đình và Giáo Hội
86. “Với niềm vui nội tâm và an ủi sâu xa, Giáo Hội nhìn lên các gia đình luôn trung thành với các giáo huấn của Tin Mừng, khuyến khích họ và cám ơn họ vì các chứng từ của họ. Vì họ đã làm chứng, một cách khả tín, vẻ đẹp của hôn nhân như là bất khả tiêu và trung thành vĩnh viễn. Bên trong gia đình ‘vốn có thể gọi là Giáo Hội tại gia’ (Lumen Gentium, 11), các cá nhân bước vào một trải nghiệm hiệp thông có tính Giáo Hội giữa các ngôi vị, một hiệp thông, nhờ ơn thánh, phản ảnh được mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. ‘Ở đây, người ta học được sức chịu đựng và niềm vui của việc làm, tình yêu huynh đệ, lòng tha thứ đại độ, thậm chí hết lần này tới lần khác, và trên hết mọi việc thờ phượng Thiên Chúa trong cầu nguyện và dâng hiến đời mình’ (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 1657)” (101)
87. Giáo Hội là gia đình của các gia đình, không ngừng được phong phú hóa nhờ cuộc sống của mọi Giáo Hội tại gia này. “Nhờ bí tích hôn phối, mọi gia đình quả đều trở thành thiện ích cho Giáo Hội. Từ quan điểm này, việc suy nghĩ về sự tương tác giữa gia đình và Giáo Hội sẽ chứng tỏ là một ơn phúc qúy giá cho Giáo Hội thời ta. Giáo Hội là điều tốt đẹp cho gia đình, và gia đình là điều tốt đẹp cho Giáo Hội. Bảo vệ ơn phúc của Chúa trong bí tích hôn phối là một quan tâm không những của các gia đình cá thể mà còn là của toàn thể cộng đồng Kitô Giáo” (102).
88. Kinh nghiệm yêu thương trong các gia đình là nguồn sức mạnh bất diệt đối với đời sống Giáo Hội. “mục đích kết hợp trong hôn nhân là lời mời gọi khôn nguôi phải làm cho tình yêu này lớn mạnh và thâm hậu hóa. Qua sự kết hợp của họ trong yêu thương, cặp vợ chồng cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc làm cha làm mẹ, và chia sẻ các kế hoạch, các thử thách, các hoài bão và lắng lo; họ học chăm sóc lẫn nhau và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu thương này, họ cử hành các giờ phút hạnh phúc của họ và nâng đỡ nhau trong những lúc cùng nhau vuợt qua khó khăn ở đời... Vẻ đẹp của ơn phúc hỗ tương, nhưng không này, niềm vui phát sinh từ sự sống hạ sinh và việc yêu thương chăm sóc mọi thành viên của gia đình, từ trẻ thơ tới người cao niên, chỉ là một số hoa trái làm cho lời đáp trả ơn gọi gia đình thành độc đáo và không thể nào thay thế được” (103), cả đối với Giáo Hội lẫn đối với xã hội như một toàn thể.
Kỳ sau: Chương Bốn: Tình Yêu trong Hôn Nhân
_____________________________________________________________________________________________________________
(73) Relatio Synodi 2014, 23.
(74) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio, (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 74 (1982), 90.
(75) Relatio Finalis 2015, 47.
(76) Ibid.
(77) Bài Giảng Thánh Lễ Bế Mạc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia (27 tháng 9, 2015): L’Osservatore Romano, 28-29 tháng 9, 2015, p. 7.
(78) Relatio Finalis 2015, 53-54.
(79) Ibid., 51.
(80) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(81) Cf. Bộ Giáo Luật, c. 1055 § 1: “ad bonum coniugum atque ad prolis generationem et educationem ordinatum”.
(82) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2360.
(83) Ibid., 1654.
(84) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(85) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2366.
(86) Cf. Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae Vitae (25 tháng 7, 1968), 11-12: AAS 60 (1968), 488-489.
(87) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2378.
(88) Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Donum Vitae (22 tháng 2, 1987), II, 8: AAS 80 (1988), 97.
(89) Relatio Finalis 2015, 63.
(90) Relatio Synodi 2014, 57.
(91) Ibid., 58.
(92) Ibid., 57.
(93) Relatio Finalis 2015, 64.
(94) Relatio Synodi 2014, 60.
(95) Ibid., 61
(96) Bộ Giáo Luật, c. 1136; cf. Bộ Giáo Luật cho Các Giáo Hội Đông Phương, 627.
(97) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Sự Thật và Ý Nghĩa Tính Dục Con Người (8 tháng 12, 1995), 23.
(98) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L’Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(99) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (28 tháng 11, 1981) 38: AAS 74 (1982), 129.
(100) Cf. Diễn Văn với Đại Hội Giáo Phận Rôma (14 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 15-16 tháng 6, 2015, p. 8.
(101) Relatio Synodi 2014, 23.
(102) Relatio Finalis 2015, 52.
(103) Ibid., 49-50.
Hạt giống Lời Chúa và các hoàn cảnh bất toàn
76. “Tin Mừng gia đình cũng nuôi dưỡng các hạt giống vẫn còn đang chờ để mọc lên và phải chăm sóc những cây đang héo nhưng không được bỏ bê” (73). Như thế, khi xây dựng trên ơn phúc của Chúa Kitô trong bí tích, các cặp vợ chồng “được dẫn dắt xa hơn một cách kiên nhẫn ngõ hầu đạt được một ý thức sâu sắc hơn và một sự hội nhập trọn vẹn hơn vào mầu nhiệm này của đời sống họ” (74).
77. Căn cứ vào điều Thánh Kinh dạy rằng mọi sự đã được dựng nên bởi Chúa Kitô và vì Chúa Kitô (xem Cl 1:16), các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận định: “trật tự cứu chuộc soi sáng và hoàn tất trật tự sáng thế. Hôn nhân tự nhiên, do đó, được hiểu cách trọn vẹn dưới ánh sáng việc nó được hoàn thành trong bí tích Hôn Phối: chỉ nhờ chiêm ngưỡng Chúa Kitô, người ta mới tiến tới chỗ biết được sự thật sâu sắc nhất về các mối liên hệ nhân bản. ‘Mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể... Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Người, đã cho con người biết rõ về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức cao cả của họ’ (Gaudium et Spes, 22)”. Điều này đặc biệt hữu ích để hiểu theo viễn kiến qui Kitô... các thiện ích của các người phối ngẫu (“bonum conjugum”) (75), tức sự kết hợp, đón chào sự sống, trung thành, bất khả tiêu và, bên trong hôn nhân Kitô Giáo, giúp đỡ nhau trên đường tiến tới tình bạn trọn vẹn với Chúa. “Việc biện phân sự hiện diện của ‘các hạt giống lời Chúa’ trong các nền văn hóa khác (xem Ad Gentes 11) cũng có thể áp dụng vào thực tại hôn nhân và gia đình. Ngoài hôn nhân tự nhiên ra, các yếu tố tích cực còn hiện diện dưới nhiều hình thức hôn nhân tìm thấy nơi các truyền thống tôn giáo khác” (76), dù đôi lúc khá mờ nhạt. Ta có thể sẵn sàng nói rằng “bất cứ ai muốn đem vào thế giới này một gia đình biết dạy dỗ con cái phấn khởi trước mọi cử chỉ nhằm thắng vượt sự ác, một gia đình chứng tỏ Chúa Thánh Thần đang sống động và đang hành động, đều được chúng ta biết ơn và đánh giá cao. Bất kể họ thuộc dân tộc nào, tôn giáo nào hay vùng nào” (77).
78. “Ánh sáng Chúa Kitô soi sáng mọi con người (xem Ga 1:9; Gaudium et Spes, 22). Việc nhìn sự vật bằng con mắt Chúa Kitô đang linh hứng cho việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội đối với các tín hữu đang sống chung với nhau, hay chỉ kết hôn theo dân luật, hoặc đã ly dị và tái hôn. Theo chân khoa sư phạm của Thiên Chúa, Giáo Hội đầy yêu thương hướng về những người tham dự vào đời sống Giáo Hội một cách chưa trọn vẹn: Giáo Hội tìm ơn hoán cải cho họ; Giáo Hội khuyến khích họ làm điều tốt, yêu thương săn sóc nhau và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc... Khi một cặp sống trong một kết hợp bất hợp qui đạt tới sự ổn định đáng khen nhờ một dây nối kết công khai và mang đặc điểm của một tình âu yếm sâu đậm, tinh thần trách nhiệm đối với con cái và khả năng vượt qua các thử thách, thì ta có thể coi đây là một cơ hội dẫn họ tới việc cử hành bí tích Hôn Phối, khi có thể” (78).
79. “Khi phải đương đầu với các hoàn cảnh khó khăn và các gia đình bị thương tổn, điều luôn cần thiết là nhớ lại nguyên tắc tổng quát này: ‘các mục tử phải biết rằng, vì lợi ích của sự thật, các ngài buộc phải biện phân các hoàn cảnh một các thận trọng’ (Familiaris Consortio, 84). Mức trách nhiệm không giống nhau ở mọi trường hợp, và có những nhân tố khiến người ta mất cả khả năng đưa ra quyết định. Do đó, dù giáo huấn đã được đặt để cách rất rõ ràng, nhưng các mục tử phải tránh bất cứ phê phán nào không xem xét tới tính phức tạp của các tình huống khác nhau, và điều cần là phải lưu ý tới cách người ta cảm nghiệm và chịu buồn khổ như thế nào do thân phận của họ gây ra” (79).
Truyền sinh và dưỡng dục con cái
80. Hôn nhân, trước hết, là một “chung hợp (partnership) sự sống và yêu thương thân mật” (80) vốn là một thiện ích cho chính các cặp vợ chồng (81) trong khi tính dục được “sắp đặt cho tình yêu phu phụ của người đàn ông và người đàn bà” (82). Hệ luận là “các người phối ngẫu nào không được Thiên Chúa ban cho con cái vẫn có thể có một cuộc sống phu phụ trọn vẹn ý nghĩa, cả về phương diện nhân bản lẫn Kitô Giáo” (83). Tuy nhiên, sự kết hợp phu phụ vốn được sắp xết cho việc sinh sản “do chính bản chất của nó” (84). Đứa trẻ sinh ra “không sinh ra từ bên ngoài như một điều gì đó thêm vào tình yêu hỗ tương của vợ chồng, nhưng trổ sinh từ chính tâm điểm việc hiến thân hỗ tương này, như là hoa trái và sự thành toàn của nó” (85). Nó không xuất hiện ở cuối diễn trình, mà hiện diện ngay từ khởi thủy mối tình như một yếu tố chủ yếu, một yếu tố không thể nào bác bỏ mà không làm biến dạng chính tình yêu này. Ngay từ đầu, tình yêu đã từ khước bất cứ thúc đẩy nào nhằm khóa kín nó ngay trong chính nó; nó cởi mở đón chào tính sinh hoa trái vốn lôi cuốn nó đi quá chính nó. Bởi thế, không hành vi dục quan nào của chồng của vợ lại bác bỏ ý nghĩa này (86), ngay cả khi, vì những lý do đa dạng, nó không luôn sinh ra sự sống mới.
81. Đứa trẻ xứng đáng được sinh ra từ tình yêu nói trên, chứ không bằng bất cứ phương thế nào khác, vì “em không phải là một điều gì đó nợ nần của ai, mà là một ân ban” (87), vốn là “hoa trái từ hành vi chuyên biệt yêu thương vợ chồng của cha mẹ” (88). Sở dĩ như thế là vì “theo trật tự tạo thế, tình yêu phu phụ giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và việc truyền sinh đã được sắp đặt cho nhau (xem St 1:27-28). Do đó, Đấng Tạo Hóa đã làm cho người đàn ông và người đàn bà tham dự vào công trình sáng tạo của Người và, cùng một lúc, biến họ thành dụng cụ tình yêu của Người, ủy thác cho họ trách nhiệm đối với tương lai nhân loại, qua việc lưu truyền sự sống con người” (89).
82. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng “sự lớn mạnh của não trạng cho rằng phải giảm thiểu việc sinh sản sự sống con người thành một biến tố trong kế hoạch của cá nhân hay của cặp vợ chồng là điều hết sức hiển nhiên” (90). Giáo huấn của Giáo Hội nhằm “giúp các cặp vợ chồng cảm nghiệm một cách hòa hợp và đầy ý thức sự hiệp thông như chồng như vợ của họ, cũng như trách nhiệm sinh sản của họ. Chúng ta cần trở lại với sứ điệp trong Thông Điệp Humanae Vitae của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, một sứ điệp nhấn mạnh đến việc phải tôn trọng phẩm giá con người khi lượng giá về luân lý các phương pháp điều hòa sinh sản... Việc chọn con nuôi và làm cha mẹ chăm sóc (foster parenting) cũng có thể nói lên tính sinh hoa trái vốn là đặc điểm của đời sống hôn nhân” (91). Với lòng biết ơn đặc biệt, Giáo Hội “nâng đỡ các gia đình trong việc chấp nhận, dưỡng dục và âu yếm bảo bọc con cái có các khuyết tật đa dạng” (92).
83. Ở đây, tôi cảm thấy khẩn thiết phải quả quyết rằng nếu gia đình là cung lòng (sanctuary) của sự sống, là nơi sự sống được thụ thai và chăm sóc, thì điều mâu thuẫn ghê rợn là lúc nó trở thành nơi trong đó sự sống bị bác bỏ và hủy diệt. Giá trị của sự sống lớn lao, và quyền sống của đứa trẻ vô tội đang lớn lên trong lòng mẹ bất khả nhượng đến nỗi không một quyền lợi nói là của thân xác nào có thể biện minh cho quyết định chấm dứt sự sống ấy, một sự sống tự nó là một cùng đích chứ không bao giờ có thể bị coi là “tài sản” của một con người khác. Gia đình bảo vệ sự sống nhân bản trong mọi giai đoạn của nó, kể cả giai đoạn cuối cùng. Thành thử, “những ai làm việc tại các cơ sở y tế được nhắc nhớ bổn phận luân lý phải phản kháng lương tâm. Tương tự như thế, Giáo Hội không những cảm thấy sự khẩn thiết phải quả quyết quyền được chết tự nhiên, không có sự chữa trị quá quyết đoán (aggressive) và an tử”, nhưng cũng còn “cương quyết bác bỏ án tử hình” nữa (93).
84. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng muốn nhấn mạnh rằng “một trong các thách đố nền tảng mà các gia đình ngày nay đang đương đầu chắc chắn là thách đố dưỡng dục con cái, càng bị làm cho khó khăn và phức tạp hơn bởi thực tại văn hóa ngày nay và ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông” (94). “Giáo Hội đóng một vai trò có giá trị trong việc nâng đỡ các gia đình, bắt đầu với việc khai tâm Kitô Giáo, nhờ các cộng đồng chào đón” (95). Đồng thời, tôi cảm thấy việc quan trọng phải nhắc lại rằng việc giáo dục toàn diện con cái là một “bổn phận rất nghiêm trọng” và đồng thời là một “quyền hàng đầu” của cha mẹ (96). Đây không hẳn chỉ là một trách vụ hay một gánh nặng, nhưng là một quyền chủ yếu và bất khả nhượng mà các cha mẹ được kêu gọi phải bảo vệ và không một ai có thể có quyền tước mất của họ. Nhà Nước cung cấp các chương trình giáo dục theo phương thức phụ đới, nghĩa là trợ giúp các cha mẹ trong vai trò không thể khước từ của họ; chính các cha mẹ được quyền tự do chọn lối giáo dục, có thể vươn tới và có phẩm chất tốt, mà họ muốn ban cho con cái họ, phù hợp với các xác tín của họ. Trường học không thay thế được cha mẹ, nhưng bổ túc cho họ. Đây là nguyên tắc căn bản: “mọi tham dự viên khác của diễn trình giáo dục chỉ có khả năng thi hành trách nhiệm của họ nhân danh cha mẹ, với sự ưng thuận của họ, tới một mức độ nào đó, với sự cho phép của họ” (97). Còn nữa, “Đang có sự rạn giữa gia đình và xã hội, giữa gia đình và trường học; công ước giáo dục ngày nay đã bị phá đổ và do đó liên minh giáo dục giữa xã hội và gia đình đang lâm vào khủng hoảng” (98).
85. Giáo Hội được mời gọi hợp tác với các cha mẹ qua các sáng kiến mục vụ, trợ giúp họ chu toàn sứ mệnh giáo dục của họ. Giáo Hội phải luôn làm việc này bằng cách giúp họ biết đánh giá vai trò đích đáng của họ và hiểu ra rằng nhờ lãnh nhận bí tích hôn phối, họ đã trở nên các thừa tác viên của việc giáo dục con cái họ. Khi giáo dục con cái, họ xây dựng Giáo Hội (99), và nhờ làm thế, họ đã chấp nhận ơn Chúa gọi họ (100).
Gia đình và Giáo Hội
86. “Với niềm vui nội tâm và an ủi sâu xa, Giáo Hội nhìn lên các gia đình luôn trung thành với các giáo huấn của Tin Mừng, khuyến khích họ và cám ơn họ vì các chứng từ của họ. Vì họ đã làm chứng, một cách khả tín, vẻ đẹp của hôn nhân như là bất khả tiêu và trung thành vĩnh viễn. Bên trong gia đình ‘vốn có thể gọi là Giáo Hội tại gia’ (Lumen Gentium, 11), các cá nhân bước vào một trải nghiệm hiệp thông có tính Giáo Hội giữa các ngôi vị, một hiệp thông, nhờ ơn thánh, phản ảnh được mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. ‘Ở đây, người ta học được sức chịu đựng và niềm vui của việc làm, tình yêu huynh đệ, lòng tha thứ đại độ, thậm chí hết lần này tới lần khác, và trên hết mọi việc thờ phượng Thiên Chúa trong cầu nguyện và dâng hiến đời mình’ (Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 1657)” (101)
87. Giáo Hội là gia đình của các gia đình, không ngừng được phong phú hóa nhờ cuộc sống của mọi Giáo Hội tại gia này. “Nhờ bí tích hôn phối, mọi gia đình quả đều trở thành thiện ích cho Giáo Hội. Từ quan điểm này, việc suy nghĩ về sự tương tác giữa gia đình và Giáo Hội sẽ chứng tỏ là một ơn phúc qúy giá cho Giáo Hội thời ta. Giáo Hội là điều tốt đẹp cho gia đình, và gia đình là điều tốt đẹp cho Giáo Hội. Bảo vệ ơn phúc của Chúa trong bí tích hôn phối là một quan tâm không những của các gia đình cá thể mà còn là của toàn thể cộng đồng Kitô Giáo” (102).
88. Kinh nghiệm yêu thương trong các gia đình là nguồn sức mạnh bất diệt đối với đời sống Giáo Hội. “mục đích kết hợp trong hôn nhân là lời mời gọi khôn nguôi phải làm cho tình yêu này lớn mạnh và thâm hậu hóa. Qua sự kết hợp của họ trong yêu thương, cặp vợ chồng cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc làm cha làm mẹ, và chia sẻ các kế hoạch, các thử thách, các hoài bão và lắng lo; họ học chăm sóc lẫn nhau và tha thứ cho nhau. Trong tình yêu thương này, họ cử hành các giờ phút hạnh phúc của họ và nâng đỡ nhau trong những lúc cùng nhau vuợt qua khó khăn ở đời... Vẻ đẹp của ơn phúc hỗ tương, nhưng không này, niềm vui phát sinh từ sự sống hạ sinh và việc yêu thương chăm sóc mọi thành viên của gia đình, từ trẻ thơ tới người cao niên, chỉ là một số hoa trái làm cho lời đáp trả ơn gọi gia đình thành độc đáo và không thể nào thay thế được” (103), cả đối với Giáo Hội lẫn đối với xã hội như một toàn thể.
Kỳ sau: Chương Bốn: Tình Yêu trong Hôn Nhân
_____________________________________________________________________________________________________________
(73) Relatio Synodi 2014, 23.
(74) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio, (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 74 (1982), 90.
(75) Relatio Finalis 2015, 47.
(76) Ibid.
(77) Bài Giảng Thánh Lễ Bế Mạc Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia (27 tháng 9, 2015): L’Osservatore Romano, 28-29 tháng 9, 2015, p. 7.
(78) Relatio Finalis 2015, 53-54.
(79) Ibid., 51.
(80) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(81) Cf. Bộ Giáo Luật, c. 1055 § 1: “ad bonum coniugum atque ad prolis generationem et educationem ordinatum”.
(82) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2360.
(83) Ibid., 1654.
(84) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(85) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2366.
(86) Cf. Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae Vitae (25 tháng 7, 1968), 11-12: AAS 60 (1968), 488-489.
(87) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2378.
(88) Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Donum Vitae (22 tháng 2, 1987), II, 8: AAS 80 (1988), 97.
(89) Relatio Finalis 2015, 63.
(90) Relatio Synodi 2014, 57.
(91) Ibid., 58.
(92) Ibid., 57.
(93) Relatio Finalis 2015, 64.
(94) Relatio Synodi 2014, 60.
(95) Ibid., 61
(96) Bộ Giáo Luật, c. 1136; cf. Bộ Giáo Luật cho Các Giáo Hội Đông Phương, 627.
(97) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Sự Thật và Ý Nghĩa Tính Dục Con Người (8 tháng 12, 1995), 23.
(98) Bài Giáo Lý (20 tháng 5, 2015): L’Osservatore Romano, 21 tháng 5, 2015, p. 8.
(99) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (28 tháng 11, 1981) 38: AAS 74 (1982), 129.
(100) Cf. Diễn Văn với Đại Hội Giáo Phận Rôma (14 tháng 6, 2015): L’Osservatore Romano, 15-16 tháng 6, 2015, p. 8.
(101) Relatio Synodi 2014, 23.
(102) Relatio Finalis 2015, 52.
(103) Ibid., 49-50.