Không phải là chuyện tình cờ khi Niềm Vui Yêu Thương (NVYT), tức tông huấn hậu thượng hội đồng về Tình Yêu Gia Đình, đã được ký vào ngày 19 tháng Ba, ngày lễ trọng kính Thánh Giuse. Tông huấn này tổng hợp các kết quả của hai Thượng Hội Đồng về gia đình do Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập trong các năm 2014 và 2015. Tông huấn rất hay trích dẫn các phúc trình sau cùng của hai thượng hội đồng này; các văn kiện và giáo huấn của các vị tiền nhiệm của ngài; và nhiều bài giáo lý của chính ngài về gia đình. Thêm vào đó, cũng như các văn kiện giáo huấn trước đây, Đức Giáo Hoàng cũng sử dụng các đóng góp của nhiều hội đồng giám mục khắp thế giới (Kenya, Úc, Á Căn Đình…) và trích dẫn nhiều nhân vật tiếng tăm như Martin Luther King và Erich Fromm. Ngài còn trích dẫn cả cuốn phim Babette’s Feast để minh họa ý niệm cho không (gratuity).
Dẫn Nhập (1-7)
Tông Huấn đáng lưu ý về bề dầy và chi tiết của nó. 325 đoạn của nó được phân chia thành 9 chương. Bẩy đoạn dẫn nhập đã trình bầy một cách đơn giản tính phức tạp của một chủ đề hiện đang rất cần được học hỏi thấu đáo. Các can thiệp của các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tạo nên một “viên ngọc nhiều mặt” (NVYT 4), một đa diện qúy báu, mà ta phải duy trì giá trị của nó. Nhưng Đức Giáo Hoàng cảnh giác rằng “không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ đều cần được giải quyết bằng các can thiệp của huấn quyền”. Thực vậy, đối với một số câu hỏi, “mỗi quốc gia hay miền… có thể tìm các giải pháp tốt hơn thích đáng với văn hóa của họ và mẫn cảm với các truyền thống và nhu cầu địa phương của họ. Vì ‘các nền văn hóa, thực ra, hết sức đa dạng và mọi nguyên tắc tổng quát… cần được hội nhập văn hóa, nếu chúng muốn được tôn trọng và áp dụng” (NVYT 3). Nguyên tắc hội nhập văn hóa này áp dụng vào việc phải phát biểu các vấn đề như thế nào và phải đề cập đến chúng ra sao và, ngoại trừ các vấn đề tín điều đã được huấn quyền Giáo Hội định tín rõ ràng, không một phương thức nào thuộc loại này có thể “được hoàn cầu hóa”. Trong diễn văn kết thúc thượng hội đồng năm 2015, Đức Giáo Hoàng nói rất rõ ràng rằng: “Điều xem ra bình thường đối với một giám mục ở một lục địa, có thể bị coi là bất thường và hầu như gây tai tiếng, hầu như!, đối với một giám mục ở một lục địa khác; điều được coi là vi phạm một quyền ở một xã hội lại là một qui luật hiển nhiên và bất khả vi phạm ở một xã hội khác; điều đối với một số người là tự do lương tâm thì đối với một số khác lại chỉ là hỗn độn đơn thuần”.
Đức Giáo Hoàng tuyên bố rõ ràng rằng trên hết, chúng ta cần phải tránh việc đặt kề nhau một cách vô dụng các đòi hỏi thay đổi và việc áp dụng tổng quát các qui luật trừu tượng. Ngài viết: “các cuộc tranh luận đang tiếp diễn trong truyền thông, trong một số ấn phẩm và cả giữa các thừa tác viên của Giáo Hội, diễn biến từ một ước muốn vô độ nhằm thay đổi toàn diện không cần suy nghĩ hay đặt cơ sở gì cả, tới một thái độ muốn giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các qui luật tổng quát hay rút ra các kết luận quá đáng từ những xem xét thần học đặc thù” (NVYT 2).
Chương Một: “Dưới ánh sáng Lời Chúa” (8-30).
Tiếp theo lời dẫn nhập nói trên, Đức Giáo Hoàng bắt đầu các suy nghĩ của ngài về Sách Thánh ở chương thứ nhất, một chương được diễn biến như một bài suy niệm về Thánh Vịnh 128 (vốn được đọc trong phụng vụ hôn phối của Do Thái cũng như trong phụng vụ hôn phối của Kitô Giáo). Thánh Kinh “đầy các gia đình, sinh nở, truyện yêu thương và khủng hoảng gia đình” (NVYT 8). Điều này thúc đẩy ta suy niệm về việc gia đình không phải là một lý tưởng trừu tượng như thế nào nhưng đúng hơn như một “chuyên nghề” (trade) thực tiễn (NVYT 16), một chuyên nghề được thi hành với tình âu yếm (NVYT 28), nhưng vốn cũng bị tội lỗi đối chất ngay từ thuở ban đầu, khi mối liên hệ yêu thương bị biến thành khống chế (xem NVYT 19). Do đó, Lời Thiên Chúa “không phải là một loạt các ý niệm trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và đồng hành đối với mọi gia đình đang trải nghiệm khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ mục tiêu cuộc hành trình của họ…” (NVYT 22).
Chương Hai: “Các trải nghiệm và thách đố của các gia đình” (31-57)
Xây dựng trên nền Thánh Kinh, trong chương hai, Đức Giáo Hoàng xem xét tình huống hiện nay của các gia đình. Dù “đặt cơ sở vững vàng trên tính thực tại” của các trải nghiệm gia đình (NVYT 6), Đức Giáo Hoàng cũng đã rút tỉa khá nhiều từ các bản tường trình sau cùng của hai thượng hội đồng. Các gia đình hiện đang đối mặt với nhiều thách đố, từ việc di dân tới việc ý thức hệ bác bỏ các dị biệt giữa các giới tính (“ý thức hệ phái tính” NVYT 56); từ nền văn hóa tạm bợ tới não trạng chống sinh nở và tác động của kỹ thuật sinh học đối với lãnh vực sinh đẻ; từ việc thiếu nhà ở và việc làm tới văn hóa khiêu dâm và lạm dụng vị thành niên; từ việc không lưu ý tới những người khuyết tật tới việc thiếu kính trọng người cao niên; từ việc dùng luật pháp tháo bỏ gia đình tới việc dùng bạo lực chống lại phụ nữ. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới tính cụ thể, vốn là ý niệm then chốt trong Tông Huấn. Chính tính cụ thể, tính hiện thực và đời sống hàng ngày đã tạo thành sự dị biệt thực chất giữa “các lý thuyết” có thể chấp nhận được để giải thích thực tại và “các ý thức hệ” võ đoán.
Trưng dẫn Familiaris consortio, Đức Phanxicô quả quyết rằng “ta rất đúng khi tập chú vào các thực tại cụ thể, vì ‘lời kêu gọi và các đòi hỏi của Thần Khí vang vọng trong các biến cố của lịch sử’ và qua các biến cố này, ‘Giáo Hội cũng được dẫn tới một cái hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm khôn lường của hôn nhân và gia đình” (NVYT 31). Ngược lại, nếu ta không chịu lắng nghe thực tại, ta không thể hiểu được các nhu cầu của hiện tại hay các chuyển động của Thần Khí. Đức Giáo Hoàng nhận định rằng chủ nghĩa duy cá nhân hung hăng khiến con người ngày nay khó có thể hiến thân một cách đại lượng cho người khác (xem NVYT 33). Đây là một bức tranh đáng lưu ý về tình huống hiện nay: “sợ cô đơn và ước muốn ổn định và trung thành hiện hữu song song với nỗi sợ mỗi ngày một lớn bị lừa vào một mối liên hệ rất có thể ngăn cản mình đạt được các mục tiêu bản thân” (NVYT 34).
Lòng khiêm tốn của tính hiện thực giúp ta tránh được việc trình bầy “một lý tưởng thần học quá trừu tượng và hầu như giả tạo về hôn nhân, quá xa vời so với các tình huống cụ thể và các khả thể thực tiễn của các gia đình chân thực” (NVYT 36). Chủ nghĩa duy lý tưởng không cho phép hôn nhân đươc hiểu đúng theo bản chất của nó, tức “ngả đường năng động để phát triển và hoàn thành bản thân”. Quả không hiện thực chút nào khi nghĩ rằng các gia đình có thể tự nâng đỡ chính mình “chỉ bằng việc nhấn mạnh tới các vấn đề tín lý, đạo đức sinh học và luân lý mà thôi, mà không khuyến khích người ta cởi mở đối với ơn thánh” (NVYT 37). Cho rằng một số phương thức “tự phê phán” không đủ đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh cần phải dành chỗ cho việc đào tạo lương tâm tín hữu: “chúng ta được kêu gọi đào luyện các lương tâm, chứ không thay thế chúng” (NVYT 37). Chúa Giêsu đề ra một lý tưởng đầy đòi hỏi nhưng “không bao giờ lại không tỏ lòng cảm thương và gần gũi đối với tính yếu đuối của các cá nhân như người đàn bà Samaria hay người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình” (NVYT 38).
Chương Ba: “Nhìn lên Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình” (58-88)
Chương thứ ba dành cho việc bàn tới một số yếu tố chủ yếu trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Chương này quan trọng vì 30 đoạn của nó mô tả xúc tích ơn gọi của gia đình theo Tin Mừng và như Giáo Hội đã quả quyết xưa nay. Trước hết, nó nhấn mạnh tới các chủ đề bất khả tiêu, bản chất bí tích của hôn nhân, việc truyền sinh và giáo dục con cái. Gaudium et Spes của Vatican II, Humanae Vitae của Đức Phaolô VI, và Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolô II đã được trưng dẫn rất nhiều.
Chương này cung cấp một cái nhìn bao quát và đụng tới cả các “tình huống bất toàn” nữa. Thực thế, chúng ta có thể đọc thấy “ ‘việc biện phân sự hiện diện của các hạt giống Lời Chúa’ trong các nền văn hóa khác (xem Ad Gentes 11) cũng có thể áp dụng vào thực tại hôn nhân và gia đình. Song song với hôn nhân tự nhiên đích thực, các yếu tố tích cực quả có hiện hữu trong các hình thức hôn nhân tìm thấy nơi các truyền thống tôn giáo khác’, dù có lúc khá mù mờ” (NVYT 77). Suy tư này cũng bao gồm “các gia đình bị thương tổn”; về các gia đình này, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng năm 2015 để nói rằng “luôn cần phải nhớ nguyên tắc tổng quát này” ‘các mục tử phải biết rằng, vì chân lý, các ngài buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng’ (Familiaris Consortio, 84). Mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp và có thể có các nhân tố khiến khả năng đưa ra quyết định bị hạn chế. Do đó, dù quả quyết giáo huấn của Giáo Hội cách rõ ràng, các mục tử phải tránh các phán đoán không đếm xỉa gì tới tính phức tạp của các hoàn cảnh đa dạng, và các ngài phải lưu ý, nhất thiết phải lưu ý tới việc người ta trải nghiệm ra sao và chịu đựng thế nào các buồn phiền do hoàn cảnh của họ gây ra” (NVYT 79).
Chương Bốn: “Tình yêu trong hôn nhân” (89-164)
Chương bốn bàn về tình yêu trong hôn nhân, điều mà nó soi sáng bằng Bài Ca Tình Yêu của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 13:4-7. Tiết mở đầu này là một giải thích công phu, tập chú, nhiều linh hứng và thơ mộng đối với bản văn của Thánh Phaolô. Nó là một sưu tập gồm nhiều đoạn văn ngắn nhằm mô tả một cách thận trọng và đầy âu yếm tình yêu nhân bản bằng những hạn từ hoàn toàn cụ thể. Giá trị nội quan tâm lý của lời giải thích này quả là tuyệt vời. Những tầm nhìn tâm lý thấu suốt đã được đưa vào thế giới xúc cảm của vợ chồng, cả tích cực lẫn tiêu cực, và cả chiều kích gợi tình của tình yêu nữa. Đây quả là một đóng góp cực kỳ phong phú và có giá trị vào đời sống hôn nhân Kitô Giáo, chưa hề có trong các văn kiện giáo hoàng trước đây.
Tiết này vắn vỏi vượt ra ngoài việc bàn một cách rộng dài, sâu sắc tới kinh nghiệm hàng ngày của tình yêu hôn nhân, điều mà Đức Giáo Hoàng từ khước, không muốn phán đoán dựa vào các tiêu chuẩn lý tưởng: “không nên đặt lên hai con người hữu hạn gánh nặng khủng khiếp phải lặp lại một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, vì hôn nhân, trong tư cách dấu chỉ, bao hàm ‘một diễn trình năng động…, một diễn trình từ từ diễn tiến với việc hội nhập tiệm tiến các ân ban của Thiên Chúa” (NVYT 122). Mặt khác, Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ nhấn mạnh sự kiện này: do chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng vốn xác định ra các người phối ngẫu trong một sự kết hợp hết sức bao trùm và lâu dài (NVYT 123), chính trong sự “pha trộn vui hưởng và đấu tranh, căng thẳng và thư thái, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và ham muốn, bực dọc và khoan khoái” ấy (NVYT 126), mà hôn nhân đã được lập thành.
Chương này kết thúc bằng một suy tư rất quan trọng về “việc biến đổi của tình yêu” vì “quãng đời dài hơn hiện nay có nghĩa: các mối liên hệ gần gũi và độc chiếm hẳn phải kéo dài tới 4, 5 hay ngay cả 6 thập niên; thành thử, quyết định lúc ban đầu hẳn phải luôn được làm mới trở lại” (NVYT 163). Khi vẻ bề ngoài biến đổi, sự lôi cuốn yêu thương tuy không giảm nhưng thay đổi khi thèm muốn tính dục, với thời gian, có thể biến đổi để chỉ còn là ước muốn được ở với nhau và tương trợ nhau: “Không hề có bảo đảm nào là chúng ta sẽ cảm nhận như nhau suốt đời. Ấy thế nhưng, nếu cặp vợ chồng nào có thể nghĩ ra được một dự án sống chung lâu dài, họ vẫn có thể yêu thương nhau và sống với nhau như một, vui hưởng sụ thân mật phong phú, cho tới lúc sự chết phân rẽ họ” (NVYT 163).
Chương Năm: “Tình yêu sinh hoa trái” (165-198)
Chương Năm hoàn toàn tập chú vào tính sinh hoa trái của tình yêu và sự sinh sản. Nó đề cập một cách thiêng liêng và tâm lý sâu sắc tới việc chào đón sự sống mới, tới thời gian chờ đợi thai nghén, tới tình yêu của người mẹ người cha. Nó cũng nói tới tính hoa trái mở rộng của việc nhận con nuôi, tới việc hoan nghinh sự đóng góp của các gia đình vào việc cổ vũ “nền văn hóa gặp gỡ”, và tới cuộc sống gia đình theo nghĩa rộng bao gồm cô chú, anh chị em họ, thân nhân của các thân nhân, bằng hữu. Amoris laetitia không tập chú vào điều vốn được gọi là “gia đình hạch nhân” vì nó rất coi trọng gia đình như một mạng lưới rộng lớn hơn gồm nhiều mối liên hệ. Linh đạo của bí tích hôn nhân có đặc điểm xã hội sâu sắc (xem NVYT 187). Và bên trong chiều kích xã hội này, Đức Giáo Hoàng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò đặc biệt của mối liên hệ giữa người trẻ và người cao niên, cũng như mối liên hệ giữa các anh chị em, coi nó như cơ sở huấn luyện cho việc liên hệ với người khác.
Chương Sáu: “Một số viễn ảnh mục vụ” (199-258)
Trong chương sáu, Đức Giáo Hoàng thảo luận một số viễn ảnh mục vụ nhằm tạo ra các gia đình vững chắc và sinh hoa trái theo kế hoạch của Thiên Chúa. Chương này sử dụng rộng dài các bản tường trình sau cùng của hai thượng hội đồng và các bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nó nhắc lại rằng các gia đình không những nên được phúc âm hóa, mà họ còn phải rao giảng phúc âm nữa. Đức Giáo Hoàng tỏ ý tiếc rằng “các thừa tác viên thụ phong thường hay thiếu sự huấn luyện cần thiết để đương đầu với các vấn đề phức tạp mà các gia đình hiện đang phải đối phó” (NVYT 202). Một mặt, việc huấn luyện các chủng sinh về tâm cảm (psycho-affective) cần được cải tiến, và các gia đình cần can dự nhiều hơn vào việc huấn luyện người cho thừa tác vụ (xem NVYT 203); và mặt khác, “kinh nghiệm giáo sĩ lập gia đình của truyền thống rộng lớn Đông Phương cũng có thể được rút tỉa” (NVYT 202).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói tới việc chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn; tới việc đồng hành với các cặp vợ chồng trong các năm đầu cuộc sống hôn nhân của họ, trong đó, có vấn đề làm cha mẹ có trách nhiệm; và ngài cũng nói tới một số hoàn cảnh và cuộc khủng hoảng phức tạp, vì biết rằng “mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe về nó với lỗ tai của trái tim” (NVYT 232). Một số nguyên nhân của khủng hoảng đã được phân tích, trong số đó, có sự trễ nải trong việc trưởng thành về xúc cảm (xem NVYT 239).
Ngài còn nhắc thêm về việc đồng hành với những người bị bỏ rơi, ly thân hoặc ly dị. Tông Huấn nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cải tổ mới đây đối với các thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nó làm nổi bật sự đau khổ của con cái trong các hoàn cảnh tranh chấp và kết luận: “Ly dị là một sự ác và con số mỗi ngày một gia tăng các vụ ly dị là điều rất gây bối rối. Do đó, bổn phận mục vụ quan trọng nhất của chúng ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và làm việc để ngăn chặn việc lan tràn bi kịch này của thời ta” (NVYT 246). Sau đó, chương này nói tới các cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo và một Kitô hữu thuộc một hệ phái khác (hôn nhân hỗn hợp), và giữa một người Công Giáo và một người thuộc một tôn giáo khác (hôn nhân khác đạo). Liên quan tới các gia đình có thành viên là người có khuynh hung đồng tính luyến ái, Tông Huấn tái xác nhận sự cần thiết phải tôn trọng họ và kiềm chế bất cứ sự kỳ thị bất công nào cũng như mọi hình thức gây hấn hay bạo động nào. Phần cuối cùng, rất cảm kích về phương diện mục vụ của chương này, “khi sự chết làm chúng ta cảm thấy nọc độc của nó” là nói về chủ đề mất người thân yêu và đời sống mất chồng, mất vợ.
Chương Bẩy: “Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn” (259-290)
Chương bẩy dành để nói đến việc giáo dục con cái: đào luyện chúng về đạo đức, học tập kỷ luật bao gồm trừng phạt, hiện thực kiên nhẫn, giáo dục giới tính, truyền thụ đức tin và, nói chung hơn, cuộc sống gia đình như một bối cảnh giáo dục. Sự khôn ngoan thực tiễn thấy nơi mỗi đoạn thật đáng lưu ý, trên hết là việc dành chú ý cho các bước nhỏ, tiệm tiến “ta có thể hiểu, chấp nhận và trân qúy được”(NVYT 271).
Có một đoạn đặc biệt gây chú ý và có tính nền tảng về sư phạm trong đó, Đức Phanxicô quả quyết một cách rõ ràng rằng “tuy nhiên, ám ảnh không phải là giáo dục. Ta không thể kiểm soát mọi hoàn cảnh mà đứa nhỏ có thể trải nghiệm… Nếu các cha mẹ bị ám ảnh với việc luôn phải biết con cái họ đang ở đâu và kiểm soát mọi chuyển động của chúng, họ đã chỉ tìm cách khống chế không gian mà thôi. Nhưng việc này không hề để giáo dục, củng cố và chuẩn bị con cái họ giúp chúng đương đầu với các thách đố. Điều quan trọng hơn cả là khả năng biết yêu thương giúp đỡ chúng lớn lên trong tự do, trưởng thành, kỷ luật nói chung và thực sự tự lập” (NVYT 260).
Tiết đáng lưu ý về giáo dục tính dục đã được đặt tựa đề rất hay là “Nói có với giáo dục tính dục”. Nhu cầu là ở đó, và chúng ta phải nêu câu hỏi: “liệu các định chế giáo dục của ta đã đảm nhiệm thách đố này chưa… trong một thời đại khi tính dục có khuynh hướng bị tầm thường hóa và làm cho ra nghèo nàn”. Nền giáo dục tốt đẹp cần được thi hành “bên trong khuôn khổ rộng lớn hơn của việc giáo dục tình yêu, của việc giáo dục tự hiến thân hỗ tương” (NVYT 280). Bản văn cảnh cáo rằng kiểu nói “làm tình an toàn” chuyên chở “một thái độ tiêu cực đối với cùng đích tính sinh sản tự nhiên của tính dục, như thể đứa trẻ có thể được sinh ra là một kẻ thù cần phải đề phòng chống lại. Kiểu suy nghĩ này cổ vũ lòng tự yêu mình thái quá và tính gây hấn thay vì sự chấp nhận” (NVYT 283).
Chương Tám: “Hướng dẫn, biện phân và hội nhập yếu đuối” (291-312)
Chương tám là lời mời gọi hướng tới lòng thương xót và biện phân mục vụ trong các hoàn cảnh không hoàn toàn phù hợp với những gì Chúa đã đề xuất. Đức Giáo Hoàng sử dụng ba động từ rất quan trọng: hướng dẫn, biện phân và hội nhập (integrating), tất cả đều có tính nền tảng để giải quyết các hoàn cảnh mỏng dòn, phức tạp, không hợp qui. Chương này có nhiều tiết nói về việc cần phải có sự tiệm tiến (gradualness) trong việc chăm sóc mục vụ; tầm quan trọng của biện phân; các qui luật và các hoàn cảnh giảm khinh trong việc biện phân mục vụ; và sau cùng, Đức Giáo Hoàng kêu gọi phải có “luận lý học thương xót mục vụ”.
Chương tám là chương hết sức mẫn cảm. Đọc nó, người ta phải nhớ rằng “trách vụ của Giáo Hội thường giống trách vụ một bệnh viện dã chiến” (NVYT 291). Ở đây, Đức Thánh Cha bám chặt các khám phá của hai thượng hội đồng về các vấn đề gây tranh cãi. Ngài tái khẳng định điều hôn nhân Kitô Giáo vốn là và nói thêm rằng “một số hình thức kết hợp mâu thuẫn triệt để với lý tưởng này, trong khi một số hình thức khác thể hiện nó ít nhất một phần hay tương tự”. Do đó, Giáo Hội “không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn phù hợp với giáo huấn của mình về hôn nhân nữa” (NVYT 292).
Về việc biện phân đối với các hoàn cảnh “không hợp qui”, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Cần phải ‘tránh các phán đoán không đếm xỉa tới tính phức tạp của các hoàn cảnh đa dạng’ và nhất thiết phải lưu ý tới việc người ta phải buồn phiền như thế nào vì hoàn cảnh của họ” (NVYT 296). Và ngài viết tiếp: “đây là vấn đề phải vươn tay ra với mọi người, phải giúp mỗi người tìm được cách riêng để tham dự vào cộng đồng Giáo Hội, và nhờ thế cảm nhận được sự vuốt ve của một lòng thương xót ‘không cần công trạng, vô điều kiện và nhưng không’” (NVYT 297). Và xa hơn: “những người ly dị đã bước vào một kết hợp mới, chẳng hạn, có thể rơi vào một loạt các hoàn cảnh khác nhau, mà ta không nên ngăn hộc hay nhét vào các loại xếp hạng quá cứng ngắc, không chừa chỗ trống cho việc biện phân bản thân và mục vụ thích đáng” (NVYT 298).
Theo đường hướng trên, dựa vào các nhận xét của nhiều nghị phụ thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng “người đã chịu phép rửa nào ly dị và tái hôn theo dân luật cần được hội nhập trọn vẹn hơn vào các cộng đồng Kitô hữu bằng nhiều cách có thể có, trong khi phải tránh bất cứ dịp gây gương mù gương xấu nào”. “Việc tham dự của họ có thể được biểu lộ qua nhiều phục vụ khác nhau trong Giáo Hội… Những người như thế không nên cảm thấy mình như là các chi thể bị tuyệt thông của Giáo Hội, nhưng thay vào đó phải như các chi thể sống động, có khả năng sống và lớn lên trong Giáo Hội… Sự hội nhập này cũng cần phải có trong việc săn sóc và dưỡng dục con cái họ theo Kitô Giáo” (NVYT 299).
Nói tổng quát hơn, Đức Giáo Hoàng đưa ra một câu tuyên bố cực kỳ quan trọng để ta hiểu chiều hướng và ý nghĩa của Tông Huấn: “Nếu chúng ta xem xét sự đa dạng mênh mông của các hoàn cảnh cụ thể…, điều có thể hiểu được là không ai chờ mong cả thượng hội đồng lẫn tông huấn này sẽ cung cấp một bộ qui luật tổng quát mới, hợp giáo luật từ trong bản chất và có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Điều cần đơn thuần là một khích lệ đổi mới để người ta đảm nhiệm việc biện phân bản thân và mục vụ một cách có trách nhiệm trong các trường hợp đặc thù, một sự biện phân biết nhìn nhận rằng, vì “mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp’, các hậu quả hay hệ quả của một qui luật không cần luôn phải nhất thiết như nhau” (NVYT 300). Đức Giáo Hoàng khai triển một cách sâu sắc các nhu cầu và các đặc điểm của cuộc hành trình đồng hành và biện phân cần thiết đối với cuộc đối thoại có chiều sâu giữa tín hữu và các mục tử của họ.
Để đạt mục đích trên, Đức Thánh Cha nhắc ta nhớ lại suy tư của Giáo Hội về “các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh” liên quan tới việc qui trách nhiệm và giải trình hành động; và dựa vào Thánh Tôma Aquinô, ngài tập chú vào mối liên hệ giữa các qui luật và việc biện phân bằng cách quả quyết rằng “Quả thực các qui luật tổng quát đưa ra một sự thiện mà ta không bao giờ có thể coi thường hay bỏ qua, nhưng trong hình thức phát biểu của chúng, chúng không thể tuyệt đối dự liệu mọi hoàn cảnh đặc thù được. Đồng thời, cần phải nói rằng, chính vì lý do đó, điều vốn là thành phần của một biện phân thực tiễn trong các hoàn cảnh đặc thù không thể được nâng lên hàng một qui luật” (NVYT 304).
Tiết sau cùng của chương này bàn đến “luận lý học thương xót mục vụ”. Để tránh hiểu lầm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mạnh mẽ nhắc lại: “Bầy tỏ sự hiểu biết trước các hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ hàm nghĩa phải giảm độ ánh sáng của các lý tưởng trọn vẹn hơn hay đề xuất ít hơn điều Chúa Giêsu đề xuất cho con người nhân bản. Ngày nay, điều quan trọng hơn việc chăm sóc mục vụ đối với những hoàn cảnh thất bại là cố gắng mục vụ nhằm củng cố các cuộc hôn nhân và nhờ thế phòng ngừa việc chúng đổ vỡ” (NVYT 307).
Chiều hướng nói chung của chương này và của tinh thần mà Đức Phanxicô muốn dành cho công việc mục vụ của Giáo Hội đã được tóm tắt trong các lời kết như sau: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang thấy mình rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của họ hay với các tín hữu giáo dân khác vốn có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi những người này một sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước nguyện của mình, nhưng chắc chắn, họ sẽ nhận được chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu hoàn cảnh của mình tốt hơn và khám phá ra con đường phát triển bản thân. Tôi cũng khuyến khích các mục tử của Giáo Hội hãy lắng nghe họ một cách mẫn cảm và thanh thản, thành thực muốn hiểu cảnh ngộ và quan điểm của họ, ngõ hầu giúp họ sống cuộc sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng thích đáng của họ trong Giáo Hội” (NVYT 312).
Về “luận lý học thương xót mục vụ”, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Đôi lúc, chúng ta thấy khó dành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của ta. Ta đặt không biết bao nhiêu điều kiện lên lòng thương xót đến nỗi làm nó rỗng hết mọi ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa chân thực của nó. Đây là cách tệ hại nhất để làm loãng Tin Mừng” (NVYT 311).
Chương Chín: “Linh đạo hôn nhân và gia đình” (313-325)
Chương chín dành cho linh đạo hôn nhân và gia đình, một linh đạo “kết thành bởi hàng ngàn cử chỉ nhỏ mọn nhưng có thực chất” (NVYT 315). Đức Giáo Hoàng quả quyết một cách rõ ràng rằng “những ai có khát vọng linh đạo sâu sắc không nên cảm nhận rằng gia đình đánh giá thấp việc họ lớn lên trong sự sống Thần Khí, nhưng đúng hơn họ coi sự sống này như con đường Chúa muốn dùng để dẫn họ tới đỉnh cao của việc kết hợp huyền nhiệm” (NVYT 316). Mọi sự, “những lúc vui, thư giãn, cử hành, và ngay cả làm tình cũng có thể được cảm nghiệm như một tham dự vào cuộc sống trọn vẹn của phục sinh” (NVYT 317). Rồi ngài nói tới việc cầu nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh, tới linh đạo của tình yêu độc chiếm và tự do trong thách đố và hoài mong được về già với nhau, luôn phản ảnh lòng chung thủy của Thiên Chúa (xem NVYT 319). Và sau cùng, là linh đạo chăm sóc, an ủi và khuyến khích: Đức Giáo Hoàng dạy rằng “mọi cuộc sống gia đình đều là một ‘việc chăn chiên’ trong thương xót. Mỗi người chúng ta, qua yêu thương và săn sóc, đều để lại dấu ấn lên đời người khác”(NVYT 322). “Ngắm nhìn người thân yêu của chúng ta bằng con mắt của Thiên Chúa và thấy Chúa Kitô trong họ chính là một kinh nghiệm thiêng liêng” sâu sắc (NVYT 323).
Trong đoạn cuối cùng, Đức Phanxicô khẳng định: “không gia đình nào rơi xuống từ trời đã hoàn toàn được hình thành ngay; các gia đình luôn cần được lớn lên và trưởng thành trong khả năng yêu thương… Tất cả chúng ta đều được kêu gọi tiếp tục cố gắng hướng tới một điều gì đó lớn hơn chính chúng ta và gia đình chúng ta, và mọi gia đình phải cảm nhận được sự thúc đẩy này. Chúng ta hãy thực hiện cuộc hành trình này như các gia đình, chúng ta hãy tiếp tục tiến bước với nhau. (…) Chớ gì ta đừng ngã lòng vì các giới hạn của mình hay ngừng việc tìm kiếm sự viên mãn của tình yêu và tình hiệp thông mà Thiên Chúa đang bầy tỏ trước mặt ta” (NVYT 325).
Tông Huấn kết thúc bằng lời cầu nguyện với Thánh Gia.
Tóm lại, Amoris Laetitia tìm cách khẳng định không phải “gia đình lý tưởng” mà là thực tại hết sức phong phú và phức tạp của đời sống gia đình. Nó cung cấp một cái nhìn cởi mở, tích cực sâu xa, được nuôi dưỡng không phải bằng các điều trừu tượng hay phóng chiếu lý tưởng, nhưng bằng sự quan tâm mục vụ đối với thực tại. Ngôn ngữ của Tông Huấn vì thế là ngôn ngữ của kinh nghiệm và hy vọng.
Dẫn Nhập (1-7)
Tông Huấn đáng lưu ý về bề dầy và chi tiết của nó. 325 đoạn của nó được phân chia thành 9 chương. Bẩy đoạn dẫn nhập đã trình bầy một cách đơn giản tính phức tạp của một chủ đề hiện đang rất cần được học hỏi thấu đáo. Các can thiệp của các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tạo nên một “viên ngọc nhiều mặt” (NVYT 4), một đa diện qúy báu, mà ta phải duy trì giá trị của nó. Nhưng Đức Giáo Hoàng cảnh giác rằng “không phải mọi cuộc thảo luận về các vấn đề tín lý, luân lý hay mục vụ đều cần được giải quyết bằng các can thiệp của huấn quyền”. Thực vậy, đối với một số câu hỏi, “mỗi quốc gia hay miền… có thể tìm các giải pháp tốt hơn thích đáng với văn hóa của họ và mẫn cảm với các truyền thống và nhu cầu địa phương của họ. Vì ‘các nền văn hóa, thực ra, hết sức đa dạng và mọi nguyên tắc tổng quát… cần được hội nhập văn hóa, nếu chúng muốn được tôn trọng và áp dụng” (NVYT 3). Nguyên tắc hội nhập văn hóa này áp dụng vào việc phải phát biểu các vấn đề như thế nào và phải đề cập đến chúng ra sao và, ngoại trừ các vấn đề tín điều đã được huấn quyền Giáo Hội định tín rõ ràng, không một phương thức nào thuộc loại này có thể “được hoàn cầu hóa”. Trong diễn văn kết thúc thượng hội đồng năm 2015, Đức Giáo Hoàng nói rất rõ ràng rằng: “Điều xem ra bình thường đối với một giám mục ở một lục địa, có thể bị coi là bất thường và hầu như gây tai tiếng, hầu như!, đối với một giám mục ở một lục địa khác; điều được coi là vi phạm một quyền ở một xã hội lại là một qui luật hiển nhiên và bất khả vi phạm ở một xã hội khác; điều đối với một số người là tự do lương tâm thì đối với một số khác lại chỉ là hỗn độn đơn thuần”.
Đức Giáo Hoàng tuyên bố rõ ràng rằng trên hết, chúng ta cần phải tránh việc đặt kề nhau một cách vô dụng các đòi hỏi thay đổi và việc áp dụng tổng quát các qui luật trừu tượng. Ngài viết: “các cuộc tranh luận đang tiếp diễn trong truyền thông, trong một số ấn phẩm và cả giữa các thừa tác viên của Giáo Hội, diễn biến từ một ước muốn vô độ nhằm thay đổi toàn diện không cần suy nghĩ hay đặt cơ sở gì cả, tới một thái độ muốn giải quyết mọi sự bằng cách áp dụng các qui luật tổng quát hay rút ra các kết luận quá đáng từ những xem xét thần học đặc thù” (NVYT 2).
Chương Một: “Dưới ánh sáng Lời Chúa” (8-30).
Tiếp theo lời dẫn nhập nói trên, Đức Giáo Hoàng bắt đầu các suy nghĩ của ngài về Sách Thánh ở chương thứ nhất, một chương được diễn biến như một bài suy niệm về Thánh Vịnh 128 (vốn được đọc trong phụng vụ hôn phối của Do Thái cũng như trong phụng vụ hôn phối của Kitô Giáo). Thánh Kinh “đầy các gia đình, sinh nở, truyện yêu thương và khủng hoảng gia đình” (NVYT 8). Điều này thúc đẩy ta suy niệm về việc gia đình không phải là một lý tưởng trừu tượng như thế nào nhưng đúng hơn như một “chuyên nghề” (trade) thực tiễn (NVYT 16), một chuyên nghề được thi hành với tình âu yếm (NVYT 28), nhưng vốn cũng bị tội lỗi đối chất ngay từ thuở ban đầu, khi mối liên hệ yêu thương bị biến thành khống chế (xem NVYT 19). Do đó, Lời Thiên Chúa “không phải là một loạt các ý niệm trừu tượng mà đúng hơn là nguồn an ủi và đồng hành đối với mọi gia đình đang trải nghiệm khó khăn hay đau khổ. Vì nó chỉ cho họ mục tiêu cuộc hành trình của họ…” (NVYT 22).
Chương Hai: “Các trải nghiệm và thách đố của các gia đình” (31-57)
Xây dựng trên nền Thánh Kinh, trong chương hai, Đức Giáo Hoàng xem xét tình huống hiện nay của các gia đình. Dù “đặt cơ sở vững vàng trên tính thực tại” của các trải nghiệm gia đình (NVYT 6), Đức Giáo Hoàng cũng đã rút tỉa khá nhiều từ các bản tường trình sau cùng của hai thượng hội đồng. Các gia đình hiện đang đối mặt với nhiều thách đố, từ việc di dân tới việc ý thức hệ bác bỏ các dị biệt giữa các giới tính (“ý thức hệ phái tính” NVYT 56); từ nền văn hóa tạm bợ tới não trạng chống sinh nở và tác động của kỹ thuật sinh học đối với lãnh vực sinh đẻ; từ việc thiếu nhà ở và việc làm tới văn hóa khiêu dâm và lạm dụng vị thành niên; từ việc không lưu ý tới những người khuyết tật tới việc thiếu kính trọng người cao niên; từ việc dùng luật pháp tháo bỏ gia đình tới việc dùng bạo lực chống lại phụ nữ. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới tính cụ thể, vốn là ý niệm then chốt trong Tông Huấn. Chính tính cụ thể, tính hiện thực và đời sống hàng ngày đã tạo thành sự dị biệt thực chất giữa “các lý thuyết” có thể chấp nhận được để giải thích thực tại và “các ý thức hệ” võ đoán.
Trưng dẫn Familiaris consortio, Đức Phanxicô quả quyết rằng “ta rất đúng khi tập chú vào các thực tại cụ thể, vì ‘lời kêu gọi và các đòi hỏi của Thần Khí vang vọng trong các biến cố của lịch sử’ và qua các biến cố này, ‘Giáo Hội cũng được dẫn tới một cái hiểu sâu sắc hơn về mầu nhiệm khôn lường của hôn nhân và gia đình” (NVYT 31). Ngược lại, nếu ta không chịu lắng nghe thực tại, ta không thể hiểu được các nhu cầu của hiện tại hay các chuyển động của Thần Khí. Đức Giáo Hoàng nhận định rằng chủ nghĩa duy cá nhân hung hăng khiến con người ngày nay khó có thể hiến thân một cách đại lượng cho người khác (xem NVYT 33). Đây là một bức tranh đáng lưu ý về tình huống hiện nay: “sợ cô đơn và ước muốn ổn định và trung thành hiện hữu song song với nỗi sợ mỗi ngày một lớn bị lừa vào một mối liên hệ rất có thể ngăn cản mình đạt được các mục tiêu bản thân” (NVYT 34).
Lòng khiêm tốn của tính hiện thực giúp ta tránh được việc trình bầy “một lý tưởng thần học quá trừu tượng và hầu như giả tạo về hôn nhân, quá xa vời so với các tình huống cụ thể và các khả thể thực tiễn của các gia đình chân thực” (NVYT 36). Chủ nghĩa duy lý tưởng không cho phép hôn nhân đươc hiểu đúng theo bản chất của nó, tức “ngả đường năng động để phát triển và hoàn thành bản thân”. Quả không hiện thực chút nào khi nghĩ rằng các gia đình có thể tự nâng đỡ chính mình “chỉ bằng việc nhấn mạnh tới các vấn đề tín lý, đạo đức sinh học và luân lý mà thôi, mà không khuyến khích người ta cởi mở đối với ơn thánh” (NVYT 37). Cho rằng một số phương thức “tự phê phán” không đủ đối với kinh nghiệm hôn nhân và gia đình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh cần phải dành chỗ cho việc đào tạo lương tâm tín hữu: “chúng ta được kêu gọi đào luyện các lương tâm, chứ không thay thế chúng” (NVYT 37). Chúa Giêsu đề ra một lý tưởng đầy đòi hỏi nhưng “không bao giờ lại không tỏ lòng cảm thương và gần gũi đối với tính yếu đuối của các cá nhân như người đàn bà Samaria hay người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình” (NVYT 38).
Chương Ba: “Nhìn lên Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình” (58-88)
Chương thứ ba dành cho việc bàn tới một số yếu tố chủ yếu trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Chương này quan trọng vì 30 đoạn của nó mô tả xúc tích ơn gọi của gia đình theo Tin Mừng và như Giáo Hội đã quả quyết xưa nay. Trước hết, nó nhấn mạnh tới các chủ đề bất khả tiêu, bản chất bí tích của hôn nhân, việc truyền sinh và giáo dục con cái. Gaudium et Spes của Vatican II, Humanae Vitae của Đức Phaolô VI, và Familiaris Consortio của Đức Gioan Phaolô II đã được trưng dẫn rất nhiều.
Chương này cung cấp một cái nhìn bao quát và đụng tới cả các “tình huống bất toàn” nữa. Thực thế, chúng ta có thể đọc thấy “ ‘việc biện phân sự hiện diện của các hạt giống Lời Chúa’ trong các nền văn hóa khác (xem Ad Gentes 11) cũng có thể áp dụng vào thực tại hôn nhân và gia đình. Song song với hôn nhân tự nhiên đích thực, các yếu tố tích cực quả có hiện hữu trong các hình thức hôn nhân tìm thấy nơi các truyền thống tôn giáo khác’, dù có lúc khá mù mờ” (NVYT 77). Suy tư này cũng bao gồm “các gia đình bị thương tổn”; về các gia đình này, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng năm 2015 để nói rằng “luôn cần phải nhớ nguyên tắc tổng quát này” ‘các mục tử phải biết rằng, vì chân lý, các ngài buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng’ (Familiaris Consortio, 84). Mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp và có thể có các nhân tố khiến khả năng đưa ra quyết định bị hạn chế. Do đó, dù quả quyết giáo huấn của Giáo Hội cách rõ ràng, các mục tử phải tránh các phán đoán không đếm xỉa gì tới tính phức tạp của các hoàn cảnh đa dạng, và các ngài phải lưu ý, nhất thiết phải lưu ý tới việc người ta trải nghiệm ra sao và chịu đựng thế nào các buồn phiền do hoàn cảnh của họ gây ra” (NVYT 79).
Chương Bốn: “Tình yêu trong hôn nhân” (89-164)
Chương bốn bàn về tình yêu trong hôn nhân, điều mà nó soi sáng bằng Bài Ca Tình Yêu của Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 13:4-7. Tiết mở đầu này là một giải thích công phu, tập chú, nhiều linh hứng và thơ mộng đối với bản văn của Thánh Phaolô. Nó là một sưu tập gồm nhiều đoạn văn ngắn nhằm mô tả một cách thận trọng và đầy âu yếm tình yêu nhân bản bằng những hạn từ hoàn toàn cụ thể. Giá trị nội quan tâm lý của lời giải thích này quả là tuyệt vời. Những tầm nhìn tâm lý thấu suốt đã được đưa vào thế giới xúc cảm của vợ chồng, cả tích cực lẫn tiêu cực, và cả chiều kích gợi tình của tình yêu nữa. Đây quả là một đóng góp cực kỳ phong phú và có giá trị vào đời sống hôn nhân Kitô Giáo, chưa hề có trong các văn kiện giáo hoàng trước đây.
Tiết này vắn vỏi vượt ra ngoài việc bàn một cách rộng dài, sâu sắc tới kinh nghiệm hàng ngày của tình yêu hôn nhân, điều mà Đức Giáo Hoàng từ khước, không muốn phán đoán dựa vào các tiêu chuẩn lý tưởng: “không nên đặt lên hai con người hữu hạn gánh nặng khủng khiếp phải lặp lại một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, vì hôn nhân, trong tư cách dấu chỉ, bao hàm ‘một diễn trình năng động…, một diễn trình từ từ diễn tiến với việc hội nhập tiệm tiến các ân ban của Thiên Chúa” (NVYT 122). Mặt khác, Đức Giáo Hoàng mạnh mẽ nhấn mạnh sự kiện này: do chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng vốn xác định ra các người phối ngẫu trong một sự kết hợp hết sức bao trùm và lâu dài (NVYT 123), chính trong sự “pha trộn vui hưởng và đấu tranh, căng thẳng và thư thái, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và ham muốn, bực dọc và khoan khoái” ấy (NVYT 126), mà hôn nhân đã được lập thành.
Chương này kết thúc bằng một suy tư rất quan trọng về “việc biến đổi của tình yêu” vì “quãng đời dài hơn hiện nay có nghĩa: các mối liên hệ gần gũi và độc chiếm hẳn phải kéo dài tới 4, 5 hay ngay cả 6 thập niên; thành thử, quyết định lúc ban đầu hẳn phải luôn được làm mới trở lại” (NVYT 163). Khi vẻ bề ngoài biến đổi, sự lôi cuốn yêu thương tuy không giảm nhưng thay đổi khi thèm muốn tính dục, với thời gian, có thể biến đổi để chỉ còn là ước muốn được ở với nhau và tương trợ nhau: “Không hề có bảo đảm nào là chúng ta sẽ cảm nhận như nhau suốt đời. Ấy thế nhưng, nếu cặp vợ chồng nào có thể nghĩ ra được một dự án sống chung lâu dài, họ vẫn có thể yêu thương nhau và sống với nhau như một, vui hưởng sụ thân mật phong phú, cho tới lúc sự chết phân rẽ họ” (NVYT 163).
Chương Năm: “Tình yêu sinh hoa trái” (165-198)
Chương Năm hoàn toàn tập chú vào tính sinh hoa trái của tình yêu và sự sinh sản. Nó đề cập một cách thiêng liêng và tâm lý sâu sắc tới việc chào đón sự sống mới, tới thời gian chờ đợi thai nghén, tới tình yêu của người mẹ người cha. Nó cũng nói tới tính hoa trái mở rộng của việc nhận con nuôi, tới việc hoan nghinh sự đóng góp của các gia đình vào việc cổ vũ “nền văn hóa gặp gỡ”, và tới cuộc sống gia đình theo nghĩa rộng bao gồm cô chú, anh chị em họ, thân nhân của các thân nhân, bằng hữu. Amoris laetitia không tập chú vào điều vốn được gọi là “gia đình hạch nhân” vì nó rất coi trọng gia đình như một mạng lưới rộng lớn hơn gồm nhiều mối liên hệ. Linh đạo của bí tích hôn nhân có đặc điểm xã hội sâu sắc (xem NVYT 187). Và bên trong chiều kích xã hội này, Đức Giáo Hoàng đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò đặc biệt của mối liên hệ giữa người trẻ và người cao niên, cũng như mối liên hệ giữa các anh chị em, coi nó như cơ sở huấn luyện cho việc liên hệ với người khác.
Chương Sáu: “Một số viễn ảnh mục vụ” (199-258)
Trong chương sáu, Đức Giáo Hoàng thảo luận một số viễn ảnh mục vụ nhằm tạo ra các gia đình vững chắc và sinh hoa trái theo kế hoạch của Thiên Chúa. Chương này sử dụng rộng dài các bản tường trình sau cùng của hai thượng hội đồng và các bài giáo lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Nó nhắc lại rằng các gia đình không những nên được phúc âm hóa, mà họ còn phải rao giảng phúc âm nữa. Đức Giáo Hoàng tỏ ý tiếc rằng “các thừa tác viên thụ phong thường hay thiếu sự huấn luyện cần thiết để đương đầu với các vấn đề phức tạp mà các gia đình hiện đang phải đối phó” (NVYT 202). Một mặt, việc huấn luyện các chủng sinh về tâm cảm (psycho-affective) cần được cải tiến, và các gia đình cần can dự nhiều hơn vào việc huấn luyện người cho thừa tác vụ (xem NVYT 203); và mặt khác, “kinh nghiệm giáo sĩ lập gia đình của truyền thống rộng lớn Đông Phương cũng có thể được rút tỉa” (NVYT 202).
Sau đó, Đức Giáo Hoàng nói tới việc chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn; tới việc đồng hành với các cặp vợ chồng trong các năm đầu cuộc sống hôn nhân của họ, trong đó, có vấn đề làm cha mẹ có trách nhiệm; và ngài cũng nói tới một số hoàn cảnh và cuộc khủng hoảng phức tạp, vì biết rằng “mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe về nó với lỗ tai của trái tim” (NVYT 232). Một số nguyên nhân của khủng hoảng đã được phân tích, trong số đó, có sự trễ nải trong việc trưởng thành về xúc cảm (xem NVYT 239).
Ngài còn nhắc thêm về việc đồng hành với những người bị bỏ rơi, ly thân hoặc ly dị. Tông Huấn nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cải tổ mới đây đối với các thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nó làm nổi bật sự đau khổ của con cái trong các hoàn cảnh tranh chấp và kết luận: “Ly dị là một sự ác và con số mỗi ngày một gia tăng các vụ ly dị là điều rất gây bối rối. Do đó, bổn phận mục vụ quan trọng nhất của chúng ta đối với các gia đình là củng cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn các vết thương và làm việc để ngăn chặn việc lan tràn bi kịch này của thời ta” (NVYT 246). Sau đó, chương này nói tới các cuộc hôn nhân giữa một người Công Giáo và một Kitô hữu thuộc một hệ phái khác (hôn nhân hỗn hợp), và giữa một người Công Giáo và một người thuộc một tôn giáo khác (hôn nhân khác đạo). Liên quan tới các gia đình có thành viên là người có khuynh hung đồng tính luyến ái, Tông Huấn tái xác nhận sự cần thiết phải tôn trọng họ và kiềm chế bất cứ sự kỳ thị bất công nào cũng như mọi hình thức gây hấn hay bạo động nào. Phần cuối cùng, rất cảm kích về phương diện mục vụ của chương này, “khi sự chết làm chúng ta cảm thấy nọc độc của nó” là nói về chủ đề mất người thân yêu và đời sống mất chồng, mất vợ.
Chương Bẩy: “Hướng tới việc giáo dục con cái tốt hơn” (259-290)
Chương bẩy dành để nói đến việc giáo dục con cái: đào luyện chúng về đạo đức, học tập kỷ luật bao gồm trừng phạt, hiện thực kiên nhẫn, giáo dục giới tính, truyền thụ đức tin và, nói chung hơn, cuộc sống gia đình như một bối cảnh giáo dục. Sự khôn ngoan thực tiễn thấy nơi mỗi đoạn thật đáng lưu ý, trên hết là việc dành chú ý cho các bước nhỏ, tiệm tiến “ta có thể hiểu, chấp nhận và trân qúy được”(NVYT 271).
Có một đoạn đặc biệt gây chú ý và có tính nền tảng về sư phạm trong đó, Đức Phanxicô quả quyết một cách rõ ràng rằng “tuy nhiên, ám ảnh không phải là giáo dục. Ta không thể kiểm soát mọi hoàn cảnh mà đứa nhỏ có thể trải nghiệm… Nếu các cha mẹ bị ám ảnh với việc luôn phải biết con cái họ đang ở đâu và kiểm soát mọi chuyển động của chúng, họ đã chỉ tìm cách khống chế không gian mà thôi. Nhưng việc này không hề để giáo dục, củng cố và chuẩn bị con cái họ giúp chúng đương đầu với các thách đố. Điều quan trọng hơn cả là khả năng biết yêu thương giúp đỡ chúng lớn lên trong tự do, trưởng thành, kỷ luật nói chung và thực sự tự lập” (NVYT 260).
Tiết đáng lưu ý về giáo dục tính dục đã được đặt tựa đề rất hay là “Nói có với giáo dục tính dục”. Nhu cầu là ở đó, và chúng ta phải nêu câu hỏi: “liệu các định chế giáo dục của ta đã đảm nhiệm thách đố này chưa… trong một thời đại khi tính dục có khuynh hướng bị tầm thường hóa và làm cho ra nghèo nàn”. Nền giáo dục tốt đẹp cần được thi hành “bên trong khuôn khổ rộng lớn hơn của việc giáo dục tình yêu, của việc giáo dục tự hiến thân hỗ tương” (NVYT 280). Bản văn cảnh cáo rằng kiểu nói “làm tình an toàn” chuyên chở “một thái độ tiêu cực đối với cùng đích tính sinh sản tự nhiên của tính dục, như thể đứa trẻ có thể được sinh ra là một kẻ thù cần phải đề phòng chống lại. Kiểu suy nghĩ này cổ vũ lòng tự yêu mình thái quá và tính gây hấn thay vì sự chấp nhận” (NVYT 283).
Chương Tám: “Hướng dẫn, biện phân và hội nhập yếu đuối” (291-312)
Chương tám là lời mời gọi hướng tới lòng thương xót và biện phân mục vụ trong các hoàn cảnh không hoàn toàn phù hợp với những gì Chúa đã đề xuất. Đức Giáo Hoàng sử dụng ba động từ rất quan trọng: hướng dẫn, biện phân và hội nhập (integrating), tất cả đều có tính nền tảng để giải quyết các hoàn cảnh mỏng dòn, phức tạp, không hợp qui. Chương này có nhiều tiết nói về việc cần phải có sự tiệm tiến (gradualness) trong việc chăm sóc mục vụ; tầm quan trọng của biện phân; các qui luật và các hoàn cảnh giảm khinh trong việc biện phân mục vụ; và sau cùng, Đức Giáo Hoàng kêu gọi phải có “luận lý học thương xót mục vụ”.
Chương tám là chương hết sức mẫn cảm. Đọc nó, người ta phải nhớ rằng “trách vụ của Giáo Hội thường giống trách vụ một bệnh viện dã chiến” (NVYT 291). Ở đây, Đức Thánh Cha bám chặt các khám phá của hai thượng hội đồng về các vấn đề gây tranh cãi. Ngài tái khẳng định điều hôn nhân Kitô Giáo vốn là và nói thêm rằng “một số hình thức kết hợp mâu thuẫn triệt để với lý tưởng này, trong khi một số hình thức khác thể hiện nó ít nhất một phần hay tương tự”. Do đó, Giáo Hội “không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn phù hợp với giáo huấn của mình về hôn nhân nữa” (NVYT 292).
Về việc biện phân đối với các hoàn cảnh “không hợp qui”, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Cần phải ‘tránh các phán đoán không đếm xỉa tới tính phức tạp của các hoàn cảnh đa dạng’ và nhất thiết phải lưu ý tới việc người ta phải buồn phiền như thế nào vì hoàn cảnh của họ” (NVYT 296). Và ngài viết tiếp: “đây là vấn đề phải vươn tay ra với mọi người, phải giúp mỗi người tìm được cách riêng để tham dự vào cộng đồng Giáo Hội, và nhờ thế cảm nhận được sự vuốt ve của một lòng thương xót ‘không cần công trạng, vô điều kiện và nhưng không’” (NVYT 297). Và xa hơn: “những người ly dị đã bước vào một kết hợp mới, chẳng hạn, có thể rơi vào một loạt các hoàn cảnh khác nhau, mà ta không nên ngăn hộc hay nhét vào các loại xếp hạng quá cứng ngắc, không chừa chỗ trống cho việc biện phân bản thân và mục vụ thích đáng” (NVYT 298).
Theo đường hướng trên, dựa vào các nhận xét của nhiều nghị phụ thượng hội đồng, Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng “người đã chịu phép rửa nào ly dị và tái hôn theo dân luật cần được hội nhập trọn vẹn hơn vào các cộng đồng Kitô hữu bằng nhiều cách có thể có, trong khi phải tránh bất cứ dịp gây gương mù gương xấu nào”. “Việc tham dự của họ có thể được biểu lộ qua nhiều phục vụ khác nhau trong Giáo Hội… Những người như thế không nên cảm thấy mình như là các chi thể bị tuyệt thông của Giáo Hội, nhưng thay vào đó phải như các chi thể sống động, có khả năng sống và lớn lên trong Giáo Hội… Sự hội nhập này cũng cần phải có trong việc săn sóc và dưỡng dục con cái họ theo Kitô Giáo” (NVYT 299).
Nói tổng quát hơn, Đức Giáo Hoàng đưa ra một câu tuyên bố cực kỳ quan trọng để ta hiểu chiều hướng và ý nghĩa của Tông Huấn: “Nếu chúng ta xem xét sự đa dạng mênh mông của các hoàn cảnh cụ thể…, điều có thể hiểu được là không ai chờ mong cả thượng hội đồng lẫn tông huấn này sẽ cung cấp một bộ qui luật tổng quát mới, hợp giáo luật từ trong bản chất và có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Điều cần đơn thuần là một khích lệ đổi mới để người ta đảm nhiệm việc biện phân bản thân và mục vụ một cách có trách nhiệm trong các trường hợp đặc thù, một sự biện phân biết nhìn nhận rằng, vì “mức độ trách nhiệm không như nhau trong mọi trường hợp’, các hậu quả hay hệ quả của một qui luật không cần luôn phải nhất thiết như nhau” (NVYT 300). Đức Giáo Hoàng khai triển một cách sâu sắc các nhu cầu và các đặc điểm của cuộc hành trình đồng hành và biện phân cần thiết đối với cuộc đối thoại có chiều sâu giữa tín hữu và các mục tử của họ.
Để đạt mục đích trên, Đức Thánh Cha nhắc ta nhớ lại suy tư của Giáo Hội về “các nhân tố và hoàn cảnh giảm khinh” liên quan tới việc qui trách nhiệm và giải trình hành động; và dựa vào Thánh Tôma Aquinô, ngài tập chú vào mối liên hệ giữa các qui luật và việc biện phân bằng cách quả quyết rằng “Quả thực các qui luật tổng quát đưa ra một sự thiện mà ta không bao giờ có thể coi thường hay bỏ qua, nhưng trong hình thức phát biểu của chúng, chúng không thể tuyệt đối dự liệu mọi hoàn cảnh đặc thù được. Đồng thời, cần phải nói rằng, chính vì lý do đó, điều vốn là thành phần của một biện phân thực tiễn trong các hoàn cảnh đặc thù không thể được nâng lên hàng một qui luật” (NVYT 304).
Tiết sau cùng của chương này bàn đến “luận lý học thương xót mục vụ”. Để tránh hiểu lầm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mạnh mẽ nhắc lại: “Bầy tỏ sự hiểu biết trước các hoàn cảnh ngoại lệ không bao giờ hàm nghĩa phải giảm độ ánh sáng của các lý tưởng trọn vẹn hơn hay đề xuất ít hơn điều Chúa Giêsu đề xuất cho con người nhân bản. Ngày nay, điều quan trọng hơn việc chăm sóc mục vụ đối với những hoàn cảnh thất bại là cố gắng mục vụ nhằm củng cố các cuộc hôn nhân và nhờ thế phòng ngừa việc chúng đổ vỡ” (NVYT 307).
Chiều hướng nói chung của chương này và của tinh thần mà Đức Phanxicô muốn dành cho công việc mục vụ của Giáo Hội đã được tóm tắt trong các lời kết như sau: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang thấy mình rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của họ hay với các tín hữu giáo dân khác vốn có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi những người này một sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước nguyện của mình, nhưng chắc chắn, họ sẽ nhận được chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu hoàn cảnh của mình tốt hơn và khám phá ra con đường phát triển bản thân. Tôi cũng khuyến khích các mục tử của Giáo Hội hãy lắng nghe họ một cách mẫn cảm và thanh thản, thành thực muốn hiểu cảnh ngộ và quan điểm của họ, ngõ hầu giúp họ sống cuộc sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng thích đáng của họ trong Giáo Hội” (NVYT 312).
Về “luận lý học thương xót mục vụ”, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Đôi lúc, chúng ta thấy khó dành chỗ cho tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa trong hoạt động mục vụ của ta. Ta đặt không biết bao nhiêu điều kiện lên lòng thương xót đến nỗi làm nó rỗng hết mọi ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa chân thực của nó. Đây là cách tệ hại nhất để làm loãng Tin Mừng” (NVYT 311).
Chương Chín: “Linh đạo hôn nhân và gia đình” (313-325)
Chương chín dành cho linh đạo hôn nhân và gia đình, một linh đạo “kết thành bởi hàng ngàn cử chỉ nhỏ mọn nhưng có thực chất” (NVYT 315). Đức Giáo Hoàng quả quyết một cách rõ ràng rằng “những ai có khát vọng linh đạo sâu sắc không nên cảm nhận rằng gia đình đánh giá thấp việc họ lớn lên trong sự sống Thần Khí, nhưng đúng hơn họ coi sự sống này như con đường Chúa muốn dùng để dẫn họ tới đỉnh cao của việc kết hợp huyền nhiệm” (NVYT 316). Mọi sự, “những lúc vui, thư giãn, cử hành, và ngay cả làm tình cũng có thể được cảm nghiệm như một tham dự vào cuộc sống trọn vẹn của phục sinh” (NVYT 317). Rồi ngài nói tới việc cầu nguyện dưới ánh sáng Phục Sinh, tới linh đạo của tình yêu độc chiếm và tự do trong thách đố và hoài mong được về già với nhau, luôn phản ảnh lòng chung thủy của Thiên Chúa (xem NVYT 319). Và sau cùng, là linh đạo chăm sóc, an ủi và khuyến khích: Đức Giáo Hoàng dạy rằng “mọi cuộc sống gia đình đều là một ‘việc chăn chiên’ trong thương xót. Mỗi người chúng ta, qua yêu thương và săn sóc, đều để lại dấu ấn lên đời người khác”(NVYT 322). “Ngắm nhìn người thân yêu của chúng ta bằng con mắt của Thiên Chúa và thấy Chúa Kitô trong họ chính là một kinh nghiệm thiêng liêng” sâu sắc (NVYT 323).
Trong đoạn cuối cùng, Đức Phanxicô khẳng định: “không gia đình nào rơi xuống từ trời đã hoàn toàn được hình thành ngay; các gia đình luôn cần được lớn lên và trưởng thành trong khả năng yêu thương… Tất cả chúng ta đều được kêu gọi tiếp tục cố gắng hướng tới một điều gì đó lớn hơn chính chúng ta và gia đình chúng ta, và mọi gia đình phải cảm nhận được sự thúc đẩy này. Chúng ta hãy thực hiện cuộc hành trình này như các gia đình, chúng ta hãy tiếp tục tiến bước với nhau. (…) Chớ gì ta đừng ngã lòng vì các giới hạn của mình hay ngừng việc tìm kiếm sự viên mãn của tình yêu và tình hiệp thông mà Thiên Chúa đang bầy tỏ trước mặt ta” (NVYT 325).
Tông Huấn kết thúc bằng lời cầu nguyện với Thánh Gia.
Tóm lại, Amoris Laetitia tìm cách khẳng định không phải “gia đình lý tưởng” mà là thực tại hết sức phong phú và phức tạp của đời sống gia đình. Nó cung cấp một cái nhìn cởi mở, tích cực sâu xa, được nuôi dưỡng không phải bằng các điều trừu tượng hay phóng chiếu lý tưởng, nhưng bằng sự quan tâm mục vụ đối với thực tại. Ngôn ngữ của Tông Huấn vì thế là ngôn ngữ của kinh nghiệm và hy vọng.