Rửa Chân: Chuyện Nhỏ Bỏ Mình Mới Là Chuyện Khó
Chuyện bịa như thật ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong buỗi tập nghi thức:
Cha xứ: “Làm tông đồ là phải nghiêm túc, nào đi ra, bái bàn thờ, quay lại, ngồi xuống. Nè cái ông kia sao lại giơ chân trái lên, người ta giơ chân phải cả mà”.- “Dạ.... dạ...vì con thuận chân trái”. “Không thuận cái gì hết, lên đây rồi mà còn muốn đi đàng trái hả, bỏ xuống, giơ chân phải lên. Cái gì mà run run thế? Giữ yên cho tôi rửa. Không được hả, cút xuống, hội đồng kiếm người khác thay”.
Rửa chân: chuyện nhỏ ! Anh em bà con Việt kiều chúng ta ở nước ngoài khấm khá lên không chỉ nhờ việc rửa chân mà còn nhờ cắt móng chân, móng tay, sơn phết....(nghề nail).
Một năm một lần chứng kiến các mục tử trong Giáo Hội cử hành nghi thức rửa chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh, nhiều tín hữu cảm động và sốt sắng lên, nhất là ở đâu trong sau khi rửa chân, chủ tế còn hôn chân các vị làm tông đồ nữa. Tuy nhiên việc rửa chân cho một số vị đại diện đã chuẩn bị chân sạch thơm trước đó một cách nghi thức tức là đổ tí nước và lau sơ sơ thì vẫn là chuyện nhỏ.
Chuyện không nhỏ chút nào mà là chuyện phải làm nếu muốn noi theo gương Chúa Kitô đó là tự nguyện bỏ mình để hầu hạ người mình yêu đến cùng. Không thể làm người hầu hạ nếu không bỏ mình. Đức Kitô đã bỏ thân phận Thiên Chúa của mình mặc lấy thân tôi đòi phàm hèn để thực thi công trình cứu độ. Ngài còn bỏ đi phận là Thầy, là Chúa để làm người tôi tớ hầu hạ các môn sinh. Trên Thập giá Ngài đã bỏ đi dáng hình nhân loại bình thường mà mặc lấy thân hình một phạm nhân trọng tội để gánh lấy mọi hậu quả tội lỗi của nhân gian. Ngài bỏ luôn cả sự sống gian trần để trao ban sự sống thần linh cho mọi người. Ngài còn bỏ luôn cả dáng hình phàm nhân mà hiện thân trong hình đồ vật (Bánh Rượu) để tiếp tục yêu thương, thông ban ơn cứu độ cho con người, mọi thời, mọi nơi.
Chúng ta có thực sự là người hầu hạ, người tôi tớ của nhau hay không ? nói kiểu văn hoa là người phục vụ ? Để trả lời thì thiết tưởng hãy xét xem chúng ta có bỏ mình như thế nào, có bỏ đi chút quyền lợi, có bỏ đi cái vị thế, cái vai vế cao trọng của mình khi sống yêu thương phục vụ nhau không?
Rửa chân là chuyện nhỏ. Bỏ mình mới là chuyện khó.
Chuyện bịa như thật ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong buỗi tập nghi thức:
Cha xứ: “Làm tông đồ là phải nghiêm túc, nào đi ra, bái bàn thờ, quay lại, ngồi xuống. Nè cái ông kia sao lại giơ chân trái lên, người ta giơ chân phải cả mà”.- “Dạ.... dạ...vì con thuận chân trái”. “Không thuận cái gì hết, lên đây rồi mà còn muốn đi đàng trái hả, bỏ xuống, giơ chân phải lên. Cái gì mà run run thế? Giữ yên cho tôi rửa. Không được hả, cút xuống, hội đồng kiếm người khác thay”.
Rửa chân: chuyện nhỏ ! Anh em bà con Việt kiều chúng ta ở nước ngoài khấm khá lên không chỉ nhờ việc rửa chân mà còn nhờ cắt móng chân, móng tay, sơn phết....(nghề nail).
Một năm một lần chứng kiến các mục tử trong Giáo Hội cử hành nghi thức rửa chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh, nhiều tín hữu cảm động và sốt sắng lên, nhất là ở đâu trong sau khi rửa chân, chủ tế còn hôn chân các vị làm tông đồ nữa. Tuy nhiên việc rửa chân cho một số vị đại diện đã chuẩn bị chân sạch thơm trước đó một cách nghi thức tức là đổ tí nước và lau sơ sơ thì vẫn là chuyện nhỏ.
Chuyện không nhỏ chút nào mà là chuyện phải làm nếu muốn noi theo gương Chúa Kitô đó là tự nguyện bỏ mình để hầu hạ người mình yêu đến cùng. Không thể làm người hầu hạ nếu không bỏ mình. Đức Kitô đã bỏ thân phận Thiên Chúa của mình mặc lấy thân tôi đòi phàm hèn để thực thi công trình cứu độ. Ngài còn bỏ đi phận là Thầy, là Chúa để làm người tôi tớ hầu hạ các môn sinh. Trên Thập giá Ngài đã bỏ đi dáng hình nhân loại bình thường mà mặc lấy thân hình một phạm nhân trọng tội để gánh lấy mọi hậu quả tội lỗi của nhân gian. Ngài bỏ luôn cả sự sống gian trần để trao ban sự sống thần linh cho mọi người. Ngài còn bỏ luôn cả dáng hình phàm nhân mà hiện thân trong hình đồ vật (Bánh Rượu) để tiếp tục yêu thương, thông ban ơn cứu độ cho con người, mọi thời, mọi nơi.
Chúng ta có thực sự là người hầu hạ, người tôi tớ của nhau hay không ? nói kiểu văn hoa là người phục vụ ? Để trả lời thì thiết tưởng hãy xét xem chúng ta có bỏ mình như thế nào, có bỏ đi chút quyền lợi, có bỏ đi cái vị thế, cái vai vế cao trọng của mình khi sống yêu thương phục vụ nhau không?
Rửa chân là chuyện nhỏ. Bỏ mình mới là chuyện khó.