□ Nguyễn Trung Tây
Trả Lời Như Thế Nào (Gioan 8:1-11)?
Theo phong tục Việt Nam, một người phụ nữ trong thôn làng không có chồng mà mang thai, hoặc bị bắt quả tang đang lăng nhăng với một người không phải chồng của mình, bản án dành cho người này thông thường là cạo đầu, bôi vôi. Có những thôn làng, ngoài cạo đầu bôi vôi, họ còn dẫn người đàn bà đi khắp làng bêu xấu. Sau đó họ mang người thiếu phụ bỏ lên bè thả trôi theo dòng sông. Tuy nhiên tôi chưa nghe ai nhắc nhở đến hình phạt dành cho người đàn ông tòng phạm.
Riêng người Do Thái, họ không làm như vậy. Nếu bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, cả hai người trong cuộc sẽ bị dẫn ra đầu làng, cả hai sẽ bị ném đá cho tới chết.
Có một lần, tôi kể câu chuyện Người Thiếu Phụ Ngoại Tình cho một người bạn đạo Phật. Tôi nói,
— Trước câu hỏi của người Biệt Phái, người đàn ông trong câu chuyện đang lâm vào thế kẹt. Trả lời “Yes” không được. Mà trả lời “No” lại càng kẹt hơn.
Bạn tôi thắc mắc,
— Sao kỳ cục vậy?
— Theo như phương cách lý luận của Tây Phương, đây là một trong những trường hợp chết kẹt giữa hai dòng thác cách mạng, dilemma. Cả hai câu trả lời, hoặc là đồng ý hoặc là không đồng ý đều không thỏa mãn cho những đòi hỏi của cả hai phe lâm chiến. “Tôi không biết”, hoặc “Xin lỗi, tôi không rõ cho lắm” cũng không phải những câu trả lời thích hợp cho câu hỏi của người Biệt Phái. Người đàn ông trong cuộc phải kiếm ra cho bằng được câu trả lời thứ ba, không phải “Yes” cũng không phải “No”. Câu trả lời thứ ba phải thích hợp đến nỗi mặc dù đối phương không hài lòng với kiểu “escaping the horns”, họ cũng không làm gì được người bị hỏi.
Bạn tôi hỏi,
— Tại sao không được trả lời “Yes”?
— Có hai lý do chính để giải thích tại sao người đàn ông không được trả lời “Yes”.
Thứ nhất, nếu người đàn ông trong câu chuyện đồng ý với bản án đã được xuất hiện từ bao nhiêu lâu nay trong xã hội Do Thái, ném đá người đàn bà cho tới chết, ông ta sẽ mắc kẹt với chính quyền bảo hộ La Mã. Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên bị đế quốc La Mã xâm lăng. Quyền quyết định cho một người nghỉ chơi với cuộc sống không thuộc về bất cứ một ai trong xã hội Do Thái thuộc địa. Quyền đó thuộc về nhà nước bảo hộ La Mã. Sống trong một xã hội bị bảo hộ, không người nào thuộc về giới bị trị muốn dây dưa lôi thôi với chính quyền thực dân. Nói bậy nói bạ đụng chạm đến quyền lực của chính quyền phong kiến là một điều không người dân nào thích. Vào thời Pháp thuộc, máy chém, nhà tù là những nơi chờ đợi một người Việt Nam bị người khác tâu vào tâu ra với Phòng Nhì của mật vụ Pháp. Vào năm thứ nhất Công Nguyên, tại Do Thái, đe dọa đến quyền lực của Quan Tổng Trấn Palestine sẽ đưa người đàn ông tới núi Sọ liền. Đó là lý do tại sao người đàn ông không nên đồng ý với bản án ném đá người phụ nữ ngoại tình.
Thứ hai, nếu người đàn ông đồng ý với bản án, ông sẽ mắc kẹt với chính ông ta và những lời giảng dậy của mình. Theo như người đàn ông, con người không nên xét đoán và lên án lẫn nhau, nhưng phải biết thương yêu và tha thứ cho những kẻ thù của mình (Lu-ca 6:27-42). Đối với một người có cái quan niệm bao dung như vậy, làm sao ông ta có thể đồng ý với bản án cạo đầu bôi vôi rồi dẫn người con gái đi khắp làng làm nhục. Đối với một người có tấm lòng nhân từ như vậy, làm sao ông ta có thể đứng yên chứng kiến cảnh tượng những người dân trong làng thả trôi người phụ nữ lầm lỡ trên dòng sông như người Việt Nam đã từng làm. Đối với một người đàn ông có tấm lòng vị tha như vậy, làm sao ông ta có thể về hùa với đám đông, mang hai người trong cuộc ra đầu làng ném đá cho tới chết như dân Do Thái cách đây hai ngàn năm đã từng làm.
Bạn tôi đặt vấn đề,
— Nếu người đàn ông bày tỏ một thái độ không đồng ý với bản án, trong trường hợp này chuyện gì sẽ xảy ra?
— Trong trường hợp này người đàn ông lại càng mắc kẹt với người Do Thái. Ông ta có thể sẽ bị chụp lên đầu một cái mũ cối to tướng với ba chữ Do Thái gian, bởi ông dám chống lại bộ luật của Môi-sen, bộ Luật đã được lưu hành trong xã hội từ khoảng năm 1250 trước Công Nguyên. Dân Do Thái tuân giữ bộ Luật này theo từng dấu phẩy, dấu chấm; thí dụ, ngày cuối cùng trong một tuần là ngày Hưu Lễ để thờ phượng Ông Trời. Mọi người không được nấu nướng và làm bất cứ chuyện gì hết trong ngày Sa-bát, ngay cả chuyện chữa bệnh hoặc là kéo con lừa từ dưới hố lên. Tệ hơn nữa nếu bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, chiếu theo bộ Luật, cuộc đời của cả hai tòng phạm coi như là chấm dứt (Lê-vi 20:10). Riêng đối với những người không tuân giữ bộ luật Môi-sen hoặc tỏ thái độ chống đối, cuộc đời của người đó cũng sẽ không êm đẹp gì hơn người thiếu phụ trong câu chuyện.
Tôi kết luận,
— Nếu đồng ý với bản án, người đàn ông sẽ mắc kẹt với chính quyền bảo hộ La Mã. Nếu tỏ thái độ chống đối, ông ta sẽ mắc kẹt với đồng hương Do Thái. Người đàn ông đã nhiều lần lên tiếng phản đối cung cách sống theo bộ Luật của người đương thời. Bởi vậy có một số người lãnh đạo trong xã hội tỏ rõ thái độ khó chịu đối với ông ta. Đã rất nhiều lần, họ gài bẫy người đàn ông, cố gắng tìm ra bằng cớ để mang người này ra hai tòa, Tòa Thượng Phẩm của người Do Thái và Tòa Án của người La Mã, giết đi cho bớt gai mắt. Người đàn ông biết rõ điều này khi người ta mang người thiếu phụ tới hỏi ý kiến mình.
Sau khi giải thích cặn kẽ vị thế chết kẹt của người đàn ông, tôi hỏi bạn,
— Nếu bạn là người đàn ông trong câu chuyện, bạn sẽ trả lời như thế nào?
— ???
Bạn tôi im lặng, không nói chi. Mà nghĩ cho cùng, cũng không dễ để mà trả lời một câu hỏi!
Theo như tác giả Gio-an, vì người ta cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ,
— Ai trong các ông là người sạch tội, hãy lấy đá ném người phụ nữ này trước đi (Gio-an 8:7).
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Trả Lời Như Thế Nào (Gioan 8:1-11)?
Theo phong tục Việt Nam, một người phụ nữ trong thôn làng không có chồng mà mang thai, hoặc bị bắt quả tang đang lăng nhăng với một người không phải chồng của mình, bản án dành cho người này thông thường là cạo đầu, bôi vôi. Có những thôn làng, ngoài cạo đầu bôi vôi, họ còn dẫn người đàn bà đi khắp làng bêu xấu. Sau đó họ mang người thiếu phụ bỏ lên bè thả trôi theo dòng sông. Tuy nhiên tôi chưa nghe ai nhắc nhở đến hình phạt dành cho người đàn ông tòng phạm.
Riêng người Do Thái, họ không làm như vậy. Nếu bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, cả hai người trong cuộc sẽ bị dẫn ra đầu làng, cả hai sẽ bị ném đá cho tới chết.
Có một lần, tôi kể câu chuyện Người Thiếu Phụ Ngoại Tình cho một người bạn đạo Phật. Tôi nói,
— Trước câu hỏi của người Biệt Phái, người đàn ông trong câu chuyện đang lâm vào thế kẹt. Trả lời “Yes” không được. Mà trả lời “No” lại càng kẹt hơn.
Bạn tôi thắc mắc,
— Sao kỳ cục vậy?
— Theo như phương cách lý luận của Tây Phương, đây là một trong những trường hợp chết kẹt giữa hai dòng thác cách mạng, dilemma. Cả hai câu trả lời, hoặc là đồng ý hoặc là không đồng ý đều không thỏa mãn cho những đòi hỏi của cả hai phe lâm chiến. “Tôi không biết”, hoặc “Xin lỗi, tôi không rõ cho lắm” cũng không phải những câu trả lời thích hợp cho câu hỏi của người Biệt Phái. Người đàn ông trong cuộc phải kiếm ra cho bằng được câu trả lời thứ ba, không phải “Yes” cũng không phải “No”. Câu trả lời thứ ba phải thích hợp đến nỗi mặc dù đối phương không hài lòng với kiểu “escaping the horns”, họ cũng không làm gì được người bị hỏi.
Bạn tôi hỏi,
— Tại sao không được trả lời “Yes”?
— Có hai lý do chính để giải thích tại sao người đàn ông không được trả lời “Yes”.
Thứ nhất, nếu người đàn ông trong câu chuyện đồng ý với bản án đã được xuất hiện từ bao nhiêu lâu nay trong xã hội Do Thái, ném đá người đàn bà cho tới chết, ông ta sẽ mắc kẹt với chính quyền bảo hộ La Mã. Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên bị đế quốc La Mã xâm lăng. Quyền quyết định cho một người nghỉ chơi với cuộc sống không thuộc về bất cứ một ai trong xã hội Do Thái thuộc địa. Quyền đó thuộc về nhà nước bảo hộ La Mã. Sống trong một xã hội bị bảo hộ, không người nào thuộc về giới bị trị muốn dây dưa lôi thôi với chính quyền thực dân. Nói bậy nói bạ đụng chạm đến quyền lực của chính quyền phong kiến là một điều không người dân nào thích. Vào thời Pháp thuộc, máy chém, nhà tù là những nơi chờ đợi một người Việt Nam bị người khác tâu vào tâu ra với Phòng Nhì của mật vụ Pháp. Vào năm thứ nhất Công Nguyên, tại Do Thái, đe dọa đến quyền lực của Quan Tổng Trấn Palestine sẽ đưa người đàn ông tới núi Sọ liền. Đó là lý do tại sao người đàn ông không nên đồng ý với bản án ném đá người phụ nữ ngoại tình.
Thứ hai, nếu người đàn ông đồng ý với bản án, ông sẽ mắc kẹt với chính ông ta và những lời giảng dậy của mình. Theo như người đàn ông, con người không nên xét đoán và lên án lẫn nhau, nhưng phải biết thương yêu và tha thứ cho những kẻ thù của mình (Lu-ca 6:27-42). Đối với một người có cái quan niệm bao dung như vậy, làm sao ông ta có thể đồng ý với bản án cạo đầu bôi vôi rồi dẫn người con gái đi khắp làng làm nhục. Đối với một người có tấm lòng nhân từ như vậy, làm sao ông ta có thể đứng yên chứng kiến cảnh tượng những người dân trong làng thả trôi người phụ nữ lầm lỡ trên dòng sông như người Việt Nam đã từng làm. Đối với một người đàn ông có tấm lòng vị tha như vậy, làm sao ông ta có thể về hùa với đám đông, mang hai người trong cuộc ra đầu làng ném đá cho tới chết như dân Do Thái cách đây hai ngàn năm đã từng làm.
Bạn tôi đặt vấn đề,
— Nếu người đàn ông bày tỏ một thái độ không đồng ý với bản án, trong trường hợp này chuyện gì sẽ xảy ra?
— Trong trường hợp này người đàn ông lại càng mắc kẹt với người Do Thái. Ông ta có thể sẽ bị chụp lên đầu một cái mũ cối to tướng với ba chữ Do Thái gian, bởi ông dám chống lại bộ luật của Môi-sen, bộ Luật đã được lưu hành trong xã hội từ khoảng năm 1250 trước Công Nguyên. Dân Do Thái tuân giữ bộ Luật này theo từng dấu phẩy, dấu chấm; thí dụ, ngày cuối cùng trong một tuần là ngày Hưu Lễ để thờ phượng Ông Trời. Mọi người không được nấu nướng và làm bất cứ chuyện gì hết trong ngày Sa-bát, ngay cả chuyện chữa bệnh hoặc là kéo con lừa từ dưới hố lên. Tệ hơn nữa nếu bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, chiếu theo bộ Luật, cuộc đời của cả hai tòng phạm coi như là chấm dứt (Lê-vi 20:10). Riêng đối với những người không tuân giữ bộ luật Môi-sen hoặc tỏ thái độ chống đối, cuộc đời của người đó cũng sẽ không êm đẹp gì hơn người thiếu phụ trong câu chuyện.
Tôi kết luận,
— Nếu đồng ý với bản án, người đàn ông sẽ mắc kẹt với chính quyền bảo hộ La Mã. Nếu tỏ thái độ chống đối, ông ta sẽ mắc kẹt với đồng hương Do Thái. Người đàn ông đã nhiều lần lên tiếng phản đối cung cách sống theo bộ Luật của người đương thời. Bởi vậy có một số người lãnh đạo trong xã hội tỏ rõ thái độ khó chịu đối với ông ta. Đã rất nhiều lần, họ gài bẫy người đàn ông, cố gắng tìm ra bằng cớ để mang người này ra hai tòa, Tòa Thượng Phẩm của người Do Thái và Tòa Án của người La Mã, giết đi cho bớt gai mắt. Người đàn ông biết rõ điều này khi người ta mang người thiếu phụ tới hỏi ý kiến mình.
Sau khi giải thích cặn kẽ vị thế chết kẹt của người đàn ông, tôi hỏi bạn,
— Nếu bạn là người đàn ông trong câu chuyện, bạn sẽ trả lời như thế nào?
— ???
Bạn tôi im lặng, không nói chi. Mà nghĩ cho cùng, cũng không dễ để mà trả lời một câu hỏi!
Theo như tác giả Gio-an, vì người ta cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ,
— Ai trong các ông là người sạch tội, hãy lấy đá ném người phụ nữ này trước đi (Gio-an 8:7).
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com