Sống trên cõi đời, ai cũng phải đi qua hai cửa ải là sinh và tử. Khi lọt lòng mẹ, cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc con người đang dần đi vào cửa tử, có người sớm, có người muộn. Cho nên “tham sống, sợ chết” là cái lẽ thường tình cho tất cả mọi sinh vật sống trên thế gian này.
Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngưng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của mọi cơ thể. Tuy nhiên, ngoài cái chết thể lý, còn có những cái chết khác tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nhiều lãnh vực liên hệ.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chúng ta quan niệm chết mà vẫn sống, mất mà vẫn còn (Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). Người chết vẫn còn sống, vẫn sinh hoạt bình thường ở cõi âm như người còn sống. Vì thế, có tục lệ đốt vàng mã, nhà cửa, xe cộ, quần áo, đầy tớ, v.v… để “chi viện” cho người chết.
Đức tin của người Công Giáo dựa trên nền tảng Đức Kitô chết và đã sống lại. Ngay từ thời nguyên tổ, Ađam đã bất tuân lệnh Thiên Chúa ăn trái cấm để từ đó tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian. Vì tội lỗi mà có sự chết và sự chết đã truyền tới mọi người.
Tuy vậy, với tình yêu thương con người, Thiên Chúa đã ban ân sủng cứu độ nhờ người con duy nhất của Người là Ðức Giêsu Kitô. Thế là vì một người duy nhất đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì nay cũng nhờ một người mà con người được hưởng sự sống muôn đời. (x. Rm 5, 12-19)
Sống lại là một sự kiện kỳ diệu nhất, bởi vì chưa hề có một người nào chết đi rồi mà được sống lại và không bao giờ chết nữa. Đây là một sự kiện quan trọng và là niềm hy vọng mới cho con người. Nếu Đức Kitô vẫn còn ở trong sự chết thì thập giá của Người quả là vô nghĩa và chẳng cứu độ được ai. Nếu Đức Kitô không sống lại thì tình yêu và đức tin của chúng ta chỉ là sự hoài tưởng về một con người đã chết hoàn toàn thuộc về quá khứ. “Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cor 15, 20).
Chết đi là chấm dứt mọi hoạt động của con người cũ, con người ích kỷ chỉ muốn mọi người phải chiều theo ý mình; con người vụ lợi chỉ muốn sống cho thỏa nguyện hạnh phúc của riêng mình. Con người cũ còn là con người xác thịt không hành động theo luật lương trí, sống buông thả cho mọi khuynh hướng sống. Đó là “Tất cả những người lấy cái bụng làm Chúa, những người đặt vinh quang của họ trong những việc chỉ làm cho họ xấu hổ vì chỉ thích những cái gì phàm tục” (Pl 3, 19).
Sống lại có nghĩa là sống một cuộc sống mới, một cuộc sống mà trước đó chưa từng sống: cuộc sống hoàn hảo, trọn vẹn, tươi đẹp và phong phú nhất. Đó là cuộc sống không còn dấu vết của chết chóc, đau thương sầu khổ nhờ cái chết và sống lại của Đức Kitô. Con người mới sống lại hiểu rõ và thực hiện thiên chức làm người của mình qua sự vâng phục làm trọn nhiệm vụ của mình ở đời này cho đến ngày chết.
Sống lại chính là từng giây từng phút “lột bỏ con người cũ” (Cr 3, 9), con người ích kỷ vụ lợi, không muốn “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Sống lại hôm nay chính là từng giây từng phút “mặc lấy con người mới” (Cr 3, 10), con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, sống vị tha quảng đại, trong sạch, gương mẫu và biết diệt trừ các tính hư nết xấu của mình.
Tin Đức Kitô đã chết và sống lại không phải là những lời nói suông, nhưng quan trọng hơn chính là chết đi và sống lại như Ngài, là trở thành môn đệ của Ngài trong mỗi ngày. Niềm tin ấy không chỉ dành cho riêng mình nhưng còn được loan báo cho những người xung quanh có liên hệ đến cuộc sống của mình.
Lạy Chúa Kitô Phục sinh, xin cho con được biết chết đi về tội lỗi mỗi ngày.
Xin cho con được sống lại với một trái tim trong thần khí mới để con luôn sống theo các điều luật, tuân giữ và thi hành các mệnh lệnh của Người. Amen. Alleluia!
Trong y học, chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống. Chết được xem là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngưng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của mọi cơ thể. Tuy nhiên, ngoài cái chết thể lý, còn có những cái chết khác tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nhiều lãnh vực liên hệ.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chúng ta quan niệm chết mà vẫn sống, mất mà vẫn còn (Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn). Người chết vẫn còn sống, vẫn sinh hoạt bình thường ở cõi âm như người còn sống. Vì thế, có tục lệ đốt vàng mã, nhà cửa, xe cộ, quần áo, đầy tớ, v.v… để “chi viện” cho người chết.
Đức tin của người Công Giáo dựa trên nền tảng Đức Kitô chết và đã sống lại. Ngay từ thời nguyên tổ, Ađam đã bất tuân lệnh Thiên Chúa ăn trái cấm để từ đó tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian. Vì tội lỗi mà có sự chết và sự chết đã truyền tới mọi người.
Tuy vậy, với tình yêu thương con người, Thiên Chúa đã ban ân sủng cứu độ nhờ người con duy nhất của Người là Ðức Giêsu Kitô. Thế là vì một người duy nhất đã sa ngã mà muôn người phải chết, thì nay cũng nhờ một người mà con người được hưởng sự sống muôn đời. (x. Rm 5, 12-19)
Sống lại là một sự kiện kỳ diệu nhất, bởi vì chưa hề có một người nào chết đi rồi mà được sống lại và không bao giờ chết nữa. Đây là một sự kiện quan trọng và là niềm hy vọng mới cho con người. Nếu Đức Kitô vẫn còn ở trong sự chết thì thập giá của Người quả là vô nghĩa và chẳng cứu độ được ai. Nếu Đức Kitô không sống lại thì tình yêu và đức tin của chúng ta chỉ là sự hoài tưởng về một con người đã chết hoàn toàn thuộc về quá khứ. “Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cor 15, 20).
Chết đi là chấm dứt mọi hoạt động của con người cũ, con người ích kỷ chỉ muốn mọi người phải chiều theo ý mình; con người vụ lợi chỉ muốn sống cho thỏa nguyện hạnh phúc của riêng mình. Con người cũ còn là con người xác thịt không hành động theo luật lương trí, sống buông thả cho mọi khuynh hướng sống. Đó là “Tất cả những người lấy cái bụng làm Chúa, những người đặt vinh quang của họ trong những việc chỉ làm cho họ xấu hổ vì chỉ thích những cái gì phàm tục” (Pl 3, 19).
Sống lại có nghĩa là sống một cuộc sống mới, một cuộc sống mà trước đó chưa từng sống: cuộc sống hoàn hảo, trọn vẹn, tươi đẹp và phong phú nhất. Đó là cuộc sống không còn dấu vết của chết chóc, đau thương sầu khổ nhờ cái chết và sống lại của Đức Kitô. Con người mới sống lại hiểu rõ và thực hiện thiên chức làm người của mình qua sự vâng phục làm trọn nhiệm vụ của mình ở đời này cho đến ngày chết.
Sống lại chính là từng giây từng phút “lột bỏ con người cũ” (Cr 3, 9), con người ích kỷ vụ lợi, không muốn “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Sống lại hôm nay chính là từng giây từng phút “mặc lấy con người mới” (Cr 3, 10), con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa, sống vị tha quảng đại, trong sạch, gương mẫu và biết diệt trừ các tính hư nết xấu của mình.
Tin Đức Kitô đã chết và sống lại không phải là những lời nói suông, nhưng quan trọng hơn chính là chết đi và sống lại như Ngài, là trở thành môn đệ của Ngài trong mỗi ngày. Niềm tin ấy không chỉ dành cho riêng mình nhưng còn được loan báo cho những người xung quanh có liên hệ đến cuộc sống của mình.
Lạy Chúa Kitô Phục sinh, xin cho con được biết chết đi về tội lỗi mỗi ngày.
Xin cho con được sống lại với một trái tim trong thần khí mới để con luôn sống theo các điều luật, tuân giữ và thi hành các mệnh lệnh của Người. Amen. Alleluia!