Suy Niệm Chúa Nhật IV MÙA CHAY C
Có một bà mẹ ngoại giáo đến gặp tôi và trình bày về hoàn cảnh của gia đình bà rằng: Vợ chồng tôi sinh được một thằng con trai. Lúc nhỏ, nó rất ngoan ngoãn, dễ thương. Chúng tôi nuôi dạy và cố gắng cho nó học hành tử tế. Tốt nghiệp đại học xong, nó lấy vợ. Nhưng hai đứa ở với nhau chẳng được bao lâu thì chia tay. Từ đó, nó theo bạn bè xấu, sa vào các tệ nạn xã hội: Nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè, trai gái. Dịp tết vừa qua, nó đi uống rượu về, đập nát các đồ dùng trong gia đình chúng tôi. Vợ chồng chúng tôi khuyên bảo, nhưng nó chẳng nghe. Thậm chí, nó còn chửi lại, đòi đánh cả vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi rất thương nó, mong muốn nó hiểu được tình thương của cha mẹ để biết trở về làm người lương thiện. Nhiều người khuyên bàn chúng tôi nên báo với công an để đưa nó đi cai nghiện, nhưng chúng tôi không dám làm vậy, vì thương nó. Không còn cách nào khác, tôi đến đây xin Cha thương giúp cầu xin ơn trên phù hộ cho nó.
Câu chuyện trên đây phản ánh phần nào câu chuyện chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Mặc dù Thánh Luca không kể lại khoảng thời gian từ lúc sinh ra cho tới khi đứa con hoang đàng xin chia gia tài, nhưng kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta biết: Đây là thời gian cực khổ nhất của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng mong muốn cho thời gian này qua đi mong chóng để khi con cái trưởng thành mà nhờ vả. Đặc biệt khi cha mẹ về già, được nó phụng dưỡng. Nhưng không ai biết trước chữ ngờ. Thay vì phụng dưỡng cha, nó lại xin chia gia tài. Nó nhẫn tâm để mặc cha già lủi thủi một mình ở nhà. Theo thói quen của người Do thái, muốn được chia gia tài phải chờ đến lúc cha mẹ qua đời. Nếu xin chia gia tài khi cha mẹ còn sống thì chẳng khác gì muốn cha mẹ chết đi. Dầu vậy, người cha vẫn sẵn sàng chấp nhận chia gia tài cho nó. Nhận được gia tài từ người cha, nó trẩy đi phương xa ăn chơi trác táng với bọn điếm. Hết tiền, hết bạc, nó phải chăn heo và mong muốn ăn cả những thứ heo ăn mà không được. Khi thiếu thốn đủ điều, nó mới nghĩ đến người cha. Nghĩ đến cha không phải vì thương cha nhưng vì miếng ăn: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!” (Lc 15,17). Vì miếng ăn nên nó mới quyết tâm trở về.
Nếu chúng ta là người cha trong câu chuyện trên đây, chúng ta có dễ dàng đón nhận người con bất hiếu như thế hay không, hay chúng ta cũng cư xử giống như người anh cả: Không thể chấp nhận một đứa con sau khi phung phí hết tài sản với bọn điếm, nay trở về với hai bàn tay trắng. Nếu có chấp nhận thì cũng phải dạy cho nó một bài học để đời.
Nhưng suy nghĩ của chúng ta khác hẳn với những gì xảy ra trong câu chuyện. Từ khi đứa con ra đi, người cha luôn trông ngóng đợi chờ và mong muốn con trai của mình trở về. Vì vậy, khi trông thấy nó từ xa, Thánh Luca diễn tả nỗi vui mừng của người cha bằng các cụm từ: Động lòng thương, chạy, ôm choàng lấy cổ, hôn nó hồi lâu. Khi đã đưa nó vào nhà, ông sai các đầy tớ: Mặc áo đẹp, đeo nhẫn, xỏ dầy…Cuối cùng, ông sai người nhà mổ bê béo để ăn mừng. Như vậy, chúng ta thấy người cha đã tìm mọi cách để phục hồi nhân phẩm và địa vị cho đứa con đã một thời đi hoang.
Thế nhưng, hành động của người cha nhân từ bao nhiêu thì người con cả lại tỏ thái độ khó chịu, ghen tỵ bấy nhiêu. Anh ta không chấp nhận thái độ của cha mình đối xử khoan dung đối với đứa con thứ như vậy. Vì thế, “anh nổi giận và quyết định không vào nhà”(x. Lc 15,28). Anh nói: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó"(Lc 15,29-30).
Người cha trong câu chuyện trên đây là hình ảnh của Thiên Chúa nhân hậu, Ngài luôn luôn yêu thương con cái, không quản ngại gì, không so đo tính toán, không cậu nệ, không sợ người ta trách móc.
Người con thứ là hình ảnh của những người thu thuế, tội lỗi đến nghe lời Chúa Giêsu rao giảng và quyết tâm ăn năn thống hối trở về làm người lương thiện.
Người con cả là hình ảnh của những người biệt phái, luật sĩ luôn tự cho mình là đạo đức, thánh thiện, không chịu hiểu về tình thương của Chúa Giêsu, thậm chí khi thấy Ngài quan tâm đến người tội lỗi và thấy họ ăn uống với Chúa thì ghen tức, lên án cả chính Chúa nữa.
Xét mình lại, có khi chúng ta thấy dáng dấp của chúng ta trong hình ảnh của người con thứ. Chúng ta được sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa qua Cha mẹ, Giáo xứ, Giáo Hội, nhưng chúng ta vẫn cố tình “đi hoang” khi chúng ta bỏ cầu nguyện, đọc kinh, xem lễ…Đặc biệt, nhiều khi chúng ta cả lòng phạm tội trọng mất lòng Chúa. Cũng có khi chúng ta thấy dáng dấp của chúng ta nơi người con cả. Đó là khi chúng ta có thái độ kiêu ngạo, ích kỷ không muốn cho người anh em của chúng ta trở về để hưởng tình thương của Thiên Chúa.
Mùa chay là mùa hoán cải, mùa trở về. Chúng ta hãy mạnh dạn đứng dậy và quyết tâm trở về với Chúa. Một người cha phải quyết tâm từ bỏ một cuộc sống bê tha trong rượu chè, bài bạc, trác táng để trở về với mái ấm gia đình. Một người mẹ phải từ bỏ những thói hư tật xấu để chu toàn nhiệm vụ làm mẹ, làm vợ. Những cặp vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, đang sống bên bờ của đổ vỡ, biết suy nghĩ lại, để sống trọn vẹn ý nghĩa vợ chồng. Những người con hoang đàng biết thống hối trở về cùng cha. Những gia đình luôn lục đục vì những giận hờn nhỏ nhen biết dẹp bỏ tự ái, vượt qua những sóng gió để đưa gia đình đến hạnh phúc. Đó chính là những hình thức thống hối ăn năn, giao hòa để trở về với Thiên Chúa. Khi thực sự có lòng thống hối ăn năn quyết tâm trở về thì dầu “Tội có đỏ như son cũng sẽ nên trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều cũng nên trắng như bông” (x. Is 1, 18).
Một nhà truyền giáo trong vùng Thái Bình Dương có kể lại sự kiện như sau: Ngày nọ có một người đàn bà bước vào lều của ngài với đôi bàn tay nắm chặt cát ướt. Bà hỏi ngài: Cha có biết cái gì trong tay con không ?
Vị linh mục đáp: Hình như chị đang cầm cát trong tay thì phải ?
Người đàn bà lại hỏi tiếp: Cha có biết tại sao con mang cát ấy đến đây không ?
Nhà truyền giáo lắc đầu. Người đàn bà liền giải thích: Thưa cha, đây là tội lỗi của con, tội của con nhiều như cát biển, làm sao con có thể được tha thứ ?
Lúc bấy giờ vị linh mục mới an ủi: Có phải chị lấy cát từ bờ biển không, vậy chị hãy quay trở lại bờ biển và giống như các em bé vẫn thường làm, chị hãy xây lên một núi cát, rồi chị ngồi đó và ngắm những đợt sóng biển, sóng biển sẽ vỗ vào bờ và cuốn đi ngọn núi cát của chị. Ơn tha thứ của Chúa cũng giống như thế, lòng nhân từ của Ngài bao la như đại dương, chị hãy thành tâm thống hối và Chúa sẽ tha thứ cho chị.
Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con đừng bỏ đi hoang như người con thứ, đừng kiêu ngạo, ích kỷ như người con cả. Xin cho chúng con luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa để biết đứng dậy trở về mỗi khi sa ngã. Xin cho chúng con có lòng nhân hậu tha thứ như tấm lòng của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Có một bà mẹ ngoại giáo đến gặp tôi và trình bày về hoàn cảnh của gia đình bà rằng: Vợ chồng tôi sinh được một thằng con trai. Lúc nhỏ, nó rất ngoan ngoãn, dễ thương. Chúng tôi nuôi dạy và cố gắng cho nó học hành tử tế. Tốt nghiệp đại học xong, nó lấy vợ. Nhưng hai đứa ở với nhau chẳng được bao lâu thì chia tay. Từ đó, nó theo bạn bè xấu, sa vào các tệ nạn xã hội: Nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè, trai gái. Dịp tết vừa qua, nó đi uống rượu về, đập nát các đồ dùng trong gia đình chúng tôi. Vợ chồng chúng tôi khuyên bảo, nhưng nó chẳng nghe. Thậm chí, nó còn chửi lại, đòi đánh cả vợ chồng chúng tôi. Chúng tôi rất thương nó, mong muốn nó hiểu được tình thương của cha mẹ để biết trở về làm người lương thiện. Nhiều người khuyên bàn chúng tôi nên báo với công an để đưa nó đi cai nghiện, nhưng chúng tôi không dám làm vậy, vì thương nó. Không còn cách nào khác, tôi đến đây xin Cha thương giúp cầu xin ơn trên phù hộ cho nó.
Câu chuyện trên đây phản ánh phần nào câu chuyện chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Mặc dù Thánh Luca không kể lại khoảng thời gian từ lúc sinh ra cho tới khi đứa con hoang đàng xin chia gia tài, nhưng kinh nghiệm cuộc sống cho chúng ta biết: Đây là thời gian cực khổ nhất của cha mẹ. Cha mẹ nào cũng mong muốn cho thời gian này qua đi mong chóng để khi con cái trưởng thành mà nhờ vả. Đặc biệt khi cha mẹ về già, được nó phụng dưỡng. Nhưng không ai biết trước chữ ngờ. Thay vì phụng dưỡng cha, nó lại xin chia gia tài. Nó nhẫn tâm để mặc cha già lủi thủi một mình ở nhà. Theo thói quen của người Do thái, muốn được chia gia tài phải chờ đến lúc cha mẹ qua đời. Nếu xin chia gia tài khi cha mẹ còn sống thì chẳng khác gì muốn cha mẹ chết đi. Dầu vậy, người cha vẫn sẵn sàng chấp nhận chia gia tài cho nó. Nhận được gia tài từ người cha, nó trẩy đi phương xa ăn chơi trác táng với bọn điếm. Hết tiền, hết bạc, nó phải chăn heo và mong muốn ăn cả những thứ heo ăn mà không được. Khi thiếu thốn đủ điều, nó mới nghĩ đến người cha. Nghĩ đến cha không phải vì thương cha nhưng vì miếng ăn: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!” (Lc 15,17). Vì miếng ăn nên nó mới quyết tâm trở về.
Nếu chúng ta là người cha trong câu chuyện trên đây, chúng ta có dễ dàng đón nhận người con bất hiếu như thế hay không, hay chúng ta cũng cư xử giống như người anh cả: Không thể chấp nhận một đứa con sau khi phung phí hết tài sản với bọn điếm, nay trở về với hai bàn tay trắng. Nếu có chấp nhận thì cũng phải dạy cho nó một bài học để đời.
Nhưng suy nghĩ của chúng ta khác hẳn với những gì xảy ra trong câu chuyện. Từ khi đứa con ra đi, người cha luôn trông ngóng đợi chờ và mong muốn con trai của mình trở về. Vì vậy, khi trông thấy nó từ xa, Thánh Luca diễn tả nỗi vui mừng của người cha bằng các cụm từ: Động lòng thương, chạy, ôm choàng lấy cổ, hôn nó hồi lâu. Khi đã đưa nó vào nhà, ông sai các đầy tớ: Mặc áo đẹp, đeo nhẫn, xỏ dầy…Cuối cùng, ông sai người nhà mổ bê béo để ăn mừng. Như vậy, chúng ta thấy người cha đã tìm mọi cách để phục hồi nhân phẩm và địa vị cho đứa con đã một thời đi hoang.
Thế nhưng, hành động của người cha nhân từ bao nhiêu thì người con cả lại tỏ thái độ khó chịu, ghen tỵ bấy nhiêu. Anh ta không chấp nhận thái độ của cha mình đối xử khoan dung đối với đứa con thứ như vậy. Vì thế, “anh nổi giận và quyết định không vào nhà”(x. Lc 15,28). Anh nói: "Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó"(Lc 15,29-30).
Người cha trong câu chuyện trên đây là hình ảnh của Thiên Chúa nhân hậu, Ngài luôn luôn yêu thương con cái, không quản ngại gì, không so đo tính toán, không cậu nệ, không sợ người ta trách móc.
Người con thứ là hình ảnh của những người thu thuế, tội lỗi đến nghe lời Chúa Giêsu rao giảng và quyết tâm ăn năn thống hối trở về làm người lương thiện.
Người con cả là hình ảnh của những người biệt phái, luật sĩ luôn tự cho mình là đạo đức, thánh thiện, không chịu hiểu về tình thương của Chúa Giêsu, thậm chí khi thấy Ngài quan tâm đến người tội lỗi và thấy họ ăn uống với Chúa thì ghen tức, lên án cả chính Chúa nữa.
Xét mình lại, có khi chúng ta thấy dáng dấp của chúng ta trong hình ảnh của người con thứ. Chúng ta được sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa qua Cha mẹ, Giáo xứ, Giáo Hội, nhưng chúng ta vẫn cố tình “đi hoang” khi chúng ta bỏ cầu nguyện, đọc kinh, xem lễ…Đặc biệt, nhiều khi chúng ta cả lòng phạm tội trọng mất lòng Chúa. Cũng có khi chúng ta thấy dáng dấp của chúng ta nơi người con cả. Đó là khi chúng ta có thái độ kiêu ngạo, ích kỷ không muốn cho người anh em của chúng ta trở về để hưởng tình thương của Thiên Chúa.
Mùa chay là mùa hoán cải, mùa trở về. Chúng ta hãy mạnh dạn đứng dậy và quyết tâm trở về với Chúa. Một người cha phải quyết tâm từ bỏ một cuộc sống bê tha trong rượu chè, bài bạc, trác táng để trở về với mái ấm gia đình. Một người mẹ phải từ bỏ những thói hư tật xấu để chu toàn nhiệm vụ làm mẹ, làm vợ. Những cặp vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt, đang sống bên bờ của đổ vỡ, biết suy nghĩ lại, để sống trọn vẹn ý nghĩa vợ chồng. Những người con hoang đàng biết thống hối trở về cùng cha. Những gia đình luôn lục đục vì những giận hờn nhỏ nhen biết dẹp bỏ tự ái, vượt qua những sóng gió để đưa gia đình đến hạnh phúc. Đó chính là những hình thức thống hối ăn năn, giao hòa để trở về với Thiên Chúa. Khi thực sự có lòng thống hối ăn năn quyết tâm trở về thì dầu “Tội có đỏ như son cũng sẽ nên trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều cũng nên trắng như bông” (x. Is 1, 18).
Một nhà truyền giáo trong vùng Thái Bình Dương có kể lại sự kiện như sau: Ngày nọ có một người đàn bà bước vào lều của ngài với đôi bàn tay nắm chặt cát ướt. Bà hỏi ngài: Cha có biết cái gì trong tay con không ?
Vị linh mục đáp: Hình như chị đang cầm cát trong tay thì phải ?
Người đàn bà lại hỏi tiếp: Cha có biết tại sao con mang cát ấy đến đây không ?
Nhà truyền giáo lắc đầu. Người đàn bà liền giải thích: Thưa cha, đây là tội lỗi của con, tội của con nhiều như cát biển, làm sao con có thể được tha thứ ?
Lúc bấy giờ vị linh mục mới an ủi: Có phải chị lấy cát từ bờ biển không, vậy chị hãy quay trở lại bờ biển và giống như các em bé vẫn thường làm, chị hãy xây lên một núi cát, rồi chị ngồi đó và ngắm những đợt sóng biển, sóng biển sẽ vỗ vào bờ và cuốn đi ngọn núi cát của chị. Ơn tha thứ của Chúa cũng giống như thế, lòng nhân từ của Ngài bao la như đại dương, chị hãy thành tâm thống hối và Chúa sẽ tha thứ cho chị.
Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con đừng bỏ đi hoang như người con thứ, đừng kiêu ngạo, ích kỷ như người con cả. Xin cho chúng con luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa để biết đứng dậy trở về mỗi khi sa ngã. Xin cho chúng con có lòng nhân hậu tha thứ như tấm lòng của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành