Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm A
Chúng ta vừa nghe Thánh sử Gioan tường thuật lại phép lạ Đức Giêsu chữa người mù từ khi mới sinh. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thái độ của các nhân vật trong câu chuyện này.
1.Thái độ của Đức Giêsu:
Đức Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót. Trong ba năm cuộc đời công khai, Ngài đã làm rất nhiều phép lạ để chữa lành những người bệnh hoạn tật nguyền. Có những phép lạ xảy ra do sự thỉnh cầu của con người. Nhưng cũng có những phép lạ xảy ra do chính Ngài chủ động đến với con người như phép lạ chữa cho người mù hôm nay. Câu chuyện phép lạ bắt đầu bằng sự thắc mắc của các môn đệ: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" (Ga 9,2). Và Đức Giêsu cho biết: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh." (Ga 9,3). Giải thích xong thắc mắc của các môn đệ, Đức Giêsu bắt đầu hành động để chữa lành cho anh mù. Tin mừng kể: “Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: ‘Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa.’ Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.” (Ga 9,6-7).
Như vậy, phép lạ đã xảy ra, anh mù đã sáng mắt. Nếu câu chuyện kết thúc ở đây thì đã khá hoàn hảo. Nhưng lòng thương xót của Đức Giêsu còn muốn đi xa hơn. Đó chỉ là phép lạ chữa lành con mắt phần xác. Đức Giêsu còn tiếp tục đồng hành với người mù, giúp người mù sáng cả con mắt đức tin. Như vậy, Đức Giêsu đã thực hiện nơi người mù hai phép lạ cùng một thời điểm: Phép lạ sáng con mắt thể lý và phép lạ sáng con mắt đức tin.
2. Thái độ của người mù:
Bệnh mù lòa có thể do bẩm sinh, có thể do tai nạn hay một nguyên nhân nào đó. Người bị mù thì không thấy ánh sáng, không được nhìn ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của người thân, không thấy đường đi, không thấy công việc để làm, giảm thiểu hạnh phúc của cuộc đời…Nên họ bị thiệt thòi về nhiều mặt. Ước mong lớn nhất của người mù là được sáng đôi mắt.
Người mù trong câu chuyện Tin mừng hôm nay đã mù từ thuở mới sinh. Chắc chắn anh ta ngày đêm mong muốn được sáng đôi mắt. Lòng mong muốn đó được đáp ứng khi anh gặp được Đức Giêsu. Hay nói đúng hơn là được Đức Giêsu gặp anh. Qua câu chuyện cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã đi bước trước để đến với anh. Ngài hành động và mời gọi anh làm theo ý của Ngài. Ngài nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt anh và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa". Đó là một lời mời gọi của đức tin. Tin mừng cho biết: “Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.”
“Ra đi và rửa rồi trở lại.” Đây là thái độ của sự vâng phục trong niềm tin. Nhờ thế mà anh được sáng con mắt. Sau đó, anh đã công khai làm chứng về Đức Giêsu: “Ngài là một tiên tri”(x. Ga 9,17); "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã lấy bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy;”(Ga 9,25).
Khi những người biệt phái cho rằng Đức Giêsu "không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat," thậm chí họ kết án “Đức Giêsu là một kẻ tội lỗi" thì người mù còn khẳng định rằng: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” (Ga 9,25). Rồi anh tiếp tục làm chứng: “Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy” (Ga 9,31). Lời khẳng định đó đưa đến kết luận: Đức Giêsu là “người bởi Thiên Chúa mà đến” (Ga 9,33).
Đức tin của người mù còn thể hiện một cách mạnh mẽ ngay cả khi anh bị cha mẹ bỏ rơi. Sau này gặp lại Đức Giêsu, anh còn xác tín rằng: “‘Thưa Ngài, tôi tin.’ Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người” (Ga 9,38).
Tấm gương của người mù đáng cho mỗi người chúng ta học tập: Một đức tin vững mạnh, một đức tin can đảm trước những nghịch cảnh của cuộc sống.
3. Thái độ của những người Biệt phái:
Sau khi Đức Giêsu chữa lành cho người mù, những người Biệt phái đã mở một cuộc điều tra nhằm lên án Đức Giêsu, phủ nhận phép lạ Ngài vừa làm. Đây là một thái độ kiêu căng, thể hiện một sự ghen tương không muốn chấp nhận sự thật, không nhìn thấy quyền năng của Thiên Chúa đang thể hiện trước mắt họ. Thậm chí, vì cái nhìn mù quáng nên họ còn muốn kết án Đức Giêsu là người tội lỗi. Họ ghét Đức Giêsu nên họ ghét luôn cả những người có liên hệ, cụ thể là họ ghét luôn cả người mù. Người mù đã trở thành nạn nhân của họ (x. Ga 9,34). Vì thế, họ tìm cách gây áp lực và làm khó dễ cho anh ta. Họ sáng con mắt phần xác nhưng lại mù quáng con mắt thiêng liêng. Mặc dầu vậy, họ còn tự hào là mình rằng “chúng tôi thấy.” Chính vì thế, lời quả quyết của Đức Giêsu thể hiện đúng bản chất của họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘chúng tôi thấy,’ nên tội các ông vẫn còn đó” (Ga 9,41)
Trong cuộc sống hôm nay cũng có nhiều người giống như những người biệt phái này. Họ không làm việc lành, trái lại có ai đó làm việc lành thì họ lại ngăn cản hoặc tìm cách bóp méo sự thật, thậm chí còn bỏ vạ, cáo gian, kết án người vô tội.
4. Thái độ của cha mẹ người mù:
Trước sự rắc rối mà chính con mình gặp phải đáng lý ra hai ông bà phải đứng ra bệnh vực cho con. Đằng này, hai ông bà lại lẫn trốn trách nhiệm không dám nói lên sự thật mà còn đùn đẩy cho con: “Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó.”(Ga 9,23). Chính Tin mừng đã cho chúng ta biết lý do vì sao cha mẹ anh ta lại nói như thế: “Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô.”(Ga 9,22). Đây là một thái độ cầu an nên thiếu trách nhiệm với con mình.
Trong cuộc sống hôm nay, cũng có rất nhiều người sống thiếu trách nhiệm không chỉ đối với con cái mà còn đối với Giáo Hội và xã hội. Nhiều người cha người mẹ không dám nhận con cái mình vì sợ phải nuôi nấng chăm nom, vì thế chúng ta hiểu tại sao có nhiều người cha người mẹ đành bỏ rơi con cái, thậm chị giết hại con cái ngày từ trong lòng mẹ. Nhiều người con cái không dám nhận cha mẹ mình vì cha mẹ nghèo đói, bệnh tật. Nhiều người không dám đứng lên bênh vực cho công lý và sự thật vì sợ liên lụy đến mình và gia đình mình, sợ ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo.
Vì thế, cảnh bất công, người công chính bị trù dập, việc tốt việc lành bị bóp méo vẫn còn nhan nhãn trong xã hội chúng ta đang sống.
5. Thái độ sống của chúng ta hôm nay?
Suy niệm về thái độ của Đức Giêsu, của người mù, của những người biệt phái và của cha mẹ anh mù, chúng ta thử đối chiếu với thái độ sống của chúng ta như thế nào?
Có khi nào chúng ta sẵn sàng đến để giúp đỡ những người xấu số như Đức Giêsu đã giúp đỡ cho người mù không? Chúng ta có bênh vực cho những người gặp rắc rối trong đức tin như Đức Giêsu bênh vực cho người mù không?
Có khi nào chúng ta can đảm bênh vực cho Chúa, cho Giáo Hội và cho niềm tin của mình giữa thử thách gian nan như người mù không?
Có khi nào chúng ta kiêu ngạo, ghen tuông nên tìm cách từ chối sự thật, thậm chí còn bỏ vạ cho người tốt không?
Có khi nào chúng ta sợ liên lụy đến mình, gia đình mình hay thiệt thòi về của cải vật chất…nên thiếu trách nhiệm với những người thân yêu của chúng ta như cha mẹ của người mù không?
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì chúng con không bị mù con mắt thể lý. Nhưng xét mình lại có lẽ nhiều lúc chúng con vẫn bị mù về con mắt tinh thần. Xin Chúa giúp chúng con biết làm theo lời Chúa dạy để chúng con được luôn sáng con mắt đức tin, con mắt tinh thần. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúng ta vừa nghe Thánh sử Gioan tường thuật lại phép lạ Đức Giêsu chữa người mù từ khi mới sinh. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thái độ của các nhân vật trong câu chuyện này.
1.Thái độ của Đức Giêsu:
Đức Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót. Trong ba năm cuộc đời công khai, Ngài đã làm rất nhiều phép lạ để chữa lành những người bệnh hoạn tật nguyền. Có những phép lạ xảy ra do sự thỉnh cầu của con người. Nhưng cũng có những phép lạ xảy ra do chính Ngài chủ động đến với con người như phép lạ chữa cho người mù hôm nay. Câu chuyện phép lạ bắt đầu bằng sự thắc mắc của các môn đệ: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" (Ga 9,2). Và Đức Giêsu cho biết: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh." (Ga 9,3). Giải thích xong thắc mắc của các môn đệ, Đức Giêsu bắt đầu hành động để chữa lành cho anh mù. Tin mừng kể: “Người nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt người ấy và bảo: ‘Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa.’ Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.” (Ga 9,6-7).
Như vậy, phép lạ đã xảy ra, anh mù đã sáng mắt. Nếu câu chuyện kết thúc ở đây thì đã khá hoàn hảo. Nhưng lòng thương xót của Đức Giêsu còn muốn đi xa hơn. Đó chỉ là phép lạ chữa lành con mắt phần xác. Đức Giêsu còn tiếp tục đồng hành với người mù, giúp người mù sáng cả con mắt đức tin. Như vậy, Đức Giêsu đã thực hiện nơi người mù hai phép lạ cùng một thời điểm: Phép lạ sáng con mắt thể lý và phép lạ sáng con mắt đức tin.
2. Thái độ của người mù:
Bệnh mù lòa có thể do bẩm sinh, có thể do tai nạn hay một nguyên nhân nào đó. Người bị mù thì không thấy ánh sáng, không được nhìn ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của người thân, không thấy đường đi, không thấy công việc để làm, giảm thiểu hạnh phúc của cuộc đời…Nên họ bị thiệt thòi về nhiều mặt. Ước mong lớn nhất của người mù là được sáng đôi mắt.
Người mù trong câu chuyện Tin mừng hôm nay đã mù từ thuở mới sinh. Chắc chắn anh ta ngày đêm mong muốn được sáng đôi mắt. Lòng mong muốn đó được đáp ứng khi anh gặp được Đức Giêsu. Hay nói đúng hơn là được Đức Giêsu gặp anh. Qua câu chuyện cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã đi bước trước để đến với anh. Ngài hành động và mời gọi anh làm theo ý của Ngài. Ngài nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn, rồi xoa bùn trên mắt anh và bảo: "Anh hãy đến hồ Silôê mà rửa". Đó là một lời mời gọi của đức tin. Tin mừng cho biết: “Anh ta ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được.”
“Ra đi và rửa rồi trở lại.” Đây là thái độ của sự vâng phục trong niềm tin. Nhờ thế mà anh được sáng con mắt. Sau đó, anh đã công khai làm chứng về Đức Giêsu: “Ngài là một tiên tri”(x. Ga 9,17); "Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã lấy bùn xức mắt tôi và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy;”(Ga 9,25).
Khi những người biệt phái cho rằng Đức Giêsu "không phải bởi Thiên Chúa, vì không giữ ngày Sabbat," thậm chí họ kết án “Đức Giêsu là một kẻ tội lỗi" thì người mù còn khẳng định rằng: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” (Ga 9,25). Rồi anh tiếp tục làm chứng: “Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy” (Ga 9,31). Lời khẳng định đó đưa đến kết luận: Đức Giêsu là “người bởi Thiên Chúa mà đến” (Ga 9,33).
Đức tin của người mù còn thể hiện một cách mạnh mẽ ngay cả khi anh bị cha mẹ bỏ rơi. Sau này gặp lại Đức Giêsu, anh còn xác tín rằng: “‘Thưa Ngài, tôi tin.’ Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người” (Ga 9,38).
Tấm gương của người mù đáng cho mỗi người chúng ta học tập: Một đức tin vững mạnh, một đức tin can đảm trước những nghịch cảnh của cuộc sống.
3. Thái độ của những người Biệt phái:
Sau khi Đức Giêsu chữa lành cho người mù, những người Biệt phái đã mở một cuộc điều tra nhằm lên án Đức Giêsu, phủ nhận phép lạ Ngài vừa làm. Đây là một thái độ kiêu căng, thể hiện một sự ghen tương không muốn chấp nhận sự thật, không nhìn thấy quyền năng của Thiên Chúa đang thể hiện trước mắt họ. Thậm chí, vì cái nhìn mù quáng nên họ còn muốn kết án Đức Giêsu là người tội lỗi. Họ ghét Đức Giêsu nên họ ghét luôn cả những người có liên hệ, cụ thể là họ ghét luôn cả người mù. Người mù đã trở thành nạn nhân của họ (x. Ga 9,34). Vì thế, họ tìm cách gây áp lực và làm khó dễ cho anh ta. Họ sáng con mắt phần xác nhưng lại mù quáng con mắt thiêng liêng. Mặc dầu vậy, họ còn tự hào là mình rằng “chúng tôi thấy.” Chính vì thế, lời quả quyết của Đức Giêsu thể hiện đúng bản chất của họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘chúng tôi thấy,’ nên tội các ông vẫn còn đó” (Ga 9,41)
Trong cuộc sống hôm nay cũng có nhiều người giống như những người biệt phái này. Họ không làm việc lành, trái lại có ai đó làm việc lành thì họ lại ngăn cản hoặc tìm cách bóp méo sự thật, thậm chí còn bỏ vạ, cáo gian, kết án người vô tội.
4. Thái độ của cha mẹ người mù:
Trước sự rắc rối mà chính con mình gặp phải đáng lý ra hai ông bà phải đứng ra bệnh vực cho con. Đằng này, hai ông bà lại lẫn trốn trách nhiệm không dám nói lên sự thật mà còn đùn đẩy cho con: “Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó.”(Ga 9,23). Chính Tin mừng đã cho chúng ta biết lý do vì sao cha mẹ anh ta lại nói như thế: “Cha mẹ anh ta nói thế bởi sợ người Do-thái, vì người Do-thái đã bàn định trục xuất khỏi hội đường bất cứ ai dám công nhận Chúa Giêsu là Ðấng Kitô.”(Ga 9,22). Đây là một thái độ cầu an nên thiếu trách nhiệm với con mình.
Trong cuộc sống hôm nay, cũng có rất nhiều người sống thiếu trách nhiệm không chỉ đối với con cái mà còn đối với Giáo Hội và xã hội. Nhiều người cha người mẹ không dám nhận con cái mình vì sợ phải nuôi nấng chăm nom, vì thế chúng ta hiểu tại sao có nhiều người cha người mẹ đành bỏ rơi con cái, thậm chị giết hại con cái ngày từ trong lòng mẹ. Nhiều người con cái không dám nhận cha mẹ mình vì cha mẹ nghèo đói, bệnh tật. Nhiều người không dám đứng lên bênh vực cho công lý và sự thật vì sợ liên lụy đến mình và gia đình mình, sợ ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo.
Vì thế, cảnh bất công, người công chính bị trù dập, việc tốt việc lành bị bóp méo vẫn còn nhan nhãn trong xã hội chúng ta đang sống.
5. Thái độ sống của chúng ta hôm nay?
Suy niệm về thái độ của Đức Giêsu, của người mù, của những người biệt phái và của cha mẹ anh mù, chúng ta thử đối chiếu với thái độ sống của chúng ta như thế nào?
Có khi nào chúng ta sẵn sàng đến để giúp đỡ những người xấu số như Đức Giêsu đã giúp đỡ cho người mù không? Chúng ta có bênh vực cho những người gặp rắc rối trong đức tin như Đức Giêsu bênh vực cho người mù không?
Có khi nào chúng ta can đảm bênh vực cho Chúa, cho Giáo Hội và cho niềm tin của mình giữa thử thách gian nan như người mù không?
Có khi nào chúng ta kiêu ngạo, ghen tuông nên tìm cách từ chối sự thật, thậm chí còn bỏ vạ cho người tốt không?
Có khi nào chúng ta sợ liên lụy đến mình, gia đình mình hay thiệt thòi về của cải vật chất…nên thiếu trách nhiệm với những người thân yêu của chúng ta như cha mẹ của người mù không?
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì chúng con không bị mù con mắt thể lý. Nhưng xét mình lại có lẽ nhiều lúc chúng con vẫn bị mù về con mắt tinh thần. Xin Chúa giúp chúng con biết làm theo lời Chúa dạy để chúng con được luôn sáng con mắt đức tin, con mắt tinh thần. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành