Qua việc tấn công một nhà thờ Công Giáo, chính quyền tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) đã mở rộng thêm chiến dịch loại bỏ các cây Thánh giá tại địa phương. Sự việc này xảy ra vào lúc tờ mờ sáng ngày 25 tháng 2 năm 2016.
Hai tuần sau khi trưởng ban tôn giáo tỉnh Chiết Giang kêu gọi "ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới đây, họ đã đến tháo gỡ cây Thánh giá của Nhà thờ Trạng Nguyên (Zhuangyuan), thuộc giáo xứ Vĩnh Cường (Yongqiang).
Ucanews.com báo cáo rằng vào buổi tối trước đó, cộng đồng Công Giáo trong giáo xứ Vĩnh Cường đã triệu tập khẩn cấp trước lời cảnh báo về việc tháo gỡ cây Thánh giá của nhà thờ. Tuy nhiên, giáo dân đã không thể ngăn chặn chính quyền làm việc này.
"Người quản lý nhà thờ đã không thông báo cho cha xứ về thời gian tháo gỡ cây Thánh giá, có thể là vì chính quyền đã đe dọa ông phải im lặng", một người làm công trong nhà thờ nói với ucanews.com với điều kiện ẩn danh. "Cho đến khi cha xứ biết được tình hình này từ những người khác, ngài đã triệu tập một cuộc họp ngay lập tức."
Trong năm nay, ít nhất 18 nhà thờ Tin Lành ở tỉnh Chiết Giang cũng đã bị chính quyền tháo gỡ cây Thánh giá.
Đây là lần đầu tiên chính quyền nhắm mục tiêu vào Công Giáo, vốn có lượng tín hữu nhỏ hơn với khoảng 210.000 người. Trong bối cảnh một chiến dịch bài trừ Thánh giá đang diễn ra, hơn 1.700 cây thánh giá đã bị chính quyền loại bỏ kể từ cuối năm 2013.
Một mục tiêu khác thuộc giáo xứ Vĩnh Cường đó là nhà thờ Bát Giáp (Bajia), chính quyền địa phương đã ra lệnh cúp điện và nước của nhà thờ này vào hôm 24 tháng 2.
Chiến dịch mới nhất về việc loại trừ cây Thánh giá ở tỉnh Chiết Giang là hệ quả theo sau một hội nghị của Ban tôn giáo tỉnh này vừa diễn ra vào ngày 4 tháng 2. Khi đó, trưởng ban tông giáo là Phong Chi Lê (Feng Zhili) đã nói với các quan chức địa phương là phải chuẩn bị để duy trì "sự ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra ở Hàng Châu (Hangzhou) trong hai ngày 4-5 tháng 9 năm 2016.
G20 là Nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, bao gồm cả nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác, trong đó có Trung Quốc.
Hai tuần sau khi trưởng ban tôn giáo tỉnh Chiết Giang kêu gọi "ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới đây, họ đã đến tháo gỡ cây Thánh giá của Nhà thờ Trạng Nguyên (Zhuangyuan), thuộc giáo xứ Vĩnh Cường (Yongqiang).
Ucanews.com báo cáo rằng vào buổi tối trước đó, cộng đồng Công Giáo trong giáo xứ Vĩnh Cường đã triệu tập khẩn cấp trước lời cảnh báo về việc tháo gỡ cây Thánh giá của nhà thờ. Tuy nhiên, giáo dân đã không thể ngăn chặn chính quyền làm việc này.
"Người quản lý nhà thờ đã không thông báo cho cha xứ về thời gian tháo gỡ cây Thánh giá, có thể là vì chính quyền đã đe dọa ông phải im lặng", một người làm công trong nhà thờ nói với ucanews.com với điều kiện ẩn danh. "Cho đến khi cha xứ biết được tình hình này từ những người khác, ngài đã triệu tập một cuộc họp ngay lập tức."
Trong năm nay, ít nhất 18 nhà thờ Tin Lành ở tỉnh Chiết Giang cũng đã bị chính quyền tháo gỡ cây Thánh giá.
Đây là lần đầu tiên chính quyền nhắm mục tiêu vào Công Giáo, vốn có lượng tín hữu nhỏ hơn với khoảng 210.000 người. Trong bối cảnh một chiến dịch bài trừ Thánh giá đang diễn ra, hơn 1.700 cây thánh giá đã bị chính quyền loại bỏ kể từ cuối năm 2013.
Một mục tiêu khác thuộc giáo xứ Vĩnh Cường đó là nhà thờ Bát Giáp (Bajia), chính quyền địa phương đã ra lệnh cúp điện và nước của nhà thờ này vào hôm 24 tháng 2.
Chiến dịch mới nhất về việc loại trừ cây Thánh giá ở tỉnh Chiết Giang là hệ quả theo sau một hội nghị của Ban tôn giáo tỉnh này vừa diễn ra vào ngày 4 tháng 2. Khi đó, trưởng ban tông giáo là Phong Chi Lê (Feng Zhili) đã nói với các quan chức địa phương là phải chuẩn bị để duy trì "sự ổn định tôn giáo" trước hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra ở Hàng Châu (Hangzhou) trong hai ngày 4-5 tháng 9 năm 2016.
G20 là Nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, bao gồm cả nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác, trong đó có Trung Quốc.