□ Nguyễn Trung Tây
Lòng Từ Tâm
...Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...
Có người hỏi,
— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?
Tại sao?
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn...
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
Suy Niệm
Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.
Thực Hành
Trong Mùa Chay này, tôi sẽ làm ba việc bác ái,
— Một cho người thân trong gia đình,
— Một cho hàng xóm.
— Một cho chính mình...
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Lòng Từ Tâm
...Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...
Có người hỏi,
— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?
Tại sao?
Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô
Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.
Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.
Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.
Xóm Mù!
Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn...
Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.
Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
Suy Niệm
Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.
Thực Hành
Trong Mùa Chay này, tôi sẽ làm ba việc bác ái,
— Một cho người thân trong gia đình,
— Một cho hàng xóm.
— Một cho chính mình...
Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com